Damian Grammaticus
Phóng viên BBC ở Bắc Kinh
Phóng viên BBC ở Bắc Kinh
TQ tiếp tục trấn áp Tây Tạng trong khi ngăn cản phóng viên tới đưa tin.
Xemmp4
Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Đây là đợt trấn áp mới nhất ở Trung Quốc khiến chúng tôi gặp khó khăn khi muốn tới Tây Tạng.
Một lực lượng công an hùng hậu được huy động và một khu vực có diện tích bằng nước Anh bị rào lại.
Cảnh sát cầm chân chúng tôi trong chín giờ liền và buộc chúng tôi phải ký giấy hứa rằng sẽ không bao giờ cố lên Tây Tạng nữa. Chúng tôi từ chối và họ dọa trong vòng hai ngày visa của chúng tôi có thể bị hủy và chúng tôi có thể bị trục xuất khỏi Trung Quốc.
Điều làm Trung Quốc phát hoảng như hiện nay là một làn sóng phản đối mới trong đó người Tây Tạng tự thiêu vì họ nói đã bị trấn áp về chính trị và tôn giáo tới mức không chịu nổi. Đó là những cảnh tượng hãi hùng. Đây là hình ảnh một ni cô 35 tuổi tự thiêu.
Trong số những người hy sinh bản thân có vị Lạt Ma là Sopa và nhà sư này ghi lại lý do.
Ông nói Trung Quốc nên để Đức Đạt Lai Lạt Ma về Tây Tạng. Và điều mà Trung Quốc lo sợ đang diễn ra. Những cuộc phản đối đang lan rộng. Hình ảnh video lộ ra bên ngoài trong tuần trước cho thấy những người Tây Tạng giận dữ bao quanh đồn cảnh sát. Còn đây là phản ứng của chính quyền Trung Quốc và sự trấn áp ngày càng mạnh tay, nhắm vào những người mà họ gọi là ly khai, có ý định tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc.
Bất bình tăng lên
Để tới được Tây Tạng, chúng tôi phải lên máy bay, bay trên nóc nhà của thế giới. Trung Quốc nói những người tự thiêu là khủng bố nhưng họ muốn giữ kín việc trấn áp của chính quyền. Cảnh sát Trung Quốc cảnh báo người Tây Tạng không được nói chuyện với chúng tôi và bám đuôi khắp mọi nơi.
Đây là một chiếc xe cảnh sát khác đeo bám chúng tôi và tôi có thể đếm được 1, 2 ,3 4 cảnh sát. Họ theo chúng tôi xuống tận ngôi làng này. Và một trong số họ đã chui vào taxi của chúng tôi vì ở khe ghế ngồi ông ta đánh rơi cái này, thẻ cảnh sát của ông ta. Họ nói chuyện với cả người lái taxi của chúng tôi và ông sợ tới mức không muốn liên hệ gì với chúng tôi nữa.
Và các cảnh sát đã tiến vào. Họ tóm lấy một người Tây Tạng vừa bước lên phía chúng tôi, đề nghị ông không nói gì với chúng tôi và đuổi ông đi.
Khi chúng tôi rời đi, cảnh sát bám đuôi và muốn chúng tôi nộp những hình ảnh đã quay. Ngay cả ở đây, trên vùng núi cao này, Trung Quốc vẫn là quốc gia bị ám ảnh bởi lực lượng an ninh, toan giấu đi sự trấn áp của họ. Nhưng sự bất bình của người Tây Tạng đang ngày càng tăng lên.
Phóng viên BBC Damian Grammaticus hiện thường trú tại Bắc Kinh. Video này đã được chiếu trên truyền hình BBC tối 9/02/2012 ở Anh Quốc.
Một lực lượng công an hùng hậu được huy động và một khu vực có diện tích bằng nước Anh bị rào lại.
Cảnh sát cầm chân chúng tôi trong chín giờ liền và buộc chúng tôi phải ký giấy hứa rằng sẽ không bao giờ cố lên Tây Tạng nữa. Chúng tôi từ chối và họ dọa trong vòng hai ngày visa của chúng tôi có thể bị hủy và chúng tôi có thể bị trục xuất khỏi Trung Quốc.
Điều làm Trung Quốc phát hoảng như hiện nay là một làn sóng phản đối mới trong đó người Tây Tạng tự thiêu vì họ nói đã bị trấn áp về chính trị và tôn giáo tới mức không chịu nổi. Đó là những cảnh tượng hãi hùng. Đây là hình ảnh một ni cô 35 tuổi tự thiêu.
Trong số những người hy sinh bản thân có vị Lạt Ma là Sopa và nhà sư này ghi lại lý do.
Ông nói Trung Quốc nên để Đức Đạt Lai Lạt Ma về Tây Tạng. Và điều mà Trung Quốc lo sợ đang diễn ra. Những cuộc phản đối đang lan rộng. Hình ảnh video lộ ra bên ngoài trong tuần trước cho thấy những người Tây Tạng giận dữ bao quanh đồn cảnh sát. Còn đây là phản ứng của chính quyền Trung Quốc và sự trấn áp ngày càng mạnh tay, nhắm vào những người mà họ gọi là ly khai, có ý định tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc.
Bất bình tăng lên
Để tới được Tây Tạng, chúng tôi phải lên máy bay, bay trên nóc nhà của thế giới. Trung Quốc nói những người tự thiêu là khủng bố nhưng họ muốn giữ kín việc trấn áp của chính quyền. Cảnh sát Trung Quốc cảnh báo người Tây Tạng không được nói chuyện với chúng tôi và bám đuôi khắp mọi nơi.
Đây là một chiếc xe cảnh sát khác đeo bám chúng tôi và tôi có thể đếm được 1, 2 ,3 4 cảnh sát. Họ theo chúng tôi xuống tận ngôi làng này. Và một trong số họ đã chui vào taxi của chúng tôi vì ở khe ghế ngồi ông ta đánh rơi cái này, thẻ cảnh sát của ông ta. Họ nói chuyện với cả người lái taxi của chúng tôi và ông sợ tới mức không muốn liên hệ gì với chúng tôi nữa.
Và các cảnh sát đã tiến vào. Họ tóm lấy một người Tây Tạng vừa bước lên phía chúng tôi, đề nghị ông không nói gì với chúng tôi và đuổi ông đi.
Khi chúng tôi rời đi, cảnh sát bám đuôi và muốn chúng tôi nộp những hình ảnh đã quay. Ngay cả ở đây, trên vùng núi cao này, Trung Quốc vẫn là quốc gia bị ám ảnh bởi lực lượng an ninh, toan giấu đi sự trấn áp của họ. Nhưng sự bất bình của người Tây Tạng đang ngày càng tăng lên.
Phóng viên BBC Damian Grammaticus hiện thường trú tại Bắc Kinh. Video này đã được chiếu trên truyền hình BBC tối 9/02/2012 ở Anh Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét