Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-07-25
Tình trạng công an nhân dân hành dân, tra tấn, thậm chí đánh chết
dân tiếp diễn – nói theo lời blogger Mẹ Nấm – với tần suất “ngày càng
dày và đặc”.
File photo
Công an nhân dân (ảnh minh hoạ)
Nhưng điều mà công luận thắc mắc là có bao nhiêu người thuộc lực
lượng mệnh danh bảo vệ luật pháp và tính mạng nhân dân lại đánh chết dân
đã thực sự bị đưa ra công lý ? Thanh Quang trình bày tình hình này sau
đây:
Từ công an...
Sau khi anh Nguyễn Công Nhật bị công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương đánh chết vào tháng Tư năm 2011, rồi gán cho là nạn nhân tự sát,
người vợ đau khổ Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho tới giờ vẫn không đến được
với công lý, và tiếp tục cùng người thân sống trong tình cảnh đau đớn
tột cùng, như chị bày tỏ:
Bây giờ mỗi lần thấy cảnh tượng ba mẹ ngồi cầu nguyện cho con được
siêu thoát, ba mẹ khóc khi nhớ con. Mỗi lần về nhà, tôi cố gắng làm sao
cho không khí gia đình vui lên, nhưng mà những giọt nước mắt cứ rơi
hoài. Chịu không nỗi. Và nhìn những hình ảnh ấy đau lòng quá. Cả gia
đình, mỗi lần nói chuyện này ra, ai cũng khóc hết.Tôi không biết những
người giết hại chồng tôi như vậy, họ có hiểu
Báo chi thường xuyên có tin công an coi thường luật pháp. RFA file
thấu là lỡ như gia đình họ bị giết hại như vậy thì họ có đau như vậy hay không ?
Từ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, ông Nguyễn Quang Phục cũng mãi uất ức
khi con trai ông là Nguyễn Quốc Bảo chết tại đồn công an quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội hồi tháng 3 năm 2010 mà những phần tử mệnh danh bảo vệ
tính mạng người dân giải thích là do nạn nhân đập đầu vào ghế để chết.
Và cho tới giờ, những kẻ thủ ác vẫn bình an vô sự:
Nhưng chính những hành động đàn áp của CA như vậy là do nhà nước, những người lãnh đạo bày cho họ, do những người lãnh đạo sử dụng các phần tử gọi là “quần chúng tự phát”, tức CA giấu mặt để đàn áp dân chúng... Chưa bao giờ số người dân bị CA giết chết nhiều như vậy.Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Mặc dù giám định pháp y công nhận con trai tôi đã chết nhanh, chết
không kịp ngáp, tại cơ quan CA quận hai Bà Trưng, nhưng họ không bao
giờ công nhận sai phạm, mà họ bảo con trai tôi chết trên đường tới bệnh
viện. Cho nên để rút kinh nghiệm, để đi tìm sự thật, công lý ở đâu, thì
có lẽ chúng ta phải hỏi ông Trời. Hoặc chúng ta phải hỏi các cơ quan
chính đảng của ta đã bảo vệ được cái quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân chưa ? Và pháp luật của nước VN này đã bảo vệ quyền và tình mạng của
người dân hay không ?
Hay Trịnh Kim Tiến từ Hà Nội cũng vừa lên tiếng với Đài ACTD về hoàn
cảnh chết oan của bố cô, ông Trịnh Xuân Tùng hồi tháng Hai, năm ngoái.
Và sát thủ Nguyễn Văn Ninh, nguyên trung tá CA, chỉ lãnh 4 năm tù cho
một mạng người trong khi những dân phòng, công an liên hệ thì được bình
an. Trịnh Kim Tiến cho biết:
Cái chết của bố tôi thì họ cho là bố tôi chống người thi hành công
vụ. Bố tôi năm nay đã 54 tuổi, tay không hề có vũ khí, ngồi trước mặt
là một trung tá an ninh và giữa công an, dân phòng như thế, thì tôi
không hiểu bố tôi dùng cái gì mà gọi là chống người thi hành công vụ.
Hàng chục trường hợp tử vong tại đồn công an trong vài năm nay có lẽ
là một trong những lý do để tác giả Mai Thanh Hải, qua bài “ Chuyện kín
của công an”, không khỏi thốt lên rằng “Dạo này cứ mở báo, thấy 2 chữ "Công an" là y như rằng có chuyện”.
Nhà báo Mai Thanh Hải cũng không quên nhắc đến “cái gọi là ‘biện pháp
nghiệp vụ’ của ngành cộng an” - mà nói thẳng ra là “đánh người, và
“nhiều chú giỏi và rành rẽ nghiệp vụ này đến mức có thể nói: ‘ăn vào
trong máu’…nhiều chú lâu lâu không được đánh người là…nhơ nhớ”. Blogger
Mai Thanh Hải quả quyết rằng các chú CA “được quán triệt, chỉ đạo rất kỹ
và ‘bật đèn xanh’ sáng quắc, kiểu như ‘thoải mái đánh, thoải mái bắt’”.
Nếu không – nguyên văn lời tác giả, “bố thằng nào dám mạnh tay như
thế”.
Một vài lối hành xử của công an nhân dân.RFA file
Nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva cũng lên tiếng:
Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng CA lộng quyền đến như thế. Vì sao
? Vì nhà nước, những người lãnh đạo cho quyền CA được làm như thế thì
họ mới có thể làm. Nhà nước bây giờ xử màu mè một vài vụ vì quá sợ những
ảnh hưởng gây ra bất bình bùng nổ. Nhưng chính những hành động đàn áp
của CA như vậy là do nhà nước, những người lãnh đạo bày cho họ, do những
người lãnh đạo sử dụng các phần tử gọi là “quần chúng tự phát”, tức CA
giấu mặt để đàn áp dân chúng. Đó là cái gì ? Là sự khuyến khích của nhà
nước dẫn tới tình trạng CA hành hung người dân. Chưa bao giờ số người
dân bị CA giết chết nhiều như vậy.
...đến côn đồ
Khi nghĩ về ngành công an, tác giả Minh Đoàn không khỏi nêu lên một
loạt câu hỏi: Phải chăng những hành động vô nhân một cách “bộc phát, hồn
nhiên, vô tư” ở một số nhân viên công an xuất phát từ khâu tuyển chọn,
đào tạo, giáo dục, rèn luyện của ngành công an ? Phải chăng đã có sự xoá
nhoà, đánh đồng giữa người dân vô tội và kẻ phạm tội qua ý thức, cái
nhìn của nhiều công an ? Phải chăng thói bạo hành, trấn áp, đánh người
đã trở nên quen tay, trở thành nhu cầu, trở thành thành tích của công an
khiến họ không còn phân biệt được đâu là người dân cần phải tôn trọng,
lễ phép, và đâu là kẻ thù cần phải kiên quyết, khôn khéo ? Và tác giả
không quên lưu ý rằng trên thế giới này không ai gọi công an là công an
nhân dân như ở VN cả.
Phải chăng thói bạo hành, trấn áp, đánh người đã trở nên quen tay, trở thành nhu cầu, trở thành thành tích của công an khiến họ không còn phân biệt được đâu là người dân cần phải tôn trọng, lễ phép, và đâu là kẻ thù cần phải kiên quyết, khôn khéo ?tác giả Minh Đoàn
Tác giả Nguyễn Ngọc Già, qua bài “Đàn áp có cần văn hoá không ?”,
cũng nêu lên một loạt câu hỏi và tự trả lời, rằng “Những họng súng chĩa
thẳng vào mình, có sợ không? Có. Còng số tám, dùi cui, nhà tù, có sợ
không? Có. Nhưng điều chúng tôi sợ nhất, mà không, chúng tôi ghê tởm
nhất, chính là “văn hóa đàn áp”. Nó đã ngày càng trở nên ghê rợn như
người Việt Nam đang sống giữa rừng già thâm u – nơi “ánh sáng văn hóa”
chưa bao giờ rọi tới!”
GS Nguyễn Hưng Quốc nhận thấy “công an và côn đồ trấn áp nhân dân,
đạp vào mặt nhân dân, còng tay nhân dân đẩy lên những chiếc xe bít bùng
rồi chở đến đồn công an hoặc chuyển thẳng đến các trại phục hồi nhân
phẩm, ném vào túi nhân dân những chiếc “bao cao su đã qua sử dụng” để có
cớ bắt bớ,vu cho nhân dân tội “trốn thuế” để đẩy họ vào tù, đánh nhân
dân đến gãy cổ hoặc chết thê thảm rồi hô hoán lên là nhân dân tự tử. GS
Nguyễn Hưng Quốc nhân tiện lưu ý rằng việc giới cầm quyền đặt “điều
kiện” đổi chác với công an: “Còn đảng, còn mình”, bỏ mặc công an “làm
thánh làm tướng gì cũng được miễn là đừng quay súng lại về hướng họ” thì
cuối cùng rồi, công an biến thành một đám kiêu binh như cuối thời Lê
Trịnh ngày xưa.
Khi đề cập tới “Công an Hưng Yên” đàn áp đẫm máu dân oan ở đó, tác
giả Mai Thanh Hải nhận xét rằng bây giờ có nhiều gia đình, thậm chí gia
đình ngay trong ngành công an, cũng từ chối, không cho con cháu theo
ngành này, một ngành mà “cứ nói đến là có chuyện xấu”, “một ngành mà khi
nói đến, người dân ác cảm trong từng lời nói, hành động”.
Tác phong và hành động của công an như vậy có lẽ là một lý do khiến
nhà thơ Lê Hoài Nguyên, từng là đại tá công an, sáng tác bài “Cái giây
phút ấy’, qua đó, ông mô tả những phần tử lẽ ra phải “vì nước quên thân,
vì dân phục vụ” lại “như một bầy chó dữ”, “sẵn sàng nhảy vào cấu xé
nhân dân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét