Mọi
chuyện khởi đầu chỉ vì thư email ông Cựu Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa của
tiểu bang California gửi ra. Lá thư -không dài cũng chẳng ngắn- mở đầu
bằng câu hỏi “Bà Rice cho chức thống đốc?”, đi kèm với 10 lý do để các
đại biểu trong bang phải suy nghĩ tại sao không yêu cầu bà Cựu Ngoại
Trưởng nhận lời tranh cử thống đốc cho tiểu bang đang giữ vị trí quan
trọng nhất nhì nước Mỹ về nhiều phương diện, từ chính trị, kinh tế,
thương mại cho tới cả ngoại giao.
Lá thư viết vội nhưng rất đầy đủ của ông Ron Nehring khiến mọi người nhớ lại điều họ đã và đang nghĩ đến. Từ lâu lắm rồi bà Condoleeza Rice được cả nước công nhận là một trong những nhà lãnh đạo sáng giá của Hoa Kỳ, chẳng ai ngạc nhiên khi nghe thấy trong hàng ngũ đại biểu kéo nhau về Tampa dự đại hội có người gọi bà là “báu vật” của đảng. Trong những ngày đầu của cuộc bầu cừ sơ bộ năm nay, tên bà đã được nhắc đến rất nhiều lần, và trong một vài cuộc thăm dò công luận chính cử tri Cộng Hoa cũng tin “sự xuất hiện của bà sew4 giúp giải quyết những đấu đá đang xảy ra giữa các ông mong trở thành chủ mới của Tòa Bạch Ốc”.
Điều đó có nghĩa là với một số không ít cử tri, bà Rice chính là người họ trông đợi.
Sự trông chờ của cử tri Cộng Hòa còn thể hiện rõ hơn ngay tại diễn đàn đại hội đảng mới kết thúc tối thứ Năm vừa rồi. Rất nhiều chính trị gia lẫy lừng được mời nói chuyện, nhưng không ai có những tràng pháo tay nồng nhiệt cho bằng bà qua bài nói chuyện mang nội dung trong 4 năm qua dưới quyền lãnh đạo của ông Barack Obama, vị thế chính trị của Hoa Kỳ trên bàn cờ thế giới ngày một kém đi, nhắc mọi người “nếu chúng ta không đóng vai trò lãnh đạo, sẽ có nước khác làm điều đó”. Đặc biệt hơn nữa: các tràng pháo tay cùng tiếng reo hò không ngớt tiếp tục kéo dài khi bà đã đọc xong bài phát biểu và đã rời khỏi sân khấu, buộc Ban Tổ Chức phải yêu cầu bà trở lại diễn đàn giơ tay chào mọi người một lần nữa, khiến chính ông Cựu Thống Đốc Jeb Bush phải công nhận “đó là điều hiếm có”.
Hiếm hơn nữa là khi bà bước ra chào mọi người lần thứ nhì, vẫn còn nhiều đại biểu đang giơ tay chùi nước mắt, không quên câu chuyện bà kể lại vài phút trước đó: chuyện của một cô bé da đen lớn lên ở miền Nam trong thời gian kỳ thị mầu da vẫn còn, cha mẹ “không thể dẫn con đi ăn nhà hàng hay đi xem xi nê ở những tiệm ăn hay rạp hát được dành riêng cho người da trắng”. Biết cô con gái của mình bị thiệt thòi, nhưng bố mẹ cô bé luôn luôn tin “một ngày nào đó nếu cô con gái của mình có quyền ngồi ăn cái hamburger ở cửa hàng tạp hóa Woolworth (chung với những người da trắng khác) thì con bé sẽ làm được tất cả mọi điều nó muốn, kể cả làm tổng thống”. Bà kết thúc câu chuyện có thật đó bằng câu “đứa bé gái đó là tôi, và cuối cùng con bé con da đen đó đã trở thành ngoại trưởng của nước Mỹ”.
Câu chuyện đó cộng với những gì bà đã làm trong hơn 20 năm qua, khởi đầu bằng vai trò của một chuyên gia về Liên Sô, sau đó là cố vấn hội đồng an ninh quốc gia và làm ngoại trưởng khiến mọi người tin “sớm muộn gì bà Rice cũng ra tranh cử”, chỉ không biết bà sẽ gật đầu làm ứng viên của tiểu bang California hay muốn tranh vai trò lãnh đạo của nước Mỹ. Chính những tờ báo được liệt trong danh sách nghiêng về phía Dân Chủ cũng phải nhìn nhận: chưa biết sau Tổng Thống Barack Obama sẽ là ai bên Dân Chủ nhưng “cánh Cộng Hòa chẳng phải tìm đâu xa vì đã có sẵn bà Rice”.
“Khả năng thì bà có thừa, nhưng điều khó khăn nhất là làm sao thuyết phục được bà nhận lời đề cử”, theo ông Pete Rogers, cựu thành viên quản trị của Ban Điều Hành Cộng Hòa Trung Ương. Từng có thời làm việc rất sát với các ủy ban tranh cử cấp quốc gia và địa phương, ông Rogers kể lại “bao nhiêu năm liền chúng tôi muốn đề nghị bà Rice nhận lời tranh một chức vụ dân cử nào đó” nhưng “chưa kịp bắn tiếng thì đã biết không thành công, biết thế nào bà cũng lắc đầu”.
Ông nhắc lại bà mới đọc bài phát biểu ở đại hội đảng tối hôm thứ Tư “đến trưa thứ Năm bà đã bảo với đài TV Bloomberg rằng có cơ hội được làm ngoại trưởng (dưới thời Tổng Thống George W. Bush) đã đủ rồi, không cần phải làm gì hơn nữa”. Trong cuộc phỏng vấn đó, bà còn nói “tôi không có máu làm chính trị, chỉ thích hoạch định chính sách và thực hiện chính sách thôi” và kết luận “tôi rất vui khi đi dạy học ở đại học Stanford”.
Câu nói đó chính là câu trả lời và một lần nữa xác nhận điều bà từng nói: chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tranh cử bất kỳ chức vụ dân cử nào, bất kể đó là chức vị tổng “thống” hay chức “thống” đốc tiểu bang. Trước và sau ngày gặp nhau ở Tampa bà vẫn nhất định nói không, cho dù biết tất cả những người trong đảng đều mong sẽ có ngày bà nghĩ lại.
© Nguyễn Văn Khanh
Lá thư viết vội nhưng rất đầy đủ của ông Ron Nehring khiến mọi người nhớ lại điều họ đã và đang nghĩ đến. Từ lâu lắm rồi bà Condoleeza Rice được cả nước công nhận là một trong những nhà lãnh đạo sáng giá của Hoa Kỳ, chẳng ai ngạc nhiên khi nghe thấy trong hàng ngũ đại biểu kéo nhau về Tampa dự đại hội có người gọi bà là “báu vật” của đảng. Trong những ngày đầu của cuộc bầu cừ sơ bộ năm nay, tên bà đã được nhắc đến rất nhiều lần, và trong một vài cuộc thăm dò công luận chính cử tri Cộng Hoa cũng tin “sự xuất hiện của bà sew4 giúp giải quyết những đấu đá đang xảy ra giữa các ông mong trở thành chủ mới của Tòa Bạch Ốc”.
Điều đó có nghĩa là với một số không ít cử tri, bà Rice chính là người họ trông đợi.
Sự trông chờ của cử tri Cộng Hòa còn thể hiện rõ hơn ngay tại diễn đàn đại hội đảng mới kết thúc tối thứ Năm vừa rồi. Rất nhiều chính trị gia lẫy lừng được mời nói chuyện, nhưng không ai có những tràng pháo tay nồng nhiệt cho bằng bà qua bài nói chuyện mang nội dung trong 4 năm qua dưới quyền lãnh đạo của ông Barack Obama, vị thế chính trị của Hoa Kỳ trên bàn cờ thế giới ngày một kém đi, nhắc mọi người “nếu chúng ta không đóng vai trò lãnh đạo, sẽ có nước khác làm điều đó”. Đặc biệt hơn nữa: các tràng pháo tay cùng tiếng reo hò không ngớt tiếp tục kéo dài khi bà đã đọc xong bài phát biểu và đã rời khỏi sân khấu, buộc Ban Tổ Chức phải yêu cầu bà trở lại diễn đàn giơ tay chào mọi người một lần nữa, khiến chính ông Cựu Thống Đốc Jeb Bush phải công nhận “đó là điều hiếm có”.
Hiếm hơn nữa là khi bà bước ra chào mọi người lần thứ nhì, vẫn còn nhiều đại biểu đang giơ tay chùi nước mắt, không quên câu chuyện bà kể lại vài phút trước đó: chuyện của một cô bé da đen lớn lên ở miền Nam trong thời gian kỳ thị mầu da vẫn còn, cha mẹ “không thể dẫn con đi ăn nhà hàng hay đi xem xi nê ở những tiệm ăn hay rạp hát được dành riêng cho người da trắng”. Biết cô con gái của mình bị thiệt thòi, nhưng bố mẹ cô bé luôn luôn tin “một ngày nào đó nếu cô con gái của mình có quyền ngồi ăn cái hamburger ở cửa hàng tạp hóa Woolworth (chung với những người da trắng khác) thì con bé sẽ làm được tất cả mọi điều nó muốn, kể cả làm tổng thống”. Bà kết thúc câu chuyện có thật đó bằng câu “đứa bé gái đó là tôi, và cuối cùng con bé con da đen đó đã trở thành ngoại trưởng của nước Mỹ”.
Câu chuyện đó cộng với những gì bà đã làm trong hơn 20 năm qua, khởi đầu bằng vai trò của một chuyên gia về Liên Sô, sau đó là cố vấn hội đồng an ninh quốc gia và làm ngoại trưởng khiến mọi người tin “sớm muộn gì bà Rice cũng ra tranh cử”, chỉ không biết bà sẽ gật đầu làm ứng viên của tiểu bang California hay muốn tranh vai trò lãnh đạo của nước Mỹ. Chính những tờ báo được liệt trong danh sách nghiêng về phía Dân Chủ cũng phải nhìn nhận: chưa biết sau Tổng Thống Barack Obama sẽ là ai bên Dân Chủ nhưng “cánh Cộng Hòa chẳng phải tìm đâu xa vì đã có sẵn bà Rice”.
“Khả năng thì bà có thừa, nhưng điều khó khăn nhất là làm sao thuyết phục được bà nhận lời đề cử”, theo ông Pete Rogers, cựu thành viên quản trị của Ban Điều Hành Cộng Hòa Trung Ương. Từng có thời làm việc rất sát với các ủy ban tranh cử cấp quốc gia và địa phương, ông Rogers kể lại “bao nhiêu năm liền chúng tôi muốn đề nghị bà Rice nhận lời tranh một chức vụ dân cử nào đó” nhưng “chưa kịp bắn tiếng thì đã biết không thành công, biết thế nào bà cũng lắc đầu”.
Ông nhắc lại bà mới đọc bài phát biểu ở đại hội đảng tối hôm thứ Tư “đến trưa thứ Năm bà đã bảo với đài TV Bloomberg rằng có cơ hội được làm ngoại trưởng (dưới thời Tổng Thống George W. Bush) đã đủ rồi, không cần phải làm gì hơn nữa”. Trong cuộc phỏng vấn đó, bà còn nói “tôi không có máu làm chính trị, chỉ thích hoạch định chính sách và thực hiện chính sách thôi” và kết luận “tôi rất vui khi đi dạy học ở đại học Stanford”.
Câu nói đó chính là câu trả lời và một lần nữa xác nhận điều bà từng nói: chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện tranh cử bất kỳ chức vụ dân cử nào, bất kể đó là chức vị tổng “thống” hay chức “thống” đốc tiểu bang. Trước và sau ngày gặp nhau ở Tampa bà vẫn nhất định nói không, cho dù biết tất cả những người trong đảng đều mong sẽ có ngày bà nghĩ lại.
© Nguyễn Văn Khanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét