Tham
vọng mở rộng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông
ngày càng tăng cao. Mới đây, một quan chức ngành công nghiệp đánh bắt cá
đã thúc giục chính phủ cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho
100.000 ngư dân ở vùng biển này.
Tàu cá Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: AP |
Hà
Kiến Tân, người đứng đầu tập đoàn đánh bắt Baosha ở tỉnh Hải Nam, đã
thúc giục chính phủ Trung Quốc giúp các ngư dân trở thành các dân quân
Trung Quốc. “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá ra Biển Đông, thì sẽ cần
100.000 ngư dân", tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời vị này.
“Nếu
chúng ta giúp họ trở thành dân quân, trang bị cho họ vũ khí, chúng ta
sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn lực lượng của tất cả các nước khác
gộp lại ở Biển Đông", vị này khẳng định.
Quan
chức ngư nghiệp họ Hà tự tin tiết lộ rằng, hiện tại, Trung Quốc không
gặp khó khăn gì với việc triển khai đồng loạt nhiều tàu cá. "Riêng ở
tỉnh Hải Nam, chúng tôi có 23.000 tàu cá, với hơn 225.000 thành viên
giàu kinh nghiệm. Mỗi năm từ giữa tháng 5-8, khi hoạt động đánh bắt tạm
ngừng, chúng ta nên huấn luyện ngư dân tăng cường kỹ năng trong đánh
bắt, sản xuất và cả hoạt động quân sự, giúp họ trở thành một lực lượng
dự bị trên biển, và sử dụng lực lượng ấy để giải quyết các vấn đề Biển
Đông", vị này tuyên bố.
Chiến
lược sử dụng các tàu cá để mở rộng yêu sách chủ quyền của chính phủ
Trung Quốc trong vài tuần gần đây đã gây ra nhiều căng thẳng và phản đối
với hầu hết những láng giềng hàng hải bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt
Nam và Philippines. Trong các vụ đụng độ điển hình với tàu hàng hải Nhật
Bản và Philippines, các tàu cá Trung Quốc thường giữ vai trò trung tâm,
sau đó được một số cơ quan của chính phủ Trung Quốc như lực lượng Hải
giám hay Ngư chính hỗ trợ.
Mới
đây, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc vẫn điều đội tàu cá
lớn ngang nhiên đến đánh bắt cá tại khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, một đội tàu lớn như vậy của Trung Quốc
tới Trường Sa. Đội tàu này gồm một tàu hậu cần trọng tải 3.000 tấn và 29
tàu có thể mang trọng tải hơn 140 tấn/tàu.
Nhật
báo Trung Quốc cho hay, đội tàu trên tới bãi Chữ thập và bắt đầu đánh
bắt cá từ chiều 15/7. Đến sáng 17/7, họ đổi địa điểm đánh bắt tới bãi Su
Bi, cách Chữ thập khoảng 200 km. Các bãi đá này đều đã được Việt Nam
tuyên bố chủ quyền.
Sự
mở rộng và trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc đang khiến cả khu vực quan
ngại, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, lực lượng này không trực tiếp
tham gia vào trong cuộc đối đầu ban đầu với một số tàu nước ngoài. Theo
giới phân tích, đây dường như là nỗ lực tránh thách thức trực tiếp với
hải quân các nước khác, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và có thể là cả
Mỹ.
Trung
Quốc luôn coi hải quân Mỹ là lực cản chính và ghê gớm nhất trong cuộc
chơi ở Biển Đông. Theo quan chức Hà, bằng cách giúp các ngư dân thành
một lực lượng dân quân hàng hải, "Trung Quốc có thể giảm bớt gánh nặng
cho lực lượng hải quân cũng như áp lực ngân sách quốc gia".
Thái An (theo washingtontimes)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét