Trong nước đang bàn tán sôi nổi về
một vụ án văn học cực kỳ bê bối, một viện trưởng Viện Công nghệ Viễn thông thuộc
Trung tâm Khoa học Quốc gia sáng tác một tập 63 bài thơ, được một số quan chức
văn học hàng đầu đánh giá cực kỳ cao, tổ chức hội thảo linh đình, còn định đưa
ra quốc tế để ứng cử Giải Nobel Văn học.
Đó là ngài viện trưởng Hoàng Quang Thuận, đảng viên cộng sản, với thi phẩm Thi Vân Yên Tử, ra mắt bạn đọc từ cuối năm 1999, đã in được 25.000 bản, một kỷ lục về xuất bản, phát hành. Thi phẩm này đã được dịch ra tiếng Anh, Poetic Clouds of Yên Tử, và tiếng Pháp, Les Nuages Poétiques de Yên Tử.
Ngay từ năm 2001 tôi đã nhận được 1 cuốn sách của ông Thuận gửi tặng, thật là một giai phẩm về khoa học và nghệ thuật in ấn - trình bày, gồm cả 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp xen kẽ nhau, có 20 bức ảnh màu minh họa cảnh quan cả vùng Yên tử, có lời giới thiệu tán tụng lên tận trời xanh của nhà văn Ngô Văn Phú, cho rằng “những câu thơ có hồn của tác giả là nhờ lòng thành mà Phật độ cho anh”.
Ông Hoàng Quang Thuận kể lại rằng đêm đầu tiên ông đến thăm vùng này cùng một bạn
thơ, 2 người ngủ lại chùa trên núi cao, ông bỗng thấy mình cực kỳ hưng phấn,
nguồn thơ dào dạt, liền bảo bạn cho một tập giấy trắng, thế là ông được các đức
Phật, thần, thánh, tiên nhập vào ông, tự nhiên viết một mạch được đúng 121 bài
thơ theo kiểu Đường Thi, khi 4 câu, khi 6 hay 8 câu, sáng ra đọc lại không phải
sửa chữa gì nữa.Đó là ngài viện trưởng Hoàng Quang Thuận, đảng viên cộng sản, với thi phẩm Thi Vân Yên Tử, ra mắt bạn đọc từ cuối năm 1999, đã in được 25.000 bản, một kỷ lục về xuất bản, phát hành. Thi phẩm này đã được dịch ra tiếng Anh, Poetic Clouds of Yên Tử, và tiếng Pháp, Les Nuages Poétiques de Yên Tử.
Ngay từ năm 2001 tôi đã nhận được 1 cuốn sách của ông Thuận gửi tặng, thật là một giai phẩm về khoa học và nghệ thuật in ấn - trình bày, gồm cả 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp xen kẽ nhau, có 20 bức ảnh màu minh họa cảnh quan cả vùng Yên tử, có lời giới thiệu tán tụng lên tận trời xanh của nhà văn Ngô Văn Phú, cho rằng “những câu thơ có hồn của tác giả là nhờ lòng thành mà Phật độ cho anh”.
Tất cả các bài thơ đều tả lại cảnh quan cả vùng Yên Tử, nơi Vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng đi tu tại chùa này để trở thành Đức Thánh Trần linh thiêng, tả mây, núi, rừng cây, suối, thác và tâm tư thiền định thanh thoát của một tín đồ ngoan đạo.
Trên báo chí nhà nước và trong hội thảo, có nhiều lời ca ngợi hết mức, coi đó là thơ của Phật, của thánh, của thần, của tiên nhập thế, nhập thân vào nhà thơ Hoàng Quang Thuận, coi đó là thơ «thiêng», có giá trị độc đáo, trở thành tài sản quốc gia, xứng đáng giới thiệu đi ứng cử giải Nobel Văn học, chắc chắn sắp được Giải thưởng Văn học Quốc gia thời Đổi mới. Các vị chức sắc cấp cao của Bộ Ngoại giao tin đến sái cổ những áng thơ «thần thánh» trên đây, hứa sẽ đưa giới thiệu rộng ra khắp thế giới giai phẩm độc đáo này, để làm vẻ vang cho dân tộc.
Thế rồi bỗng dưng sấm nổ và sét đánh tơi bời. Cứ như thần thánh nổi cơn giận dữ. Một số nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận văn học am hiểu nhận xét cả 63 bài thơ trong tập Thi Vân Yên Tử đều ở mức trung bình, phần lớn lại phạm luật bằng trắc rất chặt chẽ của thơ Đường. Tư tưởng không có gì là thiền định cao sâu, toàn là chữ nghĩa sáo mòn, hình ảnh cũng khuôn sáo, thiếu cảm hứng riêng tư. Nghĩa là chất lượng rất non, rất xoàng, đúng ra là dưới mức trung bình.
Nhưng nghiêm trọng hơn nhiều là việc luật sư yêu văn thơ Minh Tâm từ trong Sài Gòn có trong tay một tài liệu ‘ Chùa Yên Tử: Lịch sử, truyền thuyết, di tích và danh thắng’ bỗng lên tiếng cho rằng phần lớn các bài thơ của ông Hoàng Quang Thuận là chép gần như y nguyên chữ nghĩa lấy ra từ bản tài liệu trên đây, do ông Trần Trương là Trưởng ban quản lý khu Yên Tử khởi thảo từ trước năm 1997.
Nói có sách mách có chứng, luật sư Minh Tâm liền công bố 25 đoạn tả cảnh Yên Tử trong tài liệu nói trên, tương ứng với 25 bài thơ của ông Hoàng Quang Thuận, để chứng minh rằng ông Thuận đã đạo thơ, nói thẳng ra là ăn cắp văn người khác làm thành thơ của mình, chứ không có chuyện thần thánh tiên Phật nhập vào ông, mà đây chỉ là trò đại bịp, mang tính chất lưu manh trong văn học.
Đến vậy mà vụ án văn học cực kỳ nhảm nhí và nhơ bẩn này vẫn chưa được hạ màn, kết thúc. Các quan chức cao cấp nhất trong Hội nhà Văn và trong Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật vẫn loanh quanh, ấm ớ, né tránh búa rìu của công luận, chống đỡ yếu ớt, cãi chày cãi cối rằng trong sáng tác nhiều khi có sự đồng cảm, chung ý chung lời,nhiều khi những tư duy lớn gặp và trùng hợp nhau, rằng chính ông Trần Trương không la lên là «Tôi bị ăn cắp!» thì ông Thuận không hề có tội.
Nhiều blog tự do cho biết ông Hoàng Quang Thuận cực giàu, nhờ doanh thu của công ty viễn thông nhà nước, còn do buôn thần bán thánh qua cuốn sách của ông giữa môi trường mê tín dị đoan đang lan tràn, chỉ vài đêm mà ông Thuận cùng tướng Hữu Ước thu được hơn 30 tỷ đồng.
Ông còn xem bói, lấy quẻ tử vi, chơi trò đồng bóng để lừa bịp công chúng rằng ông là người sống trong thế giới dương có quan hệ chặt chẽ đặc biệt với giới âm…rằng ai đọc sách ông sẽ được hưởng quả phúc, mọi sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc. Ông vẫn thản nhiên tự nhận là trong sáng, vô tư, minh bạch và lương thiện.
Nhân đây xin ghi lại 2 đoạn trích từ tài liệu về Yên Tử của ông Trần Trương và 2 bài thơ trong tập thơ của ông Hoàng Quang Thuận, để bạn đọc đánh giá một cách khách quan công bằng.
Đoạn văn của Trần Trương : “Cá tôm say nước nhảy lia thia, trăm hoa khoe sắc bên bờ suối, mới hay 9 suối chỉ chung một dòng; con suối chia cắt tuyến đường Nam Mẫu thành 9 đoạn”.
Bài thơ của Hoàng Quang Thuận: (Chín suối chung một dòng)
“Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối
Cá tôm say nước nhảy lia thia
Mới hay 9 suối chung dòng một
Đường đi Nam Mẫu suối cắt lìa”
Đoạn văn của Trần Trương:
”Những đêm trăng sáng, lên tháp ngắm trăng thật thú vị, trăng treo trên cành tùng, trăng rắc vàng trên cánh hoa đại sực nức hương và đính hạt sương đêm, Trăng gắn vào đỉnh tháp, mỗi bước trăng trôi, cảnh vật nơi đây lung linh huyền ảo”.
Bài thơ của Hoàng Quang Thuận: (Trăng Yên Tử )
“Trăng treo lơ lửng trên cành tùng
Trăng rắc vàng trên cánh hoa nhung
Sương đêm sực nức mùi hoa đại
Mỗi bước trăng trôi giữa núi rừng”
Với 2 thí dụ rành rành như trên mà họ còn không chịu nhận là đạo văn, là ăn cắp, là lừa bịp bạn đọc, là chơi trò ma quỷ, báng bổ cả thần thánh tiên Phật. Điều đáng sợ là trong một xã hội đảo điên, sấm sét trời rung đất chuyển của công chúng ngay thật vẫn không thức tỉnh nổi các nhóm quan chức mê muội vì quyền lực và tiền bạc.
Cũng thật may là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam chưa kịp gửi hồ sơ đi ứng cử giải Nobel Văn học thế giới.
Bùi Tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét