Hải quân Trung Quốc
REUTERS/Kin Cheung
Sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc và tình hình căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian gần đây, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự, chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu và Trung Đông sang khu vực Thái Bình Dương. Liên quan đến chủ đề này, báo Le Figaro có đăng bài phân tích của tác giả Pierre Rousselin, cho rằng « Nhật Bản đi tiên phong đối mặt với Trung Quốc».
Theo tác giả, trong khi Nhật Bản còn phải tự vực dậy sau thảm họa Fukushima, việc Trung Quốc tăng cường tái trang bị vũ khí, nhất là trong lãnh vực hải quân, càng khiến cho Tokyo thêm lo ngại.
Theo các dự đoán của Quỹ Tokyo (Tokyo Foundation), ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, vào năm 2000, đã xấp xỉ bằng với mức ngân sách của Nhật Bản. Hai năm sau, tức vào năm 2002, mức chi này đã tăng gấp đôi. Và nó sẽ còn cao hơn từ 5 đến 6 lần vào năm 2020, và từ 9 đến 10 lần vào năm 2030.
Các mức tăng này được tính toán dựa trên phép ngoại suy từ các xu hướng hiện nay và nhất là dựa trên ngân sách quốc phòng của Nhật Bản bị giới hạn ở mức 1% của GDP. Điều này cũng cho thấy giới hạn của sự thay đổi triệt để mối tương quan lực lượng đang diễn ra tại khu vực Đông Á. Tác giả cho biết, các con số này còn chưa kể đến những ưu tiên hàng đầu do Bắc Kinh thông qua như ưu tiên đẩy mạnh hải quân, không quân và chống vệ tinh. Ông Kim Jimbo, chuyên gia tại Quỹ Tokyo, đồng thời là tác giả bản báo cáo, nhấn mạnh : « Luật chơi đang thay đổi một cách nhanh chóng. Trong trường hợp leo thang, Trung Quốc có thể đe dọa được chúng tôi và khả năng đánh trả của chúng tôi lại rất hạn chế ». Ông cho rằng Nhật Bản trong tương lai cần phải có một chính sách quốc phòng mới.
Tác giả nhận định, xu hướng phát triển này chính là cơ sở cho học thuyết quân sự mới của Hoa Kỳ. Lầu Năm Góc chuyển hướng trọng tâm từ Đại Tây Dương và Trung Đông về Thái Bình Dương trong bối cảnh ngân sách quốc phòng hạn hẹp. Dĩ nhiên là Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là những đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực. Nhưng sắp tới, Washington phải đa dạng hóa chỗ dựa của mình qua việc mở thêm một căn cứ quân sự mới tại Úc và tăng cường triển khai thêm quân tại đảo Guam và Hawai. Và một số đầu cầu mới có thể được thành lập chẳng hạn với Philippines.
Dưới góc nhìn của Tokyo, thì việc Lầu Năm Góc có chính sách chuyển trọng tâm về Thái Bình Dương là một tin tốt. Bởi vì, nó sẽ giúp tăng cường hơn nữa liên minh Nhật-Mỹ và làm giảm bớt cuộc khủng hoảng di dời căn cứ quân sự trên quần đảo Okinawa, hiện đang gặp phải nhiều phản đối từ người dân địa phương.
Theo phân tích của tác giả, cốt lõi của mối lo ngại Mỹ-Nhật chính là việc Bắc Kinh sẵn sàng tự cho mình có khả năng cấm đoán các lực lượng nước ngoài tiến vào khu vực Biển Đông. Ý đồ này đã được nhật báo Nhân dân Trung hoa đánh giá là vì « quyền lợi cốt yếu » của Trung Quốc.
Như vậy, để nhắm vào Trung Quốc, học thuyết quân sự mới của Mỹ đã « đặt Nhật Bản trên vị trí tiền tuyến », theo như lời nhận định của Yoshiji Nogami, giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản. Các vụ đụng độ xảy ra với ngư dân Trung Quốc xung quanh quần đảo đang tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku đã nêu rõ lợi ích của các vấn đề an ninh.
Tác giả cho rằng, tai nạn Fukushima là một cột mốc quan trọng. Người dân Nhật Bản đã đánh giá cao tính hiệu quả của « lực lượng phòng vệ » mà chính phủ đã không dám huy động đến trong trận động đất Kobe năm 1995. Ông Naoyuki Agawa, giáo sư trường đại học Keio nhận xét : « Có đến 100 ngàn quân nhân tham dự với sự hợp tác chặt chẽ với quân đội Mỹ. Đây chính là một sự biểu dương lực lượng mà Trung Quốc đã quan sát rất thận trọng ».
Tác giả bài viết nhận định rằng đây chính là một tín hiệu cho thấy nhận thức về vấn đề an ninh đang trỗi dậy. Vào cuối tháng 12 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã cho phép ngành công nghiệp vũ khí được tự do tham gia vào các chương trình quốc tế. Bởi vì, cho đến giờ, quân đội Nhật Bản chỉ được tham gia vào các chương trình dưới sự chỉ huy của Mỹ.
Cũng theo nhận định của ông Kim Jimbo, thuộc Quỹ Tokyo, « Nhật Bản cần phải thay đổi học thuyết quân sự của mình chủ yếu là phòng thủ sang một thế năng động hơn. Thay vì ngồi đợi Hoa Kỳ đến ứng cứu, chúng tôi cần phải biết tận dụng tốt vị trí địa lý, tiếp nhận một chiến lược cách tân, bằng cách thay đổi cấu trúc lực lượng cho phép có một phản ứng nhanh hơn ».
Nếu như vậy, Nhật Bản sẽ phải từ bỏ điều 9 trong Hiến pháp, hoặc ít ra là xem lại cách diễn giải nghiêm cấm Nhật Bản tham gia vào một nỗ lực phòng thủ chung.
Trung Quốc : Bạc Hy Lai chựng lại do trượt đà trong chiến dịch chống mafia
Cũng liên quan đến thời sự Đông Á, báo Le Monde vẫn tiếp tục quan tâm đến nhân vật số một thành phố Trùng Khánh tại Trung Quốc, là ông Bạc Hy Lai, kể từ khi nhân vật thân cận của ông là Vương Lệ Quân mưu toan đào thoát tại lãnh sự quán Mỹ và bị bắt dẫn về Bắc Kinh. Theo bài báo, đường thăng quan tiến chức của « ông Bạc Hy Lai bị chựng lại do trượt đà trong chiến dịch chống mafia tại Trùng Khánh ».
Theo Le Monde, nhiều phương pháp tàn nhẫn đã được sử dụng trong chiến dịch chống mafia tại Trùng Khánh năm 2009 và 2010, do ông Vương Lệ Quân chỉ huy, dưới sự chỉ đạo của ông Bạc Hy Lai. Ban đầu, chiến dịch hoành tráng này nhằm vào một vấn đề có thực : Sự hình thành thế lực kinh doanh từ các trùm tư bản, đang làm tha hóa một bộ phận lớn công an và dựa vào hành vi đe dọa để chống lại các đối thủ của mình.
Le Monde cho biết, đòn đánh trả của chính quyền không những đã vi phạm mọi thủ tục pháp lý, mà gây ra một số đông nạn nhân bên lề chiến dịch.
Le Monde thuật lại lời kể của một số nhân chứng, từng là luật sư bào chữa cho một số người bị chính quyền Trùng Khánh xem là những « tội phạm ». Theo các luật sư này, « các nghi phạm ban đầu bị giam giữ tại những nơi bí mật. Họ không được quyền tiếp xúc với luật sư trước khi bắt đầu phiên xử ». Vì vậy, các luật sư không được hỏi, cũng không được xem các bằng chứng luận tội. Nhiều người trong số họ đã bị kết án tử hình vào tháng 02 năm 2010 vì những tội rất nặng như giết người hay buôn thuốc phiện. Theo các luật sư, phần lớn những lời cáo buộc là không có thực, những người này buộc phải nhận tội do bị tra tấn. Một số luật sư, sau khi thúc giục các khách hàng của họ nên tố cáo việc bị tra tấn, đến lượt họ cũng bị chính quyền Trùng Khánh cho bắt giam và bị kết án tù về tội xúi giục tạo bằng cớ giả.
Theo giải thích của một vị giáo sư tại đại học Luật và Chính trị Hoa Đông ở Thượng Hải, với cách vận hành theo « nhóm làm việc có chuyên môn », một chiến dịch bao hàm một mặt trận chung gồm nhiều ban ngành khác nhau của bộ máy tư pháp đã làm cho tòa án mất đi tính độc lập hoàn toàn. Chính điều này đã khiến cho ông Bạc Hy Lai trượt đà trong chiến dịch chống băng đảng.
Vị giáo sư này còn đi xa hơn nữa, khi cho rằng, một trong những mục đích chính của chiến dịch này là trưng dụng các doanh nghiệp tư nhân hòng củng cố cho các doanh nghiệp quốc doanh và tổ chức tốt « chương trình xã hội » khiến Trùng Khánh cảm thấy tự hào trở thành một mô hình kiểu mẫu.
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản kiện Trung Quốc tại WTO
Về đề tài kinh tế, các báo Pháp hôm nay đều chú ý đến việc phương Tây, Nhật Bản và Trung Quốc tranh cãi nhau xung quanh vụ đất hiếm.
« Châu Âu chiến đấu để có được đất hiếm Trung Quốc », « Trung Quốc, kẻ tàng trữ đất hiếm… một trận đánh trước WTO », « Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản tấn công Trung Quốc ở WTO » hay « Đất hiếm : Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chiến đấu chống lại Trung Quốc » lần lượt là tiêu đề các bài viết trên các báo La Croix, Libération, Le Figaro và Les Echos.
Theo các báo, hôm qua, cả ba đối tác, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cùng đệ đơn kiện Trung Quốc trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), do việc nước này vừa cho ban hành nhiều quy định mới về hạn ngạch xuất khẩu hay áp dụng giá sàn mới. Đây là một mặt hàng nguyên liệu chiến lược, có vai trò rất mấu chốt trong sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như màn hình phẳng, điện thoại thông minh, ổ cứng, các thiết bị chụp ảnh trong y khoa, hay các tấm pin năng lượng mặt trời.
Trên thực tế, Trung Quốc kiểm soát đến 95% sản lượng đất hiếm trên toàn cầu. Do đó, nếu Trung Quốc giảm hạn ngạch xuất khẩu thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, do Châu Âu gần như lệ thuộc 100% vào thị trường thế giới. Theo ông Karel De Gucht, ủy viên châu Âu về thương mại, « các doanh nghiệp Trung Quốc được mua đất hiếm rẻ hơn các doanh nghiệp khác đến hai lần, và đối với các doanh nghiệp châu Âu, mức giá này đã tăng lên đến 1000% giữa những năm 2009 và 2011 ».
Theo Les Echos, như thường lệ Trung Quốc thường có những phản ứng đe dọa. Tân Hoa Xã cho rằng hành động này của Mỹ là « bất công và bất cẩn », đồng thời nhấn mạnh thêm rằng nó có thể làm « tổn hại quan hệ kinh tế » giữa hai nước. Trung Quốc giải thích là đã đến lúc người tiêu dùng phải hiểu rằng cần phải trả thêm chi phí môi trường trong khai thác.
Nhìn chung, đối với các tờ báo Pháp thì Mỹ, châu Âu và Nhật Bản e sợ Trung Quốc sử dụng quy định hạn ngạch xuất khẩu và giá sàn mới nhằm mục đích bảo hộ các doanh nghiệp mũi nhọn trong nước và duy trì thế độc quyền.
Theo nhận định của Le Figaro, một điểm khác khiến châu Âu cũng phải lo ngại, đó là thuế quan và những quy định phi thuế quan khác của Trung Quốc sẽ còn thúc đẩy nhanh hơn nữa việc di dời sản xuất của các ngành công nghiệp trong tương lai. Do đề tài « việc làm » đang là luận điểm quan trọng mà cả Mỹ và Pháp đang lao hết tốc lực cho bầu cử tổng thống.
Hai miền Nam-Bắc Triều Tiên cùng dạo « bản nhạc ngoại giao » tại Paris
Trong lãnh vực văn hóa, Le Figaro chú ý đến một sự kiện âm nhạc mang đậm tính biểu tượng diễn ra tại Paris tối hôm nay. Lần đầu tiên, một đoàn nhạc giao hưởng Bắc Triều Tiên đến trình diễn tại Paris, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Hàn Quốc.
Le Figaro cho biết tối nay tại khán phòng Pleyel của Paris, 90 nhạc sĩ Bắc Triều Tiên, trong độ tuổi 20, sẽ hòa nhạc cùng với dàn nhạc giao hưởng của đài phát thanh Pháp (Radio France), dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Hàn Quốc Myung-Whun Chung. Nội dung chương trình của buổi hòa nhạc duy nhất này bao gồm những mảng âm nhạc truyền thống Triều Tiên và bản giao hưởng số 1 của Brahm. Mục tiêu của buổi hòa nhạc là thông qua nghệ thuật để kết dệt lại các mối quan hệ bị gián đoạn do yếu tố lịch sử. Và cũng nhằm khuyến khích việc mở cửa tại đất nước khép kín nhất trên thế giới. Kể từ năm 1953, hai miền Bắc – Nam Triều Tiên luôn trong tình trạng chiến tranh. Còn nước Pháp cũng không duy trì các mối quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên.
Le Figaro nhận xét, chuyến du hành của các nhạc sĩ thuộc nhà hát giao hưởng Unhasu Bình Nhưỡng đã nâng lên tầm ngoại giao chính thức. Sau nhiều lần trục trặc, cuối cùng nhạc trưởng Hàn Quốc Myung-Whun Chung, cũng đã đạt được giấc mơ táo bạo là được hòa nhạc cùng với các nhạc sĩ Bắc Triều Tiên tại Paris. Kết quả này đạt được nhờ vào vai trò trung gian của nước Pháp, đặc biệt là ông Jack Lang.
Lãnh đạo đoàn nhạc giao hưởng Unhasu đánh giá chuyến đi này là một « sự kiện lịch sử », kể từ khi nhà hát kịch Opera Bình Nhưỡng đến trình diễn tại nhà hát điện Elysée cách đây 40 năm (1972).
Về mặt kỹ thuật, nhạc trưởng Hàn Quốc đánh giá tốt về tài nghệ và « tinh thần kỷ luật tuyệt vời » của các nhạc sĩ trẻ Bắc Triều Tiên, dù rằng kiến thức về âm nhạc của họ vẫn còn non nớt. Tuy nhiên, ông cho rằng « họ có rất nhiều triển vọng ».
Trong dự tính, ông Myung-Whun Chung sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc tại nhà hát Chatelet vào ngày 01 tháng 7 năm nay và một buổi khác trong vài tuần sau đó. Ông cũng hy vọng rằng một ngày nào đó, các nhạc sĩ của cả hai miền sẽ có dịp hòa nhạc chung trước cuối năm nay.
Chỉ có điều là liệu « ngoại giao bằng âm nhạc» có giống như là người thường hay ví von về kiểu « ngoại giao bóng bàn » giữa Mỹ và Trung Quốc hay không ? Ông Chung hóm hỉnh trả lời « Beethoven và Brhams có thể làm được nhiều thứ hơn là bóng bán ».
Le Japon en première ligne face à la Chine
Recommander
Pendant que le Japon doit se relever de la catastrophe de Fukushima, Tokyo s'inquiète de la menace croissante que représente le réarmement de la Chine, notamment dans le domaine maritime.
Selon les projections de la Tokyo Foundation, le budget militaire de la Chine, qui était à peu près égal à celui du Japon en l'an 2000, est déjà, deux ans après, deux fois plus important. En 2020, il sera cinq à six fois plus grand et, en 2030, neuf à dix fois plus important.
Ces ordres de grandeur se basent sur une extrapolation des tendances actuelles et notamment sur un budget militaire japonais limité à 1 % du PIB. Ils donnent la mesure du changement radical du rapport de forces qui est en cours en Asie orientale. Et encore, les chiffres bruts ne tiennent pas compte des priorités adoptées par Pékin qui privilégie la projection des forces maritimes, aériennes et antisatellites. «Les règle du jeu sont en train de changer très rapidement. En cas d'escalade, les Chinois peuvent nous menacer et nos capacités de riposte sont très limitées», souligne Kim Jimbo, expert à la Tokyo Foundation, auteur d'un rapport préconisant une nouvelle politique de défense pour le Japon.
Cette révolution en devenir est à la base de la nouvelle doctrine que le Pentagone a adoptée en janvier pour réorienter vers le Pacifique l'effort de défense des États-Unis, traditionnellement concentré sur l'Atlantique et le Moyen-Orient, dans un contexte de restrictions budgétaires. Le Japon et la Corée du Sud demeurent les principaux alliés de l'Amérique dans la région mais Washington va diversifier ses points d'appui en ouvrant notamment une base en Australie pour 2.500 Marines et en renforçant ses déploiements à Guam et à Hawaï. D'autres têtes de pont pourront être établies comme aux Philippines, où l'immense base navale de Subic Bay avait dû être fermée en 1992.
Vu de Tokyo, la réorientation vers le Pacifique de la politique du Pentagone est une bonne nouvelle. «Cela renforce l'importance de l'alliance nippo-américaine et dédramatise le problème d'Okinawa», relève Hiroyasu Akutsu, de l'Institut national de la Défense. Les États-Unis et le Japon n'en finissent pas de négocier le réaménagement de la base américaine qui se trouve dans l'île méridionale de l'archipel et qui suscite une opposition chronique dans la population locale.
Au cœur des préoccupations du Japon comme des États-Unis: la volonté de Pékin de se doter de la capacité d'interdire l'accès de la mer de Chine. Les responsables nippons soulignent que le Quotidien du peuple a qualifié ces approches maritimes d'«intérêts vitaux» pour Pékin.
En prenant acte de ces visées chinoises, la nouvelle doctrine du Pentagone «place le Japon sur la ligne de front», souligne Yoshiji Nogami, directeur du Japan Institute of International Affairs. «Le Japon est un élément de la première ligne d'îles qui font face à la Chine. Nos lignes maritimes seront affectées», ajoute-t-il, en soulignant qu'«un débat sérieux devrait avoir lieu» dans l'Archipel sur ces questions. Ce n'est pas encore le cas, même si l'émergence de la Chine et les incidents récurrents avec des pêcheurs chinois suscitent au Japon un intérêt croissant pour les affaires de sécurité. En septembre 2010, une grave crise avait éclaté près des îles contestées de Senkaku, au sud de la mer de Chine orientale, lorsqu'un navire de pêche chinois avait abordé des garde-côtes japonais et que la Chine avait utilisé l'arme de l'embargo sur les «Terres rares» dont elle contrôle 95% de la production mondiale.
Handicapé par une Constitution très pacifiste dictée par le général Douglas MacArthur pendant l'occupation alliée, au lendemain de la Seconde Guerre mondiale, le Japon doit s'adapter au nouvel environnement régional.
La réponse immédiate à la catastrophe de Fukushima a représenté un moment important: les Japonais ont pu apprécier l'efficacité de leurs «Forces d'autodéfense», que l'on n'avait pas osé mobiliser lors du séisme de Kobé, en 1995, et qui, cette fois, ont apporté leur secours aux sinistrés. «Cent mille soldats sont intervenus en coordination étroite avec les troupes américaines. Ce fut une démonstration de force, que la Chine a observée de très près», souligne Naoyuki Agawa, de l'Université Keio.
C'est le signe qu'une prise de conscience est en train de se faire à propos des questions de sécurité. Déjà des libertés ont été prises avec l'orthodoxie pacifiste puisque le gouvernement a libéralisé, à la fin décembre, la participation de l'industrie d'armements à des programmes internationaux. Jusqu'ici, seuls étaient permis les programmes menés avec les États-Unis.
Il va falloir aller plus loin. «Nous devons changer notre doctrine qui est exclusivement défensive pour adopter une posture plus dynamique», souligne Ken Jimbo, de la Tokyo Foundation. «Plutôt que d'attendre que les États-Unis viennent à notre secours, nous allons devoir profiter au mieux de notre situation géographique, adopter une stratégie plus innovante, en changeant la structure de nos forces pour permettre une réaction rapide», ajoute-t-il en préconisant pour 2017 le déploiement d'un système anti-missile perfectionné.
Le Japon devra revenir tôt ou tard sur l'article 9 de sa Constitution, ou du moins revoir son interprétation qui interdit au Japon de participer à un effort de défense collective. Pour Ken Jimbo, une telle évolution, qui implique un bouleversement des mentalités, ne pourra se faire que si elle est «imposée par les événements». Des risques de dérapage sur la péninsule coréenne, aux provocations de Pékin en mer de Chine, les occasions pourraient bien ne pas manquer.
Par Pierre Rousselin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét