Kính gửi:
- Toàn thể đồng bào Việt
Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ,
các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
Tổ Quốc Việt Nam đang lâm nguy vì dã
tâm xâm lược của Nhà cầm quyền Trung Quốc và vì thái độ “hèn với giặc, ác với
dân” của Nhà cầm quyền Việt Nam! Điều đó thấy rõ qua vô số sự kiện dồn dập gần
đây liên can tới quan hệ Trung-Việt.
Hiện tình quan hệ Việt Nam – Trung
Quốc:
Ngày 21-06-2012, Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa
thuộc chủ quyền nước Việt. Cùng ngày, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam,
ông Lương Thanh Nghị tuyên bố: “Đây là
một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt
Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển
kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc
tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và
trên thế giới”. Việc này đã kéo theo một chuỗi phản ứng như
sau:
1) Hành động xâm lược của phía Trung
Quốc:
+ Ngay trong ngày 21-06-2012, Quốc
vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “Thành phố Tam
Sa”, với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Cùng ngày, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Chí
Quân đã triệu tập đại sứ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thơ, yêu cầu phía Việt Nam
phải “chỉnh sửa ngay lập tức Luật Biển mới thông qua vì đã
vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc. Nó hoàn toàn vô giá trị, không có
hiệu lực. Hành động đơn phương của Việt Nam làm leo thang và phức tạp thêm tình
hình, vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa lãnh đạo hai nước cũng như tinh thần
Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC.”
+ Ngày 23-06-2012, Tổng công ty Dầu
khí Hải Dương - Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên thông báo mời thầu quốc tế, với 9
lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Nơi gần nhất chỉ cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 13 hải lý và cách bờ biển
Việt Nam khoảng 60 hải lý.
+ Ngày
12-07-2012,
Trung Quốc đưa một đội tầu 30 chiếc, gồm một tầu hậu cần 3000 tấn và 29 tầu đánh
cá tiến vào khu vực đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. (Mặc dầu trước đó,
họ đã ngang ngược ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16-05-2012 đến
ngày 01-08-2012, lấy lý do “bảo
vệ hệ sinh thái và tài nguyên biển”). Đài
truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV tuyên bố: “Đây
là một cách thể hiện chủ quyền ở Nam Sa”.
Cùng lúc, báo Quân Giải Phóng Trung Quốc cho biết: “Sẽ thay thế 6 nhân sự cấp cao trong quân khu tỉnh
Hải Nam để ứng phó với tình hình căng thẳng ở biển Nam Hải”.
+
Ngày 20-07-2012 một tàu đổ bộ của Trung Quốc mang tên Ngọc Đình (072-II) số 934,
được trang bị ba khẩu pháo và một bãi đáp trực thăng, dùng để chở binh lính và
hàng hóa, đã xuất hiện tại bãi đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ lâu nay, những loại tầu quân sự chính thức hay trá hình của Trung Quốc như
thế đã thường xuyên bắt giữ ngư thuyền, tịch thu ngư cụ, cướp đoạt ngư phẩm và
đánh đập ngư dân Việt Nam (thậm chí còn bắt giam họ để đòi tiền chuộc) mà
hải quân Việt Nam chẳng bao giờ ra tay bảo
vệ!
+ Ngày
21-07-2012, tờ China Daily
đưa tin : “Ủy ban Quân sự trung ương Trung Quốc đã ủy quyền cho Bộ
chỉ huy quân khu Quảng Châu thành lập đơn vị đồn trú ở “thành phố Tam Sa”. Đơn
vị này tương đương cấp phân khu, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động quốc phòng,
quân bị và thực hiện các hoạt động quân sự tại “thành phố Tam Sa”. Tư lệnh quân
đồn trú chịu sự quản lý song song của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam, cũng như
của giới chức hành chính của “thành phố Tam Sa”.
+ Ngoài ra, trên mặt trận ngoại
giao: Trung Quốc luôn né tránh vấn đề Biển Đông ở tất cả các diễn đàn an ninh
khu vực và quốc tế. Họ cho rằng: tranh chấp trên Biển Đông chỉ nên giải quyết
trực tiếp giữa các nước hữu quan (theo kiểu song phương, thay vì đa phương như
các nước đòi hỏi). Tại Hội nghị ngoại trưởng khối ASEAN kết thúc ngày 13-7-2012
vừa qua ở Phnom Penh, Trung Quốc đã chi phối được nước chủ nhà Campuchia không
đưa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông giữa Việt Nam, Philippin với Trung Quốc vào
Tuyên bố chung, khiến lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối ASEAN, Tuyên
bố chung không đưa ra được, làm cho Khối mất uy tín nặng nề.
+ Trên mặt trận tuyên truyền: tờ
Hoàn Cầu Thời Báo, phụ bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo – Cơ quan ngôn luận của Đảng
CSTQ- liên tục có những thông tin bịa đặt, luận điệu vu cáo
nhằm kích động tâm lý hiếu chiến, chống đối Việt Nam trong công chúng Trung Quốc
và cộng đồng người Hoa khắp thế giới. Cụ thể trong số ra ngày 03-07-2012:
“Phía
Việt Nam đã chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ; ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển
của Trung Quốc bị pháo hạm của Việt Nam truy đuổi, phun vòi rồng, bắt thuyền,
đánh người, cướp cá…”.
Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 bị đổi trắng thay đen thành: “Chính
quyền Sài Gòn đã huy động quân đội xâm phạm nhóm đảo Vĩnh Lạc trong quần đảo Tây
Sa, đánh chiếm các đảo Cam Tuyền và Kim Ngân của Trung Quốc. Đáp lại, quân và
dân Trung Quốc đã vùng lên đánh trả, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn
vẹn lãnh thổ”. Cuối
cùng tờ báo hăm dọa: “Hiện nay Trung Quốc có tiền, có súng, có thị trường
và tình hình tất sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột… Nếu bọn khỉ
(chỉ Việt Nam) chấp nhận thì phải từ bỏ tranh giành. Nếu họ dám phá thì
ngoài việc thu hồi những đảo họ đã cưỡng chiếm, ta còn thu hồi cả những mỏ dầu
mà họ đã khoan trước đây.”
2) Thái độ “hèn với giặc, ác với
dân” của Nhà cầm quyền Việt Nam:
Trước những hành động ngày càng
ngang ngược, biểu lộ dã tâm xâm lược Việt Nam của phía TQ, phản ứng của Nhà cầm
quyền Hà Nội rất nhu nhược và gây phẫn nộ trong nhân
dân:
+ Họ chỉ ra lệnh cho Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam (một doanh nghiệp đơn thuần) họp báo, rồi Hội Luật gia,
Hội Nghề cá Việt Nam ra tuyên bố, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ra thông báo…
gọi là để phản đối quân xâm lược. Theo một bản tin ngắn của TTXVN thì:
“Ngày
24-6-2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp (thay vì triệu tập) đại diện Sứ quán Trung
Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối về việc chào thầu
trên” nhưng lại không nói rõ đại diện của cả 2 phía là những
người nào.
+ Họ đàn áp nhiều người Việt Nam yêu
nước xuống đường ngày 01-07 để phản đối các hành động leo thang xâm lược mới của
phía Trung Quốc. Đến ngày 13-07, Chủ tịch UBND
Tp. Hà Nội lại
phát biểu trong
kỳ họp bế mạc của Hội đồng nhân dân:
“Về an ninh trật tự, đặc biệt lưu ý tình trạng tập trung đông người kéo
về Hà Nội khiếu kiện có tổ chức, theo chỉ đạo của đối tượng xấu. Lợi dụng tình hình trên, các thế lực
thù địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi
khiếu kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải
quyết những khiếu nại, yêu sách”. Sau cuộc biểu tình ngày 22-07 mà rất nhiều nơi bị ngăn chận, báo Nhân
Dân (24-07) lại cho rằng những ai xuống đường chống TQ đã “bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo
vào một số bè phái... luôn nhân danh lòng yêu nước nhưng thực chất là toan
tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng… Hành động biểu tình này đã gây tổn hại
đến sức mạnh và lợi ích quốc gia”.
+ Ngày 10-7-2012, tại Đại hội đại
biểu toàn quốc Hội hữu nghị Việt-Trung nhiệm kỳ 5 (2012-2017), ông Nguyễn
Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Việt Nam phát biểu: “Hội hữu nghị Việt- Trung sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các
cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc xuyên suốt trong 5 năm, sau Đại hội
này”. Những sự kiện gần đây trên Biển Đông không hề được ông lẫn các quan
chức cấp cao hơn ông lên tiếng. Đại hội trái lại chỉ thống nhất nhận định:
“Vấn đề nổi cộm nhất trong quan hệ giữa hai nước là sự “mất
cân bằng lớn trong cán cân thương mại”!
+ Những phản ứng trên là hoàn toàn
“nhất quán” với Tuyên bố chung Việt-Trung ngày 15-10-2011 tại Bắc Kinh, do Tổng
Bí thư ĐCS Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đồng đưa ra: “Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần
“láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” từ tầm cao chiến lược và
tầm nhìn toàn cục.” Ngoài ra, tuy Quốc hội đã ra Luật Biển,
nhưng phải đợi tới đầu năm 2013, Luật mới được Đảng CS thông qua và Chính phủ CS
phê chuẩn. Phải chăng Luật sẽ còn sửa đổi để phù hợp với phương châm và tinh
thần nói trên?
+ Giới lãnh đạo quân sự cao cấp của
Việt Nam cũng hoàn toàn im hơi lặng tiếng sau những sự kiện trên. Có chăng chỉ
là ở cấp quân khu, tỉnh đội. Điều này phản ảnh thái độ của Thứ trưởng Bộ quốc
phòng Nguyễn Chí Vịnh vốn đã dõng dạc tuyên bố trong Hội nghị đối thoại chiến
lược quốc phòng an ninh Việt-Trung lần thứ 2 ngày 28-8-2011 tại Bắc Kinh:
“Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung
Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi… Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm,
hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa
láng giềng, với hơn 1 tỉ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín
ngày càng cao trên thế giới”. Điều đó cũng phản ảnh thái độ của Bộ
trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vốn tuyên bố trong Hội nghị lần 6 của
các bộ trưởng quốc phòng Khối ASEAN ngày 29-05-2012 tại thủ đô Campuchia:
Chủ trương của Việt Nam là giữ quan hệ hợp tác-giao lưu về quốc phòng
và quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc: “Lãnh đạo Quân đội hai nước gặp
nhau trao đổi thẳng thắn, chân tình và thống nhất quân đội hai nước phải kiềm
chế không để xảy ra xung đột quân sự trên biển”. Ông cũng
kêu gọi chính phủ hai bên chú ý quản lý
các phương tiện truyền thông, "không để các cơ quan báo chí đăng tải những
bài viết có tính chất kích động, chia rẽ quan hệ hai nước, làm phức tạp thêm
tình hình".
3) Phản ứng yêu nước của nhân dân
Việt Nam:
Trước nguy cơ mất nước cận kề, trái
ngược hẳn thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của Nhà cầm quyền, một bộ phận ưu
tú của Dân tộc đã quyết đứng lên:
+ Nhiều cán bộ lão thành, nhiều trí
thức, văn nghệ sỹ, nhà báo và những người đấu tranh dân chủ đã tỉnh táo chỉ rõ
tình thế cực kỳ nguy hiểm của dân Việt hôm nay là: ngoài biển Đông thì Trung
Quốc liên tục gây hấn; trong
đất liền thì Trung Quốc liên tục xâm nhập: thuê các cánh rừng đầu nguồn, khai
thác bauxite ở Tây Nguyên, lập bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh và Vũng Rô (những
vị trí xung yếu về an ninh và quốc phòng), xây thôn làng phố thị tại Lào Cai,
Bình Dương…, thắng thầu khắp mọi nơi từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau, dựng nhà máy
không giấy phép ở Quảng Ninh, khai trương trang mạng xã hội Baidu hòng kiểm soát
và khống chế internet trên đất Việt, mở phòng mạch khám chữa bậy tại Hà Nội lẫn
Sài Gòn, xúi nông dân nhiều nơi nuôi đỉa trâu, làm chè bẩn… Tất cả xảy ra trước
sự bất lực hay bao che của toàn bộ “hệ thống chính trị” Việt Nam!
Đó là chưa kể Trung Quốc đang thao túng
nền chính trị, tài chánh, văn hóa của đất nước; xâm nhập vào cả lực lượng công
an, quân đội.
+ Tại những thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn vào các ngày chủ nhật, (01, 08, 22 tháng 07-2012 đã có hàng ngàn người xuống đường phản đối những hành động xâm lược
mới của Trung Quốc. Đặc biệt có ông André
Menras (Hồ Cương Quyết), một người Việt gốc Pháp từng làm bộ phim “Hoàng Sa–Nỗi Đau Mất Mát” cũng đã cùng đồng bào biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn ngày 1-7-2012 với tấm biểu ngữ: “Thế giới căm ghét bọn ăn cướp! Không có một “chữ vàng”, không có một
“cái tốt” với kẻ ăn cướp! Hãy tôn trọng luật pháp quốc tế! Hãy tôn trọng dân tộc
Việt Nam! Biển Đông không phải là cái ao nhà của các ngươi! Hãy quay về Hải Nam
của các ngươi! Cút đi!”. Thế nhưng nhiều người trong số công dân yêu nước ấy đã bị Nhà cầm quyền
Việt Nam ra tay đàn áp bằng nhiều cách: hoặc hăm dọa, ngăn chận, hoặc đánh đập,
bắt giam… Và
tất cả họ đều bị Nhà cầm quyền lùa hết vào cái rọ “lũ phản động”, coi như “những kẻ bất mãn, những phần tử cơ hội chính
trị bị các thế lực thù địch bên ngoài mua chuộc, lôi kéo, chi phối, giật
dây”, “luôn nhân danh
lòng yêu nước nhưng thực chất là toan tính ích kỷ, háo danh, hoang
tưởng”, “có âm mưu lật đổ nhà nước
nhân dân”!?!
4) Phản ứng phê phán của cộng đồng thế
giới:
+ Tại Philippin, ngày 04-07-2012, Bộ Ngoại giao Philippin đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc là Mã Khắc Khanh để phản đối việc nước
này thành lập “Thành phố Tam Sa” và tuyên bố: “Philippin sẽ không đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề
Biển Đông”. Đồng thời, Tổng thống Philippin, ông
Benigno Aquino, đã gặp toàn bộ nội các vào ngày 05-07-2012 để bàn về việc tranh
chấp lãnh hải với Trung Quốc.
+ Tại Campuchia, ngày 12-07-2012,
Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton khẳng định: “Tuy Mỹ không tuyên bố chủ quyền hay
biên giới ở biển Đông, nhưng có những lợi ích cơ bản về kinh tế, thương mại và
quyền tự do đi lại ở đây. Chúng ta tin rằng các quốc gia trong khu vực cần làm
việc trên tinh thần ngoại giao và hợp tác để giải quyết các tranh chấp; không
được áp bức, khủng bố tinh thần, đe dọa và tuyệt đối không sử dụng vũ lực. Tiếp
cận giải pháp theo hướng song phương chỉ gây rối loạn và đối
đầu”.
+ Tại Australia, ngày 17-07-2012, tờ Sydney Morning Herald bình luận: “Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông đang khiến những ai
từng nghi ngờ âm mưu của Trung Quốc thì nay đã hết cả nghi ngờ. 22 vụ đụng độ
trên Biển Đông trong ba năm qua chủ yếu là do tàu của Trung Quốc gây ra ở những
khu vực của Philippines và Việt Nam là bằng chứng rõ ràng hơn bao giờ hết. Những
động thái mới nhất của Trung Quốc cho thấy nước này không hề có tư tưởng hòa
giải nào trong đầu. Bắc Kinh chỉ cho thấy họ đang sẵn sàng
châm
dầu vào lửa!”.
+ Tại Nga, ngày 20-07-2012, các vị tướng lĩnh quân sự nước này tuyên bố: “Nếu Trung quốc cố tình hành động xâm phạm chủ quyền biển của Việt
Nam được quốc tế công nhận thì sẽ vấp phải sự lên án không chỉ của Mỹ và Nga mà
còn cả thế giới nữa.”
+ v.v…
Trước tình hình trên, Khối 8406 chúng tôi
tuyên bố:
1) Dã tâm xâm lược Việt Nam của mọi triều đại Trung Quốc từ thời phong kiến xưa đến thời cộng sản nay không hề thay đổi! Dã tâm ấy
hiện càng mở rộng, khiến Trung Quốc ngày càng trở thành hiểm họa lớn lao nhất
của cả thế giới. Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ mơ hồ, mất cảnh giác về điều này
cũng như chưa bao giờ sợ hãi! Trong điều kiện thuận lợi của thế giới văn minh và
liên lập hôm nay, một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có một chính quyền thực sự của
dân, do dân và vì dân thì dân tộc ấy hoàn toàn có thể bảo vệ được Tổ quốc họ,
với sự ủng hộ và trợ giúp của cộng đồng quốc tế.
2) Những hành động ngày càng leo
thang xâm lược Việt Nam của Nhà cầm quyền Trung Quốc trước hết là do bản chất
xấu xa của họ. Nhưng nguy cơ dẫn đến mất nước chính là sự hèn nhát bạc nhược và
tiếp tay đồng lõa của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống trong Ban lãnh đạo Đảng
cộng sản Việt Nam trước kia và hiện thời, những kẻ chưa bao giờ thực sự đặt
quyền lợi của Tổ quốc lên trên tất cả! Đang khi đó thì Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn
cứ lải nhải “16 chữ vàng”, “tinh thần 4 tốt”, vẫn cứ huênh hoang “tầm cao chiến
lược và tầm nhìn toàn cục”, vẫn cứ phủ dụ: “Việc đấu tranh với Trung Quốc hãy để Đảng và Nhà nước
lo” hòng tiếp tục lừa bịp nhân
dân!
3) Trong những
ngày qua đã có nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra, tiếp nối phong trào
biểu tình năm ngoái. Chúng tôi hết sức hoan nghênh thái độ yêu nước này của Đồng
bào. Nhưng thâm tâm ai cũng thấy phương thức hữu hiệu nhất để chống lại nổi quân
xâm lược chính là tinh thần và thể chế dân chủ. Bởi lẽ thủ phạm chủ yếu làm trì
trệ việc phát triển đất nước và làm suy yếu việc bảo vệ Tổ quốc chính là đường
lối sai lầm (chính sách độc tài toàn trị) của tất cả các Bộ Chính trị ĐCSVN từ
khi thành lập đến nay. Đứng trên lập trường dân tộc, chúng tôi kêu gọi Đồng bào
tiếp tục đấu tranh bất bạo động, kể cả xuống đường, đòi dân chủ hóa chế độ, để
nhân dân có đời sống tốt đẹp hơn, đất nước có chính danh cùng sức mạnh hơn hầu
chống TQ xâm lược.
4) Giới trí thức dân sự và chức sắc
tôn giáo xin hãy thể hiện tinh thần sĩ phu yêu nước, đoàn kết chặt chẽ, đứng ra
lãnh đạo toàn dân, điều hướng sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng chống lại
ngoại thù xâm lăng và nội thù đồng lõa. Lực lượng công an quân đội -sinh ra từ
nhân dân và nuôi sống bởi nhân dân- chớ để mình hay tự biến mình thành kẻ thù
của nhân dân bằng cách đàn áp những tấm lòng yêu nước theo lệnh các lãnh đạo CS.
Bằng không anh em sẽ đắc tội trước lịch sử và sẽ trực tiếp hứng chịu sự trừng
phạt của nhân dân khi những kẻ sai khiến anh em bỏ chạy ra nước
ngoài.
5) Đồng bào Việt Nam trên khắp thế
giới xin hãy liên tục và đồng loạt biểu tình chống hành vi xâm lăng ngang ngược
của Trung Quốc và chống thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của nhà cầm quyền
CSVN tại các tòa đại sứ, tòa lãnh sự của cả hai nước. Cộng đồng thế giới dân chủ
xin hãy ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa cuộc đấu tranh nhằm dân chủ hóa đất nước của
người Việt Nam, áp lực với nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho tất cả những công
dân yêu nước đang bị bỏ tù, bắt bớ, quản chế, bao vây, theo dõi; xin hãy đưa
những đòi hỏi về nhân quyền khi bang giao với Việt Nam về chính trị, kinh tế,
văn hóa, thương mại, quân sự…
Làm tại Việt Nam và hải ngoại, ngày
28 tháng 07 năm 2012.
Ban điều hành lâm thời Khối
8406:
1- Linh mục Phan Văn Lợi -
Huế - Việt Nam.
2- Kỹ sư Đỗ Nam Hải - Sài
Gòn - Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết
- Houston - Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên -
Boston - Hoa Kỳ.
Trong sự hiệp thông với Linh mục
Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù
nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng
sản.
Phụ lục:
1) Tuyên bố của Khối 8406
về hiện tình đất nước. (30/7/2011)
2) Tuyên bố của Khối 8406
nhân dịp kỷ niệm lần thứ 6 ngày thành lập. (8/4/2006 –
8/4/2012):
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét