Hai
tổng thống thân tình của hai nước lớn Pháp và Mỹ ở hai bên bờ Đại Tây
Dương chúc nhau thắng cử, giờ đây chỉ còn một, và một đó cũng phải tái
tranh cử trong năm nay, chưa biết số phận người dân Mỹ dành cho mình ra
sao. Người đi ngậm ngùi, kẻ còn ở lại một thời gian âu lo với con người
mới và tình hình mới. Đó là trường hợp TT Sarkozy và TT Obama sau cuộc
bầu cử tổng thống vòng hai chung quyết ở Pháp.
Thực vậy, ngày 12 tháng Tư năm 2012, Tổng Thống Sarkozy nói vơi TT Obama, «Nous allons gagner, toi et moi, M. Obama, ensemble» hay “Chúng ta sẽ thắng, anh và tôi, Ô Obama, cùng nhau”. TT Obama nói «Và thực sự tôi hòan tòan ca ngợi cuộc chiến đấu mà Anh đang điều hành”. Đây là một cuộc đàm thọai của hai tổng thống hai nước, thực hiện tại Điện Elysée và Tòa Bạch Ốc, tức hai phủ tổng thống của hai nước, hai cơ quan Hành Pháp hàng đầu của quốc gia.
Theo qui tắc tổ chức chánh quyền, đó là cuộc đàm thoại chánh thức liên quan đến chuyện quốc gia đại sự, theo lẽ thông thường chỉ hai vị mà thôi, cùng lắm với một vài phụ tá chuyên môn và thông dịch viên lá quá lắm rồi. Nhưng cuộc đàm thọai này TT Sarkozy lại mời báo chí tham dự. Lời nói của TT Sarkozy, báo Figaro của Pháp lấy làm tựa của một tin quan trọng. Và thông tấn xã của Pháp đi tin và hình tòan nước Pháp và thế giới. Cách tổ chức đàm thọai trực tiếp, trực tuyến và truyền hình của hai tổng thống có mặt báo chí này cho thấy hai tổng thống tái ứng cử muốn dùng phương tiện quốc gia cho việc vận động tranh cử. Nên người ta không ngạc nhiên tại sao hai vị tổng thống lại phá lệ những trao đổi ngọai giao trực tiếp về quốc sự lại được phổ biến tổng quát như vậy.
Ngày 6 tháng 5, lúc 20 giờ 20 phút ở Pháp, TT Sarkozy thất cử, đã chính thức lên tiếng thừa nhận thất bại trước sự đắc cử tổng thống Pháp của Ô. François Hollande, của đảng Xã hội Pháp, trong vòng bầu cứ thứ hai. Kỳ bầu cứ thứ hai này cử tri Pháp đi bầu đông hơn kỳ nhứt hồi 22/04 . Kết quả bầu cử cho thấy, thái độ bất mãn của các công dân Pháp đối với các biện pháp kiệm ước, khắc khổ gắt gao mà TT Sarkozy đã cỗ võ cùng với Liên Âu.
Ngày Chủ Nhựt 6 tháng Năm bầu tổng thống Pháp dù là Chủ nhựt, nhưng chắc là một “ngày dài” của TT Obama và Tòa Bạch Ốc, cơ quan đầu não của nội các của chánh quyền của TT Obama. TT Obama và bộ tham mưu thân cận của Ông ắt lo lắng, bồn chồn chờ kết quả coi người “bạn” của TT Obama, là TT Sarkozy số mạng mà người dân Pháp dành cho Ông ra sao.
Nỗi lo bao trùm cả Phủ Tổng Thống và Đảng Dân Chủ đang cầm quyền sắp bầu cử tổng thống lại, như hồi năm 1981, TT François Mitterrand, một lãnh tụ của Đảng Xã hội Pháp như TT Hollande mới đắc cử sẽ nắm chánh quyền nước Pháp. Nhưng thời TT Mitterrand, nỗi lo đó sờm tan biến vì chánh quyền do Đảng Xã hội Pháp chấp chánh không bao lâu sau tuyên bố sẽ đứng về phía các dồng minh trong đó Mỹ là trụ cột.
Còn bây giờ mối lo của TT Obama và nội các chánh phủ của Đảng Dân Chủ rất lớn khi Ô Hollande Đảng Xã Hội Pháp thắng cử. Tuy đề cương “xã hội” của Đảng Dân Chủ ở Mỹ gần với Đảng Xã hội Pháp, TT Obama có nhiều chủ trương “xã hội” đến đổi một số chánh trị gia Cộng Hòa và dân Mỹ bảo thù xem Ông là “xã hội chủ nghĩa”, một danh từ không tốt ở Mỹ, chánh quyền Obama vẫn rất lo ngại. Lo ngại một cuộc khủng hỏang giữa Washinton và Paris, hai bờ Đại Tây Dương không gần nhau như thời Sarkozy.
Nhà bình luận Jim Hoagland của tờ báo Washington Post gối đầu giường của chính khách Mỹ viết “ở Washington, không ai biết Ô Hollande, ngay đối với những chuyên gia về Pháp”. Ứng cử viên Hollande hồi tháng ba không dành thí giờ đến thủ đô Mỹ, chỉ gởi vài đặc phái viên đến thôi. Trong khi Sarkozy trái lại coi Mỹ như một nơi ưu tiên trong chiến dịch tranh cử năm 2007.
Còn nhà chánh trị học James Poulos viết trên tạp Foreign Policy một bài với tựa đề «Après moi le déluge» hay “Sau tôi là Trận Hồng Thủy” nói về ảnh hưởng của việc mất chánh quyền của TT Sarkozy đối với Mỹ.
Bất ổn bao trùm thị trường thế giới sau các cuộc bầu cử Châu Âu, với hai cuộc bầu cử ở Hy Lạp và Pháp. Nhứt là ở Pháp, Ô Hollande lên vốn là người bất đồng ý kiến với Ô Sarkozy chủ trương kiệm ước, thắt lưng buộc bụng cùng với TT Đức, một con sư tử về hình dáng quốc gia và lịch sử Âu châu dưới cái nhìn của Pháp và đầu tàu kinh tế Âu chậu hiện tại.
Thị trường tài chính Âu, Á, Mỹ giảm mạnh. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 2.8%, của Hongkong giảm 2.6%, New York mới mở cửa 1 euro giảm dưới 1.30 mỹ kim sau đó nhích lên một chút.
TT Obama hôm Chủ Nhật theo nghi thức đã chúc mừng ông Hollande, và không quên mời ông Ô Hollande đến thăm Tòa Bạch Ốc trước hội nghị thượng đỉnh G-8 và NATO vào cuối tháng này.
Trong thời TT Sarkozy, chánh quyền của TT Obama coi chánh quyển của TT Sarkozy là một đồng minh quí giá, Ô Sarkozy là một người bạn Mỹ thân thiết, từng đưa nước Pháp hòa nhập vào hàng ngũ lãnh đạo chỉ huy của Khối Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương do Mỹ đóng vai trò chủ chốt và cắt đứt nước Pháp với chủ thuyết và chính sách De Gaulle. Pháp đã đóng vai trò xung kích trong cuộc hành quân ở Libya, hòan tòan khác với thái độ và hành động của Pháp đối với Mỹ trong cuộc hành quân của Mỹ chống lại Iraq.
TT Obama lo và nội các của Ông bối rối trước vấn đề không biết sự thay đổi con người tổng thống ở Pháp có thay đổi tình hình ở Pháp và Liên Âu hay không. Dù Đảng Xã Hội ở Pháp mà TT Hollande là đảng viên gần gũi với đề cương của Đảng Dân Chủ ở Mỹ, việc tiết giảm khiếm hụt ngân sách của Pháp và Liên Âu có thế tạo thành một cơn bão tài chánh. Nếu cơn bão này xảy ra ngay thời kỳ bầu cử của TT Obama là một bất lợi cho cuộc tranh cử của Ông, theo như nhận định của nhà bình luận Jim Hoagland của báo Washington Post.
Nên không lấy gì làm ngạc nhiên khi TT Obama làm một điều có tánh nghi thức chúc mừng Ô Hollande đắc cử, TT Obama long trọng mời Ô Hoalande viếng thăm nước Mỹ, và hẹn gặp nhau ở Camp David trong cuộc họp G8 theo lịch trình ấn định trước vào 19 tháng Năm, và kế đó là ở Chicago trong cuộc họp thưởng đĩnh của một số nước có góp quân ở Afghanistan và đóng góp quỹ để cứu nguy ngân sách trong cuộc khủng hỏang tài chánh vừa qua. Như đã biết trong cuộc tranh cử TT Hollande đã hứa sẽ rút quân vào cuối năm 2012, trước thời hạn TT Obama đề nghị.
Vi Anh
Thực vậy, ngày 12 tháng Tư năm 2012, Tổng Thống Sarkozy nói vơi TT Obama, «Nous allons gagner, toi et moi, M. Obama, ensemble» hay “Chúng ta sẽ thắng, anh và tôi, Ô Obama, cùng nhau”. TT Obama nói «Và thực sự tôi hòan tòan ca ngợi cuộc chiến đấu mà Anh đang điều hành”. Đây là một cuộc đàm thọai của hai tổng thống hai nước, thực hiện tại Điện Elysée và Tòa Bạch Ốc, tức hai phủ tổng thống của hai nước, hai cơ quan Hành Pháp hàng đầu của quốc gia.
Theo qui tắc tổ chức chánh quyền, đó là cuộc đàm thoại chánh thức liên quan đến chuyện quốc gia đại sự, theo lẽ thông thường chỉ hai vị mà thôi, cùng lắm với một vài phụ tá chuyên môn và thông dịch viên lá quá lắm rồi. Nhưng cuộc đàm thọai này TT Sarkozy lại mời báo chí tham dự. Lời nói của TT Sarkozy, báo Figaro của Pháp lấy làm tựa của một tin quan trọng. Và thông tấn xã của Pháp đi tin và hình tòan nước Pháp và thế giới. Cách tổ chức đàm thọai trực tiếp, trực tuyến và truyền hình của hai tổng thống có mặt báo chí này cho thấy hai tổng thống tái ứng cử muốn dùng phương tiện quốc gia cho việc vận động tranh cử. Nên người ta không ngạc nhiên tại sao hai vị tổng thống lại phá lệ những trao đổi ngọai giao trực tiếp về quốc sự lại được phổ biến tổng quát như vậy.
Ngày 6 tháng 5, lúc 20 giờ 20 phút ở Pháp, TT Sarkozy thất cử, đã chính thức lên tiếng thừa nhận thất bại trước sự đắc cử tổng thống Pháp của Ô. François Hollande, của đảng Xã hội Pháp, trong vòng bầu cứ thứ hai. Kỳ bầu cứ thứ hai này cử tri Pháp đi bầu đông hơn kỳ nhứt hồi 22/04 . Kết quả bầu cử cho thấy, thái độ bất mãn của các công dân Pháp đối với các biện pháp kiệm ước, khắc khổ gắt gao mà TT Sarkozy đã cỗ võ cùng với Liên Âu.
Ngày Chủ Nhựt 6 tháng Năm bầu tổng thống Pháp dù là Chủ nhựt, nhưng chắc là một “ngày dài” của TT Obama và Tòa Bạch Ốc, cơ quan đầu não của nội các của chánh quyền của TT Obama. TT Obama và bộ tham mưu thân cận của Ông ắt lo lắng, bồn chồn chờ kết quả coi người “bạn” của TT Obama, là TT Sarkozy số mạng mà người dân Pháp dành cho Ông ra sao.
Nỗi lo bao trùm cả Phủ Tổng Thống và Đảng Dân Chủ đang cầm quyền sắp bầu cử tổng thống lại, như hồi năm 1981, TT François Mitterrand, một lãnh tụ của Đảng Xã hội Pháp như TT Hollande mới đắc cử sẽ nắm chánh quyền nước Pháp. Nhưng thời TT Mitterrand, nỗi lo đó sờm tan biến vì chánh quyền do Đảng Xã hội Pháp chấp chánh không bao lâu sau tuyên bố sẽ đứng về phía các dồng minh trong đó Mỹ là trụ cột.
Còn bây giờ mối lo của TT Obama và nội các chánh phủ của Đảng Dân Chủ rất lớn khi Ô Hollande Đảng Xã Hội Pháp thắng cử. Tuy đề cương “xã hội” của Đảng Dân Chủ ở Mỹ gần với Đảng Xã hội Pháp, TT Obama có nhiều chủ trương “xã hội” đến đổi một số chánh trị gia Cộng Hòa và dân Mỹ bảo thù xem Ông là “xã hội chủ nghĩa”, một danh từ không tốt ở Mỹ, chánh quyền Obama vẫn rất lo ngại. Lo ngại một cuộc khủng hỏang giữa Washinton và Paris, hai bờ Đại Tây Dương không gần nhau như thời Sarkozy.
Nhà bình luận Jim Hoagland của tờ báo Washington Post gối đầu giường của chính khách Mỹ viết “ở Washington, không ai biết Ô Hollande, ngay đối với những chuyên gia về Pháp”. Ứng cử viên Hollande hồi tháng ba không dành thí giờ đến thủ đô Mỹ, chỉ gởi vài đặc phái viên đến thôi. Trong khi Sarkozy trái lại coi Mỹ như một nơi ưu tiên trong chiến dịch tranh cử năm 2007.
Còn nhà chánh trị học James Poulos viết trên tạp Foreign Policy một bài với tựa đề «Après moi le déluge» hay “Sau tôi là Trận Hồng Thủy” nói về ảnh hưởng của việc mất chánh quyền của TT Sarkozy đối với Mỹ.
Bất ổn bao trùm thị trường thế giới sau các cuộc bầu cử Châu Âu, với hai cuộc bầu cử ở Hy Lạp và Pháp. Nhứt là ở Pháp, Ô Hollande lên vốn là người bất đồng ý kiến với Ô Sarkozy chủ trương kiệm ước, thắt lưng buộc bụng cùng với TT Đức, một con sư tử về hình dáng quốc gia và lịch sử Âu châu dưới cái nhìn của Pháp và đầu tàu kinh tế Âu chậu hiện tại.
Thị trường tài chính Âu, Á, Mỹ giảm mạnh. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 2.8%, của Hongkong giảm 2.6%, New York mới mở cửa 1 euro giảm dưới 1.30 mỹ kim sau đó nhích lên một chút.
TT Obama hôm Chủ Nhật theo nghi thức đã chúc mừng ông Hollande, và không quên mời ông Ô Hollande đến thăm Tòa Bạch Ốc trước hội nghị thượng đỉnh G-8 và NATO vào cuối tháng này.
Trong thời TT Sarkozy, chánh quyền của TT Obama coi chánh quyển của TT Sarkozy là một đồng minh quí giá, Ô Sarkozy là một người bạn Mỹ thân thiết, từng đưa nước Pháp hòa nhập vào hàng ngũ lãnh đạo chỉ huy của Khối Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương do Mỹ đóng vai trò chủ chốt và cắt đứt nước Pháp với chủ thuyết và chính sách De Gaulle. Pháp đã đóng vai trò xung kích trong cuộc hành quân ở Libya, hòan tòan khác với thái độ và hành động của Pháp đối với Mỹ trong cuộc hành quân của Mỹ chống lại Iraq.
TT Obama lo và nội các của Ông bối rối trước vấn đề không biết sự thay đổi con người tổng thống ở Pháp có thay đổi tình hình ở Pháp và Liên Âu hay không. Dù Đảng Xã Hội ở Pháp mà TT Hollande là đảng viên gần gũi với đề cương của Đảng Dân Chủ ở Mỹ, việc tiết giảm khiếm hụt ngân sách của Pháp và Liên Âu có thế tạo thành một cơn bão tài chánh. Nếu cơn bão này xảy ra ngay thời kỳ bầu cử của TT Obama là một bất lợi cho cuộc tranh cử của Ông, theo như nhận định của nhà bình luận Jim Hoagland của báo Washington Post.
Nên không lấy gì làm ngạc nhiên khi TT Obama làm một điều có tánh nghi thức chúc mừng Ô Hollande đắc cử, TT Obama long trọng mời Ô Hoalande viếng thăm nước Mỹ, và hẹn gặp nhau ở Camp David trong cuộc họp G8 theo lịch trình ấn định trước vào 19 tháng Năm, và kế đó là ở Chicago trong cuộc họp thưởng đĩnh của một số nước có góp quân ở Afghanistan và đóng góp quỹ để cứu nguy ngân sách trong cuộc khủng hỏang tài chánh vừa qua. Như đã biết trong cuộc tranh cử TT Hollande đã hứa sẽ rút quân vào cuối năm 2012, trước thời hạn TT Obama đề nghị.
Vi Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét