“Ngày xưa, có một người làm công việc thu thuế, nhà rất giàu. Hắn ta
rất độc ác… Hắn luôn tìm đủ mọi cách để lấy được nhiều tiền bạc từ những
người nông dân đến nộp thuế cho hắn… Một hôm có một bác nông dân dến
xin khất hắn sang lần khác nộp tiền vì trong nhà bác không còn đến một
hột gạo mà ăn. Bác năn nỉ đến gẫy lưỡi hắn mới chấp nhận.
Bác nông dân ra về nhưng vô ý đánh rơi một đồng tiền vàng, nhiều gấp bao nhiêu lần số tiền bác phải nộp thuế. Hắn nhìn thấy bèn lấy chân dẫm lên và tự nhủ: “Cho mày chết, có tiền không chịu nộp thì ông lấy hết”. Bác nông dân ra khỏi cửa thấy mất tiền liền quay lại hỏi. Hắn nói: “Mày mà cũng có tiền để rơi ở cửa quan à? Thôi xéo đi cho khuất mắt”. Bác nông dân cố nài nỉ: “Đó là tiền người ta nhờ tôi mua thuốc, ông có nhặt được làm ơn cho tôi xin”. “Ta mà thèm sờ vào đồng tiền bẩn thỉu của nhà ngươi à? Thôi cút ngày”. Bác nông dân không biết làm thế nào đành lủi thủi ra về…
Trời lũ lụt mất ba hôm, tên thu thuế không về nhà được đành phải ở lại
nơi làm việc. Khi trời quang mây tạnh, hắn quay về nhà và thấy vợ hốc
hác, đầu bù tóc rối. Nhà cửa lung tung, lộn xộn. Hắn rất ngạc nhiên và
hỏi vợ: “Con đâu, mình?”. Vợ hắn trả lời: “Con chết rồi”. Hắn hét lên:
“Chết rồi, tại sao nó chết, ôi đứa con trai bé bỏng yêu quý của ta, tại
sao nó chết?”. Vợ hắn đau khổ trả lời: “Trước khi bão lũ, con mình bị
ốm, em đã nhờ bác hàng xóm đi mua thuốc hộ. Em biết bác ấy không ưa anh
nên dặn với vợ bác ấy đừng bảo là em nhờ. Nhưng không hiểu sao, bác ấy
bảo rằng, bác ấy đánh mất tiền ở chỗ làm việc của anh. Sau đó bão lũ
quá, em không thể mua thuốc cho con, nó ốm nặng quá và đã chết…”Bác nông dân ra về nhưng vô ý đánh rơi một đồng tiền vàng, nhiều gấp bao nhiêu lần số tiền bác phải nộp thuế. Hắn nhìn thấy bèn lấy chân dẫm lên và tự nhủ: “Cho mày chết, có tiền không chịu nộp thì ông lấy hết”. Bác nông dân ra khỏi cửa thấy mất tiền liền quay lại hỏi. Hắn nói: “Mày mà cũng có tiền để rơi ở cửa quan à? Thôi xéo đi cho khuất mắt”. Bác nông dân cố nài nỉ: “Đó là tiền người ta nhờ tôi mua thuốc, ông có nhặt được làm ơn cho tôi xin”. “Ta mà thèm sờ vào đồng tiền bẩn thỉu của nhà ngươi à? Thôi cút ngày”. Bác nông dân không biết làm thế nào đành lủi thủi ra về…
Hắn đứng như trời trồng, mặt xanh mét không nói được câu nào…
Các đệ tử của thiền sư nhao nhao phát biểu.
- Đáng đời, đồ cái thằng độc ác!
- Cho mày chết, tham cho lắm vào!
Riêng một một đệ tử trẻ tuổi ngồi suy tư rồi quay sang thì thầm với bạn: “Tội nghiệp thằng bé quá. Nó còn quá nhỏ để gánh chịu việc làm sai lầm của bố nó. Tại sao người ta lại bắt nó chết như vậy? Có tàn nhẫn quá không hay đó quả thật chỉ là một sự tình cờ…?”.
- Đáng đời, đồ cái thằng độc ác!
- Cho mày chết, tham cho lắm vào!
Riêng một một đệ tử trẻ tuổi ngồi suy tư rồi quay sang thì thầm với bạn: “Tội nghiệp thằng bé quá. Nó còn quá nhỏ để gánh chịu việc làm sai lầm của bố nó. Tại sao người ta lại bắt nó chết như vậy? Có tàn nhẫn quá không hay đó quả thật chỉ là một sự tình cờ…?”.
Ngày xửa ngày xưa, có một con chó nọ, vì sống mãi nơi đồng quê nên
một hôm cảm thấy chán và mơ ước được bay về thành phố giải trí.
Nó làm quen được với hai con vịt trời và tâm sự về ước mơ. Hai con
vịt trời đề nghị nó đi tìm một sợi dây dài và chắc chắn cột hai đầu vào
cổ hai con vịt, rồi nó ngậm ở giữa sợi dây. Hai con vịt trời sẽ bay về
thành phố và như thế nó cũng được bay luôn trên không về thành phố dạo
chơi một vòng. Thế là mọi sự đã được chuẩn bị chu đáo.
Hai con vịt trời và con chó bắt đầu chuyện phiên lưu. Nhưng khi đang bay thì có một con chó khác từ dưới đất nhìn thấy và lên tiếng hỏi với lòng đầy kính phục:
- Đây là sáng kiến của ai trong ba vị?
Con chó muốn dành cho mình mọi sự kính phục nên vội vàng mở miệng nói to:
- Đó là sáng kiến của chính tôi.
Nhưng nói chưa hết câu thì nó đã rơi xuống đất chết ngoẻo vì muốn khoe khoang mà quên không lo ngậm sợi dây.
Nhiều lần chúng ta cũng đã mở miệng nói vì ham danh vọng nên đã gây ra không biết bao tai hại cho chính bản thân và cho kẻ khác. Lòng ham danh vọng, ích kỷ và kiêu ngạo, là những tật xấu ăn rễ sâu trong bản tính tự nhiên của con người, rất khó chừa bỏ, đến độ thánh Phanxico De Sales đã nói như sau:
“Tính tự phụ kiêu căng nơi mỗi người chúng ta chỉ chết đi mười lăm phút sau khi ta đã chết. Hơn nữa, môi trường xã hội chung quanh xem ra không đề cao lòng quảng đại, vị tha, sự phục vụ khiêm tốn của anh chị em. Mà ngược lại có chứa những yếu tố có tính kích thích lòng ham danh lợi, tính tự phụ của mỗi người chúng ta. Nhiều lúc chúng ta bị cám dỗ muốn làm việc này việc nọ, muốn nói điều này điều khác, cốt chỉ để khoe khoang và mưu tìm danh vọng cho bản thân mà thôi “.
Và đó là chính chúng ta tự đào hố chôn mình, giống như con chó ham danh lợi trong ngụ ngôn trên. Tật xấu này không phải chỉ có nơi con người thời đại hôm nay mà thôi, nhưng còn có nơi con người thuộc mọi thời đại.
“Ai muốn nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Hai con vịt trời và con chó bắt đầu chuyện phiên lưu. Nhưng khi đang bay thì có một con chó khác từ dưới đất nhìn thấy và lên tiếng hỏi với lòng đầy kính phục:
- Đây là sáng kiến của ai trong ba vị?
Con chó muốn dành cho mình mọi sự kính phục nên vội vàng mở miệng nói to:
- Đó là sáng kiến của chính tôi.
Nhưng nói chưa hết câu thì nó đã rơi xuống đất chết ngoẻo vì muốn khoe khoang mà quên không lo ngậm sợi dây.
Nhiều lần chúng ta cũng đã mở miệng nói vì ham danh vọng nên đã gây ra không biết bao tai hại cho chính bản thân và cho kẻ khác. Lòng ham danh vọng, ích kỷ và kiêu ngạo, là những tật xấu ăn rễ sâu trong bản tính tự nhiên của con người, rất khó chừa bỏ, đến độ thánh Phanxico De Sales đã nói như sau:
“Tính tự phụ kiêu căng nơi mỗi người chúng ta chỉ chết đi mười lăm phút sau khi ta đã chết. Hơn nữa, môi trường xã hội chung quanh xem ra không đề cao lòng quảng đại, vị tha, sự phục vụ khiêm tốn của anh chị em. Mà ngược lại có chứa những yếu tố có tính kích thích lòng ham danh lợi, tính tự phụ của mỗi người chúng ta. Nhiều lúc chúng ta bị cám dỗ muốn làm việc này việc nọ, muốn nói điều này điều khác, cốt chỉ để khoe khoang và mưu tìm danh vọng cho bản thân mà thôi “.
Và đó là chính chúng ta tự đào hố chôn mình, giống như con chó ham danh lợi trong ngụ ngôn trên. Tật xấu này không phải chỉ có nơi con người thời đại hôm nay mà thôi, nhưng còn có nơi con người thuộc mọi thời đại.
“Ai muốn nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét