TS Phạm Đỗ Chí
Mới
đây nhân ngày 30-4-2012, một vj hữu trách về vấn đề người Việt ở nước
ngoài đã lên tiếng về nhiều biện pháp mới dành cho kiều bào hải ngoại
như gia hạn thị thực về thăm quê hương từ 3 tháng lên 6 tháng, hay về
các biện pháp dễ dàng hơn cho các thủ tục kiều hối, mua nhà, đầu tư …
Đây là những chuyện quan trọng, đáng quý, cần làm. Nhưng đều là những
biện pháp ngiêng về “chất xanh”. Có ai còn nghĩ xa hơn về tăng cường
đóng góp “chất xám” nơi những người ở xa?
Nếu
tính toán một cách sát thực tế từ lượng kiều hối về Việt Nam hàng năm,
ước tính số tiền gửi phản ảnh 10%-15% tiền kiếm được, thì thu nhập tổng
cộng của khối người Việt ở nước ngoài có thể lên tới 50 tỷ USD, ở mức
cao đạt bằng 50% tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam.
Trong
không khí những ngày này, tác giả đặt suy nghĩ về chuyện đoàn kết dân
tộc ở một khía cạnh mới, dựa trên tiềm năng của khối người Việt toàn
cầu. Và cũng từ đó, đề xuất về một khái niệm lý thuyết kinh tế là “tổng sản phẩm toàn cầu”, áp dụng cho cộng đồng người Việt toàn cầu hay các cộng đồng dân cư có nhiều người sinh sống làm việc ở các nước ngoài.
Đo tổng sản phẩm VN toàn cầu, thấy tiềm lực người Việt
Nhân
dịp 30/4 mỗi năm, lúc tâm tư cũng tạm trầm lắng đôi chút để suy nghĩ
chuyện gần xa vượt khỏi các hình ảnh du lịch của kỳ nghỉ lễ dài, có thể
đặt lại chuyện đoàn kết dân tộc trên một khía cạnh mới khác hẳn. Đó
là dựa trên “lý”, dựa vào tiềm năng hùng mạnh của một khối “Người Việt
Toàn Cầu” mà từ trong hay ngoài nước bất cứ một con dân Việt nào có suy
nghĩ phải hãnh diện vì thực thể lớn mạnh đó vượt tầm mức của cả một quốc
gia đông dân thứ 13 trên thế giới, vì ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ
nhiều hơn với tổ quốc.
Trong
thời kỳ toàn cầu hoá, rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, rất
cần có sự huy động sức mạnh tổng hợp. Những nước như Trung Quốc, Ấn Độ
và Do Thái đã rất thành công khi quy tụ được sức mạnh của các cộng đồng
kiều bào vào nỗ lực phát triển xứ sở họ.
Với
Việt Nam, cần chăng sự có mặt của khối người Việt ở nước ngoài trong
thời hội nhập và xét đến tiềm năng của một “Việt Nam Toàn Cầu”? Trong ý
nghĩ này, chúng ta thử xét đến một khái niệm mới, TỔNG SẢN PHẨM TOÀN CẦU
hay Gross Global Product (GGP), và áp dụng cho Việt Nam hay các cộng
đồng dân cư thế giới nêu trên.
Trong
hai năm 2001-2002, lượng tiền của người Việt chuyển về nước đạt bình
quân 2 tỷ USD/năm; tăng nhanh lên 3 tỷ USD trong hai năm tiếp đó rồi vọt
lên 5 tỷ vào các năm 2006-2007 và bình quân là 7 tỷ vào ba năm
2008-2010, do số người đi xuất khẩu lao động cũng tăng rất nhanh. Tổng
cộng có thể lên tới trên 40 tỷ USD trong hai thập niên vừa qua, vượt xa
tổng vốn FDI thực hiện và vốn ODA giải ngân trong cùng thời gian.
Con
đường chuyển về nhiều nhất vẫn là chính thức qua các ngân hàng, nhưng
thật sự lượng tiền gửi về còn lớn hơn do số tiền mang về trực tiếp trong
những lần họ về du lịch hay thăm nhà, thay vì chỉ gửi qua ngân hàng.
Một thực tế là trong khi Việt Nam nói nhiều đến đầu tư nước ngoài và
dành nhiều công sức để thu hút thì nguồn lực dồi dào từ cộng đồng người
Việt ở nước ngoài lại chưa được đánh giá đúng tiềm năng để có chính sách
thích ứng. Con số tiền gửi hàng năm mặc dù lớn lao chỉ thật sự phản ánh
một phần nhỏ tiềm lực của họ.
Hình 1: Lượng kiều hối của người Việt ở hải ngoại, 2001-2011
Nguồn: Niên giám thống kê và ước tính cho 2009-2011
Xu thế toàn cầu hoá về sức mạnh cộng đồng
Trong
bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng nhanh chóng, sâu rộng như
hiện nay, công nghệ mới xuất hiện, khoảng cách được rút ngắn lại, yếu tố
địa lý trong kinh doanh giảm dần ý nghĩa, tính liên kết tăng lên mạnh
mẽ đã dẫn đến tính “mạng” trong kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng.
Ngày
nay có một xu thế là khi người ta nói đến nền kinh tế Trung Quốc thường
không chỉ giới hạn trong đại lục mà cả một cộng đồng người Hoa trên
khắp thế giới. Đúng như John Naisbitt nhận định “Nhiều người trong
chúng ta đã từng nghĩ Đài Loan và Hồng Kông là một bộ phận của Trung
Quốc. Giờ chúng ta phải mở rộng ranh giới của một Trung Quốc rộng lớn
hơn để bao gồm cả những người gốc Hoa sinh sống ở Singapore, Nam Dương,
Malaysia… Đầu não của mạng lưới này là số đông các tỷ phú tự lập như
Liem Sioe Liong, Robert Kuok, Dhanin Chearavanont….”
Trung
Quốc cũng đang thực hiện chiến lược phát huy được tiềm năng của Hoa
Kiều trong phát triển kinh tế thông qua thu hút chất xám, thu hút đầu tư
và lấy chính những Hoa Kiều làm cầu nối để đưa hàng hoá xâm nhập thị
trường quốc tế. Charles Zhang, tốt nghiệp khoa Vật lý Viện Công nghệ
Massachusetts, tiên đoán: “Nếu hôm nay chúng ta nhìn lại 100 năm phát
triển qua, chúng ta có thể thấy thời kỳ này tương tự như thời kỳ Phục
Hưng ở Châu Âu hay Minh Trị ở Nhật Bản.”
Chính
phủ họ đã tiếp đãi trọng thể các học giả và đã xây dựng hơn 70 công
viên kinh doanh cho họ làm việc. Một trong số đó là công viên
Zhongguancun, gần Bắc Kinh, được biết đến như Thung lũng Silicon của
Trung Quốc. Các học giả này khi quay trở lại Trung Quốc làm việc có thể
được miễn thuế thu nhập, có không gian thuận lợi làm việc, được cấp tín
dụng cũng như có thể cố vấn cho bộ máy hành chính cấp địa phương.
Thu nhập của người Việt ở nước ngoài là bao nhiêu?
Khó
có thể ước tính cính sác tính lợi tức (hay thu nhập) của 3 triệu người
Việt cư trú thường xuyên và 500.000 người sang làm việc tạm thời ở nước
ngoài. Tuy nhiên, nếu dựa trên lý luận là đa số đồng bào gốc Việt ở nước
ngoài đang cư trú ở các nước có đời sống cao như Bắc Mỹ và Tây Âu, tạm
dùng con số thu nhập mỗi năm là 5.000 USD một đầu người, thì 3,5 triệu
người Việt ở hải ngoại có thu nhập hàng năm là 16,5 tỷ USD. Con số ước
tính này có vẻ quá nhỏ thiếu chính xác.
Vì
con số thu nhập, 16,5 tỷ USD này không tương xứng với số tiền gửi chính
thức về quê hương hàng năm bây giờ là 7-8 tỷ USD (mức trung bình trong
mấy năm gần đây nhất, riêng hai năm chót 2010-11 đã là 9 tỷ USD mỗi
năm), Tức là mức gửi lên tới một nửa của thu nhập ước tính trên từ bên
ngoài; con số gửi về này quá cao so với tiền tiết kiệm bình thường bên
đời sống Âu Mỹ.
Nếu
tính toán một cách sát thực tế hơn, cho là số tiền gửi phản ảnh 10%
tiền thu nhập kiếm được hàng năm, và từ con số gửi về 9 tỷ mỗi năm hiện
nay gồm 5 tỷ là từ thu nhập hàng năm và 4 tỷ từ tiết kiệm gửi về để bỏ
vào ngân hàng ở VN với lãi suất cao hay để mua nhà đất, thì thu nhập
tổng cộng của khối người Việt ở nước ngoài có thể lên tới 50 tỷ USD, hay
đạt bằng 50% tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam (ước tính ở mức 100
tỷ USD hiện nay). Đây là một con số đáng kể cho một cộng đồng di dân mới
thuộc về thế hệ thứ nhất và thứ hai.
Từ GDP đến GGP
Nếu chúng ta thử đề nghị một định nghĩa mới cho hệ thống kế toán tài khoản quốc gia là Tổng Sản Phẩm Toàn Cầu của một nước (Gross Global Product-GGP)
cho Việt Nam, Israel, Ấn Độ hay Trung Quốc - những nước có nhiều di dân
ở ngoài lãnh thổ quốc gia, thì chúng ta sẽ có 3 định nghĩa sau đây về
tổng sản phẩm cho một nước, thí dụ là Việt Nam:
· Tổng
Sản phẩm Quốc dân (Gross National Product--GNP): tổng giá trị gia tăng
của các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người dân của Việt Nam sản xuất
bất kể trên lãnh thổ quốc gia mình hay ở các nước khác.
· Tổng
Sản phẩm Quốc nội (Gross Domestic Product--GDP): tổng giá trị gia tăng
của các hoạt động sản xuất và dịch vụ người dân của Việt Nam hay của dân
nước khác sản xuất trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
· Tổng
Sản phẩm Toàn cầu (Gross Global Product-GGP): tổng giá trị gia tăng của
các hoạt động sản xuất và dịch vụ do người dân của Việt Nam hay người
dân của nước khác sản xuất trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam, hay do các kiều bào gốc Việt sản xuất trên lãnh thổ các nước khác.
Nếu tính như vậy thì trong khi tổng sản phẩm quốc nội của
Việt Nam là 100 tỷ USD cho 87 triệu người Việt trên lãnh thổ quốc gia
vào năm 2010, tổng sản phẩm toàn cầu của Việt Nam sẽ là 150 tỷ USD cho
trên 90 triệu người Việt ở cả trong và ngoài nước.
Chất xanh và chất xám
Nhưng
câu chuyện không chỉ ngưng ở đó. Tiềm năng của người Việt ở ngoài nước
còn lớn hơn đóng góp “chất đô la xanh” cho GGP của Việt Nam rất nhiều,
đó còn là sự đóng góp quan trọng về “chất xám”. Nhất là với xu hướng
hiện tại của mấy trăm ngàn người Việt về thăm nước hàng năm, và hàng
chục ngàn người Việt sang làm việc, du lịch hay đầu tư ở nước ngoài,
thêm vào con số mấy chục ngàn học sinh sinh viên du học hàng năm và ở
lại thực tập lấy kinh nghiệm hay định cư lâu dài hơn bên ngoài.
Trình
độ giáo dục cao, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng quản lý, tiếp xúc với
công nghệ mới….là nguồn tài nguyên, kiến thức rất lớn đối với một quốc
gia. Thành phần đội ngũ đáng kể nhất là khối đông doanh nhân và
chuyên viên trung niên ở tuổi 40-55 và giới chuyên viên mọi ngành, nhất
là nhóm kỹ thuật gia trẻ, lứa tuổi 25-40 đang có mặt trong nhiều hãng
xưởng ở trên 150 nuớc trên thế giới. Họ là những người có thu nhập cao
nhất và là khối đông thầm lặng có trọng lượng trong cộng đồng hải ngoại
và cũng giữ tiềm năng lớn với các đóng góp tương lai cho một Việt Nam
rộng mở hơn ra bên ngoài, thí dụ trong 10-20 năm nữa.
Điển
hình của thành công về kỹ thuật là sự có mặt quan trọng của giới chuyên
viên gốc Việt ờ các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học Pháp, ở
khu Thung Lũng Điện Tử Silicon Valley bên San Jose, Hoa kỳ, hay trong
các hãng tài chính lớn ở khu tài chính quốc tế Wall Street. Trong tương
lai gần, họ có thể đóng góp lớn cho Việt Nam trong ba địa hạt quan
trọng: công nghiệp, công nghệ thông tin (vốn được coi là một mũi nhọn
phát triển) và kinh tế tài chính. Họ cũng đã và sẽ góp phần vào việc
phát triển lành mạnh môi trường bất động sản ở nhà, giúp tình trạng
« đóng băng » sớm chấm dứt.
Ngoài
ra, họ còn là các đại diện thương mại hữu hiệu để xâm nhập thị trường
quốc tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, nếu kêu gọi được sự cộng
tác của những người gốc Việt ở nước ngoài thì cộng đồng này sẽ là phương
tiện hiệu quả nhất để gia tăng phát triển thương mại cho Việt Nam. Thật
vậy khó ai trong 5-10 năm có thể huấn luyện hay gửi ra ngoài một nhóm
đại diện thương mại cả mấy trăm ngàn người sinh sống trên hơn 150 nước
với khà năng ngôn ngữ thông thạo cũng như quen thuộc với tập tục văn hóa
của từng xứ.
Ngược
lại cho một số đông người Việt trung niên hay cao niên muốn quay về xứ
hồi hưu hay làm việc tiếp, sẽ có thêm cơ hội phát triển các cộng đồng cư
dân “tuổi hưu” và góp phần phát triển trong nhiều lãnh vực. Ở nước
ngoài, người Việt thường tự tin là họ có thể đóng góp ý kiến cho việc
kiện toàn một hệ thống pháp luật, tổ chức một xã hội công dân tự do hoàn
thiện, cho một chính sách kinh tế, ngoại giao hay giáo dục mới, một
chính sách y tế công cộng hiệu quả, ngoài việc chính là góp phần đem về
kinh nghiệm của một nền công nghệ tiền tiến.
Phải
chăng thời điểm này là giây phút thách đố cho cả hai bên? Ngoài nước
bắt tay vào các việc sửa soạn trên. Trong nước, cảm nhận và tâm tư của
người dân cũng đã được thể hiện trên nhiều diễn đàn. Như vậy, quả bóng
hiện nằm trên sân của giới hữu trách lo về chính sách đoàn kết quốc gia
và cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cần sửa soạn ngay các chiến lược
trên tầng qui mô lớn hơn là các hoạt động đón Tết, trại hè sinh viên học
sinh, hay đơn giản chỉ là các thủ tục dễ dàng cho việc mua nhà với sổ
đỏ (dù thật sự hiện vẫn chưa được áp dụng rõ ràng thông thoáng), hay chỉ
là các thủ tục xuất nhập cảnh như để khuyến khích…du lịch ! Phải
chăng đã đến lúc cần có hẳn một Bộ trong Chính phủ lo về các chuyện này
và bắt đầu bằng một « Hội nghị Diên Hồng » hàng năm vào dịp 30/4 hay
Tết để toàn dân góp ý cho việc phát triển đất nước trong 10-20 năm tới?
Và
sau cùng, đã quan niệm được sự đóng góp như trên của mọi người gốc Việt
trên thế giới, Việt Nam sẽ không cần lo ngại đến hiện tượng “chảy máu
chất xám” (brain drain) vẫn được bàn đến mỗi lần nói đến con số lớn sinh
viên Việt Nam du học hàng năm chưa trở về quê hương ngay sau khi học
xong. Vì họ vẫn tiếp tục đóng góp vào Tổng sản phẩm toàn cầu (GGP) của
Việt Nam hiện có thể tạm ước tính đạt tới 150 tỷ USD. Tất nhiên sẽ cần
các tính toán GPP khác chính xác hơn, nhưng tầm quan trọng và vai trò
quốc tế của một khối “Người Việt Toàn Cầu” khó có thể phủ nhận nếu được
nhìn nhận đúng.
Và…sau hết chút tâm tư người trong nước (bài của nhà báo Trần Trọng Thức)
Mặc
dù khái niệm trên còn chờ sức thuyết phục của lý luận và thời gian, đôi
chút cảm nhận và tâm tư người trong nước đã được tìm thấy từ bên kia bờ
đại dương trong một bài viết của nhà báo Trần Trọng Thức :
“Nhớ
lại vào những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, số kiều hối ít ỏi
chỉ khoảng 1 tỷ USD gửi về nước không chỉ giúp cho một bộ phận người dân
thoát khỏi khó khăn mà còn tạo thêm sức mạnh cho nền kinh tế trong thời
kỳ đầu đổi mới. Từ đó đến nay, những cải tiến về chính sách liên quan
đến dòng tiền này đã kích thích kiều hối liên tục tăng trưởng...
…Thử
làm một bài toán đơn giản. Một trong những nguồn thu quan trọng của
chúng ta là xuất khẩu. Theo cách tính của các doanh nghiệp xuất khẩu
ngành may thì họ phải bỏ ra 100 USD mới có được 1 USD lợi nhuận. Còn nếu
tính theo tỷ suất lợi nhuận trung bình lý tưởng nhất là 10%, để có được
khoản "lãi ròng" 6,3 tỷ USD, như kiều hối năm 2009, thì phải cần nguồn
vốn đầu tư lên đến 63 tỷ USD, nghĩa là tương đương hai phần ba GDP của
chúng ta hiện nay!
Như
vậy mới thấy nguồn tiền kiều hối có sức nặng thế nào đối với sự phát
triển của kinh tế đất nước. Có thể nói, trong những năm qua nguồn tiền
này đã bù đắp gần 50% thâm hụt cán cân thương mại, giúp giảm thiểu rủi
ro trong việc huy động vốn cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn
nước ngoài, nhất là vốn ODA vay dài hạn mà con cháu chúng ta phải trả
sau này. Và cũng không kém quan trọng là kiều hối đã trực tiếp giúp
nhiều gia đình có điều kiện vượt khó, làm giảm mức nghèo đói ở nông thôn
bởi phần lớn người đi lao động nước ngoài xuất phát từ đây.
Thế
mà lâu nay chúng ta vẫn khá thụ động trước "mỏ vàng kiều hối", có được
bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Một vài cải tiến như bãi bỏ thuế, không
giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về, cho thân nhân trong nước nhận
tiền bằng ngoại tệ và không bắt buộc phải bán lại cho ngân hàng mà
chúng ta gọi là tháo gỡ, chẳng qua cũng là chuyện rất bình thường, nhất
là trong tình hình nền kinh tế đô la hoá, không có chủ trương kết hối
các nguồn ngoại tệ như hiện nay.
Chính
sách tích cực hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều lượng kiều hối từ khắp
nơi trên thế giới không chỉ dừng lại ở chừng ấy biện pháp. Kinh nghiệm
của Ấn Độ cho chúng ta một bài học quý giá.
Khi
quan hệ giữa Ấn kiều và chính phủ còn lạnh nhạt, 20 triệu người Ấn ở
nước ngoài, với thu nhập bình quân 160 tỷ USD mỗi năm, chỉ gửi về quê 4
tỷ USD. Nhưng từ khi chính phủ Ấn Độ nỗ lực tiến hành nhiều biện pháp
cải thiện mối quan hệ với người Ấn xa xứ, lượng kiều hối đã tăng lên
nhanh chóng cùng với sự trở về nước kinh doanh của Ấn kiều: 11 tỷ USD
năm 1995, 22 tỷ USD năm 2005 và tăng đến gần 28 tỷ USD vào năm 2007. Đó
là chưa kể, từ năm 2005 Ấn kiều cũng đã gửi 32 tỷ USD tiết kiệm vào các
ngân hàng Ấn Độ để hưởng lãi suất ưu đãi. Nguồn vốn này, bằng 23% dự trữ
ngoại tệ của Ấn Độ, đã giúp cân bằng cán cân thương mại đồng thời
ngăn chặn lạm phát hiệu quả.
Ở
nước ta, các thống kê cho thấy lượng tiền kiều hối trở lại hệ thống
ngân hàng chỉ 10%, một con số quá thấp mà đúng ra Ngân hàng Nhà nước
phải có chính sách ưu đãi nhằm thu hút đồng ngoại tệ quý báu này để tăng
thêm dự trữ quốc gia, có điều kiện chủ động trong biện pháp điều hành
tiền tệ, đồng thời hạn chế các tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội
như buôn lậu, đầu cơ, làm giá... Tại sao lại không nghĩ đến việc huy
động những "đồng tiền ngọt ngào" này vào ngân hàng với lãi suất ưu đãi
hoặc cho các khoản kiều hối được chuyển đổi với tỷ giá cao hơn giá thị
trường, bởi đây là những khoản tiền nền kinh tế có được
mà không phải mất một khoản đầu tư nào. Và trên tất cả là những chính
sách thông thoáng hơn nữa của chính phủ liên quan đến "một bộ phận không
thể tách rời của dân tộc".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét