Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Nhận Diện Một Kẻ Phi Dân Tộc

Nhân đọc bài phỏng vấn ông Lê Văn Bàng, tôi bỗng ngậm ngùi đi nược lại giòng sông lịch sử để nhận diện một nhân vật phi dân tộc, ông Lê Duẩn-Bí thư rồi Tổng bí thư đảng CSVN.
Nếu ông Lê Duẩn đã không vấp phải một số lỗi lầm sau đây, thì nước VN đang là một nước hùng cường, tự do dân chủ và độc lập từ ngoại bang đã từ lâu. Lý do là vì kiến thức chiến lược thấp kém và bản chất phi dân tộc, ông Lê Duẩn đã trở thành kẻ phản bội dân tộc VN.

Sau đây là các dữ kiện về các việc làm phi dân tộc của Lê Duẩn.
(1) Làm giảm tiềm năng phát triển đất nước như chính sách bỏ tù vô nhân đạo đối với Quân Cán miền Nam, thay vì phải biết trọng dụng các nhân tài và khả năng quân sự của họ. 
(2) Không chịu thiết lập bang giao với HK và khối Tây phương để cân bằng hoá chiến lược quân sự và kinh tế với TRC trước năm 1976.
(3) Chiến lược phát triển đất nước là phải ôn hoà với các nước lâng bang, kể cả TRC; Lê Duẩn đã làm trái ngược với nguyên tắc căn bản trên.
Chính Lê Duẩn đã vùi dập ít nhất ba điểm chủ yếu trên qua lời chuyển lại của ông Đinh Bá Thi, để VN có cơ hội bang giao với HK trong mùa hè năm 1975.


(4) Bần cùng hoá các thân nhân Quân Cán miền Nam bằng cách tịch thu tài sản, chính sách kinh tế mới đối với Quân Cán và gia đình sau năm 1975.
(5) Bần cùng hoá toàn dân bằng chính sách đổi tiền, tịch thu vàng bạc,...
(6) Ép Trung ương đảng CSVN ra nghị quyết chống TRC vào khoảng giữa năm 1978. Nôi dung: TRC là kẻ thù của nhân dân VN, phải đánh đỗ bọn cầm quyền TRC, phải vận động các nước ĐNA chống TRC,...
(7) Chính sách kỳ thị những người Việt gốc Hoa bằng cách đuổi về TRC khoảng 270, 000 người, và đẩy ra biển khơi khoảng 100,000 người.
(8) Ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt- Liên Xô vào ngày 3/11/1978, rồi đưa 200,000 quân xâm lăng  Cam-Bốt
vào ngày 7/1/1979.

Hậu quả, CSVN mất cơ hội thiết lập ngoại giao với HK, khối tây phương, và chiến tranh Việt-Trung năm 1979, dẫn đến mất đất và tổn hao sinh mạng cho người dân và bộ đội CSVN.
Thiển nghĩ nổ lực cầu xin HK bang giao với CSVN từ năm 1977 và đòi bồi thường, là bất khả thi và nghi vấn vì nhiều lý do, trong đó có một lý do:
Washington Post / 25 Mar 1977, p. A12 / Carter: ’Nothing but Sympathy for Families’ of
MIAs / Following are excerpts from a transcript of President Carter’s press conference yesterday:
...
Q. Mr. President, with that understanding and your hesitancy to disclose a position before ne-
gotiations are started, beyond that do you still feel that if that information on those American
servicemen missing in action is forthcoming from the Vietnamese, then this country has moral
obligation to help rebuild that country, if that information is forthcoming?
A. The destruction was mutual. We went to Vietnam without any desire to capture territory
or to impose American will on other people. We went there to defend the freedom of the South
Vietnamese. I don’t feel that we ought to apologize or to castigate ourselves or to assume the status of culpability. . .
Washington Post / 1 Apr 1977, p. B1 / CBS’ Ed Bradley: The Anchorman-Reporter as
Symbol / By Jacqueline Trescott
...
Standing in the front row, his head-tipped to the ceiling, Bradley asked, “Mr. President, on the
subject of Vietnam, do you feel. . . any moral obligation to help rebuild that country?”
President Carter, who seemed very solemn and slightly uncomfortable, said, “The destruction was
mutual” and “I don’t feel we ought to apologize or castigate ourselves.”
Later Bradley said that briefly, very briefly, images of Vietnam had flashed across his mind while
Carter answered. Again, his feelings represent his independence, as he says. “When he said ’we don’t have a debt’ those pictures unintentionally came back, no particular person, just quick images. I thought I would get a good response because of Carter’s moral stand. And right or wrong, the
United States destroyed that country.”
Trân trọng,
Trần Văn Thưởng (11/12/2011)


Cựu đại sứ Việt Nam Lê Văn Bàng thú nhận
HÀ NỘI (NV) - Nhất định buộc Mỹ phải bồi thường chiến tranh rồi mới chịu thiết lập bang giao. Mỹ không chịu. Tới khi muốn quá, nài nỉ xin được bang giao vô điều kiện thì bị lờ đi vì nước Mỹ có những tính toán khác.


Ðây là những điều được ông Lê Văn Bàng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn sau lên làm thứ trưởng Ngoại Giao, nghỉ hưu năm 2010, kể lại qua cuộc phỏng vấn của ký giả Huỳnh Phan trên báo điện tử Tuần Việt Nam.
Lỡ quá nhiều dịp vì các tính toán sai lầm của đám lãnh tụ Hà Nội cộng với hoàn cảnh của một nước nhỏ trên bàn cờ quốc tế, bởi vậy, đàm phát từ sau khi chiến tranh chấm dứt, mãi 20 năm sau Việt Nam mới thiết lập được bang giao với Mỹ.
Cuộc phỏng vấn ông Bàng được Tuần Việt Nam phổ biến trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2011. Ông là một nhà ngoại giao có cơ hội tham dự từ đầu các cuộc đàm phán cho tới khi trở thành đại sứ đầu tiên của Việt Nam ở Hoa Thịnh Ðốn.
Bắt đầu đàm phán bang giao từ năm 1977 dưới thời Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter, Lê Duẩn là tổng bí thư đảng CSVN, ông Lê Văn Bàng nhìn nhận việc Việt Nam nhất định đòi Mỹ $3.25 tỉ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng $1 tỉ USD đến $1.5 tỉ USD viện trợ lương thực và hàng hóa “không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ.”
Phía Hà Nội “kiên quyết đòi” khi viện dẫn điều 21 của bản Hiệp Ðịnh Paris và cả công hàm Tổng Thống Nixon gửi cho Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng năm 1973 đề cập đến viện trợ. Nhưng không ngờ lại bị ông Nixon “gài” ngược bằng lời rào đón trong công hàm là viện trợ “theo những quy định của hiến pháp” của mình.
Tổng Thống J. Carter thuộc đảng Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, muốn thiết lập bang giao với Việt Nam nhưng “ông ta vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng Hòa trong Quốc Hội,” ông Bàng nói.
“Từ đầu tháng 5, 1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hóa ở Paris, Hạ Viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam,” ông nói.
Sau đó, tình hình khu vực biến chuyển nhanh chóng và dồn dập.
“...nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Ðỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao”, ông nói. Cũng thời gian này, Việt Nam quyết định bám vào Nga hoàn toàn “chuẩn bị ký hiệp ước liên minh với Nga, cho phép hải quân của họ sử dụng Cam Ranh. Ðổi lại Liên Xô tăng viện trợ cho Việt Nam.” Ông nói Việt Nam chuyển hướng chiến lược nên nhu cầu đòi tái thiết từ viện trợ Mỹ “không còn quan trọng như trước nữa.”
Trước sức ép quá nóng từ phương Bắc, Hà Nội cử một phái đoàn đi Hoa Thịnh Ðốn vì “nếu không có luồng gió ôn hòa từ phía Tây thì căng lắm.”
Ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc này là thứ trưởng Ngoại Giao, được cử đi “sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hóa vô điều kiện.”
Tuy nhiên, đạt được thỏa thuận với ông Holbrooke rồi, “ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại Giao Mỹ.” Ông Bàng kể lại rằng: “Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.”
Ông Bàng xác nhận phía Việt Nam quá thèm bang giao với Mỹ đến độ cử vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thời đó là Trần Quang Cơ sang New York từ tháng 9, 1978 và “cố chờ” câu trả lời nên ở đó đợi đến tháng 1, 1979 (gần tới lúc Việt Nam bị Trung Quốc đánh dọc 6 tỉnh biên giới), hy vọng Mỹ thỏa thuận xong với Trung Quốc thì sẽ tính tới chuyện bang giao với Việt Nam nhưng vẫn không thấy gì.
Ông Bàng cho biết phía Việt Nam đã chuẩn bị người để mở đại sứ quán “đâu vào đấy” để mở sứ quán ngay sau khi ký kết bình thường hóa.
Theo ông Bàng, Mỹ tập trung vào “con bài” Trung Quốc, “dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.” Bởi vậy, “đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hóa ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.”
Ông Bàng cho rằng, trong nỗ lực thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ, “Việt Nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị ‘dập’ bất cứ lúc nào.”
Rồi đến cuối năm 1978 Việt Nam tấn công chiếm đóng Campuchia, thì “mọi mối tiếp xúc (đàm phán bang giao) hầu như bị cắt đứt,” ông nói.
Nước Mỹ tức giận nên “ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.”
Mãi tới khi kiệt quệ kinh tế, năm 1985 lạm phát lên tới 430% (theo tài liệu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế), chế độ Hà Nội thấy không còn con đường nào khác ngoài việc “đổi mới” kinh tế để tự cứu mình khỏi thế bị bao vây, cô lập,” Mỹ mới có ý đối thoại trở lại.
Năm 1986, lạm phát Việt Nam là 453.5%, cuối năm, hai Nghị Sĩ Gary Hart và Richard Lugar đến Hà Nội, gặp ông Nguyễn Cơ Thạch.
“Hai điều kiện họ đưa ra để nối lại đàm phán bình thường hóa là giải quyết vấn đề POW/MIA và Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia.” Ông Bàng kể. Việt Nam vội vàng đồng ý nhưng “cho dù Việt Nam đã hoàn tất việc rút quân vào tháng 9, 1989, đến tận năm 1991, phía Mỹ vẫn chưa tin. Họ bảo rằng biết đâu Việt Nam rút ở đầu này, nhưng lại vào Campuchia ở đầu khác.”
Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng không tin phía Việt Nam thành thật trong việc hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Thậm chí phải đưa một phái đoàn Mỹ tới một nhà tù ở Thanh Hóa bị nghi là còn giữ tù binh Mỹ để kiểm soát.
Tới thời TT Clinton, khi Mỹ đồng ý bỏ cấm vận Việt Nam năm 1993, lại “rộ lên chuyện tài liệu Nga.” Thời gian này, vì có tin tung ra từ Nga là tù binh Mỹ được CSVN gửi sang Nga, lại còn được đại tá tình báo Nga Kalugin xác nhận. Hà Nội phải giải thích, chứng minh vất vả mãi đến năm 1994, Mỹ bỏ cấm vận hoàn toàn thì năm sau mới thiết lập được bang giao.
Bây giờ, sau những bước đi chậm chạm, Việt Nam đang cố gắng xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa gỡ bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Khi gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp Liên Hiệp Quốc ngày 26 tháng 9, 2011, bà ngoại trưởng Mỹ vẫn đòi hỏi Hà Nội phải cải thiện nhân quyền để hai nước có thể tiến xa hơn nữa trong mối bang giao nhiều mặt. (TN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét