Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Việt Nam đang muốn siết chặt tôn giáo?

Gia Minh, biên tập viên RFA
Trong thời gian gần đây có một số diễn biến đáng chú ý đối với một số giáo hội tại Việt Nam.



AFP - Cầu nguyện ở chùa (minh họa)

Giáo Hội Tin Lành

Vào ngày 26 tháng 3, tại tỉnh Gia Lai, mục sư Nguyễn Công Chính, người bị bắt từ hồi tháng tư năm ngoái, bị đưa ra xét xử với bản án 11 năm tù giam theo điều 87 Bộ luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, gia đình ông đến ngày 25 tháng 3 vẫn không nhận được giấy báo tham dự phiên tòa. Trái lại công an, an ninh lại đến lập chốt gác ngay trước nhà của ông.



Điều này được bà Trần thị Hồng, vợ của MS Nguyễn Công Chính cho biết vào trưa ngày 25 tháng 3:

Sáng sớm nay khi mở cổng nhà ra tôi thấy một lực lượng an ninh họ đang ngồi canh gác trước cổng nhà tôi. Nhưng tôi nghĩ, ngày mai dù họ có cấm tôi đến đó, tôi vẫn cứ đi. Đến đâu hay đến đó. Nhưng lúc này chính quyền có lực lượng rất đống gác trước nhà tôi. Lực lượng đó khoảng 10 người. Như quí vị đã biết, trước đây chính quyền đã canh gác trước nhà tôi nên tôi không xa lạ gì với những an ninh, họ là công an tỉnh và thành phố thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai. 
Sáng sớm nay khi mở cổng nhà ra tôi thấy một lực lượng an ninh họ đang ngồi canh gác trước cổng nhà tôi. Nhưng tôi nghĩ, ngày mai dù họ có cấm tôi đến đó, tôi vẫn cứ đi. Đến đâu hay đến đó. Nhưng lúc này chính quyền có lực lượng rất đống gác trước nhà tôi.
vợ của MS Nguyễn Công Chính
Mục Sư Nguyễn Công Chính khi bị bắt, ngày 28 tháng 4, 2011, và bị tuyên án 11 năm tù giam vào ngày 26/3/2012Trong khi đó Giáo hội Liên hữu Lutheran Hoa Kỳ & Việt Nam ra thông cáo báo chí vào ngày 24 tháng 3 cho biết một số mục sư, tín đồ của giáo hội này bị công an đe dọa nhằm ngăn chặn họ về Gia Lai để dự phiên xử



Mục Sư Nguyễn Công Chính khi bị bắt, ngày 28 tháng 4, 2011, và bị tuyên án 11 năm tù giam vào ngày 26/3/2012

ông mục sư Nguyễn Công Chính. MS Đinh Vĩnh Bê  từ xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi bị công an mời đi làm việc đúng vào ngày 26 tháng 3. Vào sáng ngày 26 tháng 3 ông cho biết:

Tôi có giấy nói không đi vì tôi đau; nhưng họ vẫn gửi giấy xuống bắt buộc tôi đi. Tôi chắc hôm nay họ sẽ nói về việc bắt ông Nguyễn Công Chính tại Gia Lai.

Tôi có giấy nói không đi vì tôi đau; nhưng họ vẫn gửi giấy xuống bắt buộc tôi đi. Tôi chắc hôm nay họ sẽ nói về việc bắt ông Nguyễn Công Chính tại Gia Lai.
MS Đinh Vĩnh Bê

Giáo Hội Công Giáo

Đối với giáo hội Công giáo La mã thì vào ngày 6 tháng 3 vừa qua, hai giáo dân Võ Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Thành bị tòa án tỉnh Nghệ An đưa ra xử với bản án 5 năm tù và 3 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN theo điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Một sự kiện đáng chú ý đối với giáo hội Công giáo Việt Nam là chỉ trong tuần qua, phái đoàn của Tòa thánh đến Việt Nam để thu thập chứng cứ cho tiến trình phong thánh đối với cố hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, sau khi được cấp visa đã bị thu hồi lại.

Mạng VietCatholic trích dẫn thư thông báo của Hồng y Peter Turkson cho biết chuyến đi không thể thực hiện theo như kế hoạch vì việc rút lại visa bất ngờ từ phía chính quyền Việt Nam.

Theo kế hoạch được đưa ra là từ khoảng ngày 24 đến 27 tháng 3 này đoàn sẽ đến Việt Nam để thu thập những chứng cứ cần thiết cho tiến trình phong thánh cố hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận.

Giáo dân Tam Tòa tổ chức cuộc tuần hành hòa bình yêu cầu chính quyền chấm dứt đàn áp giáo dân và trả tự do cho những người bị bắt(tháng 8/2009)Courtesy nguoivietutah
Vấn đề vừa nói từng được các tòa tổng giám mục Sài Gòn, Huế, giáo phận Nha Trang và Hội đồng Giám mục Việt Nam thông báo và kêu gọi những ai muốn làm nhân chứng thì viết thành văn bản gửi về các tòa giám mục liên hệ.
Giáo dân Tam Tòa tổ chức cuộc tuần hành hòa bình
Đúng là việc chính phủ Việt Nam rút visa lại của phái đoàn Tòa Thánh qua Việt Nam để thu thập thông tin bổ túc hồ sơ phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận làm cho tất cả những người Công giáo Việt Nam ngạc nhiên và cho rằng đó là cái gì đó bất bình thường kinh khủng lắm.

Linh mục  Nguyễn Ngọc Thanh



Chính thông báo của tổng giám mục Nguyễn Như Thể ký ngày 22 tháng giêng năm nay nói rõ là phái đoàn của Tòa án giáo phận Roma sẽ hiện diện ở Huế từ ngày 1 đến 3 tháng 4 năm nay để gặp gỡ và lắng nghe các chứng nhân trong tổng giáo phận Huế.

Tin phái đoàn của Tòa án giáo phận Roma đến Việt Nam bị rút visa hẳn làm nhiều người, đặc biệt là giáo dân ngỡ ngàng.

Chuyện rút visa của phái đoàn Tòa thánh diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi hai phía Hà Nội và Vatican tiến hành cuộc gặp gỡ lần thứ ba Nhóm làm việc chung tại Hà Nội.

Linh mục An tôn Nguyễn Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đưa ra nhận định về những diễn biến vừa qua giữa giáo hội Công giáo và Nhà nước:

Đúng là việc chính phủ Việt Nam rút visa lại của phái đoàn Tòa Thánh qua Việt Nam để thu thập thông tin bổ túc hồ sơ phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận làm cho tất cả những người Công giáo Việt Nam ngạc nhiên và cho rằng đó là cái gì đó bất bình thường kinh khủng lắm. Bởi lẽ theo thông tục bình thường thì việc phong thánh hoàn toàn mang tính nội bộ của giáo hội. Thậm chí đây chỉ thuần túy về mặt đức tin, chỉ có người tin mới quan tâm đến thánh hay không. Vấn đề này làm cho nhiều người thắc mắc vì kỳ họp vừa rồi hai bên thông báo những điều tốt đẹp.

Theo tôi nghĩ chính quyền Việt Nam lo quá xa. Chúng ta nhớ lại kinh nghiệp phong thánh cho 117 vị Tử đạo Việt Nam hồi năm 86. Hồi đó có lo lắng sẽ có điều gì ghê gớm cho VN; thế nhưng khi giáo hoàng phong thánh thì sau đó có gì ghê gớm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị cho Việt Nam đâu. Có lẽ có chút vấn đề là Đức hồng y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận có 13 năm bị bắt giam mà không được xét xử mà về mặt Công ước quốc tế có đụng chạm gì đó; hoặc có người cho là Nhà nước muốn mặc cả gì đó. Điều này thì tôi không thể kiểm chứng thông tin.

 
Tín đồ PGHH bị ngăn cản trong ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Giang (ảnh minh họa)

Tín đồ PGHH bị ngăn cản trong ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Giang (ảnh minh họa) RFA file


Giáo hội Phật giáo và Phật giáo Hòa Hảo

Đối với một số giáo hội khác như Phật giáo Hòa Hảo, thì những nhóm  không thuận theo Nhà Nước kiên trung với giáo huấn chân truyền của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tiếp tục bị sách nhiễu, cản trở công tác hành đạo của họ.

Thông tin từ một số Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, do đức tăng thống Thích Quảng Độ đứng đầu, cũng thường xuyên bị gây cản trở như phát biểu của một huynh trưởng Gia đình Phật tử tại Quảng Nam như sau khi họ tiến hành đại hội hồi trong tháng này:

Buổi sáng khi tôi vào chùa thì tại dưới đường quốc lộ lên Chùa có một chốt công an giao thông; ai bị nghi ngờ như mặc áo lam hay có dấu hiệu đi Chùa thì bị chặn lại. Có thêm một số phụ nữ ra lôi kéo bảo đừng lên Chùa, vì Chùa thế này  thế khác…
một huynh trưởng Gia đình Phật tử

Buổi sáng khi tôi vào chùa thì tại dưới đường quốc lộ lên Chùa có một chốt công an giao thông; ai bị nghi ngờ như mặc áo lam hay có dấu hiệu đi Chùa thì bị chặn lại. Có thêm một số phụ nữ ra lôi kéo bảo đừng lên Chùa, vì Chùa thế này  thế khác…

Thượng tọa Thích Nhật Ban, đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại tỉnh Đồng Nai cũng bị phá phách khi ông này tiến hành cầu siêu sau một năm cho các nạn nhân động đất và sóng thần Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm nay:

Trong những ngày gần đây tất cả đều có tin làm tưởng niệm cho nạn nhân Nhật Bản bị chết vì động đất- sóng thần. Tôi cũng làm một số băng cầu nguyện cho họ được siêu thoát; nhưng chính quyền đưa người bên cạnh là Mai Gia Cử sang dùng xà beng phá những băng đó của tôi.

Những diễn biến như vừa nêu cho các giáo hội tại Việt Nam như vừa nói xảy ra sau khi Ban Tôn giáo Chính phủ có được một người đứng đầu mới là trung tướng Phạm Dũng. Ông này từ chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục An Ninh II, tức cơ quan lo về an ninh nội địa, của Bộ Công An sang làm thứ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo chính phủ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mos-recen-happ-wt-church-in-vn-03272012054653.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét