Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

14 Lò Điện Nguyên Tử ?


Tin RFI của Pháp, một năm sau thảm họa lò điện nguyên tư nổ ở Fukiushia ma, người Nhựt vẫn còn bị ám ảnh và bàng hòang. Đúng 14 giờ 46 phút ngày 11/03/2011 giờ địa phương, tòan dân Nhựt từ Thiên Hòang, viên chức chánh quyền cho đến người dân Nhựt dành một phút tưởng niệm 19 ngàn nạn nhân cơn sóng thần và vu nổ lò diện nguyên tử, sau tiếng chuông chùa, đền thờ và còi báo động kêu vang khắp nước mời gọi mọi ngưng mọi sinh họat dể tưởng niệm. Trước Thiên Hòang, và đồng bào tòan quốc qua truyền hình, Thủ Tướng Nhật Yoshihiko Noda thề với vong linh những người qua đời là chính phủ sẽ tái thiết đất nước, thu ngắn khổ đau nhanh chóng nhất cho những người còn sống.Và hầu hết trên dất nước Nhựt, nhứt là tại tinh Sendai, hàng chục ngàn dân nắm tay nhau nhìn ra biển cầu nguyện, dâng hoa, v.v..


Trên công luận Nhựt có luồng dư luận phẫn nộ tập đoàn điện lực Tepco vì thái độ tắc trách dù đã bồi thường mấy chục tỷ Đô la rồi. Và báo chí Nhựt cũng có nghị luận than phiền một số chánh quyền đia phương bưng bít tin tức.

Thật là trái khóay, trong lúc này CS Hà nội lại cho biết sẽ muớn làm 14 lò nguyên tử như Đảng Nhà Nước đã “hạ quyết tâm”. Hà nội còn mở hội luận mời một số chuyên viên của một nước có lò điện nguyên tử như Đức, Nga, Ấn, TC vào hội thảo.

Tin truyền hình VHN, “Việt Nam quyết định xúc tiến kế hoạch xây dựng 14 lò phản ứng hạt nhân trước năm 2030, bất chấp vụ khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, tạo ra nhiều mối quan tâm về vấn đề an toàn hạt nhân...Tháng 10/2010, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam do nhà nước làm chủ đã ký hợp đồng với công ty Rosatom của Nga, để xây hai nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận. Dự án trị giá 10 tỉ đô la này sẽ khởi công vào năm 2014, và theo kế hoạch sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020.

Không phải chỉ có truyền thông tiếng Việt ở hải ngọai loan tãi tin “động trời” này, mà báo chí Pháp cũng viết. Báo Figaro dịch lại một bài báo trên tờ The New York Times: “Việt Nam lao vào điện nguyên tử”. Bài báo nhấn mạnh một số lo ngại: “các chuyên gia lo ngại vấn đề thiếu vắng ý thức về an toàn tại đây”. Chương trình nguyên tử của VNCS là “chương trình nguyên tử thuộc loại tham vọng nhất trên thế giới” nhưng “ lại chưa tập hợp được một đội ngũ chuyên gia cần thiết cho việc khai thác, điều chỉnh, mà phải bắt đầu từ số không. Chính phủ đã đưa chương trình đào tạo kỹ sư nguyên tử lực vào các trường đại học, và gởi nhiều kỹ thuật viên trẻ ra nước ngoài đào tạo.” “Tuy nhiên nhiều nhà chuyên môn trong và ngoài nước cho rằng thời hạn này là quá ngắn để có thể tạo lập một tổ chức quản lý khả tín, đặc biệt là trong một đất nước có tiếng là tham nhũng, các tiêu chuẩn an toàn chưa đầy đủ và thiếu vắng sự minh bạch; có nguy cơ để xảy ra một kịch bản giống như ở Fukushima.”

Chắc chắn những tờ báo Mỹ như New York Times, Pháp như Figaro, Liberation không phải vì nặng quá khứ nên quá khích với CS, đi nói xấu chế dộ cS Hà nội, như Hà nội thường đổ tội cho người Việt hải ngọai khi có một tin gì xấu nói về VNCS.

Nên trước tin CSVN nhứt quyết làm 14 lò diện nguyên tử, đại đa số dân chúng VN lo. Lo VN hàng ngũ chuyên viên, kỹ sư, công nhân VN không có, không đào tạo không kịp, 14 lò điện nguên tử đó không khéo sẽ là 14 trái bom nguyên tử không biết nổ lúc nào.
Nhựt là nước có nền khoa học, kỹ thuật tiền tiến, có nhiều kinh nghiệm về điện nguyên tử thế mà còn không thể lường trước, không thể kiểm sóat được tình hình ba lò nguyên tử nổ sau con sóng thần.

Hai lò nguyên tử đầu của VN xây tại Ninh Thuận năm trong vùng có thể động đất, gần bờ biển, cái gì sẽ xảy ra khi TC ngòai biển nã pháo vào, hư hại nguồn điện làm lạnh. Đó là nói thiên tai còn nếu tính địch họa, một người quá khích trong việc bảo vệ môi sinh, một quân khủng bố cho nổ thì cái gì sẽ xảy ra.

Ba lò nguyên tư ở Fukushima của Nhứt kia, mà "Hệ thống hạ nhiệt còn hoạt động bằng điện của các bình điện dự phòng có thể dùng trong 8 giờ" thôi, sau đó nếu nóng lên các thanh nguyên tư sẽ tan chảy, phóng xạ lan tỏa thì cả một đại họa xảy ra. Nghiêm khắc với mình, phải nói tinh thần cộng đồng và kỷ luật tập thể của người Việt chưa cao bằng người Nhựt. Khi có tai họa xảy ra, tình trạng sẽ lộn xộn làm chết thêm người, hại thêm của, nhiều hơn, lớn hơn bên Nhựt.

Lo vùng bị nhiễm phóng xạ phải cấm dân cử không phải một vài tháng, năm cháy mà phải một thởi gian rất lâu mới “cải tạo” lại sinh thái được. Lúc đó người dân mất quê hương trên quê cha đất tổ của mình. Dân tan nhà nát cửa, mất đất mất quê, cho những người quyết định làm lò nguyên tử đau có hề hấn gì, ở Hà nội, Saigon ở nhà mát ăn bát vàng.

Lo trung bình mỗi lò hợp đồng nguyên thủy mướn ngọai quốc làm là khỏang 5 tỷ Mỹ kim như hai cái ở Ninh Thuận Nga ký 10 tỷ, thí 14 cái là 700 tỷ, chưa nói chi phí phát sinh, người dân Việt bây giờ đến ba đời sau trả không dứt.

Lo với một guồng máy công quyền nhiều tham những, núp dưới bóng tập thể, “cha chung không ai khóc”, thiếu hay vô trách nhiệm, vô tình, vô cảm với dân, cái gì xảy ra khi một Fukushima xảy ra ở VN.

Lo các gói thầu phụ xây cất do các quốc doanh lãnh sẽ bị “rút ruột” như Cầu Cần thơ, thì số người chết với lò điện nguyên tử sẽ nhiều hơn trăm ngàn lần.

Nhựt là một nước kinh tế tiên tiến, chánh trị dân chủ, tự do cao, dân trí cao mà trước biến cố ba lò điện nguyên tử nổ còn chới với.

Liên Âu phải họp để bàn biện pháp kiềm soát 58 lò ở của 13 nước thuộc Liên Âu trong đó nhiều lò thành lập cùng thế hệ với các lò của Nhụt bị nổ. Thủ Tướng Đức thận trọng hơn ra lịnh đóng của những lò hoạt dộng trước 1980 trong vòng ba tháng dể kiểm soát an toàn. Mỹ cũng thế, TT Obama yêu cầu xem xét độ an toàn của các lo nguyên từ của Mỹ. Còn Nga thủ tuớng Vladimir Putin cũng thế.

Riêng VN có kế hoạch xây tổng cộng 14 cái trong vòng 20 năm tới. Ông Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Vương Hữu Tấn nói tai nạn nguyên tử ở Nhật sẽ không có ảnh hưởng gì đến các kế hoạch điện nguyên tử ở Việt Nam.

Thấy Ô Viện trưởng quá tự tin, quá chủ quan, “duy ý chí” nói mạnh như thế, người ta không khỏi lo. Lãnh đạo, chỉ huy là tiên liệu. Hy vọng những người cầm đầu Đảng Nhà Nước VNCS không bốc đồng như Ông Vương Hữu Tấn Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, không bị thói quen “duy ý chí” và tác dụng phô trương ám ảnh, mà lắng nghe nhiều nhà chuyên môn, nhiều đại diện dân hơn, suy nghĩ lợi hai nhiều hơn trong việc quyết định lập lò điện nguyên tử./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét