Bản
dịch của HT. Thích Quảng Độ
Cạnh
con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang
vắng, nằm
im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy, giặc dã và
trộm cướp
nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy tản mác đi nơi khác, vị trụ trì
trong
chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông già “tứ cố vô thân”ở lại đèn
hương sớm
tối.
Hết
xuân sang hạ, khí trời trở nên mát mẻ, tối hôm ấy, như thường lệ, ông
già dọn
dẹp các nơi xong, đang định vào căn phòng nhỏ phía sau Phật điện nghỉ
ngơi, bỗng
nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ vang lên ở phía ngoài, ông đi ra mở cửa thì
thấy
một vị sư áo quần lam lũ, râu ria xồm xoàm, tay cầm chiếc thuyền trượng
(cái
gậy), trên lưng đeo một cái đãy nhỏ đang đứng dưới thềm cửa trước
chùa.
-
Ngài cần việc gì? Ông già hỏi.
-
Tôi đi vân du đến đây thì trời tối, không có chỗ trọ, định vào quý tự
xin tá túc
một đêm.
-
Chùa đây không phải chốn tùng lâm, không tiện tá túc. Vả lại, sư cụ trụ
trì đi
vắng, tôi chỉ là người trông nom đèn hương trong chùa, xin sư cụ từ mẫn
cho. Ông
già uyển chuyển đáp khéo.
-
Tôi cũng biết chùa đây không phải chốn tùng lâm. Vị khách tăng nói. Song
đến đây
không còn thấy nơi nào có thể ngủ trọ được. Giờ trời đã tối, xin lão vui
lòng
cho tôi nghỉ tạm một đêm.
-
Trong chùa vẫn còn một căn phòng nhỏ bỏ không, sư cụ có thể nghỉ tạm.
Song chỉ
hiềm là không có chiếu chăn gì cả, mà lương thực cũng eo hẹp
lắm!
-
Điều đó không ngại, tôi ngồi được rồi, không cần chiếu chăn. Còn thức ăn
thì tôi
đã có mang theo lương khô đây, không dám phiền bàn đến
lão.
-
Vậy thỉnh cụ vào, nhưng xin cụ cho biết pháp danh và cụ ở đâu
tới?
-
Tôi là Vân Không, từ Triết Giang đến.
Ông
già đưa sư cụ Vân Không vào. Khi đi qua Phật điện, ông thắp ngọn đèn dầu
trên
bàn thờ lên, rồi dẫn sư cụ vào căn phòng phía sau đối diện với phòng của
ông.
Căn phòng bỏ không, nhưng ở góc phòng có một đống cỏ khô chất gần đến
mái nhà,
mùi cỏ khô tỏa ra khắp căn phòng.
Ông
già vừa nhìn sư cụ vừa nói:
-
Xin cụ lượng thứ, thỉnh cụ hãy tạm nghỉ ở đây!
-
Ồ, không sao! Tôi đã sống qua nhiều ngày thế này rồi, ở đây tương đối
còn khá
lắm!
Sư
cụ để chiếc gậy và cái đãy vào góc phòng, rồi nói với ông
già:
-
Thôi, mời lão đi nghỉ. Để mặc tôi, tôi còn lên lễ Phật.
Ông
già đi về phòng riêng. Vừa mới ngồi xuống giường, đột nhiên lại thấy
tiếng gõ
cửa từ đằng trước vọng vào. Lần này, tiếng gõ cửa rất gấp và cứ thình
thình. Ông
thấy trong lòng run sợ, còn đang phân vân không biết có nên ra mở cửa
hay không
thì chợt thấy sư cụ Vân Không tiến đến cửa phòng.
-
Có người gọi cửa phía ngoài.
-
Tôi nghĩ không nên mở. Ông già nói. Họ gõ chán, không thấy mình ra, tất
họ phải
đi.
-
Tại sao không mở? Sư cụ ngạc nhiên hỏi.
-
Bạch cụ, cụ không biết, chứ ở vùng này lộn xộn lắm, trộm cướp vô khối.
Tiếng gõ
cửa liên hồi như thế, tôi chắc bên ngoài phải có nhiều người. Chả biết
họ đến
làm gì, tôi không dám cho họ vào đâu!
-
Ông với tôi thì có gì đâu mà sợ họ cướp? Và chắc đâu đã phải là cướp? Cứ
ra xem
nào!
-
Thảng hoặc họ là cướp thật và cái gì cũng muốn vơ vét. Tôi còn mấy chiếc
quần áo
và chút ít tiền, nếu họ lấy mất thì sao?
-
Ông đem giấu tiền đi, còn quần áo thì họ sẽ không thấy đâu! Nếu thật là
cướp thì
còn có tôi đây, lão đừng sợ. Ví phỏng họ muốn ăn thì cho họ ăn, tôi còn
lương
khô đây, ăn hết sẽ hay!
Ông
già do dự nói:
-
Họ gõ cửa đã lâu mà mãi bây giờ mới ra mở. Giả sử họ là cướp, chắc chắn
khi vào
họ sẽ cho tôi một trận nên thân chứ chẳng chơi!
-
Tôi đi với lão và để tôi mở cửa cho!
-
Bạch cụ. Ông già nhíu mày nói. Nếu chỉ là một người khỏe mạnh, mình đối
phó được
còn khó thay! Huống hồ lại nhiều người, họ sẽ nuốt sống mình
mất.
-
Một người khỏe mạnh cũng không sợ, mà có bao nhiêu người cũng không sao,
đã có
tôi ở đây!
Sư
cụ Vân Không đến bên ông già và cầm tay kéo ông đi:
-
Đây là một nơi hoang vắng, chắc có người lỡ đường muốn vào chùa xin nghỉ
trọ,
nên cho họ vào, nếu họ đói thì cho họ ăn. Ở đời, việc nên làm thì làm,
chứ đừng
so đo cân nhắc nhiều quá!
Ông
già bị sư cụ kéo đi, đành cũng phải theo người. Khi họ ra tới cửa thì
tiếng gõ
cũng vừa tắt. Sư cụ mở cửa ra, trời đã tối hẳn. Dưới ánh sáng lờ mờ của
mấy vì
sao lấp lánh rọi xuống, sư cụ thấy một người đang nằm gục trên bậc
cửa.
Ông
già vội đến trước hỏi:
-
Giờ này, ông còn đến chùa làm gì?
-
Tôi đi qua đây, không biết bị con gì cắn, xin cho tôi vào nghỉ nhờ một
lát!
Nói
xong, không đợi ông già đáp, người ấy tiến vào cửa, nhưng vừa khỏi cửa
thì lại
ngồi quỵ xuống. Ông già vội đỡ dậy, hỏi:
-
Tại sao lại ngồi đây, mời ông vào chùa nghỉ.
-
Bắp chân tôi đau quá, không đi được nữa!
-
Tôi đỡ ông vào vậy! Ông già nói.
-
Để tôi bế ông ấy vào!
Vừa
nói, sư cụ Vân Không vừa gạt ông già ra, rồi đỡ người ấy dậy và cõng vào
chùa.
Sư
cụ nhìn chỗ người ấy bị cắn một lát, rồi nói vội:
-
Chết chửa! Bị rắn độc cắn, vết thương tuy nhỏ song nọc rắn độc lắm. Ở
đây, giờ
không tìm được thuốc, làm thế nào?
Dứt
lời, sư cụ cúi ngay xuống, rồi để mồm vào chỗ bị rắn cắn và dùng hết sức
để nún;
cứ nún đến đâu lại nhổ ra đến đấy; một lúc lâu mới đứng dậy đi vào phòng
lấy ra
một gói thuốc bột rắc vào chỗ vết thương.
-
Xin đừng động đậy! Ông bị cắn lâu chưa?
-
Cách đây độ một tiếng đồng hồ.
-
Lâu quá như thế thì phương thuốc này vẫn chưa đủ. Không những chỉ rắc
thuốc ở
ngoài mà còn phải uống thuốc nữa mới được, nhưng trong đãy của tôi lại
không có
thứ thuốc ấy!
Nói
xong, sư cụ Vân Không quay sang hỏi ông già:
-
Có tiệm thuốc nào gần đây không?
-
Mãi trên khu chợ mới có, cách đây ba cây số. Ông già đáp.
-
Tiệm thuốc e rằng cũng không có thứ thuốc ấy. Sư cụ nói. Vả lại, đường
xa thế,
đi về sợ lâu quá! Phàm chỗ nào có rắn thì đều có thứ lá trị rắn độc,
nhưng cần
phải đi tìm mới được!
-
Nhưng ai biết thứ lá đó? Ông già hỏi.
-
Tôi biết. Sư cụ đáp.
Người
bị rắn cắn đang nằm phục trên chiếc chiếu, cố ngẩng lên quay sang nói
với sư
cụ:
-
Xin sư cụ cứu tôi! Ơn ấy, tôi xin ghi lòng tạc dạ.
-
Ông cứ yên tâm, tôi sẽ đi tìm thuốc cho ông!
-
Xin sư cụ cho biết quý danh.
-
Tôi là Vân Không.
-
Tôi muốn biết tên tục của sư cụ.
Sư
cụ cười và đi ra cửa:
-
Tôi họ Trần, ở cùng xóm với ông.
Rồi
sư cụ ngoảnh lại nói với ông già:
-
Bên ngoài tối quá, xin lão cho tôi một bó đuốc!
Ông
già đi xuống bếp, một lát sau đưa lên một bó thanh nứa đã đốt sẵn, trao
cho sư
cụ rồi đưa sư cụ ra ngoài cửa, đoạn trở vào Phật điện nói chuyện với ông
khách
lạ.
-
Xin ông cho biết quý danh.
-
Tôi là Đoàn Quốc Hùng.
-
Hiện giờ, ông thấy trong người thế nào, có bớt đau không?
-
Đau thì không đau lắm, chỉ buôn buốt, nhưng giờ đã đỡ nhiều
rồi.
-
Nếu không đau mà thấy buốt thì đúng là rắn độc cắn. Sư cụ Vân Không coi
bộ thạo
về môn này lắm! Thế là ông đã gặp được vị cứu tinh, nhưng mong sao Ngài
tìm ra
thuốc mới được.
Đoàn
Quốc Hùng nói:
-
Thưa lão, tôi đang băn khoăn suy nghĩ để biết xem sư cụ Vân Không đây
trước khi
xuất gia là người thế nào.
-
Tôi cũng như ông, chẳng hiểu gì cả! Nhưng điều đó có gì quan hệ? Ông già
lấy làm
lạ, hỏi. Công việc trọng yếu của ông hiện giờ là phải điều trị nọc độc.
Ông với
sư cụ tình cờ gặp nhau như cánh bèo trên mặt nước. Sư cụ chữa khỏi vết
thương
cho ông rồi ngày mai lại trôi giạt mỗi người mỗi phương. Nếu ông muốn
đền đáp ơn
người thì cứ ghi nhớ tên người là Vân Không để sau này tìm cách báo đền.
Còn như
trước khi xuất gia, người làm gì hoặc tên tuổi của người là gì thì thiết
tưởng
điều đó ông không nên băn khoăn. Hay ông hoài nghi trước kia người không
là thầy
thuốc nên sẽ không dám uống thuốc của người?
-
Đây không phải là vấn đề thuốc thang, tôi còn mang nặng một tâm tư khác.
Tôi và
vị sư ấy không phải tình cờ gặp nhau. Tuy đã nhiều năm không thấy nhau,
hai
chúng tôi đều đã già. Vả lại, người mặc tấm áo nâu và râu ria bờm sờm
che kín
mặt, song tôi vẫn hơi nhận ra người, nhất là khi sư cụ cho tôi biết sư
cụ họ
Trần và theo lối nói thì hình như sư cụ cũng đã nhận ra tôi. Đúng sư cụ
là Trần
Phán! Giữa tôi và sư cụ có một mối oan cừu mà mười năm qua không lúc nào
tôi ăn
ngon ngủ yên.
-
Thế việc đó ra sao? Ông già hỏi.
-
Sư cụ và tôi là người cùng xóm. Đoàn Quốc
Hùng hạ giọng nói. Lúc còn trẻ, ông ở sát cạnh nhà tôi. Ông làm nghề đi
bán các
trò chơi. Ông nuôi nào khỉ, nào chuột, nào rắn và luyện tập chúng biểu
diễn các
trò. Nhất là rắn, lớn bé hơn mươi con, cứ thay đổi luôn luôn. Do đó,
người trong
làng mới đặt cho ông tên là Trần Xà Nhân. Trần Xà Nhân chỉ có một người
con gái
còn nhỏ tuổi, thường theo cha đi biểu diễn các trò. Bấy giờ, tôi rất
ghét ông ta
ở cạnh nhà tôi, vì những con vật ông ta nuôi, sau khi luyện tập thành
thục, ông
ta cứ thả ra. Có lúc những con khỉ chạy sang vườn phá phách hoa quả của
tôi, còn
rắn thì lúc nào cũng nằm cuộn tròn trên cành cây trước nhà ông ta, những
cành
cây vươn ra sát đầu tường hoa nhà tôi. Tuy rắn không bò qua tường bao
giờ, nhưng
ở bên nhà tôi trông rất rõ và rất đáng sợ. Tôi đã từng cảnh cáo ông ta
và cũng
có khi ông ta bồi thường thiệt hại về hoa quả cho tôi, nhưng nghề nghiệp
của ông
ta bắt buộc phải làm bạn với khỉ và rắn, rốt cuộc là tôi không thể chịu
đựng
được nữa. Cuối cùng, tôi bảo ông ta phải dọn nhà đi nơi khác. Nhưng ông
ta nói
là nhà của ông bà để lại nên không dám bán, mà đi nơi khác mua cũng
không dễ
dàng gì! Bảo ông ta dọn nhà không có kết quả, tôi bèn thuê người đến
sinh sự phá
phách. Nhưng ông ta rất giỏi võ, những người tôi thuê đều bị ông ta đánh
bại và
bị thương. Tôi liền đi thưa quan huyện để vu khống ông ta là cố ý đả
thương. Tôi
là người giàu có và thuộc giòng dõi quý tộc rất có thế lực, nên quan
huyện cũng
nể và sai người về bắt Trần Xà Nhân giải lên huyện và bị tống giam. Còn
mỗi đứa
con gái ở nhà không đi biểu diễn được và cũng không đủ sức trông nom
những con
vật, nên sau khi ông ta bị bắt mấy hôm thì khỉ, rắn và chuột đều bỏ đi.
Đứa con
gái vào nhà giam báo cho ông ta biết. Ông ta đành phải chịu dọn đi nơi
khác. Khi
về tới nhà, thấy súc vật đã đi hết và đứa con gái tiều tụy sau hai tháng
trời
sống lây lất, Trần Xà Nhân liền bỏ nhà dẫn con ra đi. Sau khi ông ta đi
khỏi,
tôi liền sang chiếm cứ nhà ông ta. Phía sau, tôi cho người làm ở; còn
phía trước
thì làm chuồng trâu và chuồng ngựa. Như thế, qua nửa năm, bỗng một hôm,
Trần Xà
Nhân đưa con về. Ông ta thấy nhà mình hoàn toàn đổi khác, trong nhà đầy
người ở.
Sau khi biết tôi đã chiếm cứ, ông ta liền sang kêu van tôi trả lại nhà
cho ông
ta. Tôi không trả lời và bảo ông ta cứ đi thưa quan huyện. Ông ta đứng
ngoài kêu
nài mãi, nhưng tôi vẫn tảng lờ như không nghe thấy. Đột nhiên, ông ta
trợn mắt
nhìn tôi một cách dữ tợn và lẩm bẩm nói: “Món nợ này sau sẽ thanh
toán!”. Dứt
lời, ông ta nhảy một cái qua tường hoa để về nhà bên kia. Tôi kinh ngạc,
chạy
vội ra cổng xem thì thấy Trần Xà Nhân đang ung dung dắt con đi. Từ đó,
ông ta
không trở về nữa. Cũng từ đấy, lòng tôi bắt đầu thấy sợ hãi không yên,
nhất là
ánh mắt dữ tợn của ông ta nhìn tôi trước khi ra đi đã để lại một ấn
tượng sâu
đậm trong lòng tôi. Bất cứ lúc nào tôi cũng thấy ánh mắt trừng trừng
nhìn tôi và
câu nói của ông ta trước khi ra đi lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi,
nhất là
trong đêm tối hoặc trong mộng mị, tôi vẫn cứ nghe câu nói ấy, giọng nặng
nề và
rùng rợn. Có khi tôi thấy trong góc nhà và bốn chung quanh tường, những
ánh mắt
đang nhìn tôi. Đó là ánh mắt của Trần Xà Nhân nhìn tôi lúc ra đi, nhưng
lúc này
còn dữ tợn hơn nữa.
Tôi
sợ hãi như thế nên không lúc nào dám ngồi một mình trong nhà, cũng không
dám lên
giường ngủ. Tôi cần nhiều người đứng xung quanh và bắt họ la thét vang
lên để
trấn áp những lời chú thuật và che ánh mắt dữ tợn của Trần Xà Nhân. Tôi
lại sợ
Trần Xà Nhân nhảy qua tường hoa như hôm nào, nên sai người xây cao thêm
lên.
Song vô ích, vì từ khi Trần Phán đi rồi thì không ai còn thấy tung tích
hay hình
bóng ông ta đâu nữa! Ông ta không trở về để nhảy qua tường hoặc dùng bất
cứ một
phương pháp nào khác để vào nhà tôi. Chỉ có ánh mắt và lời nguyền rủa
của ông ta
luôn luôn theo sát tôi khiến tôi không có chỗ trốn tránh. Bản tính tôi
vốn sợ
rắn. Khi Trần Xà Nhân đi rồi, tôi cứ nghĩ đến rắn là lòng lại run lên.
Nếu thấy
con rắn nào thì tôi lại tưởng đó là rắn của Trần Xà Nhân nuôi và sai về
để cắn
tôi. Bởi thế, ngoài sự tưởng tượng đến ánh mắt và lời nguyền rủa của
Trần Xà
Nhân, tôi còn tưởng tượng cả rắn; đến nỗi thấy một vật gì dài, nhỏ và
uốn khúc
hoặc một cái bóng ngoằn ngoèo, tôi đều sợ hãi. Vì khổ sở như thế, nên
tôi chỉ
thích đến những nơi huyên náo đông người, thậm chí cả nơi cờ bạc để mong
những
tiếng ồn ào ấy sẽ đàn áp sự sợ sệt của tôi. Nhưng khi tan canh ra về thì
lại ghê
rợn vô cùng, tôi sợ gặp Trần Xà Nhân giữa đường hoặc gặp rắn của ông ta
sai phục
sẵn bên đường để chờ tôi. Bởi thế, bao nhiêu người đi theo hộ vệ tôi và
la thét
ầm ỉ. Vì thế, tôi đã đam mê cờ bạc, gia cảnh cũng dần dần suy sụp, thanh
danh
giảm bớt. Người ta không còn kêu tôi là “thân sĩ “hoặc “trí thức “mà họ
gọi tôi
là “đồ cờ bạc ”. Sức khỏe mỗi ngày một kém, kết quả là mọi người đều cho
tôi đã
mắc chứng “bệnh tinh thần ”.
Để
giải trừ nỗi oan cừu ấy, tôi đã đăng lời rao trên các báo chí tìm Trần
Phán, nói
rõ là xin bồi thường tất cả những sự tổn thất. Nhưng từ bấy đến nay, vẫn
không
một hồi âm. Vô pháp khả thi, tôi chỉ còn cách ra đi tìm kiếm, mong được
gặp ông
ta để tạ tội và xin bồi thường thiệt hại. Tôi tưởng rằng ông ta vẫn làm
nghề cũ,
nên không một đám biểu diễn trò chơi nào mà tôi không vào xem, nhưng
tuyệt không
thấy Trần Xà Nhân hay con gái ông ta trong đó. Trên đường tìm kiếm, hôm
nay đến
nơi hoang vắng quạnh quẽ này, không ngờ tôi lại bị rắn
cắn!
Vị
sư cụ vừa chữa vết thương cho tôi lúc nãy, thoạt nhìn đôi mắt, tôi đã
nhận ra đó
là cặp mắt của Trần Xà Nhân. Bởi thế, tôi mới hỏi tên tục của người,
nhưng người
chỉ cho tôi biết người họ Trần mà không nói tên. Song nghe đến họ Trần,
tôi đã
tin chắc đó là Trần Xà Nhân, nhất là người lại bảo ở cùng xóm với tôi.
Vậy không
phải “ông ta “thì còn là ai? Tôi cứ suy nghĩ mãi tự nãy đến giờ là nếu
“ông ta
“nhận ra tôi thì tại sao “ông ta “lại chữa cho tôi? Tôi đang băn khoăn
tự hỏi
khi “ông ta”đưa thuốc về thì tôi có nên uống hay không?
Nghe
xong, ông già nói:
-
Sư cụ này cũng mới vào đây xin tá túc trước khi ông đến chừng mấy phút
thôi. Bởi
thế, tôi cũng không hiểu biết gì về sư cụ hơn ông mấy! Nhưng nếu người
tìm được
thuốc thang về, làm sao ông có thể từ chối không uống? Không uống, tất
không có
hy vọng trừ hết nọc rắn độc. Theo tôi, khi sư cụ để mồm vào vết thương
hút nọc
độc ra chắc không phải có ý giả dối đâu! Trên đời này, không có ai đối
với kẻ
thù của mình bằng cử chỉ ấy. Còn họ Trần thì rất phổ thông, chắc trong
số bạn bè
của ông cũng có nhiều người mang họ Trần. Ông hãy cứ tưởng tượng sư cụ
là một
người họ Trần khác đi, chứ nhất định không phải Trần Xà Nhân. Ông cũng
coi như
là người không nhận ra ông. Nếu thật người đã nhận ra ông là kẻ oan gia
đối đầu
với người, chắc người đã khoanh tay đứng nhìn, chứ đâu lại khổ công lo
chữa cho
ông? Người đã chịu cực hút nọc rắn độc để cứu ông thì người đâu còn dùng
thuốc
độc để hại ông nữa!
Đoàn
Quốc Hùng nghe ông già nói xong, gật gật đầu, nhưng vẫn cứ phân vân.
Đúng lúc
ấy, có tiếng gõ cửa bên ngoài, ông già liền đi ra mở cửa. Sư cụ Vân
Không, một
tay xách bó cỏ, tay kia cầm cây đuốc đã cháy gần hết, đang đứng trên bậc
cửa.
Ông già vội đỡ lấy bó cỏ từ tay sư cụ, rồi hai người cùng tiến vào Phật
điện.
Đoàn Quốc Hùng thấy sư cụ đã vào, cố gượng ngồi dậy, nhưng sư cụ cản
lại:
-
Ông đừng cử động! Người bị rắn cắn càng nằm yên càng tốt. Ông bị cắn lâu
mới
chữa, tuy tôi đã hút máu ra, song sợ chưa hút hết được nọc độc. Bởi thế,
ông cần
phải uống thuốc trong và rịt thuốc ngoài. Thuốc ngoài tôi đã rịt rồi,
bây giờ
tôi sắc cho ông uống!
Đoàn
Quốc Hùng lại nằm xuống và duỗi thẳng hai chân ra. Sư cụ Vân Không đi
vào phòng,
cầm chiếc thuyền trượng ra, rồi để bên người; sau đó lấy một phần bó cỏ
thuốc và
rải ra mặt đất trên nền chùa.
Ông
già đến trước hỏi:
-
Bạch cụ, cụ định giã lá thuốc?
-
Vâng, phải giã thật nát mới rịt được!
-
Cụ để tôi giã đỡ!
Ông
già đến cầm lấy chiếc thuyền trượng đặt trên chốc chiếu, lúc đó mới biết
chiếc
thuyền trượng làm bằng sắt. Ông già nhấc một tay không nổi, liền dùng cả
hai tay
cũng vẫn không nhấc bổng lên được. Ông đành lắc đầu, lè
lưỡi.
-
Ông đi sắc thuốc đi! Sư cụ Vân Không nói. Còn việc giã thuốc để đấy tôi
làm
cho!
Ông
già vâng theo, đứng dậy cầm lấy nửa bó cỏ rồi đi xuống bếp. Sư cụ Vân
Không nhấc
chiếc thuyền trượng lên và nện xuống sàn chùa. Tiếng kêu côm côm vang
lên trong
Phật điện, long cả tai. Đoàn Quốc Hùng nhắm nghiền mắt lại, vùi đầu
xuống chiếu.
Sau khi giã nát thuốc, sư cụ lấy tay cầm đắp vào vết thương trên ống
chân Đoàn
Quốc Hùng, rồi xé một miếng áo của mình để buộc vết thương lại. Đang
buộc, bỗng
nhiên sư cụ hỏi:
-
Ông thấy đau nhức hay sao mà run thế?
Đoàn
Quốc Hùng ngóc đầu dậy, nhìn sư cụ Vân Không như muốn nói, nhưng hễ mở
miệng ra
lại thôi, lâu lắm mới hơi thốt lên những lời líu nhíu:
-
Bạch cụ, tôi cảm ơn cụ lắm! Song thật cụ có nhận ra tôi là ai
không?
-
Tôi nhận ra. Sư cụ vừa nói vừa cười. Ông là Đoàn Quốc
Hùng.
Đoàn
Quốc Hùng ngồi nhỏm dậy, tỏ vẻ kinh hoảng và bi thương nhìn Vân
Không:
-
Thế ra sư cụ là Xà nhân Trần Phán?
-
Đó là tên họ ngày xưa. Sư cụ mỉm cười.
-
Bạch cụ. Đoàn Quốc Hùng lại nằm xuống và nước mắt trào ra. Trước đây
mười năm,
sư cụ muốn thanh toán tôi. Tôi còn nhớ mãi câu nói ấy! Bất cứ ở đâu và
giờ phút
nào, tôi cũng phảng phất như thấy ánh mắt sư cụ nhìn tôi trước khi bỏ
đi. Đã
mười năm qua, ánh mắt ấy cứ theo tôi như bóng với hình. Không một thời
khắc nào
mà tôi thấy lòng được bình yên và thanh thản! Lúc nào tôi cũng sống
trong hồi
hộp và lo sợ. Tôi muốn sám hối tội ác tôi đã gây nên nhưng chưa gặp cơ
hội, ngày
đêm tôi mong sư cụ về để trả thù tôi nhưng vẫn bặt tin. Tôi. Tôi đã đăng
tin
trên các báo chí để tìm sư cụ, nói rõ là tôi đã ăn năn và đau đớn. Song
không
được hồi âm của sư cụ, cuối cùng tôi đành bỏ nhà ra đi tìm sư cụ. Dù có
bị sư cụ
thanh toán, tôi cũng đỡ khổ. Hôm nay, ta gặp nhau ở đây, chính là dịp để
sư cụ
trả cho xong mối oan cừu năm xưa. Nhưng trái lại, sư cụ vẫn cứu tôi. Tôi
cứ
tưởng sư cụ đã quên tất! Đã biết tôi là Đoàn Quốc Hùng, tại sao sư cụ
lại nhọc
công cứu tôi? Thật tôi không hiểu dụng ý của sư cụ, hay chữa khỏi rồi
mới trả
thù?
-
Món nợ ấy, tôi không còn tính nữa! Vân Không bình tĩnh nói. Lúc ông vừa
vào cửa
chùa, tôi đã nhận ra ông. Nếu tôi còn nghĩ đến thù oán, tôi cứ đứng
khoanh tay
nhìn ông đau đớn đến chết, chứ vạ gì tôi phải chịu bẩn thỉu để cứu ông?
Giờ đây,
tôi là Vân Không Hòa thượng, chứ không phải Trần Xà Nhân. Xin ông cứ tin
như
thế!
Đúng
lúc ấy, ông già từ dưới bếp đang bưng lên một tô thuốc vừa sắc xong. Ông
từ từ
tiến vào Phật điện, trao bát thuốc cho Đoàn Quốc Hùng. Hùng đỡ lấy để
xuống
chiếu, chờ cho thuốc nguội bớt. Một lúc sau, Hùng bưng bát thuốc lên
uống một
hơi, đoạn lại nằm xuống.
Sư
cụ Vân Không nói:
-
Lát nữa, nọc độc trong người ông sẽ tiêu hết! Ông đi tìm tôi và đã gặp
tôi ở
đây, song người hiện đang ngồi trước mặt ông là Vân Không Hòa thượng chứ
không
phải Trần Xà Nhân. Ngày mai, ông cứ yên tâm trở về, đừng đi lang thang
nữa!
-
Bạch cụ, như vậy là cụ đã tha thứ cho tôi?
-
Còn hơn cả tha thứ nữa! Sư cụ Vân Không nói. Lòng tôi đối với tội ác
không còn
sầu hận, chỉ có thương xót mà thôi!
-
Việc này phải nhìn theo hai khía cạnh để giải quyết. Giọng Trần Quốc
Hùng bi
thảm. Tâm sư cụ tuy không còn cừu hận, song lòng tôi vẫn ăn năn sợ hãi.
Mười năm
qua, tôi đã luôn luôn sống trong tâm trạng ấy. Nhiều khi tôi có một hy
vọng kỳ
quặc là hy vọng sư cụ về để thanh toán tôi cho hết mối cừu hận, cho lòng
tôi
được yên ổn. Nhưng tôi vẫn không thấy hình bóng của sư cụ xuất hiện. Bởi
thế,
tôi mới quyết định đi tìm sư cụ và sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho sư
cụ cả về
vật chất lẫn tinh thần. Xin sư cụ về Thượng Hải với tôi có được
không?
-
Về Thượng Hải làm gì? Vân Không ngạc nhiên hỏi.
-
Trước khi ra đi, tôi đã sắp sẵn một số tiền để bồi thường cho sư cụ.
Nhưng vì
đường xa, đi một mình nên tôi không dám mang theo, tôi phải gửi số tiền
ấy ở
ngân hàng tại Thượng Hải. Sư cụ đòi bao nhiêu, tôi xin trả bấy nhiêu!
Nhưng sư
cụ không ở đâu nhất định, ngày mai chia tay rồi sẽ khó gặp lại sư cụ.
Bởi thế,
tôi muốn mời sư cụ về Thượng Hải để tôi trả cho xong món nợ
đó!
-
Ý ông muốn trả tiền tôi? Tôi lấy tiền làm gì? Tôi không cần
tiền.
-
Tôi cũng biết món nợ đó không phải hoàn toàn trả bằng tiền mà xong,
nhưng vẫn
còn nợ tinh thần nữa. Chẳng hạn tôi đã vu khống sư cụ đến nỗi sư cụ phải
bị tù
đày một cách oan uổng trong hai tháng trời.
-
Ô, điều đó đối với tôi có một tác dụng luyện tập! Tôi không cho đó là
“tai vạ tù
đày”.
-
Không những thế, sau khi sư cụ bị giam cầm, những rắn, khỉ và chuột của
sư cụ đã
bỏ đi hết!
-
Khỉ, rắn và chuột đều bị tôi bắt buộc đi theo biểu diễn, chứ tự chúng
không
muốn. Khỉ luôn luôn nhớ rừng, rắn muốn trở về bụi rậm và chuột mong được
về hang
tổ của chúng. Sau khi tôi bị giam, chúng đều được tự do và giải thoát.
Như thế
càng tốt chứ sao?
-
Còn con gái của sư cụ?
-
Nó đã lập gia đình cách đây năm năm, nghe nói đời sống cũng dễ
chịu.
-
Vì tôi ức hiếp mà sư cụ đi tu?
-
Điều đó chính tôi phải cảm ơn ông! Sư cụ vừa cười vừa nói. Tôi bây giờ
cũng tự
do và giải thoát như những khỉ, rắn và chuột của tôi vậy!
-
Còn nhà của sư cụ mà tôi đã chiếm đoạt để làm chuồng trâu, chuồng
ngựa?
-
Nhà cửa đều là không. Giả sử ông trả nhà lại hay bồi thường cho tôi thì
đó chỉ
là lụy cho tôi.
-
Vậy thì biết làm thế nào? Giọng Đoàn Quốc Hùng khổ sở. Một người mang nợ
muốn
trả cho hết nợ mà chủ nợ lại không nhận mình là chủ nợ, lại còn phủ nhận
cả nửa
cuộc đời trước của mình. Tâm sư cụ lâng lâng và thanh thoát, nhưng lòng
tôi thì
một cái “nút”trói buộc suốt đời tôi.
-
Nút gì? Trói buộc ở chỗ nào? Sư cụ hỏi
-
Tội nghiệt là “nút “trói buộc tâm tôi!
-
Ông đưa cái “nút “và cái “tâm” bị trói buộc ra đây cho tôi xem để tôi
cởi trói
cho ông.
-
Tội nghiệt và tâm đều không phải thực chất, làm thế nào tôi có thể nắm
lấy mà
đưa ra được?
-
Như thế là hết trói buộc rồi! Sư cụ Vân Không phá lên
cười.
-
Bạch cụ, cụ cho là hết trói buộc, chứ tôi vẫn thấy còn bị
buộc.
-
Tôi cũng biết thế! Sư cụ nói. Xin hỏi ông ngoài việc đó ra, ông còn thắc
mắc
điều gì không?
-
Dĩ nhiên là còn và còn nhiều hơn nữa!
-
Nếu bình sinh ông gây tội nghiệt cho tôi và coi đó là một món “nợ tinh
thần ”,
một cái “nút ”, ông tìm đến chủ nợ để thanh toán. Như thế là hết nợ rồi!
Giả sử
ông mắc nhiều nợ tinh thần mà chủ nợ không phải chỉ có một người, trường
hợp đó
thì ông tính sao?
-
Tôi sẽ lần lượt trả hết, nhưng phải tìm đến người chủ nợ thứ nhất cho
xong
đã.
-
Ông tìm được tôi rồi, nhưng con người tôi đã đổi khác! Từ Trần Phán đổi
thành
Vân Không, cho đến cái tâm cũng đổi khác. Nhưng hãy cứ tưởng tượng rằng
ông đi
tìm mà không gặp chủ nợ thì ông làm thế nào? Sư cụ hỏi. Nói thí dụ: Chủ
nợ đã
chết?
-
Tôi tìm con cái của người ấy.
-
Nếu họ không có con thì ông tìm ai? Thí dụ ông mang nợ một con rắn mà
con rắn đó
đã chết, ông biết con rắn nào là con cái của nó để mà trả?
Đoàn
Quốc Hùng khổ sở không biết nói sao!
-
Ông nên biết! Sư cụ nói tiếp. Ông mang nợ oan nghiệt nhiều hay ít, xét
đến ngọn
nguồn thì đó đều là việc của ông. Chủ nợ không nhất định sẽ đến đòi ông,
mà cũng
không cần chủ nợ phải đến đòi, chỉ cái “nợ “ấy trói buộc ông thôi! Song
cái nợ
đó vốn không có thực chất, đúng như lúc nãy ông nói “tội nghiệt “trói
buộc cái
tâm của ông không phải là một vật có thực chất, mà cái “tâm “bị trói
buộc cũng
không phải cái cục thịt trong người ông. Ông không thể nắm bắt được!
Trong khi
ông thấy rõ như thế thì cũng như ông vừa tỉnh mộng, nợ cũng không còn là
nợ
nữa!
-
Những lời đó cao siêu mầu nhiệm quá, tôi không hiểu nổi! Xin sư cụ giảng
giải
tường tận một chút nữa.
Sư
cụ Vân Không cầm một sợi dây buộc bó cỏ thuốc lúc nãy, thắt lại thành
cái nút,
rồi giơ ra trước, hỏi Quốc Hùng:
-
Đây là cái gì?
-
Cái nút
-
Nút là cái gì?
-
Nút là nút chứ còn là cái gì bây giờ? Quốc Hùng cười.
-
Ngoài sợi dây ra, còn có cái “nút “tồn tại không?
-
Ngoài dây thì dĩ nhiên không có “nút “tồn tại riêng biệt.
-
Như vậy nút là cái gì? Vân Không hỏi dồn.
Đoàn
Quốc Hùng chịu không đáp được. Sau đó, Vân Không chỉ vào cái nút,
nói:
-
Nút là do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng những vòng dây không
có thực
thể, chỉ là giả tướng mà thôi! Nhiều vòng dây tập hợp lại mà thành nút,
lúc chưa
thành thì không có nút và khi cởi ra rồi thì nút cũng không còn. Sư cụ
vừa nói
vừa cởi cái nút ra.
-
Hiện giờ còn nút không?
Đoàn
Quốc Hùng lắc đầu nói:
-
Sư cụ nhìn sự vật như mộng ảo. Nếu tất cả đều là giả tướng thì còn có gì
gọi là
nhân quả? Sư cụ định tạm dùng những lời huyền diệu ấy để mở rộng lòng
cho kẻ tội
ác này chăng?
-
Trong cái rỗng không, có gì ngăn lại nhân quả? Vân Không đáp. Chẳng hạn
cái nút
này do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng vòng dây không có tự
tính, cho
nên nút cũng không có tự tính. Bây giờ, cởi nút ra làm cho vòng dây
thẳng lại
thì cái thẳng đó cũng không có tự tính. Nói đến rốt ráo thì chính sợi
dây này
cũng không thật có, dây là do các thứ cỏ bện thành. Khi cỏ chưa sinh thì
không
có cỏ và dĩ nhiên cũng không có dây, lúc cỏ chưa được bện lại thì cũng
không
thành dây, nếu đem đốt dây đi thì cuối cùng còn gì? Song ông tưởng trong
cái
rỗng không ấy không có nhân quả? Nếu tôi đem sợi dây không có thực thể
thắt chặt
vào cổ hư giả của ông, ông sẽ thấy đau đớn khó chịu. Nhưng sự đau đớn ấy
cũng
chỉ là ảo giác, cũng như dây và cổ đều không có tự tính. Vậy cứ gì trong
cái
chân thật mới có nhân quả?
-
Tuy sư cụ chỉ dạy cho như thế, nhưng tôi vẫn không thể lĩnh hội được,
biết làm
thế nào? Giọng Quốc Hùng bi ai.
-
Tôi không trông mong ông lĩnh hội một cách triệt để. Đối với người còn
trong
mộng, không có cách nào làm cho họ hiểu được cảnh giới lúc thức; trong
cảnh mộng
tuy giả dối không thực nhưng không có gì ngăn trở người ta làm ác, chịu
báo, sám
hối hoặc làm thiện; nhưng khi người ta tỉnh dậy thì mới biết tất cả việc
làm lúc
trước đều là chiêm bao; đã thoát ly được cảnh mộng, trở về cảnh giác thì
hết
thảy đều rỗng rang và thanh tịnh; lúc đó thì thiện còn chẳng làm, huống
chi là
ác!
Nghe
đến đây, Đoàn Quốc Hùng phủ phục xuống lạy sư cụ. Ông già đứng bên cạnh,
coi bộ
cũng hiểu được phần nào. Đoàn Quốc Hùng nói với sư cụ Vân
Không:
-
Tôi không muốn trở về nữa, xin cho tôi theo sư cụ xuất
gia.
-
Nếu trong lòng ông thật đã giác ngộ thì hà tất cứ phải xuất gia như
tôi!
Bỏ
mộng, trở về giác đều có nhân duyên. Không nên câu chấp hình
thức!
Dứt
lời, sư cụ Vân Không trở vào phòng riêng. Đoàn Quốc Hùng không dám theo
vào, nằm
trên chiếc chiếu và trằn trọc mãi quá nửa đêm cũng không thể ngủ được.
Đến khi
nghe tiếng gà gáy, trời đã sắp sáng, Hùng mới đứng dậy đi vào phòng định
bày tỏ
thêm nỗi lòng mình với sư cụ, nhưng khi tới nơi thì thấy căn phòng vắng
lạnh.
Vân Không Hòa thượng đã bỏ đi tự lúc nào mà không ai biết!
Bản dịch của HT. Thích Quảng
Độ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét