Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Trung tướng Trần Văn Trung

Inline image 1

Tôi nhớ khi thông báo với các chiến hữu trong ngành về tình trạng nguy kịch của tướng Trần Văn Trung khi nằm tại một bệnh viện tại Paris trước lễ Phục sinh, anh Lê Trung Hiền có viết mấy dòng sau:

Trung Tướng Trần Văn Trung, theo nhận định của chúng tôi, những quân nhân đã phục vụ nhiều năm tại Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, không phải là thánh, nhưng là một vị chỉ huy trưởng, một tướng lãnh QLVNCH đức độ và liêm chính, rất đáng kính trọng và quí mến.

Sự đánh giá chân tình và khách quan của người sĩ quan dưới quyền cũng là cách nhìn của đông đảo anh em chúng tôi, trong ngành nói riêng và các chiến hữu một thời sát cánh trong quân lực VNCH nói chung. Nếu vinh danh ông trong lễ phủ cờ một khi ông qua đời thì với tư cách một tướng lãnh, ông xứng đáng được tán tụng như một trong những khuôn mặt lãnh đạo có nhân cách lớn, một ông tướng vừa sạch, vừa đức độ, hết lòng phục vụ cho lý tưởng quốc gia và tập thể quân đội mà ông là một thành viên có mặt đến giờ phút chót của cuộc chiến.

Nay bệnh tình dù có qua cơn hôn mê, nhưng sức khoẻ cũng đã ở tuổi gần chín chục, tôi muốn viết ít hàng về ông chủ yếu là nhắc lại vài giai thoại về ông tướng đầu ngành để nếu bài viết có đến tay ông thì cũng là một điều an ủi, chí ít cũng có những đàn em, thuộc cấp còn nhớ đến ông trong niềm kính trọng, dù thế thái nhân tình có đảo lộn, quân đội có tan hàng, đất nước có sang trang.

Mười năm trùng hợp với nền đệ nhị cộng hòa dưới triều Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người ta biết nhiều đến một khuôn mặt tướng lãnh: tướng ba sao Trần Văn Trung. Ông nổi tiếng vì đứng đầu một cơ quan đầu não về tinh thần của quân lực VNCH suốt mười năm liền, lại có bà vợ cựu hoa khôi nữ trung học Đồng Khánh (Huế). Hai người hay xuất hiện cặp đôi trong các Đại hội Nhạc trẻ tại Thủ đô nhân dịp gây quĩ Cây Mùa Xuân cho các chiến sĩ vào các năm chiến trường cao điểm cuối 60 đầu  thập niên 70, với sự tham dự của cả chục ngàn giới trẻ Sài gòn tại các tụ điểm sân vận động Hoa lư và Thảo cầm viên.


Nhìn dáng vẻ bề ngoài với cặp kính trắng trên khuôn mặt đượm nét trí thức của một người ở tuổi 40 khi ông vừa đeo một sao và mới về nhậm chức Tổng Cục Trưởng CTCT, nhiều người không nghĩ ông là ông tướng. Nhìn bà ở lứa tuổi kém ông cả mười năm, người ta phải nhìn nhận bà có sắc đẹp sắc sảo, thon cao, đậm nét Tây phương. Trước đó nhiều năm ông có làm Tùy viên quân lực tại Tòa Đại Sứ VNCH tại Paris, nên trong lối giao lưu đời thường, hai ông bà rất lịch thiệp, cởi mở, mang phong cách ngoại giao hơn là những người đơn thuần trong gia đình binh nghiệp.

Cũng có thời có lời đồn thổi bà Hoài Nam thiên Cộng vì có bà mẹ nuôi là bà Tuần Chi, cựu hiệu trưởng trung học Đồng Khánh, người đã cùng thượng tọa Thích Đôn Hậu ra bưng theo Việt Cộng hồi Mậu Thân ở Huế. Thực chất phu nhân tướng Trung rất hiểu những người Cộng sản, lại có ý thức chính trị độc lập và chẳng ảnh hưởng gì khi có người trong gia đình theo phía CS. Ngược lại người ta hay khen bà có tướng vượng phu. Gần như vậy nếu ai tin tướng số. Trong cuộc đời làm tướng, ông chỉ một lần đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng (tiểu đoàn khinh binh số 27 đầu tiên của quân đội quốc gia hay hành quân trên vùng châu thổ sông Hồng), về sau theo nhu cầu phát triển của quân đội, ông chuyển sang làm các công tác tham mựu cao cấp tại Bộ Tổng Tham Mưu. Ông cũng có duyên với ngành quân huấn, có lần đã chỉ huy quân truờng võ khoa Thủ Đức, nơi đào tạo hàng chục ngàn sĩ quan trừ bị cho quân đội quốc gia. Khi chiến tranh đi vào cuộc đọ sức giữa hai ý thức hệ thì ông được chuyển về làm Tổng cục trưởng Tổng cục CTCT, một cơ quan mà mô hình tổ chức của nó bắt chước quân đội Trung hoa Dân quốc, nắm toàn bộ các công tác an ninh, tâm lý chiến, chính huấn, xã hội, quân tiếp vụ, văn hóa văn nghệ, báo chí và tuyên úy quân đội.

Có người nói ông là người của tướng Thiệu nên mới được giao một chức vụ nhiều quyền lực như vậy, thực chất hai ông là bạn cùng khóa võ bị Đập Đá (tiền thân của Khóa 1 Đà Lạt), vì tin cậy nhau trong thời buổi dễ có binh biến, lại biết tướng Trung không có mưu đồ chính trị và tham vọng cá nhân, nên tông tông đã buộc chân ông vào chức vụ này cho đến ngày tàn cuộc. Nói cho ngay cũng chẳng ông tướng nào có khả năng thích hợp hơn, nên khi được tín nhiệm trong trách nhiệm đầu ngành cũng một phần ông là con người luôn vì đại cuộc và chấp hành theo đúng vị trí của người lính. Chính ông cũng muốn giữ thế phi đảng phái trong quân đội, ông không để cho việc sử dụng các phương tiện của quân đội cho bất cứ liên danh nào, kể cả hai ông Thiệu-Kỳ. Ông Thiệu cũng không thể tổ chức hệ thống đảng trong quân đội miền Nam mà phải lấy đội ngũ giáo viên làm nồng cốt cho Đảng Dân Chủ của ông thông qua người cùng xứ là một Bộ truởng Giáo dục.

Về trình độ, tướng Trung là người có khả năng viết và nói, lại giỏi ngoại ngữ và thích đọc. Gần như những diễn văn hoặc huấn thị viết cho các lãnh đạo từ tổng tư lệnh đến tổng tham mưu trưởng trong các dịp lễ lớn đều có chấp bút của ông, riêng các diễn từ của riêng ông, ông viết lấy. Các văn thư tham mưu quan trọng, các kế hoạch, đề án nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ hoặc phát động các chiến dịch địch vận hóa giải tuyên truyền của đối phương, ông không chỉ là người cho ý kiến mà tự tay chỉnh sửa, thêm bớt cho hoàn chính trước khi phổ biến đến các đơn vị để thi hành. Là người đứng đầu cơ quan phát ngôn của quân đội, nhưng ông ít khi xuất hiện trong các cuộc họp báo, rất thận trọng khi phát ngôn, đặc biệt những vấn đề nhạy cảm báo chí cần khai thác, nhất là dưới thời ông Thiệu rất nhiều vụ việc gây tai tiếng làm nản lòng chiến sĩ.

Nhưng ông cũng biết lắng nghe dư luận quần chúng và tập thể chiến sĩ. Bản tin đầu tiên trong ngày trên bàn làm việc là mục Điểm báo quốc phòng, soạn riêng cho ông để vừa nắm tình hình chiến sự vừa xem báo chí truyền thông họ nói gì, để từ đó chủ động sửa sai, nhưng kết quả cũng  chỉ là hạn chế khi thực chất các tướng chỉ huy chiến trường vẫn có thói quen rừng nào cọp nấy, hùng cứ nhất phương và các cán bộ CTCT cấp quân khu tiểu khu phải bó tay, không thể sánh với cán bộ chính trị của đối phương khi họ kiêm luôn cấp ủy tay chân của Đảng.

Có một điều thú vị là dưới thời ông về tổng cục ngành CTCT đã chọn danh nhân Nguyễn Trãi làm Thánh tổ cho ngành. Nhân vật lịch sử đã soạn Bình Ngô Đại Cáo với câu  danh ngôn lấy chí nhân thay cường bạo/đem đại nghĩa thắng hung tàn và các khóa đào tạo SVSQ hiện dịch cho truờng Đại học CTCT đều lấy các danh  hiệu Nguyễn Trãi 1. NT2, NT3…Ngẫu nhiên có sự trùng hợp là phe Hà-nội họ cũng vinh danh Nguyễn Trãi làm danh nhân văn hóa, xếp cao hơn cả Nguyễn Du về văn học. Khi xóa sổ chế độ miền Nam, họ lên án ngành của tướng Trung đã phạm một tội ác là dám lấy nhân vật này làm thánh tổ, nhưng khi hằn học đọa đầy những người thua cuộc họ có biết đâu chính Nguyễn Trãi đã viết, “hận thù rồi kêu gọi trả thù thì oán mãi không thôi”.

Nhớ lại đêm 29 khi tiếng động cơ trực thăng của TQLC Mỹ nổ đều trên nóc tòa đại sứ Mỹ để vội vàng đưa những người di tản cuối cùng ra hạm đội 7 trước khi cuốn cờ, thì tuớng Trung vẫn bận rộn với những cú điện thoại tại văn phòng của ông, nằm ngay cạnh sứ quán Mỹ. Lúc này nội dung các cuộc nói chuyện không còn là những vấn đề chiến sự, mà thực chất ông muốn xem giờ tàn cuộc sẽ theo chiều hướng nào.  Vốn thân với Đại sứ Pháp tại Sài gòn, ông được ông Méreìllon đoan chắc sẽ có một giải pháp cho vấn đề Việt Nam, thuận lợi cho cả bốn bên. Đại để miền Nam sẽ trung lập, ranh giới có thể mất Huế và mấy tỉnh miền Trung. Chuyện Sài gòn đổ máu là không thể có. Quá nửa đêm, ông sốt ruột lại thăm dò bên văn phòng Dương Văn Minh, nơi đây cho biết phía Bắc Việt đổi ý. Giải pháp do Đại sứ Pháp làm trung gian không thành. Sài gòn thực sự đi dần vào hôn mê. Vũ Văn Mẫu cho phát lời đuổi Mỹ ra khỏi nuớc, chuẩn bị cho tiến trình buông súng của phe miền Nam vào sáng hôm sau.

Sáng 30, tướng Trung nhận được lệnh trở lại Bộ TTM để họp với tướng Vĩnh Lộc,Tổng tham mưu trưởng giờ thứ 25 của miền Nam. Họp khoảng một tiếng, xuất hiện chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông này vừa được DVM cử làm Tham mưu trưởng liên quân. Viên tướng một sao tỏ lộ ngay trong phiên họp ông là người của…Mặt trận giải phóng. Sau đó nghe kể lại, hai tướng cấp cao nhất của quân lực VNCH và vài người nữa ra bến Bạch Đằng, lên một con tàu nhỏ của Hải quân trực chỉ Cần Giờ. Khi tàu còn trên sông Lòng Tảo, cũng là lúc Dương Văn Minh kêu gọi tập thể chiến sĩ của ta buông súng. Con tàu đi thoát, tướng Lộc vào Mỹ (ông mới mất cách đây vài năm), tướng Trung đi định cư tại Pháp, nơi ông có mối quan hệ lâu đời từ ngày làm việc tại Sứ quán VNCH ở Paris.

Ra hải ngoại, ông hiểu thời và thế, ông sống ẩn dật tại vùng ngoại ô Paris. Nhưng nỗi hoài niệm về một thời Sài gòn vang bóng vẫn thôi thúc trăn trở trong ông. Ông vẫn đứng sau cộng đồng người Việt hải ngoại tại Pháp và tích cực hỗ trợ các hoạt động của tổ chức này trong các cao trào đấu tranh nhân quyền và tự do đích thực cho Việt Nam. Ông tham dự đều đặn Ngày Quân lực mỗi năm và Lễ Chiến sĩ trận vong của Pháp. Qua báo chí hải ngoại, họ hay đưa tin và hình ảnh ông đăng đàn phát biểu rất sâu sắc trong những dịp lễ này.

Ghi lại ít giai thoại và đôi điều tôi biết về ông không nhằm tâng bốc chân dung một vị tướng một thời chúng tôi phục vụ dưới quyền, mà trong thiện ý chỉ muốn chia sẻ góc nhìn về một phần đời của ông  khi chính ông cũng như chúng tôi là chứng nhân của tấn bi kịch lịch sử còn phải nhắc nhớ nhiều những thập niên sau.

Đỗ Xuân Tê
(nhân tháng tư đen lần thứ 37)

TIÊU SỬ CỦA TRUNG TƯỚNG TRẦN -VĂN -TRUNG
Trung Tướng Trần Văn Trung,
Tổng Tham Mưu Phó QLVNCH kiêm
Tổng Cục Trưởng Tổng Cục CTCT
 
TIỂU SỬ CỦA
TRUNG TƯỚNG TRẦN -VĂN -TRUNG
CỰU TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ
QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
                                                                          
  * Ngày, nơi sinh : 14/02/1926, tại Làng Đốc Sơ, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên (Huế)
  * Số Quân : 46.200.975.
  * 1936 - 1946 : Tu học ở Đệ Tử Viện, Dòng Chúa Cứu Thế (Congrégation du Très Saint Rédempteur) Huế.
  * 1946  : Xuất Đệ Tử Viện Dòng Chúa Cứu Thế.
  * 1949 :  Tốt nghiệp Sĩ quan với cấp Thiếu úy, Khóa Phan Bội Châu, Trường Sĩ Quan Việt Nam Huế, (còn gọi là Khóa I Sĩ Quan Đập Đá, Huế) sau được đổi ra là Khóa I, Trường Võ Bị Quốc Gia.
  * 1949-1950 : Tu nghiệp Bộ Binh, ở Trường Saint Cyr (Coëtquidan ở Pháp.)
  * 1951 : Phục vụ đơn vị chiến đấu, ở Đệ II Quân Khu (Vùng I Chiến Thuật sau này)
       -Sáng lập và chỉ huy Trường Võ Bi Địa Phương Trung Việt. (Đệ II Quân Khu)
       -Thủ khoa, Khóa Tham Mưu và Chỉ huy Chiến Thuật, ở HàNội
       -Liên Đoàn Lưu Động 2I của Đệ II Quân Khu.
  * 1956 : Thăng cấp Trung Tá và giử chức Tư Lệnh Phó Đệ II Quân Khu
  * 1957 : Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng, kiêm Trưởng Phòng V Bộ Tổng Tham Mưu, thay thế  Trung Tá Nguyễn Phước Đàng.
  * 1957 : Tùy Viên Quân Sự, cạnh toà Đại Sứ VNCH tại Pháp, thay thế Trung Tá Quách Xến.
     - Thăng cấp Đại Tá tạm thời.
  * 1960 : Thanh Tra Thanh Niên miền Bắc trung Nguyên Trung Phần.
  * 1962 : Nhậm chức Tham Mưu Phó Bộ Tổng Tham Mưu  QL/VNCH.
  * 1964 : (30/01) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt, thay thế ThiếuTướng Trần Tử Oai.
   -Bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đalạt cho Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Kiễm.
   -Nhậm chức Tham Mưu Phó Nhân Viên, kiêm Trưởng Phòng 1, Bộ Tổng Tham Mưu.
 * 1965 (20/02) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức, thay Chuẩn Tướng
Cao Hão Hớn.
  - (01/11) Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức.
 * 1966 (02/12) : Nhậm chức Phụ Tá Chiến Tranh Chính Trị  Tổng Tham Mưu Trưởng, Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ Quốc Phòng, thay thế Thiếu Tướng  Nguyễn Bão Trị.
 * 1967 - Vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức.
 * 1968  & những năm kế tiếp :
         - Vinh thăng Thiếu Tướng thực thụ
         - Trung Tướng nhiệm chức và
         - Trung Tướng thực thụ.
* 1975 : Vì quyết tâm ở lại để thi hành nhiệm vụ nhưng sau khi Tướng Dương văn Minh do tình thế đưa đẩy, trở thành Tổng Thống và cũng là Tổng Tư lệnh QLVNCH ra lệnh trên dài phát thanh ngày 30/04, là các chiến hữu QLVNCH hãy buông súng, Trung Tướng Trần văn Trung (đã cùng Trung tướng Vĩnh Lộc), vào phút chót dã quyết dịnh rời Viet Nam bằng đường biển với phương tiện bất đắc dĩ.
 * Sau 7 ngày đêm thì đến Subic Bay và được di chuyển bằng C130 của Hoa Kỳ đến Guam cùng ngày.
* Sau khi bộ đội CSBV cưỡng chiếm Miền Nam, gia đình Trung Tướng Trung còn có ba người con đầu (2 trai, 1 gái) phải kẹt lại ở Việt Nam.
* Tháng 07/75, Trung Tướng Trung & phu nhân sang định cư tại Pháp.   
* 1979 :  Ba người con còn kẹt tại Việt Nam được đoàn tụ với gia đình tại Pháp.
   ___________________________________________________________

Huy Chương : 
 
- Bảo Quốc Huân Chương đệ Tam đẳng.
- Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu & Các Huy chương khác của VNCH.
- Merit Medal của Hoa Kỳ.
- Vân Huy Bội Tinh (Cloud Medal) của Trung Hoa Dân Quốc.
- Security Medal, của Đại Hàn Dân Quốc.
 _____________________________
 
Điều đáng ghi nhận là trong thời gian khá lâu dài ở cương vị Tổng Cục Trưởng TCT/CTCT, Trung tướng Trần Văn Trung đã có nhiều nổ lực, trong những vấn đề tối quan trọng như :
 
* Đẩy mạnh công tác GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ trong Quân đội, để cũng cố lập trường và
* Tranh đấu CHỐNG NẠN THAM NHŨNG và tệ đoan lính ma lính kiểng…để gia tăng hiệu năng cho Quân đội.
* Phát động chiến dịch « CHÂN TRỜI MỚI », để giảm thiểu bất công trong đơn vị và cải thiện đời sống cho người Lính.
* Chăm lo “PHÚC LỢI” cho gia đình Chiến sĩ, với tổ chức QUÂN TIẾP VỤ để cung ứng nhu yếu phẩm cho Quân nhân - các công tác XÃ HỘI - GIÁO DỤC - VĂN HÓA - xây dựng THANH THIẾU NIÊN của Quân đội, qua phong trào « HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI ». 
Chỉ trong vòng 2 năm, đã quy tụ được hơn 60.000 Hướng Đạo Sinh, nam nữ… trong hai ngành Thiếu và Ấu.
* Một vấn đề đáng đặc biệt ghi nhận nữa,  là « CÔNG TÁC CHIÊU HỒI » cán binh CS/BV.
Tổng Cục CTCT đã rất tích cực và đã đạt được nhiều thành quà trong công tác Chiêu Hồi.
- Kể từ 1962 đến 1975, đã tiếp nhận trên 178.000 cán binh CS hồi chánh, với tư cách cá nhân, hoặc tập thể cấp trung đội.
- Trong hàng ngũ hồi chánh viên, có nhiều cán bộ cao cấp của đối phương như Đại tá Tám Hà, Trung tá Lê Xuân Chuyên, Trung tá Huỳnh Cự  v.v.
- Kế hoạch CHIÊU HỒI nầy, đã tiết kiệm được bao là xương máu cho các chiến hữu QLVNCH !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét