Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Nguyễn Thanh Phượng, Đỗ Thị Minh Hạnh - Hai cuộc đời trong một đất nước cộng sản

 
 Nguyễn Thanh Phượng là con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thanh Phượng sinh ngày 20-3-1980. Đỗ Thị Minh Hạnh là con của cán bộ cấp thấp, là gia đình có công với cách mạng. Minh Hạnh sinh ngày 13-3-1985. Cả hai cô gái trẻ này cùng lớn lên trong một đất nước nhưng họ có ước vọng khác xa nhau. Thanh Phượng yêu thích quản lý tiền bạc và làm tổng giám đốc ngân hàng Bản Việt. Minh Hạnh thì yêu thương người cùng khổ, can đảm đứng lên bênh vực quyền lợi công nhân và bảo vệ nhân phẩm công nhân Việt Nam. Hiện tại Minh Hạnh đang bị bỏ tù 7 năm dưới một chế độ lúc nào cũng đề cao vai trò công-nông trong hiến pháp.
Hai cô gái trẻ này có hai cuộc đời thật khác biệt, thật xa cách như quả đất và mặt trời, như đêm đen và bình minh. Trích từ website Việt Capital Bank (1), Thanh Phượng “tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ”, “25 tuổi, chị đã là Giám đốc đầu tư của Công ty Vietnam Holding Asset Management, Thụy Sĩ, với số vốn đầu tư 112 triệu đô la niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Nói về hạnh phúc gia đình thì Thanh Phượng là một phụ nữ rất hạnh phúc như lời kể của cô (2) “Chị không quên nhắc đến điều may mắn nữa của mình khi có được điểm tựa vững chắc là người chồng hết mực yêu thương và sẵn sàng san sẻ những khó khăn, những áp lực của vợ. Chồng của chị, doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng, người cũng… nổi tiếng không kém vợ, hiện là Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Chỉ với chuyện Bảo Hoàng, một cử nhân xuất sắc của Harvard, “chịu” về nước lập nghiệp, hẳn đã làm không ít người ngạc nhiên.”
Trích lời phát biểu của Thanh Phượng “Quan trọng là người này phải tìm hiểu gu của người kia để chưa nói đã biết “đối phương” cần gì, vợ biết chồng yêu thích xem những kênh thể thao, nghe nhạc rock, xe cổ, rượu vang; chồng hiểu vợ có “chân đi”, thích hành hương về đất Phật, mê vẽ, yêu nghệ thuật đương đại... (3).
Theo lời tường thuật lại cuộc phỏng vấn Thanh Phượng thì sau những ngày tháng làm việc mệt mỏi thì gia đình cô ta được hưởng những tuần lễ du lịch tuyệt vời ở các địa danh nổi tiếng trên thế giới “Họ còn dành cho nhau những phút thong thả hiếm hoi trong cuộc sống thường nhật bộn bề để được cưỡi ngựa hành hương trên Hy Mã Lạp Sơn, ngắm nhìn “nóc nhà thế giới” giữa mùa hè nắng vàng chói chang, óng ả; dành cho nhau những ngày mùa đông chỉ có tuyết rơi trắng xóa, để bàn tay tìm đến bàn tay, để họ hiểu mình cần có nhau trong đời; dành cho nhau những mùa xuân hoa nở lung linh sắc màu trên thảo nguyên xanh thẳm ở Vương quốc Bhutan, đẹp như cổ tích, đẹp như chuyện tình của họ” (4).
“Chị hiện là chủ tịch quỹ từ thiện mang tên Sống để yêu thương tại Việt Nam với mục đích thật giản đơn: Giúp người cần giúp. Sống để yêu thương đã cùng chị đến với hàng ngàn học sinh nghèo ở các tỉnh Long An và An Giang, đến với những bệnh nhân nghèo không đủ khả năng chữa bệnh ở tận Thái Bình xa xôi…”
Sau khi đọc qua bài phỏng vấn Thanh Phượng thì chúng ta phải công nhận cô là người có tiền, có quyền lực, có hạnh phúc và đời sống của cô đẹp như chuyện thần tiên. Những gì cô đang tận hưởng thì rõ ràng là cung cách của bọn đại tư sản mà cha mẹ cộng sản của cô đã ra sức đạp đổ, chém giết. Cô Thanh Phượng nên đốt quách cái thẻ đảng để trở thành kẻ hoàn lương.
Đỗ Thị Minh Hạnh là một cô gái trẻ đẹp, yêu công bằng và có lòng bác ái. Ước vọng của Minh Hạnh là mang đời sống ấm no, hạnh phúc đến với những công nhân và bảo vệ nhân phẩm cho công nhân. Cô đã thực hiện ước vọng đó bằng cách kêu gọi thành lập nghiệp đoàn công nhân để có sức mạnh bảo vệ quyền lợi công nhân và nhất là chống lại sự bóc lột tàn nhẫn từ Nhà Nước và các ông chủ Trung Quốc. Theo lời bà Minh thuật lại lời Minh Hạnh từ trong tù ngục, Minh Hạnh rất bất nhẫn trước hành động chủ TQ đánh đập công nhân Việt Nam, ném giầy vào mặt họ, nhốt họ cho đến khi ngất xỉu. 25 tuổi, Minh Hạnh đã bị bỏ tù với bản án 7 năm chỉ vì muốn bảo vệ nhân phẩm của công nhân.
Hạnh phúc của Minh Hạnh không phải là cưỡi ngựa cùng chồng trên Hy Mã Lạp Sơn, xem thể thao, nghe nhạc Rock, lái xe cỗ, uống rượu vang. Minh Hạnh chỉ ao ước rất nhỏ nhoi là không bị đối xử như người tù hạng hai. Hạnh phúc của cô là được cai ngục cho phép đi khám bệnh. Hạnh phúc của cô là không bị công an đánh đập tàn nhẫn. Theo lời thuật của mẹ Minh Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh (5) thì công an trại giam Trà Vinh đã đánh đập Minh Hạnh và hai người bạn tù là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thấy vậy đã hô đả đảo cộng sản thì cũng bị lôi ra đánh gần chết. Huy Chương và Quốc Hùng là hai người bạn cùng muốn thành lập nghiệp đoàn công nhân với Minh Hạnh và hiện tại Chương bị tù 7 năm và Hùng tù 9 năm. Hạnh phúc của Minh Hạnh là không bị xúc phạm nhân phẩm bởi đám cai tù cộng sản khi cô tâm sự với mẹ. “Con không thể chịu nhục với những cô cán bộ nó không lịch sự tí nào… bước ra cửa thì nó không cho con ra mà phải xin phép đàng hoàng, rồi phải kêu to “chào cán bộ A, chào cán bộ B… con không làm được điều đó… Tại sao con người với nhau phải đối xử như vậy? Con đến đây để thi hành án, chứ không phải cúi đầu chào người này người kia, tại sao làm nhục con người như vậy?” (6). Những mơ ước của Minh Hạnh “Con đòi hỏi phải cho con đọc sách pháp luật, phải cho con tìm hiểu các lý luận chính trị, đồng thời là phải cho con lên thư viện, phải cho con nghe điện thoại… (7). Làm công dân nước CHXHCNVN mà bị cấm đọc sách luật Việt Nam thì quả là đang sống dưới tay thái thú.
Ở VN hiện nay chỉ có đảng CSVN dành độc quyền lý luận từ chính trị, văn hóa, kinh tế. Văn hóa CSVN ngày nay dùng chữ “đéo” thay cho chữ “không”. “Đéo” yêu Bác Hồ, đéo yêu đảng, đéo sợ công an, “ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đéo phải của Tầu” lời dân nói. Kinh tế thì có Vinashin lỗ trên 3 tỉ dollars, chính trị thì dâng bô xít Tây Nguyên và biển đảo cho Tầu. Ông nội Minh Hạnh là người có công với CS và bà nội là liệt sĩ. Mẹ cô muốn kể công của ông bà nội để đảng và nhà nước suy xét mà giảm án. Minh Hạnh đã phản ứng như sau “Má lấy thành tích cách mạng của gia đình để được hưởng những quyền lợi, để được giảm án, chính là điều làm sỉ nhục đối với con, vô tình làm nhục con. Minh Hạnh nói nếu không làm được gì nhiều thì “ít nhất, để mình được khóc cùng bà con” (8). Tôi hiểu tâm trạng của các bậc cha mẹ, khi con phạm trọng tội và bị bỏ tù thì lòng cha mẹ đau như cắt. Khi con trẻ không phạm tội mà ngược lại là người yêu nước, biết chăm sóc cho đời sống công nhân, muốn bảo vệ nhân phẩm của công nhân mà bị bỏ tù oan ức thì nỗi đau của bậc sinh thành càng thẩm thấu tận xương tủy, tim óc. Mẹ Minh Hạnh vừa trả lời phỏng vấn vừa khóc khiến người nghe phải nhỏ lệ.
Ông Nguyễn Tấn Dũng trước khi làm thủ tướng thì ông đã biết lợi dụng thời cơ mua bán để kiếm vàng lá. Khi phong trào vượt biển lên cao ông bán bãi và bán dân để thu vàng. Nay được làm thủ tướng thì cơ hội buôn bán càng lớn và ông bán cả vùng mỏ nhôm ở Tây Nguyên cho Tầu. Những hợp đồng béo bở của nước ngoài hoặc trong nước với tiền tham nhũng được đầu tư vào ngân hàng Bản Việt thì chỉ có trời mới biết. Cha làm thủ tướng trong một quốc gia độc đảng, quốc hội là nơi chứa bù nhìn, con gái làm tổng giám đốc ngân hàng đầu tư thì chuyện rửa tiền chỉ là chuyện nhỏ.
Cô Thanh Phượng đã nói là cô có chân đi lễ chùa và hiện là chủ tịch quỹ từ thiện Sống Để Yêu Thương với mục đích thật giản đơn là giúp người cần giúp. Hạnh phúc của Minh Hạnh quá đơn giản là ngồi tù mà không bị xúc phạm nhân phẩm, không bị cai ngục và phạm nhân đánh đập, được đọc sách, được đi khám bệnh trong tù. Tôi nhờ cô Thanh Phượng chứng minh lời cô nói là sự thực mà khuyên nhủ ba cô bớt bạo tàn. Cô có chân đi chùa lễ Phật và cha cô có chân đạp chùa, đánh sư, đàn áp tôn giáo thì tương lai chỉ còn chùa “Hồ”. Hy vọng mong manh là cha cô lạy “Hồ” giáo chủ còn cô lạy Phật. Cha cô là nguồn gốc đau khổ lên hàng vạn công dân yêu tổ quốc như Đỗ Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Những bản án 7 và 9 năm tù cho những người trẻ vô tội là một hành động cực kỳ độc ác. Họ chẳng có tội tình gì để bị giam cầm, hành hạ hết tuổi xuân. Tuy cô Thanh Phượng hiện tại giàu sang, quyền lực, danh vọng nhưng lịch sử sẽ ghi rõ cha cô là kẻ bán nước. Ông vua Lê Chiêu Thống mà lịch sử vẫn không bỏ qua. Minh Hạnh tuy đang bị tù đầy, đánh đập, phỉ báng nhưng lịch sử sẽ dành một chỗ trang trọng cho Minh Hạnh. Bàn tay của cha mẹ Thanh Phượng đã và đang nhuộm đầy máu đồng bào. Chỉ hy vọng là cô không giống cha thì nhà có phước.
29-4-2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét