Hoàng Thế Hiển
December 8, 2011
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
December 8, 2011
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
Đầu năm 2011, bộ Giáo dục CHXHCN VN than phiền về điểm thi môn lịch sử của các học sinh quá thấp ! Hầu như 90% học sinh có điểm thi dưới mức trung bình. Các giáo viên dạy môn Sử đã được Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục tập họp để cùng học tập, rút kinh nghiệm, đưa môn Sử học lên tầm quan trọng đúng mức.
Thời VNCH, môn Lịch sử là môn dễ học, và được các học sinh yêu thích. Các sự tích Phù Đổng Thiên Vương vươn mình thành to lớn để đi đánh giặc Ân, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, Trần Quốc Toản giận quân Nguyên xâm lăng, bóp nát trái cam trong tay lúc nào không biết, được các học sinh thích thú, và thuộc nằm lòng.
Sử học nhắc nhở những công lao của tiền nhân trong việc dựng nước và giữ nước. Sử học hun đúc tinh thần yêu non sông, yêu dân tộc của các học sinh. Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc 100 con, 50 con theo cha lên núi, 50 con theo mẹ xuống biển, chưa chắc đã là sự thật, nhưng có tác động làm cho dân Việt xích lại gần nhau hơn, vì cùng chung một dòng máu, cùng dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Các chiến tích của Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên, Lê Lợi đánh tan giặc Minh, Quang Trung đại thắng quân Thanh, vân vân là những tấm gương hào hùng trong việc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đó cũng là niềm kiêu hãnh cho tất cả con dân VN về tinh thần bất khuất của các bậc tiền nhân.
Sử học nhắc nhở những công lao của tiền nhân trong việc dựng nước và giữ nước. Sử học hun đúc tinh thần yêu non sông, yêu dân tộc của các học sinh. Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc 100 con, 50 con theo cha lên núi, 50 con theo mẹ xuống biển, chưa chắc đã là sự thật, nhưng có tác động làm cho dân Việt xích lại gần nhau hơn, vì cùng chung một dòng máu, cùng dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Các chiến tích của Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên, Lê Lợi đánh tan giặc Minh, Quang Trung đại thắng quân Thanh, vân vân là những tấm gương hào hùng trong việc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đó cũng là niềm kiêu hãnh cho tất cả con dân VN về tinh thần bất khuất của các bậc tiền nhân.
Nhưng tại sao ngày nay, các học sinh VN lại lơ là trong việc học sử? Tại các học sinh biếng nhác ? Hay tại thầy, cô không làm tròn trách nhiệm giảng dạy ?
Có thể là dưới chế độ XHCN, học sinh cảm thấy nhàm chán, không thích thú học sử, vì chính quyền đã lợi dụng lịch sử để phục vụ cho mục đích chính trị. Lịch sử đã bị bẻ queo bóp méo. Những sự kiện lịch sử, đều được phân tích, bình giảng theo chủ thuyết duy vật biện chứng, đóng khung trong tư tưởng Karl Marx, và xét đoán trên căn bản đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lê-Stalin-Mao. Sử học dưới chế độ CSVN dù là biến thái, thiên về bợ đỡ, đề cao các lãnh tụ đỏ một cách phi lý. Hồ chí Minh đã trơ trẽn, tự viết sách ca tụng mình dưới tên giả là Trần Dân Tiên. Tố Hữu đã tâng bốc Staline một cách trơ tráo, và thiếu tư cách: “ Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một, thương ông thương mười.” Những người tự trọng, đọc các tác phẩm này, đều phải đỏ mặt.
Có thể là các học sinh cảm thấy hoang mang, thiếu tin tưởng, và hoài nghi do sự kiện “tiền hậu bất nhất” của những diễn biến lịch sử. Cuộc “Cải cách ruộng đất” trời long đất lở, giết oan cả trăm ngàn người, kết cuộc, đã được thấy là sai trái. Lenine, Staline và Mao được đảng và nhà nước suy tôn vĩ đại đã sụp đổ ngay tại nước Nga, quê hương của họ. Tổng thống Nga, Medvedev, đã tuyên bố triệt hạ tượng của Lenine và Staline trong điện Kremlin, trục xuất hai xác ướp này ra khỏi công trường đỏ. Staline mang tội danh giết người hàng loạt và thêm tội diệt chủng với dân tộc Nga. Ngày nay, mặc dầu vậy, tại VN, tượng Lenine vẫn còn sừng sững đứng trong vườn hoa Lenine.
Cũng có thể là học sinh thất vọng vì cảnh “lịch sử dạy một đằng, chính quyền làm một nẻo”. Lịch sử hun đúc lòng yêu nước, thì chính quyền lại mãi quốc cầu vinh. Lịch sử đề cao tình yêu dân tộc, thì chính quyền lại buôn dân , xuất cảng thanh niên, phụ nữ, và trẻ em, với mục đích thương mại. Lịch sử đề cao công lao mở rộng cõi bờ của tiền nhân, thì chính quyền lại thu nhỏ đất nước bằng cách cắt đất dâng biển cho chính phủ Tầu, cho dân Tầu sang tụ họp sinh sống thành làng xóm, coi người Việt như không có. Lịch sử hun đúc lòng yêu nước của con dân, thì chính quyền lại đàn áp, bắt bớ, những người yêu nước biểu tình để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa. Lịch sử đề cao văn hóa dân tộc. Lịch sử khuyến khích bảo vệ tài nguyên quốc gia, thì chính quyền lại đưa hầu hết các tài nguyên quốc gia như quặng mỏ, rừng đầu nguồn, điện lực cho các nhà thầu TQ khai thác.
Ngày nay, VN đã công khai thành một chư hầu gọi “dạ”, bảo “vâng” của TQ, nhắc đi nhai lại khẩu hiệu “4 tốt và 16 chữ vàng” mà các quan thầy phương Bắc truyền bảo. Đất nước, lãnh hải của mình, để TQ tự tung tự tác, mà không dám hé răng. Ngư dân VN, đánh cá trong hải phận nước mình, bị TQ bắt giữ, đòi tiền chuộc, mà vẫn ngồi dương mắt ếch. Công ty ngoại quốc khai thác dầu trong thềm lục địa VN, bị TQ ngăn cấm, hăm họa, xua đuổi, mà vẫn câm miệng hến.
Nhìn thực trạng trước mắt, mà đọc lịch sử với những tấm gương oanh liệt của tiền nhân, thì chỉ thấy phẫn uất và tủi hổ. Chi bằng đừng nhắc tới còn hơn. Có lẽ đó là động lực chính, làm cho học sinh chán chường, sao lãng một môn học hữu ích và thú vị!
Sự thể là như thế, thì sự thất bại trong việc dậy môn Sử, không phải là trách nhiệm của các học sinh. Cũng không phải là trách nhiệm của các thầy, cô giáo. Đó là thành quả của 14 quan lớn “ăn hại đái nát” trong Bộ Chính Trị và của giới lãnh đạo đảng và nhà nước CS biến thái “bán nước cầu vinh”. Họ là những kẻ đã tạo ra một khung cảnh sống nghịch lại với lịch sử dân tộc, đã làm cho các học sinh không còn thấy hứng thú ở môn sử học nữa. Muốn cho môn Lịch Sử lấy lại được tầm vóc quan trọng đúng mức chỉ có một cách là “bứng” cái đám sâu dân mọt nước này đi.
Thuốc đắng thì giã tật. Lời thật thì mất lòng, đặc biệt là đối với những kẻ lấy giả làm thật, gọi trắng là đen trong cái gọi là “nếp sống văn minh gia đình, văn hoá xã hội chủ nghĩa” của VC biến thái hiện nay.
Hoàng Thế Hiển
12/2011
http://www.tamthucviet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét