Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Đại Hội Đảng Dân Chủ

 
Đảng Dân Chủ ngày 04/09/2012 đã khai mạc Đại hội toàn quốc bốn ngày, tại Charlotte (bang North Carolina), với khoảng 6000 đại biểu tham dự. Ngày 1 khai mạc “CarolinaFest 2012,” vừa mừng lễ Lao Động vừa mừng đại hội đảng có mời công chúng tham dự. Ngày 2, Chủ tịch Đại hội, ông Antonio Villaraigosa, Thị Trưởng TP Los Angeles tuyên bố chính thức khai mạc. Ngày 3, các đại biểu chọn ứng cử viên tổng thống cho Đảng. Ngày 4, Tổng thống Barack Obama chấp nhận sự đề cử của Đảng, có mời công chúng tham dự.

Nhìn chung, đại hội đảng Dân Chủ chú ý nhiều vào hai thành phần cử tri: người Mỹ gốc Hispanics và phụ nữ qua hai dấu chỉ cử tri là Thị Trưởng Los Angeles gốc Hispanics Villaraigosa làm trưởng ban tổ chức, đọc diễn văn khai mạc. Còn Bà Julian Castro, thị trưởng thành phố San Antonio, thuộc tiểu bang Texas trình bày cương lĩnh của đảng.Và Bà Michelle Obama Đệ nhứt phu nhân giới thiệu chồng mình là TT Obama. Một điểm giống Đại Hội Đảng Cộng Hoà dành cho phu nhân của ứng cử Mitt Romney, là Bà Ann Romney giới thiệu Ô. Romney. Cả hai vị nữ lưu này tỏ ra xuất sắc, làm rung động lòng phụ nữ Mỹ, nhân bản hoá, bình dân hoá chồng mình, làm đẹp hình ảnh chồng rất “người”, rất tốt đối vơi gia đình. Đông Tây gặp nhau “tề gia”, là điều kiện tiên quyết cho việc trị quốc và bình thiên hạ.

Sau Bà Obama, Cựu TT Bill Clinton dùng tất cả lão luyện chánh trị khi ăn nói, hào quang uy tín làm ngân sách thặng dư của Ông và 50 phút của đại hội để giói thiệu, biện minh, binh vực cho TT Obama, coi Obama là ngọn “lửa thiêng (feu sacré) của Mỹ” và kêu gọi dân chúng Mỹ gia hạn “họp đồng” 4 năm nữa cho TT Obama để hoàn thành sứ mạng.

Ngay sau khi Bill Clinton chấm dứt bài diễn văn với nhiều chỗ ứng khẩu, Tổng thống Obama xuất hiện trên sân khấu .Ô. Obama chính thức chấp nhận sự đề cử của đảng Dân Chủ để ra tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Và hết sức thực tế và thực dụng, trong bài diễn văn nhận sự đề cử, Ông lên tiếng kêu gọi các ủng hộ viên đoàn kết sau lưng ông trong hai tháng chót của cuộc vận động tranh cử.Ông nói: “Xin nước Mỹ hãy nhớ rằng các vấn đề của chúng ta có thể được giải quyết. Các thách thức của chúng ta có thể được đáp ứng. Con đường chúng ta đưa ra có thể khó khăn hơn, nhưng nó dẫn tới một nơi chốn tốt đẹp hơn. Và tôi xin quý vị hãy chọn tương lai đó.”Ông Obama bênh vực thành tích của ông về chính sách đối ngoại, kết thúc cuộc chiến tranh ở Iraq, việc triệt thoái đã được hoạch định cho lực lượng Hoa kỳ tại Afghanistan và sứ mạng của biệt kích đã hạ sát thủ lãnh al-Qaida Osama bin Laden.

Còn Ô. Joe Biden, ứng cử viên Phó Tổng Thống cùng liên danh với Ô Obama ca ngợi sự can trường của Tổng thống Obama trong việc chấp thuận sứ mạng hạ sát Osama bin Laden và quyết định cứu nguy cho công nghiệp sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ.

Sau hai đại hội đảng, còn 60 ngày nữa là bầu cử, thăm thăm dò cho thấy cuộc chạy đua vẫn khít khao, hứa hẹn một cuộc tranh cử đầy quyết liệt. Cả hai ứng cử viên sau đại hội đều tức khác lao vào con đường vận động. Cả hai đều tập trung nỗ lực và tiền bạc đổ vào vận dộng tại khoảng một chục các tiểu bang được gọi là “chiến trường” gay cấn, gồm đa số cử tri độc lập, chưa chọn ai, quyết định giờ chót về lá phiếu của họ là giọt nước tràn thắng cử của một trong hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử vào ngày 6 tháng 11 tới đây.

Thói thường người làm thường bi khuyết điểm hơn người không làm. TT Obama là một vị tổng thống đương nhiệm tái tranh cử nên có những thất thế do việc nắm chánh quyền dễ bị khuyết diểm hơn người đối lập. TT Obama cần phải giải toả để lấy lòng cử tri. Tạm lấy phân tích của báo Figaro của Pháp - hy vọng ít nhậy cảm hơn báo Mỹ- TT Obama qua gần 4 năm nhiệm kỳ đầu có một vài mặt yếu là những thách thức Ông khi tranh cử. Thói thường trong chánh trị yếu của người này là mạnh của đối thủ dể tấn công. Cộng Hoà đối lập thọc mũi dùi chánh để tấn công. TT Obama phải khắc phục, hoá giải.TT Obama phải tạo lại một niềm tin cho tương lai sán lạn sau 4 năm kinh tế trì trệ chưa phục hồi, thất nghiệp còn ở mức 8% trở lên, tái động viên khối cử tri đã tùng bỏ phiếu cho Ông hồi năm 2008. Nghiệp đoàn, công nhân đang tỏ ra chán Ông, cho rằng 4 năm qua TT Obama không đủ quan tâm đến họ. Lớp trẻ cũng vậy, thấy khẩu hiệu Change do TT Obama đưa ra trong kỳ tranh cử 2008 mà họ ủng hộ, chỉ vẫn là khầu hiệu trong 4 năm Ông nắm chánh quyền Mỹ. Quan trọng nhứt là phải lôi cuôn, chiêu dụ lại cử tri độc lập, tiêu biểu là ở 10 tiểu bang tranh chấp gay go. Ngoài ra TT Obama còn phải chứng tỏ mình là một người làm hay chớ không phải nói hay, khác với thời tranh cử 2008, cử tri chưa biết hành động của Ông nên chưa so sánh được về mặt này của TT Obama.

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ kỳ này hai đảng chú trọng nhiều về nội địa hơn ngoại vụ. Vấn đề TC không dược ghi trong cương lĩnh 4 năm của hai Đảng, không là dề tài chánh thức của hai ứng cử viên. Nhưng TC là vấn đề không nhỏ trên đường tranh cử của hai ứng cử viên.

Nhìn chung hai ứng cử viện Obama và Romney đều chống TC. Trung Cộng bó tay không sử dụng đươc chiến thuật cổ điển, lợi dụng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để phân hoá hai đảng, hai ứng cử viên, theo kiểu tạo diểu kiện cho ngao duật tương tranh để TC là ngư ông đắc lợi. TC không ngăn được chiến lược Mỹ do TT Obama thực hiện, là trở lại Á châu, bao vây quân sự và cô lập kinh tế của TC, ngăn chận đà bành trướng của TC ở Á châu Thái bình dương.

Hai đảng đều chống TC. Cộng Hòa chống còn mạnh mẽ hơn đảng Dân Chủ nữa. Cả hai ứng cử viên đều cam kết có thái độ cứng rắn hơn với TC. Obama hay Romney ai đắc cử, TC cũng bị bao vây quân sự và kinh tế, không cho TC thao túng tiển tệ, cướp công ăn việc làm, và sở hữu trì thức của Mỹ nữa.

Sẽ thiếu nếu không nói đến Việt Cộng.. Vấn đề nhân quyền VN không thấy trong đề cương đảng và đề tài tranh cử của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ. Nhưng trên thực tiễn tình hình bang giao và giao thương cũng như phát triển đối tác chiến lược giữa Washington và Hà nội, vấn đề nhân quyền VN là trở ngại then chốt. Từ Hành Pháp dến Lập pháp Mỹ đều quan tâm.

Phải chăng là sự thiếu sót của người Mỹ gốc Việt, chưa biết phân thân đi vào dòng chính chánh trị bầu cử của hai Đảng, hai ứng cử viên. Số phiếu của người Mỹ gốc Việt, các ứng cử viên và chánh trị gia Mỹ còn coi như chưa đáng kể. Dân cử gốc Việt Mỹ ở hạ tầng cơ sơ như hội đồng thành phố Mỷ, quận hạt Mỹ và cử tri Mỹ gốc Việt chưa có tổ chức để “ trao đổi”với hai ứng cử viên. Chưa khai thác được giá trị của số phiếu thiểu số giọt nước tràn. Theo phân tích của Gs Nguyễn thanh Trang, Cựu Phụ tá Viện Trưởng Đại Học Huế, Mạng Lưới Nhân Quyển VN trụ sở tại Mỹ tên truyền hình VHN – TV, trong kỳ bầu cử TT Bush thắng ở Florida, Ô Bush hơn Ô Al Gore ở tiểu bang này có 5000 phiếu của cử tri dân chúng, nên Ông Bush nhận được toàn bộ số cử tri đoàn của TB Florida. Và vì thế thắng Ô Al Gore không phải vì nhiều phiều quần chúng mà nhờ nhiều phiếu cử tri đoàn hơn Ô Al Gore. Trong số 5000 phiếu mà TT Bush nhờ nó để thắng Ô Al Gore về phiếu cử tri đoàn toàn quốc, trong đó đại đa số là phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt bỏ cho Ô Bush. Tại Florida lúc bấy giờ người Mỹ gốc Việt có khoảng 9.000 cử trị, đa số dồn cho Ô Bush.

Do vậy muốn tự do, dân chủ, nhân quyền mau thành tựu cho đống bào chúng ta ở VN, người Mỹ gốc Việt cần có tổ chức và đoàn kết “trao đổi” với ứng cử viên, chớ không bỏ “phiếu chùa” nữa. Và phải đi bầu, bầu đông, tăng cao tỷ lệ bầu cử. Chánh trị gia dân cử ở Mỹ nhìn sức mạnh cộng đồng của người Mỹ gốc Việt qua tỷ lệ cử tri gốc Việt đi bầu, chớ không phải qua số đông mà đứng bên lề các cuộc bầu cử ở Mỹ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét