Trúc Giang MN
1* Tương lai nào cho Syria?
Tình hình Syria căng thẳng, biến động khó lường vì có sự can dự của các tổ chức và các quốc gia bên ngoài, có thể đưa Syria đến một cuộc nội chiến kéo dài đẩm máu, cao hơn con số 3,500 người bị giết trong các cuộc biểu tình hiện nay.
Liên Đoàn Á Rập (Arab League) can thiệp vào Syria với mục đích ngăn cản phương Tây xen vào công việc nội bộ trong thế giới Á Rập Hồi Giáo.
Nga đưa tàu chiến, xe tăng, vũ khí tối tân vào bảo vệ chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad để ngăn chận phương Tây trong kế hoạch bảo vệ thường dân chống lại độc tài.
Những yếu tố nầy làm cho Syria không thể đi theo lộ trình của Libya chấm dứt chế độ của
Gaddafi. Vì thế, có thể thấy rằng con đường của Syria bấp bênh và phức tạp, khó lường trước được tương lai của nó sẽ như thế nào.
2* Tóm tắt cuộc nổi dậy ở Syria
Chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng hoa lài ở Tunisia, cuộc nổi dậy bùng nổ tại Syria bắt đầu từ ngày 15-3-2011, khi có những lời kêu gọi trên Facebook, thúc giục dân chúng xuống đường chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tại thành phố Deraa, cách thủ đô Damascus 100km, phong trào bùng nổ mạnh mẽ sau vụ 15 học sinh bị bắt, vì viết lên tường những khẩu hiệu kêu gọi nổi dậy lật đổ chế độ Assad.
Đám biểu tình đập phá cơ sở bán điện thoại di động mà chủ nhân là một người bà con với Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngày 23-3-2011, lực lượng an ninh của chính phủ bắn chết 100 người biểu tình ở Deraa.
Ngày 24-3-2011, hơn 20,000 người tham dự đám tang 100 người bị bắn chết, đã biến thành một cuộc biểu tình chính trị.
Để xoa dịu lòng dân, Tổng thống Assad tuyên bố sẽ xem xét việc bãi bỏ “tình trạng khẩn trương” ban hành năm 1963, nội dung cấp tụ tập, biểu tình. Assad đưa ra những biện pháp bài trừ tham nhũng, tăng lương 30% cho quân nhân và công chức. Đài truyền hình nhà nước phát đi hình ảnh của những người biểu tình được thả ra.
Tổng thống Assad là một người gian manh, xảo trá và lật lọng về chính trị.
Suốt 8 tháng đổ máu, Liên Hiệp Quốc cho biết, số người biểu tình bị giết lên trên 3,500. Nhà nước thẳng tay đàn áp quần nhân dân, kiểm soát chặt chẽ dịch vụ Internet, Facebook, Youtube, Amazon và Twitter.
Các tổ chức nhân quyền tố cáo chế độ Bashar đàn áp dân chúng. Công an, mật vụ thường xuyên hành hạ, tra tấn, tù đày, thủ tiêu những người bất đồng chính kiến và những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ.
Những binh sĩ đào thoát, tố cáo quân chính phủ chủ trương hãm hiếp phụ nữ để ngăn chận phụ nữ đi biểu tình. Nhiều vụ hãm hiếp tập thể được báo cáo.
Không những đàn áp, khủng bố trong nước, mà chế độ Assad còn khủng bố những người chống đối ở nước ngoài. Đã có hồ sơ về 13 vụ bắt cóc trên nước Libăng (Lebanon)
3* Chế độ độc tài của nhà Assad
Từ hơn 40 năm qua, người dân Syria phải sống dưới chế độ độc tài hà khắc cha truyền con nối của dòng họ Assad.
Đặc điểm chính trị của Syria là, sắc tộc thiểu số Alawite, một chi nhánh nhỏ của hệ phái Hồi giáo Shiite, thiểu số nầy nắm quyền cai trị Syria từ năm 1963 đến nay (48 năm). Trong khi đó, đa số người Syria thuộc hệ phái Hồi giáo Sunni thì bị kỳ thị và ngược đãi, khủng bố.
Mọi hình thức đối lập đều bị đàn áp thẳng tay. Tổng thống Hafez al-Assad, cha của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad, đã ra lịnh oanh tạc thành phố Hama năm 1982 để dập tắc cuộc nổi dậy của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood-MB), đã giết chết 40,000 người, đa số là thường dân.
4* Tổng thống Bashar al-Assad
Bashar al-Assad sinh ngày 11-9-1965 tại Damascus, Syria. Giữ chức vụ tổng thống kể từ ngày 17-7-2000. Là lãnh đạo của đảng Baath Syria. Cha là Hafez al-Assad, cai trị Syria 29 năm. Bị chỉ trích là độc tài, đàn áp dân chúng, nổi bật là vụ thảm sát ở Hama năm 1982.
Thoạt tiên, Bashar không có hứng thú về chính trị, cho nên người cha đã chọn con trưởng là Basil al-Assad sẽ là người “kế vị” làm tổng thống Syria. Nhưng Basil đã tử nạn xe hơi, cho nên Bashar lên làm tổng thống khi ông tốt nghiệp bác sĩ nhản khoa ở Đại học Luân Đôn, Anh Quốc.
Bashar vào quân đội, thăng cấp đại tá năm 1999. Khi người cha Hafez chết vì tai nạn phi cơ, thì quốc hội của đảng Baath sửa luật ứng cử từ 40 xuống còn 34 tuổi để Bashar đủ điều kiện ứng cử tổng thống một mình ở tuổi 34 với tỷ lệ số phiếu 97.2%.
Tháng 12 năm 2000, Bashar kết hôn với Asma Fawaz al-Akhras, sinh ngày 11-7-1975, thuộc gia đình Syria đến định cư ở Anh quốc. Đệ nhất phu nhân Syria tốt nghiệp cử nhân điện toán (Computer Science) và làm việc cho một ngân hàng.
Họ có 3 con: Hafez, Zein và Karim al-Assad.
Vế đối ngoại, Bashar liên minh với Iran, Bắc Hàn. Cung cấp vũ khí và tài chánh cho dân quân Hezbollah ở Libăng, cho Hamas Palestine và Islamic Jiha, để đánh phá Do Thái và chống Mỹ.
5* Syria chế tạo vũ khí nguyên tử
5.1. Liên Hiệp Quốc tố cáo
Ngày 7-3-2011, ông Yukiya Amano, Tổng Giám đốc Cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency – IAEA) thuộc LHQ, chỉ trích Syria không chịu thảo luận về các tố giác, cho rằng họ đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mà không khai báo, mục đích sản xuất nguyên liệu chế tạo bom.
Trước đó, ngày thứ sáu 12-11-2010, các chuyên viên LHQ dã soạn thảo một bản báo cáo nêu rõ Bắc Hàn đã cung cấp thiết bị và kỹ thuật hạt nhân chi Iran, Syria và Miến Điện. Bản báo cáo dự định sẽ công bố để yêu cầu QT ngăn chận hành động nầy của Bắc Hàn và Syria, nhưng Trung Cộng đã bác bỏ.
5.2. Một bằng chứng vững chắc
Hồi tháng 2 năm 2007, một viên tướng Iran đã đào thoát, cung cấp những tài liệu nguyên tử của Iran và Syria.
Tướng Ali-Reza Asgari, 63 tuổi, từng giữ chức vụ chỉ huy Lực lượng Vệ Binh Cách mạng Iran và Thứ trưởng Quốc phòng, ông đã thực hiện kế hoạch đào thoát rất tỉ mĩ trong suốt nhiều tháng và nhờ sự giúp đở của CIA, nên đã thành công.
Ông Asgari mang theo một máy vi tính xách tay chứa đầy đủ tài liệu cụ thể về nguyên tử.
Khi tướng Asgari đào thoát, Iran công bố là ông đã bị mật vụ Mossad của Do Thái bắt cóc và có lẻ đã bị giết. Nhân dịp đó, CIA làm thủ tục khai tử cái tên Asgari. Một nhân dạng mới với cái tên mới xuất hiện, và cái tên cũ không còn tồn tại trên thế gian nầy nữa.
Những tin tức tiết lộ cho biết, năm 2006, tổng thống Iran, Mamoud Ahmadinejad đã tới Syria, hỗ trợ cho Bashar 1 tỷ USD và khuyên Syria đẩy mạnh nổ lực sản xuất chất Plutonium, xem như một nhà máy phòng hờ cho trường hợp nhà máy chính ở Iran không có thể hoạt động được.
5.3. Do Thái hành động
Do Thái cần sự đồng ý của Hoa Kỳ, bởi vì địa điểm hành quân ở Syria chỉ cách căn cứ HK của NATO đóng ở Thổ Nhỉ Kỳ chỉ có vài ba km.
Vào một đêm tháng 8 năm 2007, một đơn vị tinh nhuệ Do Thái dùng trực thăng bay thấp, vượt qua biên giới Syria, thả những thiết bị xuống vùng phụ cận của nhà máy Al Kibar ở sa mạc Deir el-Zor để lấy những mẫu đất đem về xem mức phóng xạ.
Đồng thời, một chiếc tàu mang tên Gregorio phát xuất từ Bắc Hàn đã bị tóm ở Cyprus (Đảo Síp), trên tàu chứa những ống nghi ngờ đưa đến Syria.
Vào tháng 9 năm 2007, một chiếc tàu khác tên Al-Ahmad cũng phát xuất từ Bắc Hàn, đã cập bến Tartous của Syria với các vật liệu Uranium đã bị mật vụ Mossad của Do Thái khám phá.
Thế là có đủ chứng cớ và Thủ tướng Do Thái đã ra lịnh cho phi cơ đánh sập nhà máy Al Kibar.
6* Tổng quát về nước Syria
Tên đầy đủ là Cộng hoà Á Rập Syria. Là một quốc gia ở Tây Á. Bắc giáp Thổ Nhỉ Kỳ, đông giáp Iraq, tây giáp Libăng (Lebanon) và Địa Trung Hải. Nam giáp Jordan và Do Thái.
Diện tích:185,180 km2
Dân số: 18,448,752
Ngôn ngữ: Tiếng Á Rập
Thủ đô: Damascus
Sắc tộc Á Rập chiếm 85% dân số. Đa số là Hồi giáo Sunni. Syria dưới sự lãnh đạo của đảng
Baath kể từ 1963. Tổng thống hiện tại là Bashar al-Assad, thuộc sắc tộc thiểu số Alawite, hệ phái Shiite (Shia)
7* Quân Đội Syria
Lực lượng vũ trang Syria có 480,000 quân, gồm lục quân, hải quân, không quân và phòng không. Vũ khí trang bị do Liên Xô và Nga sản xuất.
7.1. Lục quân
11 sư đoàn: bộ binh, thiết giáp, và cơ giới.
20 trung đoàn độc lập: pháo binh, xe tăng, hoả tiễn và bảo vệ biên giới.
- Xe tăng: 4,850 chiếc, gồm T-72, T-62, T-55
- Thiết giáp: 3,025 chiếc, gồm xe lội nước, xe thám thính
- Các loại xe quân sự: 8,871 chiếc.
- Súng đại bác: trên 3,000 khẩu các loại.
- Hoả tiễn: trên 5,000, gồm vác vai, chống chiến xa, phòng không.
- Trực thăng chiến đấu: trên 100 chiếc.
7.2. Hải quân
Quân số: 4,000 thường trực, 2,500 trừ bị.
Tàu chiến: 20 chiếc, gồm tàu khu trục, phóng hoả tiễn, vớt mìn.
Tàu ngầm: 2 chiếc, lớp Romeo.
Trực thăng võ trang: 13 chiếc.
7.3. Không quân
Không quân Syria hành lập năm 1948, tham gia các trận chiến với Do Thái trong chiến tranh 6 ngày và chiến tranh Yom Kippur (Ramadan) năm 1973, nhưng lần nào cũng đại bại. Năm 1982, các chiếc F-4, F-15, F-16 của Do Thái đã bắn hạ 85 chiếc MiG của Syria.
- MiG-24, MiG-25: 48 chiếc (Thế hệ 3)
- Phi cơ chiến tranh điện tử: 10 chiếc
- Trực thăng: 236 chiếc, gồm chiến đấu và huấn luyện.
- MiG-29 và SU-24 (Thế hệ 4). MiG-29 tương đương với F-18 Hornet và F-16 Fighting Falcon của Hoa Kỳ.
7.4. Lực lượng phòng không Syria
Quân số: 55,000 phục vụ trong 25 trung đoàn. Mỗi trung đoàn có 8 dàn phóng hoả tiễn đất đối không (SAM).
- 650 hoả tiễn SAM: SA-2, SA-3, SA-5.
- 200 bệ phóng di động SA-6, SA-11.
- 4,000 đại bác phòng không từ 23mm đến 100mm.
- 2 lữ đoàn hoả tiễn SA-8, SA-10 gồm 384 quả.
Tóm lại, quân đội Syria được trang bị vũ khí rất tối tân, gồm những vũ khí hiện đại đang xử dụng trên các mặt trận hiện nay.
8* Các phong trào nổi dậy
8.1. Thành lập Hội Đồng Quốc Gia Syria
Ngày 2-10-2011, phe đối lập chính thức ra mắt Hội Đồng Quốc Gia Syria (The Syrian National Council-SNC) mục đích lật đổ chế độ độc tài Assad.
Thành phần Hội Đồng gồm có:
- Đại diện nhóm Damascus Declaration, một mạng lưới gồm những người Syria ủng hộ dân chủ, có trụ sở tại tại Thủ đô Damascus.
- Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood-MB), một đảng chính trị bị cấm trong nước.
- Các phe nhóm người Kurd.
- Các Ủy ban điều phối địa phương (Local Coordination Committees) là một tổ chức đang điều khiển các cuộc biểu tình trong nước.
- Một sô đại diện các bộ tộc.
- Một số cá nhân.
Ban điều hành Hội Đồng Quốc Gia Syria gồm có:
- Đại Hội Đồng
- Tổng thư ký: Ông Burhan Ghalioun.
- Một ban điều hành 7 người. Không nêu tên, vì lý do an ninh.
Hội Đồng gồm 140 người. 71 người đang sống lưu vong. 52% thành viên của Hội Đồng là những người bình dân đã có thành tích qua các phong trào đấu tranh chống Assad.
Người lãnh đạo Hội Đồng Quốc Gia Syria là ông Burhan Ghalioun, một nhân vật đối lập nổi tiếng và có uy tín, ông là một học giả nghiên cứu của Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp.
1). Nguyên tắc đấu tranh căn bản của Hội Đồng:
- Đấu tranh lật đổ chế độ Assad bằng mọi phương tiện hợp pháp.
- Xác định sự thống nhất các sắc tộc và tôn giáo khác nhau.
- Bảo vệ tính ôn hoà, bất bạo động của cách mạng.
- Bảo vệ chủ quyền và độc lập của Syria, từ chối sự can thiệp của ngoại quốc.
2). Những bất đồng ý kiến trong Hội Đồng Quốc Gia Syria
Hội Đồng quy tụ nhiều thành phần có chủ trương khác nhau, về sắc tộc, tôn giáo, người trong nước và người lưu vong.
- Người Kurd muốn xây dựng một khu tự trị.
- Người Á Rập Hồi Giáo Sunni, đa số, không đồng ý để người Shiite lãnh đạo đất nước.
- Những bộ lạc thì chủ trương việc chia chác tiền bạc, đó là tiền của nhà nước hay là tiền của những người nổi dậy chống chính quyền?
Cho nên, khẩu hiệu để đoàn kết Hội Đồng là “Lật đổ chế độ Assad”. Họ không nêu một kế hoạch căn bản cho tương lai, mà chỉ nói mục đích chung chung là “xây dựng một nước Syria mới”. Những mâu thuẩn tiềm ẩn nầy là một trong những yếu tố làm cho con đường tương lai của Syria trở nên bấp bênh, khó lường trước được.
8.2. Thành lập Quân Syria Tự Do
Ngày 29-7-2011, một trang mạng phát hình một nhóm mặc đồng phục, tự nhận là những quân nhân trong quân đội chính phủ Syria đã bỏ ngũ, và tuyên bố thành lập “Quân Syria Tự Do
(Free Syrian Army-FSA). Nhóm nầy kêu gọi binh sĩ và sĩ quan hãy bỏ ngũ, tham gia chiến đấu bảo vệ người dân biểu tình chống Assad.
8.2.1. Tổ chức của Quân Tự Do
Bộ chỉ huy trung ương đặt tại một trại của tỉnh Hatay, sát biên giới phía nam của Thổ Nhỉ Kỳ.
- Chỉ huy trưởng: Đại tá Riyad al-Asad
- Chỉ huy phó: Đại tá Malik Kurdi
- Tham mưu trưởng: Đại tá Ahmed Hijazi
FSA có 22 tiểu đoàn với quân số từ 15,000 đến 20,000 trải ra khắp 13 vùng chiến thuật trên nước Syria.
Đại tá Riyad al-Asad tuyên bố, “Quân Syria Tự Do không có mục đích chính trị, chỉ có việc giải phóng Syria thoát khỏi chế độ Assad mà thôi. Chúng tôi là quân đội tương lai của Syria, chúng tôi không liên minh với bất cứ một tôn giáo, hoặc một đảng chính trị nào cả. Chúng tôi bảo vệ tất cả xã hội Syria”.
8.2.2. Kêu gọi thiết lập vùng cấm bay và phong toả bờ biển Syria
Quân chính phủ đã dùng phi cơ để chống lại quân Tự Do, cho nên họ kêu gọi quốc tế thiết lập vùng cấm bay và phong toả bờ biển Syria. Đại tá Riyad al-Asad cũng cho biết là quân đội của ông đang thiếu vũ khí, và hy vọng sẽ được công nhận là một phần tử của Hội Đồng QG Syria.
9* Sự can dự của nước ngoài vào Syria
9.1. Can dự của Iran
Lãnh tụ Tối cao Iran là Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, ông tuyên bố: “Ở đâu có phong trào Hồi Giáo chống Mỹ thì chúng tôi ủng hộ họ”. Những nguồn tin từ The Guardian, The Telegraph và Reuters tường thuật, Iran đã giúp Assad những thiết bị kiểm soát biểu tình, kỹ thuật thám thính, xăng dầu và những tay bắn tỉa (Sniper). Nhà báo Geneive Abdo cho biết, Iran đã cung cấp cho Syria kỹ thuật kiểm soát Email, Cell phone, và các trang Web xã hội. Iran đã cung cấp nhiều triệu đô la để thiết lập đạo quân mạng (Cyber Army) theo dõi những người đối lập trên Online.
Đài phát thanh Do Thái cho biết, trong lực lượng an ninh Syria có nhiều người nói tiếng Ba Tư của Iran.
9.2. Liên Hiệp Quốc đối với Assad
Ngày 5-10-2011, ông TTK/LHQ Ban Ki-moon cho biết: “Quốc tế có nghĩa vụ đạo đức là phải chấm dứt đổ máu ở Syria”. Lời tuyên bố đưa ra sau khi Trung Cộng và Nga dùng quyền phủ quyết bác bỏ dự thảo NQ nêu những biện pháp chế tài đối với Assad.
Đến nay, đã có hơn 3,500 người Syria bị bắn chết trong các vụ biểu tình.
Thủ tướng Thổ Nhỉ Kỳ Tayyip Recep Erdogan tuyên bố, chính phủ ông sẽ áp dụng những biện pháp cấm vận vận riêng, bất chấp dự thảo NQ đã bị phủ quyết.
Nữ phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland nói: “Việc xử dụng quyền phủ quyết của Nga và Trung Cộng không làm thay đổi được cam kết của Mỹ, là sẽ gia tăng áp lực đối với Syria. Các nước phủ quyết phải chịu trách nhiệm về bất cứ những hậu quả nào có thể xảy ra tại Syria”.
9.3. Nga đối với Syria
Tại Hội Đồng Bảo An LHQ, Nga và Trung Cộng phủ quyết những biện pháp chế tài Syria nhằm chấm dứt những vụ bắn giết người biểu tình một cách tàn bạo của quân chính phủ. Các nhà phân tích cho rằng Nga muốn bảo vệ quyền lợi bán vũ khí và muốn quay trở lại chính sách ngoại giao cứng rắn chống Tây phương của thời Liên Xô, để giữ lại địa vị của một siêu cường.
9.3.1. Xe tăng và tàu chiến Nga đến Syria
Ngày 22-11-2011, ông Maher Noaimeh, một thành viên của Quân Tự Do (SFA) cho biết, tàu chiến chở các xe tăng Nga đã cập bến tại cảng Latakia, đến giúp bảo vệ chế độ của Assad.
Ngày 23-11-2011, 3 tàu chiến Nga cũng đã đến cảng Syria, mục đích truyền đạt một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ đến các nước phương Tây rằng, Moscow sẽ chống trả bằng vũ lực với bất cứ sự can thiệp của nước ngoài vào Syria.
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov cho rằng hoạt động của phương Tây là những hành động kích động chính trị trên tầm cở quốc tế.
9.3.2. Nga cung cấp vũ khí hiện đại cho Syria
Ngày 15-11-2011, Phó giám đốc Hợp Tác Kỹ Thuật Liên Bang Nga, ông Vyacheslav Dzirkaln nói với thông tấn RIA Novosti: “Miễn không có lịnh cấm vận thì Nga sẽ thực hiện đầy đủ những cam kết theo các hợp đồng đã ký trước đó”.
Một hợp đồng 3.5 tỷ USD để cung cấp cho Syria:
- 18 tổ hợp hoả tiễn Buk-M2E
- 36 tổ hợp phòng không Pantsir-S1 Bastion.
- Hiện đại hoá và nâng cấp tất cả xe tăng T-72.
- 24 phi cơ MiG-29 (Thế hệ 4)
- 8 tổ hợp hoả tiễn phòng không.
- Một lô số lượng lớn hoả tiễn phòng không vác vai.
* Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 rất tối tân, có khả năng tiệu diệt hiệu quả các phi cơ bay thấp tránh Radar, và các hoả tiễn hành trình.
* Đặc điểm của hoả tiễn hành trình (Cruise Missile) là bay thấp để tránh Radar và nhờ những bộ cảm ứng (Sensor) nên hoả tiễn có thể uốn lượn quanh co, lên cao, xuống thấp tùy theo địa hình của đường bay. Hỏa tiễn nầy rất chính xác.
9.3.3. Nga bí mật triển khai hoả tiễn ở Syria
Tờ báo Israel National News của Do Thái đưa tin, Nga đã bí mật triển khai các tổ hợp hỏa tiễn phòng không S-300 trên lãnh thổ Syria. Đồng thời gởi chuyên viên đến giúp việc điều hành các hỏa tiễn đó. Nga cũng thiết lập các hệ thống Radar rất hiện đại ở các căn cứ quân sự quan trọng và các trung tâm kỹ nghệ.
Loại Radar nầy phát hiện từ xa, các phi cơ và hoả tiễn trên đường bay đến Syria.
Đầu tư của Nga vào Syria là 19.4 tỷ USD trong năm 2009, phần lớn là những hợp đồng bán vũ khí.
9.3.4. Nga dạy Syria bắn phi cơ NATO
Ngày 8-9-2011, một nhóm sĩ quan Syria sang Nga tham dự một cuộc diễn tập mang tên “Liên minh chiến đấu 2011”.
2,000 người tham dự cuộc diễn tập “Bắn hạ phi cơ địch” bằng tất cả các loại hỏa tiễn phòng không hiện đại. Mục tiêu bắn hạ được giả sử là phi cơ của NATO.
Chuyên viên phân tích chiến lược, Konstantin Makiyenko nêu nhận xét: “Về mặt kỹ thuật thì quân nhân Syria có thể xử dụng các loại hỏa tiễn nầy để bắn hạ phi cơ NATO. Tuy nhiên, các phi công NATO và Do Thái đã có rất nhiều kinh nghiệm về việc chống lại hỏa tiễn phòng không, và chắc chắn là phòng không Syria sẽ thất bại”.
10* Chiến hạm Nga-Mỹ đối đầu nhau trên vùng biển Syria
Ngày 24-11-2011, BBC đưa tin, HQ/HK đã đưa Hàng Không Mẫu Hạm USS
George H.W. Bush từ Vịnh Ba Tư đến bờ biển Syria. Đồng thời, tờ Naval Today cũng loan tin là khu trục hạm USS Ramage mang hoả tiễn DDG-61 đã đến vùng biển Thổ Nhỉ Kỳ gần sát với Syria.
Hành động bất thường nầy của Mỹ cho thấy dường như Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Syria, bất chấp sự có mặt của 3 tàu chiến của Nga. Trong khi đó, toà Đại sứ Mỹ ở Damascus thúc giục công dân HK “rời Syria ngay lập tức”.
Về hải quân, thì Nga còn thua kém Mỹ rất xa. Hơn nữa, trong khu vực Địa Trung Hải-Vịnh Ba Tư, thì HK đang có 2 Hạm đội số 5 và số 6 với 40,000 quân chiến đấu và nhiều hàng không mẫu hạm. Với mấy chiếc tàu chiến của Nga, so với Hoa Kỳ thì chẳng nhằm nhò gì, lên gân vô ích.
Ngày 24-11-2011, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé đề nghị Liên Âu thiết lập một “hành lang nhân đạo” tại Syria.
11* Kết
Syria đang ở trên con đường bấp bênh, khó lường trước cho một tương lai sẽ như thế nào. Những yếu tố can dự của Liên Đoàn Á Rập và Nga cho thấy, Syria khó kết cuộc như kịch bản ở Lybia. Nga chen vào bảo vệ chế độ của Bashar al-Assad làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Moscow tự mâu thuẩn với chính mình, là đã lên tiếng phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào Syria, nhưng chính mình là nước đầu tiên đem xe tăng, tàu chiến và vũ khí vào đó.
Có ý kiến cho rằng Nga đang chơi ván bài liều, khi rót tiền vào một nước đang trên đường sụp đổ mà báo chí gọi là tình trạng “ngàn cân treo sợi chỉ”.
Cũng có ý kiến cho rằng Nga muốn mở lại thời kỳ chiến tranh lạnh nữa, nhưng bị bác bỏ ngay, cho rằng Nga đã sập tiệm thời Liên Xô, cho đến nay vẫn chưa hồi phục công lực, còn kém hơn Trung Cộng nữa, thì làm gì mà dám liều mạng thêm một lần nữa.
Chẳng qua Putin chỉ muốn quảng cáo vận động ứng cử vào tháng 3 năm 2012 với chiêu bài sẽ đưa nước Nga trở lại vị trí một siêu cường. Quảng cáo thì chỉ đánh trống khua chiêng rùm ben vậy thôi.
Tổng thống Bashar cho biết, nếu phương Tây chen vào thì cả khu vực Trung Đông sẽ chìm trong biển lửa. Có thể đúng. Nếu chiến tranh nổ lớn, thì Do Thái, Iran, NATO và Mỹ nhảy vào vòng chiến, và biển lửa sẽ đốt cháy Bashar al-Assad và chế độ độc tài của ông ta.
Trúc Giang
Minnesota ngày 1-12-2011
1* Tương lai nào cho Syria?
Tình hình Syria căng thẳng, biến động khó lường vì có sự can dự của các tổ chức và các quốc gia bên ngoài, có thể đưa Syria đến một cuộc nội chiến kéo dài đẩm máu, cao hơn con số 3,500 người bị giết trong các cuộc biểu tình hiện nay.
Liên Đoàn Á Rập (Arab League) can thiệp vào Syria với mục đích ngăn cản phương Tây xen vào công việc nội bộ trong thế giới Á Rập Hồi Giáo.
Nga đưa tàu chiến, xe tăng, vũ khí tối tân vào bảo vệ chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad để ngăn chận phương Tây trong kế hoạch bảo vệ thường dân chống lại độc tài.
Những yếu tố nầy làm cho Syria không thể đi theo lộ trình của Libya chấm dứt chế độ của
Gaddafi. Vì thế, có thể thấy rằng con đường của Syria bấp bênh và phức tạp, khó lường trước được tương lai của nó sẽ như thế nào.
2* Tóm tắt cuộc nổi dậy ở Syria
Chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng hoa lài ở Tunisia, cuộc nổi dậy bùng nổ tại Syria bắt đầu từ ngày 15-3-2011, khi có những lời kêu gọi trên Facebook, thúc giục dân chúng xuống đường chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tại thành phố Deraa, cách thủ đô Damascus 100km, phong trào bùng nổ mạnh mẽ sau vụ 15 học sinh bị bắt, vì viết lên tường những khẩu hiệu kêu gọi nổi dậy lật đổ chế độ Assad.
Đám biểu tình đập phá cơ sở bán điện thoại di động mà chủ nhân là một người bà con với Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngày 23-3-2011, lực lượng an ninh của chính phủ bắn chết 100 người biểu tình ở Deraa.
Ngày 24-3-2011, hơn 20,000 người tham dự đám tang 100 người bị bắn chết, đã biến thành một cuộc biểu tình chính trị.
Để xoa dịu lòng dân, Tổng thống Assad tuyên bố sẽ xem xét việc bãi bỏ “tình trạng khẩn trương” ban hành năm 1963, nội dung cấp tụ tập, biểu tình. Assad đưa ra những biện pháp bài trừ tham nhũng, tăng lương 30% cho quân nhân và công chức. Đài truyền hình nhà nước phát đi hình ảnh của những người biểu tình được thả ra.
Tổng thống Assad là một người gian manh, xảo trá và lật lọng về chính trị.
Suốt 8 tháng đổ máu, Liên Hiệp Quốc cho biết, số người biểu tình bị giết lên trên 3,500. Nhà nước thẳng tay đàn áp quần nhân dân, kiểm soát chặt chẽ dịch vụ Internet, Facebook, Youtube, Amazon và Twitter.
Các tổ chức nhân quyền tố cáo chế độ Bashar đàn áp dân chúng. Công an, mật vụ thường xuyên hành hạ, tra tấn, tù đày, thủ tiêu những người bất đồng chính kiến và những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ.
Những binh sĩ đào thoát, tố cáo quân chính phủ chủ trương hãm hiếp phụ nữ để ngăn chận phụ nữ đi biểu tình. Nhiều vụ hãm hiếp tập thể được báo cáo.
Không những đàn áp, khủng bố trong nước, mà chế độ Assad còn khủng bố những người chống đối ở nước ngoài. Đã có hồ sơ về 13 vụ bắt cóc trên nước Libăng (Lebanon)
3* Chế độ độc tài của nhà Assad
Từ hơn 40 năm qua, người dân Syria phải sống dưới chế độ độc tài hà khắc cha truyền con nối của dòng họ Assad.
Đặc điểm chính trị của Syria là, sắc tộc thiểu số Alawite, một chi nhánh nhỏ của hệ phái Hồi giáo Shiite, thiểu số nầy nắm quyền cai trị Syria từ năm 1963 đến nay (48 năm). Trong khi đó, đa số người Syria thuộc hệ phái Hồi giáo Sunni thì bị kỳ thị và ngược đãi, khủng bố.
Mọi hình thức đối lập đều bị đàn áp thẳng tay. Tổng thống Hafez al-Assad, cha của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad, đã ra lịnh oanh tạc thành phố Hama năm 1982 để dập tắc cuộc nổi dậy của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood-MB), đã giết chết 40,000 người, đa số là thường dân.
4* Tổng thống Bashar al-Assad
Bashar al-Assad sinh ngày 11-9-1965 tại Damascus, Syria. Giữ chức vụ tổng thống kể từ ngày 17-7-2000. Là lãnh đạo của đảng Baath Syria. Cha là Hafez al-Assad, cai trị Syria 29 năm. Bị chỉ trích là độc tài, đàn áp dân chúng, nổi bật là vụ thảm sát ở Hama năm 1982.
Thoạt tiên, Bashar không có hứng thú về chính trị, cho nên người cha đã chọn con trưởng là Basil al-Assad sẽ là người “kế vị” làm tổng thống Syria. Nhưng Basil đã tử nạn xe hơi, cho nên Bashar lên làm tổng thống khi ông tốt nghiệp bác sĩ nhản khoa ở Đại học Luân Đôn, Anh Quốc.
Bashar vào quân đội, thăng cấp đại tá năm 1999. Khi người cha Hafez chết vì tai nạn phi cơ, thì quốc hội của đảng Baath sửa luật ứng cử từ 40 xuống còn 34 tuổi để Bashar đủ điều kiện ứng cử tổng thống một mình ở tuổi 34 với tỷ lệ số phiếu 97.2%.
Tháng 12 năm 2000, Bashar kết hôn với Asma Fawaz al-Akhras, sinh ngày 11-7-1975, thuộc gia đình Syria đến định cư ở Anh quốc. Đệ nhất phu nhân Syria tốt nghiệp cử nhân điện toán (Computer Science) và làm việc cho một ngân hàng.
Họ có 3 con: Hafez, Zein và Karim al-Assad.
Vế đối ngoại, Bashar liên minh với Iran, Bắc Hàn. Cung cấp vũ khí và tài chánh cho dân quân Hezbollah ở Libăng, cho Hamas Palestine và Islamic Jiha, để đánh phá Do Thái và chống Mỹ.
5* Syria chế tạo vũ khí nguyên tử
5.1. Liên Hiệp Quốc tố cáo
Ngày 7-3-2011, ông Yukiya Amano, Tổng Giám đốc Cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency – IAEA) thuộc LHQ, chỉ trích Syria không chịu thảo luận về các tố giác, cho rằng họ đã xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mà không khai báo, mục đích sản xuất nguyên liệu chế tạo bom.
Trước đó, ngày thứ sáu 12-11-2010, các chuyên viên LHQ dã soạn thảo một bản báo cáo nêu rõ Bắc Hàn đã cung cấp thiết bị và kỹ thuật hạt nhân chi Iran, Syria và Miến Điện. Bản báo cáo dự định sẽ công bố để yêu cầu QT ngăn chận hành động nầy của Bắc Hàn và Syria, nhưng Trung Cộng đã bác bỏ.
5.2. Một bằng chứng vững chắc
Hồi tháng 2 năm 2007, một viên tướng Iran đã đào thoát, cung cấp những tài liệu nguyên tử của Iran và Syria.
Tướng Ali-Reza Asgari, 63 tuổi, từng giữ chức vụ chỉ huy Lực lượng Vệ Binh Cách mạng Iran và Thứ trưởng Quốc phòng, ông đã thực hiện kế hoạch đào thoát rất tỉ mĩ trong suốt nhiều tháng và nhờ sự giúp đở của CIA, nên đã thành công.
Ông Asgari mang theo một máy vi tính xách tay chứa đầy đủ tài liệu cụ thể về nguyên tử.
Khi tướng Asgari đào thoát, Iran công bố là ông đã bị mật vụ Mossad của Do Thái bắt cóc và có lẻ đã bị giết. Nhân dịp đó, CIA làm thủ tục khai tử cái tên Asgari. Một nhân dạng mới với cái tên mới xuất hiện, và cái tên cũ không còn tồn tại trên thế gian nầy nữa.
Những tin tức tiết lộ cho biết, năm 2006, tổng thống Iran, Mamoud Ahmadinejad đã tới Syria, hỗ trợ cho Bashar 1 tỷ USD và khuyên Syria đẩy mạnh nổ lực sản xuất chất Plutonium, xem như một nhà máy phòng hờ cho trường hợp nhà máy chính ở Iran không có thể hoạt động được.
5.3. Do Thái hành động
Do Thái cần sự đồng ý của Hoa Kỳ, bởi vì địa điểm hành quân ở Syria chỉ cách căn cứ HK của NATO đóng ở Thổ Nhỉ Kỳ chỉ có vài ba km.
Vào một đêm tháng 8 năm 2007, một đơn vị tinh nhuệ Do Thái dùng trực thăng bay thấp, vượt qua biên giới Syria, thả những thiết bị xuống vùng phụ cận của nhà máy Al Kibar ở sa mạc Deir el-Zor để lấy những mẫu đất đem về xem mức phóng xạ.
Đồng thời, một chiếc tàu mang tên Gregorio phát xuất từ Bắc Hàn đã bị tóm ở Cyprus (Đảo Síp), trên tàu chứa những ống nghi ngờ đưa đến Syria.
Vào tháng 9 năm 2007, một chiếc tàu khác tên Al-Ahmad cũng phát xuất từ Bắc Hàn, đã cập bến Tartous của Syria với các vật liệu Uranium đã bị mật vụ Mossad của Do Thái khám phá.
Thế là có đủ chứng cớ và Thủ tướng Do Thái đã ra lịnh cho phi cơ đánh sập nhà máy Al Kibar.
6* Tổng quát về nước Syria
Tên đầy đủ là Cộng hoà Á Rập Syria. Là một quốc gia ở Tây Á. Bắc giáp Thổ Nhỉ Kỳ, đông giáp Iraq, tây giáp Libăng (Lebanon) và Địa Trung Hải. Nam giáp Jordan và Do Thái.
Diện tích:185,180 km2
Dân số: 18,448,752
Ngôn ngữ: Tiếng Á Rập
Thủ đô: Damascus
Sắc tộc Á Rập chiếm 85% dân số. Đa số là Hồi giáo Sunni. Syria dưới sự lãnh đạo của đảng
Baath kể từ 1963. Tổng thống hiện tại là Bashar al-Assad, thuộc sắc tộc thiểu số Alawite, hệ phái Shiite (Shia)
7* Quân Đội Syria
Lực lượng vũ trang Syria có 480,000 quân, gồm lục quân, hải quân, không quân và phòng không. Vũ khí trang bị do Liên Xô và Nga sản xuất.
7.1. Lục quân
11 sư đoàn: bộ binh, thiết giáp, và cơ giới.
20 trung đoàn độc lập: pháo binh, xe tăng, hoả tiễn và bảo vệ biên giới.
- Xe tăng: 4,850 chiếc, gồm T-72, T-62, T-55
- Thiết giáp: 3,025 chiếc, gồm xe lội nước, xe thám thính
- Các loại xe quân sự: 8,871 chiếc.
- Súng đại bác: trên 3,000 khẩu các loại.
- Hoả tiễn: trên 5,000, gồm vác vai, chống chiến xa, phòng không.
- Trực thăng chiến đấu: trên 100 chiếc.
7.2. Hải quân
Quân số: 4,000 thường trực, 2,500 trừ bị.
Tàu chiến: 20 chiếc, gồm tàu khu trục, phóng hoả tiễn, vớt mìn.
Tàu ngầm: 2 chiếc, lớp Romeo.
Trực thăng võ trang: 13 chiếc.
7.3. Không quân
Không quân Syria hành lập năm 1948, tham gia các trận chiến với Do Thái trong chiến tranh 6 ngày và chiến tranh Yom Kippur (Ramadan) năm 1973, nhưng lần nào cũng đại bại. Năm 1982, các chiếc F-4, F-15, F-16 của Do Thái đã bắn hạ 85 chiếc MiG của Syria.
- MiG-24, MiG-25: 48 chiếc (Thế hệ 3)
- Phi cơ chiến tranh điện tử: 10 chiếc
- Trực thăng: 236 chiếc, gồm chiến đấu và huấn luyện.
- MiG-29 và SU-24 (Thế hệ 4). MiG-29 tương đương với F-18 Hornet và F-16 Fighting Falcon của Hoa Kỳ.
7.4. Lực lượng phòng không Syria
Quân số: 55,000 phục vụ trong 25 trung đoàn. Mỗi trung đoàn có 8 dàn phóng hoả tiễn đất đối không (SAM).
- 650 hoả tiễn SAM: SA-2, SA-3, SA-5.
- 200 bệ phóng di động SA-6, SA-11.
- 4,000 đại bác phòng không từ 23mm đến 100mm.
- 2 lữ đoàn hoả tiễn SA-8, SA-10 gồm 384 quả.
Tóm lại, quân đội Syria được trang bị vũ khí rất tối tân, gồm những vũ khí hiện đại đang xử dụng trên các mặt trận hiện nay.
8* Các phong trào nổi dậy
8.1. Thành lập Hội Đồng Quốc Gia Syria
Ngày 2-10-2011, phe đối lập chính thức ra mắt Hội Đồng Quốc Gia Syria (The Syrian National Council-SNC) mục đích lật đổ chế độ độc tài Assad.
Thành phần Hội Đồng gồm có:
- Đại diện nhóm Damascus Declaration, một mạng lưới gồm những người Syria ủng hộ dân chủ, có trụ sở tại tại Thủ đô Damascus.
- Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood-MB), một đảng chính trị bị cấm trong nước.
- Các phe nhóm người Kurd.
- Các Ủy ban điều phối địa phương (Local Coordination Committees) là một tổ chức đang điều khiển các cuộc biểu tình trong nước.
- Một sô đại diện các bộ tộc.
- Một số cá nhân.
Ban điều hành Hội Đồng Quốc Gia Syria gồm có:
- Đại Hội Đồng
- Tổng thư ký: Ông Burhan Ghalioun.
- Một ban điều hành 7 người. Không nêu tên, vì lý do an ninh.
Hội Đồng gồm 140 người. 71 người đang sống lưu vong. 52% thành viên của Hội Đồng là những người bình dân đã có thành tích qua các phong trào đấu tranh chống Assad.
Người lãnh đạo Hội Đồng Quốc Gia Syria là ông Burhan Ghalioun, một nhân vật đối lập nổi tiếng và có uy tín, ông là một học giả nghiên cứu của Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp.
1). Nguyên tắc đấu tranh căn bản của Hội Đồng:
- Đấu tranh lật đổ chế độ Assad bằng mọi phương tiện hợp pháp.
- Xác định sự thống nhất các sắc tộc và tôn giáo khác nhau.
- Bảo vệ tính ôn hoà, bất bạo động của cách mạng.
- Bảo vệ chủ quyền và độc lập của Syria, từ chối sự can thiệp của ngoại quốc.
2). Những bất đồng ý kiến trong Hội Đồng Quốc Gia Syria
Hội Đồng quy tụ nhiều thành phần có chủ trương khác nhau, về sắc tộc, tôn giáo, người trong nước và người lưu vong.
- Người Kurd muốn xây dựng một khu tự trị.
- Người Á Rập Hồi Giáo Sunni, đa số, không đồng ý để người Shiite lãnh đạo đất nước.
- Những bộ lạc thì chủ trương việc chia chác tiền bạc, đó là tiền của nhà nước hay là tiền của những người nổi dậy chống chính quyền?
Cho nên, khẩu hiệu để đoàn kết Hội Đồng là “Lật đổ chế độ Assad”. Họ không nêu một kế hoạch căn bản cho tương lai, mà chỉ nói mục đích chung chung là “xây dựng một nước Syria mới”. Những mâu thuẩn tiềm ẩn nầy là một trong những yếu tố làm cho con đường tương lai của Syria trở nên bấp bênh, khó lường trước được.
8.2. Thành lập Quân Syria Tự Do
Ngày 29-7-2011, một trang mạng phát hình một nhóm mặc đồng phục, tự nhận là những quân nhân trong quân đội chính phủ Syria đã bỏ ngũ, và tuyên bố thành lập “Quân Syria Tự Do
(Free Syrian Army-FSA). Nhóm nầy kêu gọi binh sĩ và sĩ quan hãy bỏ ngũ, tham gia chiến đấu bảo vệ người dân biểu tình chống Assad.
8.2.1. Tổ chức của Quân Tự Do
Bộ chỉ huy trung ương đặt tại một trại của tỉnh Hatay, sát biên giới phía nam của Thổ Nhỉ Kỳ.
- Chỉ huy trưởng: Đại tá Riyad al-Asad
- Chỉ huy phó: Đại tá Malik Kurdi
- Tham mưu trưởng: Đại tá Ahmed Hijazi
FSA có 22 tiểu đoàn với quân số từ 15,000 đến 20,000 trải ra khắp 13 vùng chiến thuật trên nước Syria.
Đại tá Riyad al-Asad tuyên bố, “Quân Syria Tự Do không có mục đích chính trị, chỉ có việc giải phóng Syria thoát khỏi chế độ Assad mà thôi. Chúng tôi là quân đội tương lai của Syria, chúng tôi không liên minh với bất cứ một tôn giáo, hoặc một đảng chính trị nào cả. Chúng tôi bảo vệ tất cả xã hội Syria”.
8.2.2. Kêu gọi thiết lập vùng cấm bay và phong toả bờ biển Syria
Quân chính phủ đã dùng phi cơ để chống lại quân Tự Do, cho nên họ kêu gọi quốc tế thiết lập vùng cấm bay và phong toả bờ biển Syria. Đại tá Riyad al-Asad cũng cho biết là quân đội của ông đang thiếu vũ khí, và hy vọng sẽ được công nhận là một phần tử của Hội Đồng QG Syria.
9* Sự can dự của nước ngoài vào Syria
9.1. Can dự của Iran
Lãnh tụ Tối cao Iran là Ayatollah Ali Khamenei lên tiếng ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, ông tuyên bố: “Ở đâu có phong trào Hồi Giáo chống Mỹ thì chúng tôi ủng hộ họ”. Những nguồn tin từ The Guardian, The Telegraph và Reuters tường thuật, Iran đã giúp Assad những thiết bị kiểm soát biểu tình, kỹ thuật thám thính, xăng dầu và những tay bắn tỉa (Sniper). Nhà báo Geneive Abdo cho biết, Iran đã cung cấp cho Syria kỹ thuật kiểm soát Email, Cell phone, và các trang Web xã hội. Iran đã cung cấp nhiều triệu đô la để thiết lập đạo quân mạng (Cyber Army) theo dõi những người đối lập trên Online.
Đài phát thanh Do Thái cho biết, trong lực lượng an ninh Syria có nhiều người nói tiếng Ba Tư của Iran.
9.2. Liên Hiệp Quốc đối với Assad
Ngày 5-10-2011, ông TTK/LHQ Ban Ki-moon cho biết: “Quốc tế có nghĩa vụ đạo đức là phải chấm dứt đổ máu ở Syria”. Lời tuyên bố đưa ra sau khi Trung Cộng và Nga dùng quyền phủ quyết bác bỏ dự thảo NQ nêu những biện pháp chế tài đối với Assad.
Đến nay, đã có hơn 3,500 người Syria bị bắn chết trong các vụ biểu tình.
Thủ tướng Thổ Nhỉ Kỳ Tayyip Recep Erdogan tuyên bố, chính phủ ông sẽ áp dụng những biện pháp cấm vận vận riêng, bất chấp dự thảo NQ đã bị phủ quyết.
Nữ phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria Nuland nói: “Việc xử dụng quyền phủ quyết của Nga và Trung Cộng không làm thay đổi được cam kết của Mỹ, là sẽ gia tăng áp lực đối với Syria. Các nước phủ quyết phải chịu trách nhiệm về bất cứ những hậu quả nào có thể xảy ra tại Syria”.
9.3. Nga đối với Syria
Tại Hội Đồng Bảo An LHQ, Nga và Trung Cộng phủ quyết những biện pháp chế tài Syria nhằm chấm dứt những vụ bắn giết người biểu tình một cách tàn bạo của quân chính phủ. Các nhà phân tích cho rằng Nga muốn bảo vệ quyền lợi bán vũ khí và muốn quay trở lại chính sách ngoại giao cứng rắn chống Tây phương của thời Liên Xô, để giữ lại địa vị của một siêu cường.
9.3.1. Xe tăng và tàu chiến Nga đến Syria
Ngày 22-11-2011, ông Maher Noaimeh, một thành viên của Quân Tự Do (SFA) cho biết, tàu chiến chở các xe tăng Nga đã cập bến tại cảng Latakia, đến giúp bảo vệ chế độ của Assad.
Ngày 23-11-2011, 3 tàu chiến Nga cũng đã đến cảng Syria, mục đích truyền đạt một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ đến các nước phương Tây rằng, Moscow sẽ chống trả bằng vũ lực với bất cứ sự can thiệp của nước ngoài vào Syria.
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov cho rằng hoạt động của phương Tây là những hành động kích động chính trị trên tầm cở quốc tế.
9.3.2. Nga cung cấp vũ khí hiện đại cho Syria
Ngày 15-11-2011, Phó giám đốc Hợp Tác Kỹ Thuật Liên Bang Nga, ông Vyacheslav Dzirkaln nói với thông tấn RIA Novosti: “Miễn không có lịnh cấm vận thì Nga sẽ thực hiện đầy đủ những cam kết theo các hợp đồng đã ký trước đó”.
Một hợp đồng 3.5 tỷ USD để cung cấp cho Syria:
- 18 tổ hợp hoả tiễn Buk-M2E
- 36 tổ hợp phòng không Pantsir-S1 Bastion.
- Hiện đại hoá và nâng cấp tất cả xe tăng T-72.
- 24 phi cơ MiG-29 (Thế hệ 4)
- 8 tổ hợp hoả tiễn phòng không.
- Một lô số lượng lớn hoả tiễn phòng không vác vai.
* Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 rất tối tân, có khả năng tiệu diệt hiệu quả các phi cơ bay thấp tránh Radar, và các hoả tiễn hành trình.
* Đặc điểm của hoả tiễn hành trình (Cruise Missile) là bay thấp để tránh Radar và nhờ những bộ cảm ứng (Sensor) nên hoả tiễn có thể uốn lượn quanh co, lên cao, xuống thấp tùy theo địa hình của đường bay. Hỏa tiễn nầy rất chính xác.
9.3.3. Nga bí mật triển khai hoả tiễn ở Syria
Tờ báo Israel National News của Do Thái đưa tin, Nga đã bí mật triển khai các tổ hợp hỏa tiễn phòng không S-300 trên lãnh thổ Syria. Đồng thời gởi chuyên viên đến giúp việc điều hành các hỏa tiễn đó. Nga cũng thiết lập các hệ thống Radar rất hiện đại ở các căn cứ quân sự quan trọng và các trung tâm kỹ nghệ.
Loại Radar nầy phát hiện từ xa, các phi cơ và hoả tiễn trên đường bay đến Syria.
Đầu tư của Nga vào Syria là 19.4 tỷ USD trong năm 2009, phần lớn là những hợp đồng bán vũ khí.
9.3.4. Nga dạy Syria bắn phi cơ NATO
Ngày 8-9-2011, một nhóm sĩ quan Syria sang Nga tham dự một cuộc diễn tập mang tên “Liên minh chiến đấu 2011”.
2,000 người tham dự cuộc diễn tập “Bắn hạ phi cơ địch” bằng tất cả các loại hỏa tiễn phòng không hiện đại. Mục tiêu bắn hạ được giả sử là phi cơ của NATO.
Chuyên viên phân tích chiến lược, Konstantin Makiyenko nêu nhận xét: “Về mặt kỹ thuật thì quân nhân Syria có thể xử dụng các loại hỏa tiễn nầy để bắn hạ phi cơ NATO. Tuy nhiên, các phi công NATO và Do Thái đã có rất nhiều kinh nghiệm về việc chống lại hỏa tiễn phòng không, và chắc chắn là phòng không Syria sẽ thất bại”.
10* Chiến hạm Nga-Mỹ đối đầu nhau trên vùng biển Syria
Ngày 24-11-2011, BBC đưa tin, HQ/HK đã đưa Hàng Không Mẫu Hạm USS
George H.W. Bush từ Vịnh Ba Tư đến bờ biển Syria. Đồng thời, tờ Naval Today cũng loan tin là khu trục hạm USS Ramage mang hoả tiễn DDG-61 đã đến vùng biển Thổ Nhỉ Kỳ gần sát với Syria.
Hành động bất thường nầy của Mỹ cho thấy dường như Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Syria, bất chấp sự có mặt của 3 tàu chiến của Nga. Trong khi đó, toà Đại sứ Mỹ ở Damascus thúc giục công dân HK “rời Syria ngay lập tức”.
Về hải quân, thì Nga còn thua kém Mỹ rất xa. Hơn nữa, trong khu vực Địa Trung Hải-Vịnh Ba Tư, thì HK đang có 2 Hạm đội số 5 và số 6 với 40,000 quân chiến đấu và nhiều hàng không mẫu hạm. Với mấy chiếc tàu chiến của Nga, so với Hoa Kỳ thì chẳng nhằm nhò gì, lên gân vô ích.
Ngày 24-11-2011, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé đề nghị Liên Âu thiết lập một “hành lang nhân đạo” tại Syria.
11* Kết
Syria đang ở trên con đường bấp bênh, khó lường trước cho một tương lai sẽ như thế nào. Những yếu tố can dự của Liên Đoàn Á Rập và Nga cho thấy, Syria khó kết cuộc như kịch bản ở Lybia. Nga chen vào bảo vệ chế độ của Bashar al-Assad làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Moscow tự mâu thuẩn với chính mình, là đã lên tiếng phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào Syria, nhưng chính mình là nước đầu tiên đem xe tăng, tàu chiến và vũ khí vào đó.
Có ý kiến cho rằng Nga đang chơi ván bài liều, khi rót tiền vào một nước đang trên đường sụp đổ mà báo chí gọi là tình trạng “ngàn cân treo sợi chỉ”.
Cũng có ý kiến cho rằng Nga muốn mở lại thời kỳ chiến tranh lạnh nữa, nhưng bị bác bỏ ngay, cho rằng Nga đã sập tiệm thời Liên Xô, cho đến nay vẫn chưa hồi phục công lực, còn kém hơn Trung Cộng nữa, thì làm gì mà dám liều mạng thêm một lần nữa.
Chẳng qua Putin chỉ muốn quảng cáo vận động ứng cử vào tháng 3 năm 2012 với chiêu bài sẽ đưa nước Nga trở lại vị trí một siêu cường. Quảng cáo thì chỉ đánh trống khua chiêng rùm ben vậy thôi.
Tổng thống Bashar cho biết, nếu phương Tây chen vào thì cả khu vực Trung Đông sẽ chìm trong biển lửa. Có thể đúng. Nếu chiến tranh nổ lớn, thì Do Thái, Iran, NATO và Mỹ nhảy vào vòng chiến, và biển lửa sẽ đốt cháy Bashar al-Assad và chế độ độc tài của ông ta.
Trúc Giang
Minnesota ngày 1-12-2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét