Trung Cộng khó tránh khỏi mùa xuân Á rập; đó là lời tuyên bố của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain. Lời tuyên bố này TNS McCain nói vào ngày thứ Bảy 4 tháng 2 năm 2012, tại hội nghị an ninh cấp cao diễn ra ở Munich, Đức, có mặt Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc,Trương Chí Quân.
TNS McCain là một chánh tri gia có thế lực, nhiều kinh nghiệm CS. Ông vốn là một sĩ quan Không Quân Mỹ từng oanh tạc Hà nội bị CS Bắc Việt bắn hạ, bắt làm tù binh. Sau khi được trao trả, về Mỹ một thời gian đắc cử Thượng Nghị sĩ Mỹ rồi được đảng Cộng Hòa cử nhiệm ra làm ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008.
Mới đây trong chuyến công du Đông Nam Á, Ông nói với CS Hà nội muốn mua vũ khí của Mỹ thì phải cải thiện nhân quyền. Và bây giờ Ông nói với TC, TC khó tránh khỏi 'Mùa Xuân A-rập'.
Nói có sách mách có chứng, TNS McCain đưa ra một số biến động tiêu biểu trong và ngòai nước TQ có thể làm cho chế độ CS ở TQ bên trong bị dân chúng nổi dậy chống nhà cầm quyền độc tài trong khi bên ngòai bị các lân bang chống đối và bao vây.
TNS McCain nhấn mạnh đến các vụ tự thiêu của người Tây Tạng ở Trung Quốc để phản đối việc cai trị của TC tại Tây Tạng.
Ông còn đưa ra vật chứng, trưng ra một điện thoại di động và dẩn chứng “không cách chi mà quý vị có thể dập tắt được hoàn toàn bởi vì đã có những công cụ như thế này.” Chính phương tiện này đã giúp giải thóat người dân Tunisia, Aicập, Libya, Syria, Yemen thóat khỏi sự bưng bít tin tức của nhà nước. Và chính phương tiện này đã gíup cho người vận động, huy động các cuộc nổi dậy, biểu tình xa luân chiến, lật đổ chế độ độc tài, giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân ở các nước Bắc Phi và Trung Đông thế giới gọi là Mùa Xuân Á rập.
Ông cũng nhắc đến những hành động của Trung Quốc đơn phương giành giựt chủ quyền trên Biển Đông mà dưới đáy có nhiều tài nguyên dầu khí làm cho tình hình nơi đây vô cùng căng thẳng.
Hành động bá quyền bành trướng này đã làm cho nhiều nước Á châu và Thái bình Dương lo ngại và thủ thế. Mỹ dồn dập trở lại Thái Bình Dương, liên kết với các nước trong vùng làm thành một vòng vây từ Ấn độ, qua Nam Dương, Úc (Mỹ lần dầu trong lịch sư đổ quân và đồn trú ở cảng Darwin của Úc), phát triển họp tác an ninh, củng cố hiệp ước phòng thủ chung với Phi luật tân, Nam Hàn và Nhựt.
Đại đa số các nước thuộc ASEAN hướng về Mỹ, tin tưởng Mỹ là lá chắn, tạo an ninh, ổn định trong vùng. Kể cả CS Hà nội tuy là CS cũng vận động phát triển chiến lược với Mỹ để giải tỏa áp lực của dân chúng trước đà TC chiếm biển đảo của VN.
TC lâm vào thế hầu như bị hai mặt giáp công về an ninh và chánh trị, trong và ngòai nước. Miến điện bao nhiêu năm đi với độc tài TC thấy bị cô đơn, chống đối từ trong ra ngòai. Còn TC thì gậm nhấm dần tài nguyên đất nước, cơ nguy mất nước là mất tất cả gần kề, nên tìm đường hòa giải với Tây Âu, Bắc Mỹ để cứu nước, cứu dân và cứu chánh quyền dân sự mới bầu cử. Lãnh đạo Miến điện tiêu biểu quyết định cắt bỏ dự án TC xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3.6 tỉ USD để tránh cho hàng ngàn người dân Miến và môi trường vùng đập bị thiệt hại trầm trọng.
Miến điện đang tách rời TC trên đường dân chủ hóa sau gần một phần tư thế kỷ Bà Aung San Suu Kyi và lực lương đối lập bị nhà cầm quyền quân phiệt cầm tù, quản thúc và trấn áp.
Còn trong nước TQ, cuộc Cách Mạng Áo Cà sa ở Tây Tạng bị TC trấn áp đổ máu hồi năm 2008, bây giờ đã lan sang các khu vực lân cận ngay trong nội địa của TC có đông người Tây Tạng ở như tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải và Cam Túc của Trung Quốc. Với những vụ tự thiêu chấn động công luận thế giới, của quí vị tăng ni để cúng dường cho chánh nghĩa giải trừ quốc nạn và pháp nạn do TC gây ra cho quốc gia dân tộc Tây Tạng. Tại Tân Cương trong năm rồi đã có hàng chục nhà sư tự thiêu, hàng chục cuộc nổi dậy của ngưới Tây Tạng. Công an càng trấn áp, bắn giết, cướp xác nhà sư thì người Tây Tạng càng tranh đấu.
Không phải chỉ riêng người Tây Tạng, Duy ngô nhĩ đấu tranh chống nhà cầm quyền TC thực dân trá hình. Mà người dân Trung Quốc cũng chống CS kịch liệt. Báo Libération của Pháp gọi phong trào này là ‘’tức nước vỡ bờ’’, người dân Trung Quốc không còn ngồi yên chịu đựng, mà đã phản ứng mạnh mẽ trước những vụ sách nhiễu của những người mà nhiệm vụ là đảm trách an ninh trật tự. Dân chúng nổi lên chống Cộng hàng chục ngàn người, hàng chục ngàn vụ hàng năm. Có đốt xe cảnh sát, bao vây đồn công an, trụ sở ủy ban hành chánh, cán bộ, đảng viên địa phương ác còn phải trốn chui, trốn nhủi.
Thống kê mới nhứt của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thực hiện ở TQ, có hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của những vụ cướp đất hay tịch thu đất đai bừa bãi của chính quyền. Phong trào phản kháng phổ biến và tăng gia. Theo con số chánh thức của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội của TC mỗi năm có hơn hơn 70.000, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, phong trào phản kháng CS rất mạnh bạo. Mỗi năm 70 ngàn vụ, nếu tính trung bình thì mỗi ngày gần 200 vụ. Đa số là những vụ có chềt, bị thương, đốt cơ quan, bắt người. Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã từng cảnh báo về bất ổn định xã hội đang đe dọa Trung Quốc. Đảng Nhà Nước TC tăng ngân sách an ninh quốc nội lên 14%, nhiều hơn quốc phòng.
Người dân TQ coi CS như đã hết thời, mạt vận rồi. Thủ tướng TC Ôn Gia Bảo nhắc lại lời của Ô. Đặng tiểu Bình chủ trương cải cách chuyển sang kinh tế thị trường để tự cứu TC khỏi sụp đổ sau khi Liên sô đột quị, đột tử, để cho thấy TC bây giờ phải cải cách để tránh một cuộc cách mạng xã hội: “Không cải cách thì Trung Quốc chỉ có chết mà thôi”.
Không phải chỉ TNS McCain nói về nguy cơ mất còn của TC, nhiều nhà quan sát vẫn thấy vào ngày thứ ba 14 tháng 2 tới đây, Phó chủ tịch Tập Cận Bình, người được xem như sẽ lên thay thế Ô Hồ cẫm Đào lãnh đạo Đảng, Nhà Nước và Quân Đội của TC, sẽ đến Mỹ gặp TT Barack Obama - các cuộc hội đàm lần này sẽ đầy thách thức lớn trong bang giao giữa TC và Mỹ - đặc biệt về hồ sơ Á châu Thái bình dương và nhân quyền./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét