Trần Cao Vân là một trong những người
cầm đầu âm mưu khởi nghĩa tại
Trung Việt, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng.
Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú,
tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam. Làng Tư Phú là một trong mười
một làng thuộc khu đất "Gò Nổi",
một khu đất sản xuất ra nhiều bậc
anh tài của xứ sở như Phạm Phú Thứ,
Hoàng diệu v.v.. Ông là con cụ Trần Trung
Trực, thường gọi là cụ Quyền
Trực, một người được sự
mến chuộng của dân làng Tư Phú và cụ bà
Đoàn Thị.
Trần Cao Vân tên thật là Trần Công Thọ, lúc
lớn lên từng học và đi thi lấy tên là
Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh là Như
Ý, khi ra hoạt động cách mạng đổi tên
là Trần Cao Vân, biệt hiệu là Hồng Việt và
Chánh Minh, còn có biệt danh là Bạch Sĩ. Theo
những người đồng thời kể
lại: Trần Cao Vân có vóc dáng trung trung, mặt vuông,
trán cao, đôi mắt sâu và sáng, năm chòm râu dài
tha thướt trông thật uy dũng.
Thường nhật ông có tánh bình dị, không
chuộng sự xa hoa. Lúc thiếu thời không kể,
nhưng từ khi được 21 tuổi, ngày mà ông
bắt đầu ly hương cho đến ngày
từ giã cuộc đời, ông đã trải qua
nhiều giai đoạn: từ một nho sĩ,
một đạo sĩ rồi đến một nhà cách
mạng, ông sống một cuộc đời thanh
đạm. Luôn luôn ông mặc một cái áo vải ta
nhuộm màu xanh chàm, bịt khăn nhiễu thâm, đội
chiếc nón lá, ngoài ra không có thêm một trang
phẩm nào cả. Tuy là một nhà cách mạng, nhưng
Trần Cao Vân rất nổi tiếng về văn chương
thi phú. Lúc thiếu thời, khi còn là một thư
sinh. ông tỏ ra xuất sắc nhất. Năm 13
tuổi, một hôm thầy học ra câu đối cho
học trò tập làm bài. Nhìn thấy giữa lớp
học có một cây đèn treo, thầy ra câu đối:
Tuy nhỏ tuổi nhất lớp, nhưng lanh trí Cao
Vân đã lên tiếng:
"Trăng tỏ khắp soi muôn cụm núi"
Có lần vào lúc tháng mười âm lịch. Cao Vân
đến nghe giảng sách ở nhà cụ Cử. Sau
buổi giảng sách xong, có người láng giềng
đưa đến biếu bà cụ một mớ hành
hương để làm giống. Bà cụ bảo: Hành
này còn non mà tàn sớm e giống khổng mạnh
(khổng là do tiếng không đọc trại ra,
tiếng nói địa phương Quảng Nam, ngay
tại miền Nam tiếng không ở miền quê
vẫn đọc là "hổng" hay
"khổng". Cũng như: Tôi hổng biết
hay Tôi không biết nó đi đâu mất rồi).
Cụ Cử nghe câu nói hay hay, liền lấy ý ấy
ra câu đối cho học trò làm:
"Hành tàn giống khổng mạnh"
Câu đối này có hai nghĩa:
1- Nghĩa đen: Giống hành hay tàn không tốt
2- Nghĩa bóng: Lúc tiến lúc thoái đều theo đạo Khổng Mạnh
(Hành tàn đồng âm với Hành tàng, tức hành động và đi ở ẩn - Khổng mạnh đồng âm với Khổng Mạnh, tức Khổng Tử và Mạnh tử trong nho giáo).
Nghe xong Trần Cao Vân ứng khẩu đối
lại:
"Cải hóa con càng khôn".
Câu đối này có hai nghĩa:
1- Nghĩa đen: Rau cải nảy nở càng tốt (vì cải con "hoá" tức là nẩy nở lên, "càng khôn", tức là càng tốt)
2. Nghĩa bóng: Làm người cần phải biết thay dổi, cách mạng để tiến hóa theo biến dịch của vạn vật (Cải hóa: thay đổi, tiến hóa, càn khôn, đồng nghĩa với càn càn khôn. Theo lối đối miệng (ứng khẩu) ngày trước các cụ thưòng dùng cách mượn âm)
Cụ cử và các môn đệ đều tán thưởng
tài của Cao Vân không ngớt lời. Chẳng mấy
lúc mà câu đối trên được truyền
tụng khắp các vùng Bình Định, Quảng Nam.
Làm bài thơ "vịnh chiếc cối xay"
Trần Cao Vân đã bày tỏ thân thế một cách
rõ rệt. Mồ côi mẹ từ lúc tuổi còn
nhiều hứa hẹn, sống trong gia đình tẻ
nhạt khô khan vì thiếu tình mẫu tử, đến
năm Cao Vân được 20 tuổi là năm mà nước
nhà rơi vào cảnh đen tối, nhục nhã. Kinh thành
Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, đó cũng
chính là năm mà Cao Vân đặt bước phiêu lưu.
Khen ai xưa đã khéo trêu bày,
Bạn cối này ta vốn để xaỵ
Góc Tì kiền khôn trồng giưã rốn,
Cán Dần tinh đầu vận trong taỵ
Nghiên rằng tựa sâm ỳ ầm dậy,
Mở miệng đường mưa lác đác bay
Tứ trụ dưới nhờ chơn đế vững
Cùng trên phụ bật sẵn hai tay
(Vịnh Cái Cối Xay)
Trong Đạo thư có câu: Thiên thai ư Tý, địa
tịch ư Sửu, nhân sinh ư Dần. Gốc Tý:
chỉ ngôi trời, Cán Dần: chỉ người. Ý
nói mọi việc đều do ý trời và lòng người
hợp lại mới mong thành tựu.
Năm 1882, Cao Vân được cùng các sĩ
tử dự lễ dám táng của Hoàng Diệu
Tổng Trấn Bắc Thành, khi linh cửu được
đưa về làng Xuân Đài, tỉnh Quảng Nam.
Tiếp đến là những cái tang của vua Tự
Đức và cảnh đất nước chìm đắm
trong khói lửa xâm lăng của Pháp. Sau đó, Cao Vân
lại vào chùa Cổ Lâm tại làng An Định,
huyện Đại Lộc, thuộc miền thượng
du tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian này, Cao Vân quen
với Võ Thạch, tức là Thừa Tô, con trai
của cụ Cai Tổng Trưng Chính trong sự
kết thân này mà ông Thừa Tô đã đem em gái là
Võ thị Quyền. tục gọi là cô Ba Bàn gả
cho Cao Vân. Có một dạo Cao Vân ngồi dạy
học tại làng Đại Giang, kế cận làng
An Định, cũng gọi là Bồ Phan. Trong
thời gian làm đạo sĩ tại cổ Lâm
tự, Cao Vân đã làm một bài thơ như sau:
Chí quyết tan bồng vỡ bốn phương,
Chồng nằm chi để ghé râu vương.
Ba thù quyết trả đền ơn trọng,
Một giân mong ra gỡ tiếng ương.
Nợ nước đã toan tròn nghĩa vụ,
Tình nhà đánh gác nỗi tư lương.
Nam mô nguyện trả xong rồi nợ
Mối thành đem về cõi Hạ Thương.
Vào khoảng tháng 9 năm 1915, Trần Cao Vân
được Việt Nam Quang Phục Hội ủy
nhiệm cùng bạn đồng chí là Thái Phiên
tiếp xúc với vua Duy Tân để mời nhà vua
tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp.
Trần Cao Vân và Thái Phiên đã tìm đủ
mọi cách đưa Phan Hữu Khánh vào làm tài
xế cho vua Duy Tân để thực hiện được
chương trình giao phó. Trong dịp này, Phan Hữu Khánh
đã dâng lên vua Tự Đức một bức thư
đại ý tâu trình lên vua những thảm trạng
của đất nước và sự nô lệ
của dân tộc và nguyện vọng của dân chúng
mong muốn khôi phục lại nền độc
lập của quốc gia. Xem thư xong, vua Duy Tân vô cùng
cảm động và mong ước được
hội kiến với các nhà ái quốc để
luận bàn quốc sự.
Ngày 12 tháng 3 âm lịch (1916), Cao Vân và Thái Phiên
giả làm người đi câu, đến tìm
gặp vua Duy Tân trên Ngự Hà và hoạch định
chương trình khởi nghĩa cứu quốc. Sau
đó, ít lâu Cao Vân và Thái Phiên được
bầu vào ủy ban khởi nghĩa tại kinh đô
Huế trong dịp tiếp xúc nhà vua lần thứ
haị Thái Phiên giữ chức chủ tịch và Cao Vân
làm chức quân sự Lúc đầu cuộc tổng
khởi nghĩa định vào giờ Ngọ, ngày
Ngọ, tháng Ngọ tức là ngày mồng 2 tháng 5 năm
Bính Thìn (nhằm ngày 8 tháng 6 năm 1916). Trần Cao Vân
đã làm bài thơ "Hỏa Xa Quế Hàn" dưới
đây để ra hiệu lịnh mật cho các nơi:
Một nỗi xa thơ đã biết chưa ?
Bắc Nam hai ngã gặp nhau vừa,
Đường rầy đã sẵn thang mấy bước.
Ống khói càng cao ngọn gió đưa.
Sầm dậy tứ bề trăm máy chuyển,
Phút thâu muôn dặm nửa giờ trưa
Trời sai ra dọn xong từ đấy,
Một mối xa thơ đã biết chưa ?
Nhưng sau đó, theo quyết nghị chung, vì trường
hợp khẩn cấp, phải khởi nghĩa trước
một tháng, vào đêm mùng 2 tháng 4 năm Bính Thìn,
tức ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng ngay chiều
mồng 1 âm mưu bị bại lộ, quân Pháp đã
áp dụng những biện pháp đề phòng rất
gắt. Trần Cao Vân và Thái Phiên không ngờ vực
gì cả, cứ theo như kế hoạch đã định
đưa vua Duy Tân ra khỏi hoàng thành. Vua Duy Tân và
Thái Phiên bị bắt gần cửa Nam Giao (Huế),
còn Trần Cao Vân cũng bị bắt tại Hà Trung
thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 17 tháng 5, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Hữu Khánh
và mấy người lính hầu vua Duy Tân bị
xử chém tại An Hoà (phiá Tây Bắc Thành Nội
Huế), nhằm ngày 16 tháng 4 năm Bính Thìn. Trần
Cao Vân hưởng thọ 51 tuổi.
Trong lúc bị giam tại nhà lao Huế, trước
ngày ra pháp trường lên đoạn đầu
đài đền nợ non sông, Trần Cao Vân có làm
hai bài thơ tuyệt mệnh.
Trung lập kiền khôn bất ý thiên
Việt Nam văn vật cổ lai truyền.
Quân dân cọng chủ tinh thần hội,
Thần tử tôn châu nhật nguyệt huyền,
Bách Việt Sơn Hà vô bạch xỉ,
Nhất trang trung nghĩa hữu thanh thiên.
Anh hùng đề cục hưu thành bại,
Công luận thiền thu phó sử biên
(Bài thứ nhất)
Bản dịch Nôm của Hành Sơn:
Giữa trời đứng sững không thiên,
Nghìn năm nước Việt còn truyền sử xanh.
Chu vương nhân chính đại hành
Quân dân hợp sức lũy thành đắp xâỵ
Người thù non nước còn đây,
Trời xanh với tấm lòng nầy tương trị
Anh hùng thành bại xá gì,
Nghìn thu lịch sử còn ghi lại đời
VỊNH TAM TÀI
Trời dất sinh ta có ý không ?
Chưa sinh trời đất có ta trong
Ta cùng trời đất ba ngôi sánh,
Trời đất in ta một chữ dồng.
Đất nước ta ra trời chuyển động,
Ta thay trời mở đất mênh mông.
Trời che đất chở ta thong thả,
Trời đất ta đầy đủ hóa công.
(Bài thứ hai)
Một người vô danh đã khóc Trần Cao Vân
bằng 4 câu thơ dưới đây:
Hy tiên văn hậu thử chân thuyên
Biệt tự trung gian tạo nhất thiên
Học thuyết năng tương tiên huyết nhiệm
Nam phương tân dịch tích vô truyền
Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch Nôm:
Văn sau Hy trước vẫn kinh này,
Riêng giữa "trung thiên" đứng một tay,
Học thuyết đem bầu tâm huyết nhuộm,
Trời Nam dịch mới tiếc không thầỵ
Về văn thơ cuả Trần Cao Vân, ngoài
những bài trên đây, còn những câu đối,
những bài thơ đa số đều bộc
lộ những lời lẽ ái quốc của một
nhà cách mạng. Nhân cụ Châu Thơ Đồng,
tức Châu Thượng Văn nhịn đói mà thác
tại nhà lao Thừa Phủ Huế, vì việc nhân dân
kháng thuế tại Trung Kỳ mà cụ đứng ra
nhận chịu là chính cụ khởi xướng. Khóc
cụ Châu Thơ Đồng, Trần Cao Vân làm câu
đối:
Ngã bất năn xã sinh !
Nại hà tai "Trung thiên dịch" sơ khai,
Du lý thất niên tiền vị điền
Nại hà tai "Trung thiên dịch" sơ khai,
Du lý thất niên tiền vị điền
Quân nãi năn tựu nghĩa !
Nan đắc giả vạn thế kinh độc thủ
Thú Dương thiên tài hậu du văn
Nan đắc giả vạn thế kinh độc thủ
Thú Dương thiên tài hậu du văn
Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch Nôm:
Ta có tiếc sống đâu !
Ngặt vì địch "Trung thiên" mới mở đầu,
Du lý bảy năm chưa kịp điền.
Người hẵn theo nghĩa đấy !
Khó nhất kinh muôn đời hay giữ chắc,
Thú Dương nghìn thuở vẫn còn nghe
Ngặt vì địch "Trung thiên" mới mở đầu,
Du lý bảy năm chưa kịp điền.
Người hẵn theo nghĩa đấy !
Khó nhất kinh muôn đời hay giữ chắc,
Thú Dương nghìn thuở vẫn còn nghe
Trong đơì làm cách mạng, Trần Cao Vân bao
lần vào tù ra khám. Liên lụy vì cuộc khởi nghĩa
của Võ Trứ, ông bị giam 11 tháng tại nhà lao
tỉnh Phú Yên. Sau đó vì vụ án "Trung thiên
dịch" (Nguyên Kinh Dịch, tương truyền, là
do vua Phục Hy thời cổ (khoảng 4000 năm trước
Tây Lịch) làm ra gọi là dịch "Tiên Thiên).
Kế tiếp vua Văn Vương bày ra Dịch
"Hậu Thiên", Chu Công và Khổng Tử phụ
thêm vào các lời Hào Từ, Thoán Từ, Văn Ngôn,
Hệ Từ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái.
v.v... để bàn rộng ý nghĩa Kinh Dịch
của Phục Hỵ
Từ đời nhà Hán đến đời nhà
Thanh, rất nhiều học giả Tàu tranh luận sôi
nổi về Kinh Dịch "Tiên Thiên" và
"Hậu Thiên" nhưng chưa có người nào
bàn ra ngoài hai thể tài trên. Ngay cả các bậc túc
Nho bác học như Trình Di, Chu Hy đời nhà
Tống cũng chưa dám có ý kiến riêng ngoài
"Tiên Thiên" và "Hậu Thiên". Nghiên
cứu về Kinh Dịch trong lúc còn ở tại chùa
Cổ Lâm ở làng An Định (Quảng Nam),
Trần Cao Vân lại xướng lên Dịch "Trung
Thiên", nghĩa là đem Dịch "Tiên Thiên"
của Phục Hy hợp lại với Dịch
"Hậu Thiên" của Văn Vương, nhưng
mãi đến ngày nay không mấy ai hiểu rành
thuyết lý "Trung Thiên Dịch" của ông
cả. Trần Cao Vân lại có tài xem tướng
số rất giỏi, không bao lâu mà thiên hạ hai
tỉnh Bình Định, Phú Yên xem ông như một nhà
tiên tri đại tài. Có người tâng bốc cho ông
là một người có tài nham độn xuất
quỷ nhập thần. Mọi người đua nhau
theo thuyết "Trung thiên dic.h" của ông và trong
nhà viết 6 chữ: bên tả hai chữ "Tiên Thiên",
bên hữu hai chữ "Hậu Thiên" và chính
giữa hai chữ "Trung Thiên" để hàng ngày
chiêm ngưỡng. Số người lui tới
Trần Cao Vân ngày càng đông. Trong dân chúng cứ
đua nhau thì thầm bàn tán về "Trung Thiên
Dịch". Nhà chức trách địa phương vô
cùng lo sợ, vì mới đó không lâu giặc Võ
Trứ vừa mới dẹp yên, nay nếy xảy ra
việc lôi thôi ắt phải bị triều đình
khiển trách nặng nề. Vì thế Bố Chánh Buì
Xuân Huyến truyền bắt Cao Vân và bà vợ cùng
với người đệ tử Nguyễn Nhuận
hạ ngục. Hôm bắt Trần Cao Vân lập
lời khai trước công đường có trải
chiếc chiếu, bỗng từ đâu có một cong
cóc nhảy vàọ Muốn hạ nhục Cao Vân,
Bố Chánh Huyến bảo ông phải làm bài thơ
vịnh con cóc. Cao Vân viết ngay:
Muốn vật thân ta nghĩ lại càng,
Nỗi mình trông thấy cóc ngồi hang
Áo sồi một tâm trời che đậy,
Hang thẳm mây từng đất mở mang.
Giếng ếch nó thèm đua lặn hụp Cung
Thiềm riêng ở mặc nghinh ngang.
Nghiến răng sấm dậy chừng ra cửa,
Lưỡi quét xong rồi kiến thảy tan.
Biết Cao Vân có ý mỉa mai và ngạo mạn
sỉ vả mình, Bố Chánh Huyền truyền đem
phạm nhân tra khảo bảo cung khai về tội xúi
dân làm loạn, nêu lên thuyết "Trung Thiên
Dịch". Huyến lại đệ trình về kinh
xin tuyên án tử hình Trần Cao Vân, nhưng nhờ có
một số người muốn che chở, cho nên
bản án được phê: 3 năm khổ saị
Cao Vân bị giam tại ngục Bình Định, bà
vợ cũng bị phạt tù và rei^ng thân phụ
của ông bị phạt 40 đồng vì đã không
dạy dỗ con nghiêm chỉnh. Vừa mãn tù 3 năm
ở khám ra chưa được bao lâu, nhân có
cuộc kháng thuế và xin miễn xâu tại tỉnh
Quảng Nam vào tháng hai Năm Mậu Thân (1908), vừa
tảng sáng đang ở nhà lao Quảng Nam. Ông không
hiểu vì lẽ gì mình bị bắt giam, mãi đến
mấy ngày sau mới rõ là do việc dân xin miễn xâu
tại Quảng Nam mà ông nghi ngờ là có nhúng tay xúi
giục. Tòa án Nam triều tỉnh Quảng Nam kết
tội các thân sĩ là "hô hào dân trí cổ võ dân
quyền" chính là mầm mống xúi dân làm
loạn. Án lịnh được thi hành và ngày
mồng 8 tháng 8 năm Mậu Thân (1908) những
chuyến tàu đưa các thân sĩ đày ra Côn
đảọ Riêng Trần Cao Vân còn phải chờ
điều tra bổ túc ở hai tỉnh Bình Định
và Phú Yên, rồi cũng bị kết án chung thân
khổ sai đày ra Côn đảo vào năm sau,
tức năm Kỷ Dậu (1909). Lần ra đi này không
giống như những lần trước, vì bản
án "Chung thân khổ sai" (Nhưng về sau
được ân xá và ông chỉ ở tại Côn
đảo 6 năm thôi). Nghĩ đến tiên đồ
tổ quốc, đến vận nước khinh nguy,
nghĩ đến ngày mai đen tối của dân
tộc, Trần Cao Vân vô cùng đau đớn. Hai bài
thơ dưới đây nói lên tấm lòng người
thương nước mến dân trong những ngày
bị lưu đày nơi hải đảo:
Bài Thứ nhất
Vấn dư hà sự đáo Côn Lôn ?
Tứ vọng thương mang ỷ ngục môn
Trung quốc vị thù nam tử trái
Hiếu gia du hám lão thân tồn !
Ngư thơ hải ngoại truyền tâm huyết,
Kình hống thiên biên tỉnh mộng hồn.
Hồng Lạc hôi tư khai Việt tổ,
Thử thân thệ hữu thử kiền khôn
Dịch Nôm:
Có gì ta lại đến Côn Lôn ?
Trời bể mênh mang tựa ngục trông.
Thù nước chưa nguôi cơn báo phục,
Thảo thân khôn thấu nỗi hàn ôn !
Cá đi muốn gởi lời tâm huyết,
Sóng vỗ như khuya giấc mộng hồn.
Nhớ tổ Lạc Hồng công dựng nước,
Thân này thệ nguyện với kiền khôn !
Bài Thứ nhì
Phương châm vị định thốn tâm huyền,
Đa tích nhiệt thành dĩ hữu niên,
Bất đáo Côn Lôn chân lạc địa,
Yên trí hoàn hải đại toàn thiên.
Ngô đồ lạc lạc hưu đa thán,
Tạo chủ thương thương tự hữu quyền
Tối thị anh hùng ma luyện xứ
Cổ kim kỳ cục hựu kỳ duyên
Dịch nôm
Phương châm chưa định dạ chưa yên,
Tâm sự bao năm chửa phỉ nguyền.
Chẳng đấn Côn Lôn nơi thắng cảnh,
Biết đâu hoàn hải cõi toàn thiên
Khuyên cùng bè bạn đừng ta thán,
Đã có cao xanh tự chủ quuyền.
Rèn đúc anh hùng đây đã sẵn,
Nghìn xưa kỳ cuộc cũng kỳ duyên
(bản dịch của Hành Sơn)
Sau đây là những bài thơ của Trần Cao Vân
còn lưu lại:
Vịnh Bà Cờ Thắng
Đừng quen pháo mạnh vọt ngang cung,
Mệnh tướng truyền ra sĩ vẫy vùng.
Voi ngự thân chinh toan mở nước,
Binh triều ngự giá giục sang sông.
Xe liên vạn sát kinh tài cả,
Mã nhựt song trì mặc sức tung.
Sau trước trong tay rành rỏi nước,
Cờ cao Hán tổ đễ đua cùng.
Vịnh Hòn Ông, Hòn Bà
(Tại tỉnh Phú Yên (Trung Việt) có hai quả núi
cao vút, sừng sững dối nhau, tục gọi là
"Hòn chồng Đực, Hòn chồng Cái" hay
"Hòn Ông, Hòn Bà". Trần Cao Vân lấy tên núi
ấy làm 8 câu thơ dưới đây:
Đất nén trời nung khéo định đôi,
Hòn chồng Đực, Cái, sánh hai ngôi
Ông xây nên đống cây trồi mụt,
Bà đúc y khuôn đá mọc chồi.
Mây núi phủ giăng màn tịnh túc,
Nước khe hầu rót chén giao bôi.
Non thề giai lão trơ trơ đấy,
Gió chẳng lung lay sóng chẳng nhồi
Vịnh con tôm
Loài ở nghe lộn bùn mọc râu,
Ngo ngoe có biết mốc gì đâu ?
Cong lưng cứ ỷ tài đâm bắn,
Ló mặt khôn dò lạch cạn sâu,
Ngoài ủ lom xom càng múa gọng,
Trong oi sùn sụt đít co đầụ
Dỡn rồng ta bảo đừng quen thói,
Một nhũi là xong lựa, tát câu
Vịnh vợ chồng lái đò
Mặc ai chài lưới chẳng thèm lo,
Chưa gặp thời âu tạm chống đò.
Sông rộng lão toan cầm lái vững,
Lạch sâu mụ hãy cắm sào dò.
Dân trời đưa rước ngày thong thả,
Lộc nước ăn nhờ bửa ấm nọ
Buồm thuận gió hồng khi đỗ bến,
Vợ chồng một giấc ngáy kho khọ
Vịnh Hòn Vay, Hòn Trả
(Hòn núi này tại tỉnh Phú Yên Trung Việt)
(Hòn núi này tại tỉnh Phú Yên Trung Việt)
Ai nhủ hỏi đòi khéo lá lay
Ở qua Hòn Trả bởi vì Vay,
Tờ mây bóng rợp bà so chỉ,
Nợ nước ơn đền ông phủi taỵ
Ngày tháng rảnh chân muốn cụm bước,
Cỏ cây dâng lộc bốn mùa thaỵ
Khách giang hồ những tha hồ mượn,
Lân Hải Vân rồi đó sẽ haỵ
Vịnh ông trời n... c... (Động cỡn)
(Nguyên tại Phú Yên vào khoảng cuối tháng ba tiết trời nắng hạn, ít khi mưạ Mùa này nông dân gặt lúa đem về phơi để đổ vào bồ. Vì biết trời không mưa, nên họ phơi lúa bừa bãi khắp nơị Một hôm, bỗng nhiên trời mưa làm ướt tất cả lúa thóc. Nhiều người cộc cằn thô lỗ đã buộc miệng ó lên: Ông trời n... c... Bấy giờ Trần Cao Vân đang ngồi giảng sách cho học trò, nghe câu nói tục tằn, nhưng xét ra có triết lý thú vị, ông liền muợn đầu để làm bài thơ Đường luật)
(Nguyên tại Phú Yên vào khoảng cuối tháng ba tiết trời nắng hạn, ít khi mưạ Mùa này nông dân gặt lúa đem về phơi để đổ vào bồ. Vì biết trời không mưa, nên họ phơi lúa bừa bãi khắp nơị Một hôm, bỗng nhiên trời mưa làm ướt tất cả lúa thóc. Nhiều người cộc cằn thô lỗ đã buộc miệng ó lên: Ông trời n... c... Bấy giờ Trần Cao Vân đang ngồi giảng sách cho học trò, nghe câu nói tục tằn, nhưng xét ra có triết lý thú vị, ông liền muợn đầu để làm bài thơ Đường luật)
Từ xưa Thái cực đúc nên hòn,
Mới biết ông trời c... thẳng bon.
Gù mông vổng nằm nang gốc bể,
Ngũ mây sựng đứng trất đâu non.
Nhởn nhơ đì gió trên qua lại,
Thấp thoáng mườn trang ghẹo méo tròn.
Hang nguyệt ước rờ cha chả sướng.
Đẻ vua rồi lại chán tội con.
Gởi cho bà Trần Cao Vân
Xe trở bánh gần hết khúc co,
Trông chồng chi lắm mặt buồn teo,
Thân chàng chắc vững không nao núng,
Dạ thiếp đừng lo chú mẻo meo.
Trướng liễu xũ màn khuyên hãy giấc,
Vườn đào sẵn giếng để rồi gieo,
Thung dung mặc sức cùng nhau sẽ.
Chót núi thôi đừng ngó mỏi nheo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét