Manuscripts belonging to Vietnam’s 19th century Nguyen Dynasty is on sale at Klinebooks, an antiquarian book dealer based in Santa Monica, California (US).
Ảnh chụp chiếc nhãn dán ngoài chiếc túi vải có dòng chữ Hán (phiên âm): Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất cùng dòng chữ Pháp: Grande Tenue de la Cour d'Annam / par Nguyễn Văn Nhân / Biên-tu du Hàn-lâm en disponibilité / Hué. Decembre 1902.
Nội dung ghi trên nhãn này khẳng định các bức vẽ này do nguyên Biên tu Hàn lâm viện của triều Nguyễn là Nguyễn Văn Nhân vẽ tại Huế vào năm 1902 về lễ phục tế Nam Giao của triều đình Huế.
Bức tranh miêu tả nhà vua (có lẽ là vua Thành Thái, trị vì từ năm 1889 đến năm 1907), đang ngự trên ngai vàng trong điện Thái Hòa, hai bên có hai viên Thái giám và hai vị Hiệp lĩnh thị vệ đứng chầu, phía dưới có dòng chữ Hán: Đại Nam hoàng đế sắc phục tại vị cùng các chữ Hán ghi rõ chức phận của những người trong tranh là Hiệp lĩnh thị vệ và Thái giám.
Bức tranh vẽ nhà vua mặc xiêm và long cổn, đi hia, đội mũ bình thiên, cùng các bồi tế, thị vệ và thái giám, đang chuẩn bị bước lên đàn tế Nam Giao.
Bức tranh vẽ hai người mặc lễ phục khác nhau, với hai sắc màu xanh dương và đỏ làm chủ đạo, đầu đội hai chiếc mũ tế khác nhau. Các chữ Hán 皇 親 (Hoàng thân) viết trên tranh cho biết đây là hai vị hoàng thân thuộc tôn thất nhà Nguyễn.
Bức tranh vẽ hai vị quan trong lễ phục màu cam, đầu đội mũ ô sa ngồi đối diện nhau
Chữ Hán viết trên tranh Chánh nhất phẩm, Đông Các, Võ Hiển cho biết đây là hai vị quan đứng đầu điện Đông Các (Đông Các đại học sĩ) và điện Võ Hiển (Võ Hiển điện đại học sĩ) trong triều đình Huế, hàm chánh nhất phẩm, vận lễ phục tế Nam Giao. Bức thứ bảy vẽ hình con voi có phủ bành bằng vải màu vàng, thêu hình viên long; một người quản tượng mặc áo màu đỏ tía cưỡi trên đầu voi và ba người lính đi bên cạnh con voi mặc binh phục, đội nón dấu, lưng thắt khăn với các màu sắc khác nhau. Chữ Hán trên bức tranh này cho biết họ là những người lính thuộc Kinh tượng vệ, được gọi bằng các danh xưng: Hiệp quản), Dương, Binh và Thanh minh
Tôi (Ts Trần Đức Anh Sơn) vừa nhận được email của TS Piere Baptiste, quản thủ Bảo tàng quốc gia Guimet về nghệ thuật châu Á ở Paris (Pháp), báo tin nhà sách Eric Chaim Klein ở Santa Monica, California, đang rao bán bộ sưu tập gồm những bức họa thể hiện lễ phục tế Nam Giao thời Nguyễn.
Kèm theo thông tin là website về bộ tranh:
http://sanfordlsmith. wordpress.com/2...us-to- vietnam/
http://www.dztimes.net/post/ life-sty...ale-in-us.aspx
http://www.klinebooks.com/cgi- bin/kline/index.html
cùng bức thư do bà Laurent Mazzotti, đại diện của Eric Chaim Klein Bookseller, gửi cho TS Piere Baptiste với nội dung: “Nhận thức rõ những đóng góp quan trọng của Bảo tàng Guimet cho các chương trình hỗ trợ việc bảo tồn và phát triển hằng năm của các bảo tàng ở VN, chúng tôi gửi đến ông bộ sưu tập gồm những bức họa duy nhất minh họa chi tiết lễ phục mà vua quan và binh lính của triều đình An Nam mặc trong lễ tế Nam Giao, với các màu sắc rất sinh động và trung thực.
Những họa phẩm này chưa từng xuất hiện, độc đáo và hiếm thấy, đã được một người tên là Nguyễn Văn Nhân vẽ tại Huế vào tháng 12-1902, đúng 100 năm sau ngày triều Nguyễn được thiết lập. Chúng tôi bày tỏ mong muốn Bảo tàng Guimet quan tâm để mua lại các họa phẩm này. Nếu không, chúng tôi vô cùng biết ơn việc (ông) thông báo lời đề nghị này đến các tổ chức, cá nhân khác vì chúng tôi tin rằng việc này có một vai trò quan trọng trong các bảo tàng hay trong thư viện công cộng cũng như trong các sưu tập tư nhân”.
Bộ tranh có tên Lễ phục của triều đình An Nam (Grande tenue de la Cour d'Annam) đang được Eric Chaim Klein Bookseller rao bán với giá 35.000 USD, gồm 54 bức được vẽ bằng màu nước hết sức sống động, tất cả đều trong tình trạng hoàn hảo. Mỗi bức đều có chú thích bằng chữ Hán và chữ Pháp về chức tước, phẩm hàm của những nhân vật được vẽ.
Qua email, TS Piere Baptiste gửi cho tôi một số ảnh chụp từ bộ sưu tập này, trong đó có cả ảnh chụp chiếc túi vải lanh đựng các bức họa, bên ngoài có dòng chữ Hán Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất cùng dòng chữ Pháp: Grande tenue de la Cour d'Annam/ par Nguyễn Văn Nhân/ Biên-tu du Hàn-lâm en disponibilité/ Hué. Decembre 1902 (tác giả bộ tranh là Nguyễn Văn Nhân, biên tu Hàn lâm viện của triều Nguyễn, tranh vẽ tại Huế năm 1902).
Một bức miêu tả nhà vua (có lẽ là vua Thành Thái, trị vì năm 1889-1907) đang ngự trên ngai vàng trong điện Thái Hòa, hai bên có hai viên thái giám và hai hiệp lĩnh thị vệ đứng chầu, phía dưới có dòng chữ Hán “Đại Nam hoàng đế sắc phục tại vị”, đồng thời ghi rõ chức phận của những người trong tranh. Một bức khác vẽ nhà vua mặc xiêm và long cổn, đi hia, đội mũ bình thiên, cùng các bồi tế, thị vệ và thái giám đang chuẩn bị bước lên đàn tế Nam Giao.
Trong bức vẽ hai vị quan trong lễ phục màu cam, đầu đội mũ ô sa ngồi đối diện nhau, ghi chú chữ Hán cho biết họ là hai vị quan đứng đầu điện Đông Các (Đông Các đại học sĩ) và điện Võ Hiển (Võ Hiển điện đại học sĩ), hàm chánh nhất phẩm. Lại có bức vẽ một con voi có bành màu vàng thêu hình rồng cùng người quản tượng mặc áo màu đỏ tía cưỡi trên đầu voi và ba người lính đi cạnh voi, với ghi chú biết họ thuộc Kinh tượng vệ.
Từ năm 2004 đến nay, trong các kỳ Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế luôn phục dựng lễ Tế Giao nhưng gặp rất nhiều khó khăn khi phục chế lễ phục và tái hiện không gian lễ hội.
Ngoại trừ 128 bộ lễ phục của 64 văn sinh và 64 vũ sinh biểu diễn điệu múa Bát dật đã được nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục chế một cách bài bản, các lễ phục của vua quan, hoàng thân, đình thần, bồi tế, binh lính cũng như trang phục của voi, ngựa tham gia lễ tế đều mượn từ các vai diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế hoặc được phục chế một cách vội vàng và nặng tính tuồng chèo.
Đó là một trong những lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế luôn phàn nàn lễ tế Nam Giao tái hiện ở Huế đã mất tính xác thực (authenticity) của một lễ tế quan trọng nhất dưới thời Nguyễn.
TS TRẦN ĐỨC ANH SƠN (30-04-2011)
………………..
Still in excellent conditions, the set, named Grande Tenue de la Cour d’Annam in French (Raiment of the Court of Annam) depicts in original watercolors courtiers and costumes of the Nam Giao festival, the largest national festival of Hue-based Nguyen Dynasty.
These pieces were painted by a man named Nguyen Van Nhan in December 1902, most likely as a gift to be presented at the 100-year celebration of Nguyen Dynasty, Klinebooks’ Laurent Mazzotti said.
The art dealer also contacted French noted museum of Asian art, the Guimet (Paris) which boasts one of the largest collections of Asian art outside Asia.
America’s art and antiques show manager Sanford L. Smith & Associates called the original script a unique one with spectacular illustrations in vibrant colors.
After a long interruption, Nam Giao festival has been revived in Hue Festival since 2004, an annual event to promote the country’s rich culture and history.
However, due to a lack of documented resources of the original festival, many historians have criticized that the restoration of Nam Giao has been merely superficial and lost its authenticity.
To Vietnam’s last feudal regime ruling from 1802 to 1945, Nam Giao is an important ritual to honor the earth, the sky and the gods, representing a wish for peace and prosperity.
The ceremony is featured by royal rituals, court music, royal dance performances and folk games.
Tôi (Ts Trần Đức Anh Sơn) vừa nhận được email của TS Piere Baptiste, quản thủ Bảo tàng quốc gia Guimet về nghệ thuật châu Á ở Paris (Pháp), báo tin nhà sách Eric Chaim Klein ở Santa Monica, California, đang rao bán bộ sưu tập gồm những bức họa thể hiện lễ phục tế Nam Giao thời Nguyễn.
Kèm theo thông tin là website về bộ tranh:
http://sanfordlsmith.
http://www.dztimes.net/post/
http://www.klinebooks.com/cgi-
cùng bức thư do bà Laurent Mazzotti, đại diện của Eric Chaim Klein Bookseller, gửi cho TS Piere Baptiste với nội dung: “Nhận thức rõ những đóng góp quan trọng của Bảo tàng Guimet cho các chương trình hỗ trợ việc bảo tồn và phát triển hằng năm của các bảo tàng ở VN, chúng tôi gửi đến ông bộ sưu tập gồm những bức họa duy nhất minh họa chi tiết lễ phục mà vua quan và binh lính của triều đình An Nam mặc trong lễ tế Nam Giao, với các màu sắc rất sinh động và trung thực.
Những họa phẩm này chưa từng xuất hiện, độc đáo và hiếm thấy, đã được một người tên là Nguyễn Văn Nhân vẽ tại Huế vào tháng 12-1902, đúng 100 năm sau ngày triều Nguyễn được thiết lập. Chúng tôi bày tỏ mong muốn Bảo tàng Guimet quan tâm để mua lại các họa phẩm này. Nếu không, chúng tôi vô cùng biết ơn việc (ông) thông báo lời đề nghị này đến các tổ chức, cá nhân khác vì chúng tôi tin rằng việc này có một vai trò quan trọng trong các bảo tàng hay trong thư viện công cộng cũng như trong các sưu tập tư nhân”.
Bộ tranh có tên Lễ phục của triều đình An Nam (Grande tenue de la Cour d'Annam) đang được Eric Chaim Klein Bookseller rao bán với giá 35.000 USD, gồm 54 bức được vẽ bằng màu nước hết sức sống động, tất cả đều trong tình trạng hoàn hảo. Mỗi bức đều có chú thích bằng chữ Hán và chữ Pháp về chức tước, phẩm hàm của những nhân vật được vẽ.
Qua email, TS Piere Baptiste gửi cho tôi một số ảnh chụp từ bộ sưu tập này, trong đó có cả ảnh chụp chiếc túi vải lanh đựng các bức họa, bên ngoài có dòng chữ Hán Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất cùng dòng chữ Pháp: Grande tenue de la Cour d'Annam/ par Nguyễn Văn Nhân/ Biên-tu du Hàn-lâm en disponibilité/ Hué. Decembre 1902 (tác giả bộ tranh là Nguyễn Văn Nhân, biên tu Hàn lâm viện của triều Nguyễn, tranh vẽ tại Huế năm 1902).
Một bức miêu tả nhà vua (có lẽ là vua Thành Thái, trị vì năm 1889-1907) đang ngự trên ngai vàng trong điện Thái Hòa, hai bên có hai viên thái giám và hai hiệp lĩnh thị vệ đứng chầu, phía dưới có dòng chữ Hán “Đại Nam hoàng đế sắc phục tại vị”, đồng thời ghi rõ chức phận của những người trong tranh. Một bức khác vẽ nhà vua mặc xiêm và long cổn, đi hia, đội mũ bình thiên, cùng các bồi tế, thị vệ và thái giám đang chuẩn bị bước lên đàn tế Nam Giao.
Trong bức vẽ hai vị quan trong lễ phục màu cam, đầu đội mũ ô sa ngồi đối diện nhau, ghi chú chữ Hán cho biết họ là hai vị quan đứng đầu điện Đông Các (Đông Các đại học sĩ) và điện Võ Hiển (Võ Hiển điện đại học sĩ), hàm chánh nhất phẩm. Lại có bức vẽ một con voi có bành màu vàng thêu hình rồng cùng người quản tượng mặc áo màu đỏ tía cưỡi trên đầu voi và ba người lính đi cạnh voi, với ghi chú biết họ thuộc Kinh tượng vệ.
Từ năm 2004 đến nay, trong các kỳ Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế luôn phục dựng lễ Tế Giao nhưng gặp rất nhiều khó khăn khi phục chế lễ phục và tái hiện không gian lễ hội.
Ngoại trừ 128 bộ lễ phục của 64 văn sinh và 64 vũ sinh biểu diễn điệu múa Bát dật đã được nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục chế một cách bài bản, các lễ phục của vua quan, hoàng thân, đình thần, bồi tế, binh lính cũng như trang phục của voi, ngựa tham gia lễ tế đều mượn từ các vai diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế hoặc được phục chế một cách vội vàng và nặng tính tuồng chèo.
Đó là một trong những lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế luôn phàn nàn lễ tế Nam Giao tái hiện ở Huế đã mất tính xác thực (authenticity) của một lễ tế quan trọng nhất dưới thời Nguyễn.
TS TRẦN ĐỨC ANH SƠN (30-04-2011)
………………..
Still in excellent conditions, the set, named Grande Tenue de la Cour d’Annam in French (Raiment of the Court of Annam) depicts in original watercolors courtiers and costumes of the Nam Giao festival, the largest national festival of Hue-based Nguyen Dynasty.
These pieces were painted by a man named Nguyen Van Nhan in December 1902, most likely as a gift to be presented at the 100-year celebration of Nguyen Dynasty, Klinebooks’ Laurent Mazzotti said.
The art dealer also contacted French noted museum of Asian art, the Guimet (Paris) which boasts one of the largest collections of Asian art outside Asia.
America’s art and antiques show manager Sanford L. Smith & Associates called the original script a unique one with spectacular illustrations in vibrant colors.
After a long interruption, Nam Giao festival has been revived in Hue Festival since 2004, an annual event to promote the country’s rich culture and history.
However, due to a lack of documented resources of the original festival, many historians have criticized that the restoration of Nam Giao has been merely superficial and lost its authenticity.
To Vietnam’s last feudal regime ruling from 1802 to 1945, Nam Giao is an important ritual to honor the earth, the sky and the gods, representing a wish for peace and prosperity.
The ceremony is featured by royal rituals, court music, royal dance performances and folk games.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét