Thật
là một vinh hạnh cho tôi ngày hôm nay được lên đây giới thiệu với quý
vị về nữ sĩ Hồng Khương cùng thân thế sự nghiệp của thân phụ của nữ sĩ
là cố văn thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải, một người được giới phê bình văn
học xem như một Thi hào trong văn học sử nước nhà. Thi hào Á Nam Trần
Tuấn Khải sinh năm 1894 tại huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định là một người
thông minh, hiếu học được thân phụ là cử nhân Văn Hoán Trần
Thụy Giáp dạy dỗ nên ngay từ năm 14 tuổi đã dịch bài Ái Quần trong
quyển Ấu Học Tân Thư được quan Án Sát khen là “Khẩu khí thần tình sẽ trở
thành người có ích cho xã hội và tặng cho
Trần Tuấn Khải bộ văn Quốc Sử Ký mới mua từ Nhật Bản. Lớn lên Trần Tuấn
Khải viết văn, làm thơ, làm báo và dịch thuật với các bút danh Côi
Hoàng Khách, Đông A Thi, Tiểu Hoa Nhân, Đông Minh, Lâm Tuyền cư sĩ,
Giang Hồ Tản Nhân và bút hiệu chính là Á Nam. Năm 1920, Á Nam in tập thơ
đầu tay là “Duyên Nợ Phù Sinh”, năm 1925, xuất bản tiểu thuyết “Hồn
Hoa” và “Gương Bể Dâu”.
Sinh
ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, cũng như bao nhiêu
thanh niên yêu nước thời bấy giờ đã thuộc nằm lòng bài Ái Quốc ca của
nhà cách mạng Phan Bội Châu để BIẾT SỐNG và DÁM CHẾT Cho quê hương dân
tộc vào thời Pháp thuộc. Những vần thơ yêu nước của nhà cách mạng Phan
Bội Châu lại càng ý nghĩa hơn cho gần 90 triệu con dân Việt Nam đang
sống quằn quại dưới sự thống trị bạo tàn của tập đoàn Việt gian CS bất nhân, hại dân bán nước:
SỐNG TỦI LÀM CHI ĐỨNG CHẬT TRỜI?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
CHẾT MÀ VÌ NƯỚC, CHẾT VÌ DÂN…
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân..
Năm 1926 Trần Tuấn Khải in tập thơ “Bút Quan Hoài” gồm những bài thơbi hùng về lịch sử Việt để kích động lòng yêu nước của đồng bào nên bị thực dân Pháp cấm lưu hành và tàng trữ. Năm 1927, bị Hồ Chí Minh tố giác nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt đưa về giam tại Hỏa Lò, người thanh niên yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải đã ra trước tòa yêu cầu thực dân Pháp phải trả tự do cho nhà cách mạng Phan Bội Châu và sẵn sàng vào tù thay cho Phan Bội Châu. Tiếp nối sự nghiệp của nhà cách mạng Phan Bội Châu, Á Nam Trần Tuấn Khải in các tập thơ Bút Quan Hoài, Hồn Tự Lập 2 tập, Ba nhà nữ cách mạng Nga và Chủ Nghĩa Thánh Cam Địa (Gandhi) để tuyên truyền cổ võ lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam…Ngoài việc giảng dạy văn chương Việt Hán tại các trường Nam, Nữ Trung học ở Hà Nội ông thường xuyên viết cho các tờ báo Thực Nghiệp Dân báo, Hà Thành Ngọ Bác, Nữ Lưu, Đuốc Nhà Nam, Vệ Nông, Thời Báo, Đông Tây Tiểu Thuyết, Tiểu Thuyết Nguyệt San, Phụ Nữ Thời Đàm, Thư Quán Tùng San, Văn Học Tạp Chí. Á Nam Trần Tuấn Khải cùng với các nhân sĩ cách mạng Ngô Đức Kế, Nguyễn Phan Long, Phan Khôi (Chương Dân), Lê Dư (Sở Cuồng), Ông Cử Đăng Đệ, Ông Tú Đỗ Mục, Đàm Xuyên chủ trương biên tập Tập San Khai Hóa để mở mang dân trí đứng lên tranhđấu đòi độc lập, dân chủ, tự do hầu theo kịp đà tiến hoá của nh ân lo ại… Sau hiệp định Genève, Á Nam Trần Tuấn Khải vào Nam viết văn dạy học và làm chuyên viên dịch thuật của Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa. Chính thời gian này nhà văn đã miệt mài dịch các tác phẩm giá trị như Thủy Hử, Đông Chu Liệt Quốc, Tam Tự Kinh, Gia Huấn Tứ Tự Kinh, Ức Trai Tướng Công Di Tập, Dư Địa Chí, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Đồng thời biên soạn các tác phẩm Ngụ Ngôn Cổ Việt, Phép Làm Thơ Văn, Xử Thế Châm Ngôn, Xử Thế Luân Lý, Nét Xuân Thu…
Kính thưa quý vị, ngay từ thời còn là học sinh tôi đã thuộc lòng bài thơ “Giỗ Tổ Hùng Vương” của thi sĩ Á Nam: “Vua Hùng là Tổ Nước Ta, Lập nên Nam Quốc Sơn Hà từ xưa. Trải bao suy thịnh lần lừa, Non sông gấm vóc bây giờ còn đây. Bốn ngàn năm lẻ tới nay, Thiều quang bẩy chục nhớ ngày vinh quang. Cùng nhau dâng nén tâm nhang, Ghi công Quốc Tổ huy hoàng vạn niên. Cầu cho dân nước vui yên, Dốc lòng hòa hợp tránh miền đao binh. Rồi đây hưởng phúc thanh bình, Năm châu chen bước đua tranh với người. Hỡi đồng bào Việt ta ơi, Nhớ câu cùng nước cùng nòi thương nhau…”. Là một người nghiên cứu lịch sử, tôi càng trân trọng ghi nhận công lao của văn hào Á Nam đã dịch sang chữ Việt những tác phẩm lịch sử Việt Nam để cháu con học hỏi. Chính nhờ tác phẩm Dư Địa Chí của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi được Á Nam Trần Tuấn Khải chuyển dịch mà tôi đã lãnh hội được nhiều kiến thức của người xưa. Trong văn học Việt Nam có 3 vị vua là vua Lê Thánh Tôn, vua Hồ Quý Ly, vua Quang Trung và 2 danh nhân văn hóa là văn hào Nguyễn Du và danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi thường ưu tư về cội nguồn dân tộc, về quê hương xưa cũ của nước Việt thuở xa xưa. Danh nho Nguyễn Trãi đã từng phiêu lưu trên đất Trung Hoa theo dấu người cha là trung thần Nguyễn Phi Khanh bị quân thù bắt giữ nên tìm hiểu, đọc sách sử cổ Trung Hoa mà Hán tộc cấm đoán sứ đoàn được mua các loại sách sử do những người Hán gốc Việt viết gọi là “Ngoại Thư” này nên hiểu rõ về nguồn cội dân tộc. Chính vì vậy, Nguyễn Trãi đã khẳng định là Hán tộc du mục không có văn hiến mà chỉ nước Việt ta mới có nền văn hiến viết trong “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” như sau: “Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang” nghĩa là “Chỉ nước Đại Việt ta từ trước, mới có nền văn hiến ngàn năm…”. Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi viết: “Kinh Dương Vương dựng nước gọi là Xích Quỉ, Hùng Vương gọi nuớc là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, Triệu (Đà) gọi nước là Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung, Trưng (Vương) lại gọi là Hùng Lạc đóng đô ở Mê Linh… Trong sách chương của Thiên Vương gọi Việt Nam, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Nam Bình, ngày nay cũng xưng là Việt Nam”. Như vậy, tên nước thời vua Trưng là Hùng Lạc và Nam Việt cũng chính là Việt Nam mà Ngô Thì Sĩ viết sai và các nhà sử học Mác Xít viện dẫn để phủ nhận Nam Việt cũng như lãnh thổ Văn Lang ở phần đất TQ hiện giờ cho phù hợp với mật ước bán nước của tập đoàn Việt gian CS.
Thưa quý vị, Ngày
7-3-1983, văn hào Á Nam Trần Tuấn Khải qua đời, hưởng thọ 89 tuổi. Nhà
cầm quyền CSVN đã lợi dụng tên tuổi của văn hào và đặt tên đường cho
văn hào để tuyên truyền mị dân nhưng gia đình văn hào đã phản đối việc
đặt tên này mà nhân chứng sống chính là nữ sĩ Hồng Khương, ái nữ của thi
hào Á Nam Trần Tuấn Khải. Sự nghiệp văn chương của Á Nam Trần Tuấn Khải
được Việt Nam Thi nhân Tiền Chiến trân trọng như sau: “Thơ
Trần Tuấn Khải không chứa đựng triết lý bí hiểm, tư tưởng cao siêu, nó
giản dị như một chân tình, nó rỡ ràng như sự phơi bày trọn vẹn cả tấc
lòng. Người đọc dễ dàng đạt ý và rung động qua trực cảm, vì Á Nam đã cấu tạo thơ mình bằng nhạc điệu quen thuộc của dân tộc, cho nên sức truyền cảm rất bén nhạy. Khảo
sát thơ ông, chúng tôi bắt gặp đó đây những tư tưởng đã thành châm ngôn
và cũng không ngoài việc gieo vào lòng người một ý chí bất khuất, một
hùng khí ngùn ngụt,
một nghĩa vụ thiết yếu của con người đúng với danh nghĩa “làm người”
của nó”. Cố thi sĩ Xuân Diệu đã phải viết: “Tôi
không quên lúc học lớp nhì, 14 tuổi, tôi mượn được quyển "Bút quan
hoài". Tôi chép vào quyển vở mới một số đoạn thơ thích nhất...Quyển vở
thơ Trần Tuấn Khải quí báu của tôi, như là tiếng gọi
của lương tâm!”. Không phải chỉ Xuân Diệu mà cố thi sĩ Nguyễn Vỹ cũng đã học thuộc lòng “Bút Quan Hoài”với “ Những
bài thơ chứa đựng tư tưởng thâm trầm bi thương về nước của người dân
mất nước nên tự nhiên chiêm ngưỡng tác giả như một thần tượng”.
Trước khi mất, năm 1982 văn hào đã viết cho con gái mấy câu thơ sau: “Hồng
Khương hai chữ vẻ vang thay, Nhờ đức tiền nhân để lại đây. Đạo học vốn
theo gương Tổ phụ, Văn chương mong góp mặt Đông Tây…” Vâng thưa quý vị, người con gái đó là nữ sĩ Hồng Khương mà tôi được hân hạnh giới thiệu hôm nay.
Hồng Khương còn có tên là Trần thị Mai Hương là con thứ sáu của văn hào Á Nam Trần Tuấn Khải, nổi tiếng là ngườicon hiếu thảo. Ngay từ nhỏ đã ưa thích văn thơ, mến chuộng đạo hạnh muốn nối nghiệp gia phong. Cũng như bao cô gái mới lớn được bao chàng trai đi theo ngỏ lời ong bướm vào lứa tuổi mười ba mà thi sĩ Nguyên Sa đã viết“Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc. Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường. Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương, Anh thay mực cho vừa màu áo tím …” thì nữ sĩ của chúng ta còn đang“Dỗ Em”:“Nín đi, chị bế em cưng, Em đừng khóc nữa chị mừng em ơi... Bây giờ giữa buổi giao thời, Lòng đau ruột thắt rối bời tâm can. Em ơi ai xẻ giang san, Máu hờn lênh láng tiếng than mãi còn. Em ơi thật chị quá buồn, Con sông Bến Hải nỗi hờn sử xanh. Em ơi mau lớn học hành, Cố tâm rèn luyện để nhanh giúp đời… Này em, có bấy nhiêu lời”. Ru em xong, nữ sĩ vội vàng chép bài thơ đầu tiên trong đời lấy tên là “Tuổi mười Ba” đúng vào năm mới 13 tuổi như sau: “ Run tay cầm bút viết, Trống ngực đánh từng hồi. Chữ yêu nào đã biết, Xin đừng nói người ơi… Chỉ nàng thơ bé nhỏ, Người yêu là thế đó, Yêu mãi mãi cả đời, Người ơi, người nghe rõ…Thôi thế kể từ nay, Xin đừng chuyện Đông Tây, Hãy đem nàng thơ ấy, Về với tuổi dại ngây…”. Thế rồi nữ sĩ viết bài “Hồi Âm” để trả lời cho ai đó như sau“Em mới tuổi mười ba, Còn dại khờ lắm mà. Sao lại đem thư tới, Mà nói chuyện xa xa… Xin đừng kể bướm hoa, Và chớ sợ ngày già. Mình sẽ còn mãi mãi, với muôn vạn lời ca. .. Về nòi giống của ta, Gấm vóc điểm sơn hà, Bừng bừng gươm bất khuất, Tôi yêu, yêu thiết tha…”. Nữ sĩ chối từ vì lúc đó, nữ sĩ và người chị là nữ sĩ Tuệ Mai, nổi tiếng một thời với giải thưởng văn học nghệ thuật của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đang ôm một giấc mộng “Nhị Trưng phất cờ”: Lửa thiêng dân tộc vút trời cao, Nung nấu tim gan phận má đào. Nguyện đem tâm huyết tô dòng sử, Rạng mãi nghìn thu tựa ánh sao…”. Người chị tài hoa mà mệnh bạc ấy để lại trong lòng nữ sĩ“Ôi một vì sao vụt tắt, Em thấy đất trời vạn vật cuồng quay… Chị ơi, em tiếp dòng mơ, Gửi niềm tâm sự tiếng thơ họ Trần…”. Thưa quý vị, người xưa đã nói “Văn tức là Người” mà “Người Thơ Hồng Khương” đã thể hiện chí khí của một nam nhi trong mấy câu thơ “Hùng Khí” ngay khi còn ở Việt Nam mà tôi tâm đắc nhất: “Ý thép tung bay giữa chính trường, là trai hùng khí chí đa mang. Bút hoa lưu thế câu thần thánh, Lời sắt bay hồn lũ quỷ vương…”. Lũ quỷ vương đây chính là tập đoàn CS Việt gian bất nhân hại dân bán nước. Trong cái xã hội CS đó, nữ sĩ chỉ thấy bọn cường hào đỏ, tư bản đỏ bóc lột hà hiếp nhân dân, chúng ăn chơi nhảy múa trên sự đau khổ, trên mồ hôi nước mắt của dân lành nữ sĩ đã chán nản thốt lên “ Thân sĩ nhìn quanh được mấy người, chỉ toàn lũ Mán giỏi ăn chơi… Huyết thơ này gửi muôn dân Việt, Mau tỉnh cùng nhau mới kịp thời…”. Trong khi thiên hạ đón xuân, bọn “Đười ươi đội lốt người” về thành phố chúc mừng nhau thì nữ sĩ nghĩ đến “Một Gánh Giang Sơn…Ai người Tri kỷ”: “Sẽ chúc gì đây tới mọi người, khi ta trong dạ héo ngoài tươi. Không gian ảo mộng đầy hiu quạnh, Tâm trí miên man những rối bời. Canh lặng ai say mình vẫn thức, Ngày vui cảnh đẹp ý khôn vơi. Nào đâu tri kỷ cùng trăn trở, Một gánh giang sơn kết vạn lời…”. Thưa quý vị, đó là lời kêu gọi thống thiết bi ai của một con dân Việt trước cảnh nước mất nhà tan Những anh hung hào kiệt đứng lên chống chế độ CS bạo tàn thì đã bị chúng bắt vào tù sống cảnh đọa đày khổ ải, hơn 300 tù nhân chính trị đã bị chế độ bạo tàn xử tử hình nhưng vẫn còn triệu triệu con tim Việt Nam sẵn sàng đứng dậy trong nay mai để giải thể chế độ bạo tàn hại dân bán nước đòi lại quyền sống làm người…
Thưa quý vị, với văn tài vốn thừa hưởng của Trần Gia, nữ sĩ đã tham dự chương trình Thi Văn Tao Đàn do cố thi sĩ Đinh Hùng sáng lập, xướng ngôn viên đài Phát thanh Sài Gòn, Đà Lạt, hợp tác với tuần san Giác Ngộ và trung tâm nghiên cứu Hán Nôm. Văn thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết “Hồng Khương có tài sử dụng từ ngữ làm cho thơ gợi cảm có hồn. Với những câu lục bát thật sự thành công, Hồng Khương đã đi vào thế gi ca dao, tinh hoa của đất nước”. Nhà nghiên cứu Phan Canh đã viết “Thơ của Hồng Khương có thể ví như một dòng suối êm đềm, mát mẻ, có nước trong, có trăng sáng, có đủ quang cảnh dịu hiền làm say lòng khách yêu thơ. Chúng ta đến với Suối Lành để cảm nhận bản sắc hồn nhiên, trong sáng, chứa đựng nguồn thơ đạo nghĩa gia phong của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, một thi hào của nước Việt Nam”. Những lời nhận xét như vậy quá đủ để ghi nhận văn tài của nữ sĩ, thế nhưng nói đến thơ Hồng Khương mà không nói đến dòng thơ yêu nước là một thiếu sót vì “Thơ Hồng Khương là một dòng suối chuyển tải dòng sống đạo hạnh tâm linh, ngoài ra thơ Hồng Khương còn thấm đậm tình yêu nước thương nòi với những lời thơ hào khí ngất trời, rực lửa đấu tranh xứng đáng là cháu con của “Hai Bà Trưng”, Bà Triệu” anh thư của nước Việt chúng ta”.
Năm 1999, nữ sĩ đã ra mắt “Thi Văn Tuyển Trần Gia và Á Nam” và tập thơ “Suối Lành” do sự yêu cầu thúc giục của thân hữu. Năm 2000, nữ sĩ Hồng Khương của chúng ta đoàn tụ với gia đình tại hải ngoại không phải để vui hưởng cuộc sống bù lại những tháng ngày thống khổ mà nữ sĩ đã hội nhập vào các hội đoàn để góp phần tranh đấu cứu dân cứu nước. Bài thơ “Lửa Hận” mà nữ sĩ mới làm đã nói lên tất cả “Lửa uất đang dâng hận máu trào, Vô thần một lũ ác, tham gian. Thẳng tay đàn áp người lương thiện, Tu sĩ giam cầm mặc tiếng oan… Dân lành, chí sĩ quyết không tha, Trí thức, sinh viên bị quỷ tà, Đánh đập giam cầm tăng quản chế, Giáo đường ủi xập chỉ thờ ma…”. Nữ sĩ đã cộng tác với các tờ báo chống Cộng, CLB Hùng Sử Việt, bản tin Vĩnh Nghiêm, các chùa và các thiền viện để phổ biến 40 bài thơ Phật giáo, những bài thơ viết cho thiếu nhi được các nhạc sĩ Doãn Mẫn, Lê Cao Phan, Ngô Mạnh Thu, Bàng Thúc Hiệp, Nguyễn văn Thành, Kim Ngân, Giác An, Ngọc Mai… Nữ sĩ hiện là Hội Phó Hội Hùng Vương, CT Hội Văn Hoá Việt Nam Philadelphia và vùng phụ cận và là Phát ngôn nhân của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước mà người sáng lập là chiến sĩ Lê Chân Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và chiến sĩ Đặng Thị Danh hiện là chủ tịch của phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước.
Thưa quý vị, tôi xin hân hạnh giới thiệu người phụ nữ có một tâm hồn đạo hạnh, một tấm lòng yêu nước thiết tha, một phụ nữ còn rất trẻ mà nửa thế kỷ trước mới vào lứa tuổi đôi mươi, người nữ sĩ đó đang dấn thân tranh cùng với tất cả chúng ta cho một Việt Nam tươi sáng. Thưa quý vị đây nữ sĩ Hồng Khương…
PHẠM TRẦN ANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét