Quí bà nên đọc để khỏi bị đánh lừa
Phong trào "Sửa Ong Chúa "KD"" đang lan rộng trong Cộng Đồng người Việt Tự Do hải ngoại…không ít người chịu tốn kém mua đem dzìa "trong uống ngoài thoa" với hy vọng mang lại hiệu qủa như lời quãng cáo…
Thực hư thế nào, xin mời bạn đọc bài viết về "Sửa Ong Chúa" dưới đây của tác giã Huỳnh Chiếu Đằng, nguyên là giáo sư về bộ môn khoa học thực dụng cũng là một nhà nuôi ong lâu năm viết ra
=====================
Thưa quí bạn,
Hôm qua tôi viết lời bàn Mao Tôn Cương về bài viết của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết về dược thảo, tôi có đề cập tới sữa ong chúa. Nay có anh Danh ở Sydney thắc mắc như sau, đó có thể là thắc mắc của quí bạn, xin trả lời chung.
Câu hỏi:
Anh Đẳng ơi,
- Ấu trùng vẫn là do ong Thợ sinh ra. Sữa ong chúa cũng do ong thợ tạo ra. Xin phép hỏi anh, vậy con ong chúa làm gì trong ổ ong (nó không sinh ra ấu trùng và cũng không tạo sữa nuôi ấu trùng). Chuyện xã hội loài ong coi bộ lý thú nha.
Chúc sức khoẻ (tiền tài danh vọng coi như pha - tui cũng như anh vậy đó, đã đi xe còi hụ để vào bệnh viện khu Emergency rồi ra khu Intensive Care rồi đấy).
Danh Sydney
=======================
Trả lời ngay là ong thợ không đẻ trứng. Chỉ có ong chúa đẻ trứng thôi.
Hầu hết quí bạn thấy tổ ong dâu dám lại gần, do vậy không rỏ tình hình tổ chức và sinh hoạt của loài ong đâu. Xã hội loài ong tiến bộ hơn xã hội loài người nhiều. Nếu xã hội loài người được như vậy thì là thiên đàng dưới thế rồi. Xin nhắc lại tôi rành ba cái vụ nầy là vì tôi có một thời nuôi ong mật, và đã viết một quyển sách “Cẩm Nang Nuôi Ong” cùng anh bạn Thái Văn Ánh, và có lẽ đó là quyển sách tiếng Việt đầu tiên về nuôi ong mật. Những gì tôi viết ra đây là do kinh nghiệm không phải chỉ là sách vở suông.
Về câu hỏi của anh Danh thì nó như thế nầy đây:
Nhiệm vụ ong chúa là đẻ trứng, mỗi ngày từ 500 tới 2000 trứng. Trong tổ chỉ có ong chúa là đẻ trứng thôi, không có con ong nào đẻ trứng cả. Trong tổ ong mật chỉ có một con ong chúa duy nhất thôi. Ngoài ong chúa ra trong tổ ong còn có đa số là ong thợ. Quí bạn thấy ong bay theo các bông hoa hút mật đó là ong thợ. Ngoài ra trong thùng ong còn chừng 200 ong đực, trong số 200 con ong đực nầy chỉ có một con may mắn duy nhất là thụ tinh cho ong chúa một lấn duy nhất. Ong chúa dài, to gấp đôi ong thợ, ong đực tròn tròn cục mịch đen thùi lớn cở ong thợ. Còn ong thợ là con ong mật dẹp đẻ như quí bạn thấy trên các cánh hoa. Nhiệm vụ ong chúa là đẻ trứng, nhiệm vụ ong đực là thụ tinh cho ong chúa, một lần duy nhất trong đời ong chúa. Nhiệm vụ ong thợ nặng hơn hết tóm tắc như sau:
1. Ði lấy mật, lấy phấn hoa, để nuôi toàn thể thùng ong. Mùa hoa nở rộ trong một ngày, một tổ ong sản xuất chừng nữa lít mật. Ðó là ong mật Việt Nam nhỏ con, ong Mỹ to con sản xuất mỗi ngày vài pound mật (khoàng 1Kg) . Con số nầy tôi nhớ mang máng, hơn 20 năm rồi mà. Hai cục vàng vàng trên chân ong khi bay về tổ là phấn hoa, cũng là thực phẩm (protein là đa số) cần cho cả tổ.
2. Nhiệm vụ kế tiếp là nuôi nhọng (trứng). Ong chúa chỉ đẻ có một loại trứng duy nhất thôi. Tùy theo thực phẩm ong thợ bỏ vào ngăn trứng mà cái trứng đó sẽ thành ong thợ, sẽ thành ong đực hay sẽ thành ong chúa. Ngăn chứa trứng tương lai thành ong chúa được xây rộng ra từa tựa cái trứng chim nhỏ xíu, gọi là mũ chúa. Trứng nằm trong đó là trứng thường, nhưng ong thợ bỏ vào đó thức ăn khác hơn bình thường dó là sữa ong chúa. Tất cả thực phẩm nuôi mọi loại trứng đều do ong thợ ăn mật xong nhả ra bỏ đầy vào mỗi lổ tàng ong, trước khi trám kín bằng sáp. Mũ chúa cũng vậy, chúng bỏ vào đó một chất đục đục trắng như sữa, thề keo, gọi là sữa ong chúa. Sau khi bỏ đầy rồi chúng trám bít bằng sáp. Cái mũ chúa trông giống như đầu ngón tai út trẻ con. Sau hai tuần (nhớ mang máng, trong sách vở ghi rõ từng ngày) cái trứng thành nhọng rồi thành ong chúa nhờ ăn sữa ong chúa được bỏ vào niêm kín trước đó.
Mỗi thùng ong trong một năm chỉ có chừng 10 mũ ong chúa vào mùa chia đàn. Ở Mỹ nầy là tháng năm trong năm. Là tháng mà bông hoa nở rộ. Người nuôi ong kiểm soát việc chia đàn bằng cách gở bỏ mũ chúa, hay sang các tàng có mũ chúa qua thùng mới. Mũ chúa gở bỏ khi ong thợ vừa trám bít chúa đầy sữa ong chúa (chừng 0.5 phân khối). Hồi ở Việt Nam dân nuôi ong ăn cái nầy, bỏ uổng. Vì chất nầy biến trứng bình thường thành ong chúa to và sống lâu, nên mới có huyền thoại sữa nuôi ong chúa bổ dưỡng có tính cải lảo hoàn đồng. Trong ngăn ong thợ hay ngăn ong đực cũng có đầy chất sữa trắng đục như vậy, Nhưng loại sữa nầy chỉ biến ấu trùng thành ong thợ hay ong đực mà thôi. Sữa nầy cũng do ong thợ ăn mật và phấn hoa nhả ra.
Sữa ong chúa do ong thợ tiết ra khi ăn mật, dùng nuôi ấu trùng thành con ong chúa, theo tôi không có giá trị chi nhiều như người ta quảng cáo.
Và tôi nghe nói một vị “lương y” quảng cáo trong radio rằng một thùng ong mỗi năm cho tới mấy kilô sữa ong chúa. Tầm bậy hết sức, chắc là sữa giả, chớ làm chi mà có nhiều như vậy.
Vào mùa sung sức (tháng 5 ở Mỹ) mỗi lần thùng ong chỉ sinh ra mươi cái mủ chúa thôi. Thề tích mỗi cái chừng 0.5cc, tổng cộng nguyên thùng có chừng 5 gram sữa nuôi ong chúa mà thôi. Mùa nầy dân nuôi ong canh chừng các thùng ong mệt lắm. Thấy mũ chúa là phải tính liền, hoặc ngắt bỏ hoặc chia đàn (tách thùng ong ra làm đôi). Không ngắt bỏ đi hay chia đôi đàn ong thì khi ong chúa con nở, chúa con ở lại, chúa già kéo nửa lực lượng ra đi. Ði bắt lại vất vả, bỏ thì mất nguyên nửa bầy ong.
Trong thời gian nuôi ong tôi cũng thường ăn sữa nuôi ong chúa vì bỏ thì uổng. Ăn nguyên chất nhưng thấy có khỏe mạnh chi đâu. Dân nuôi ong ngày trước cũng vậy lúc đó ít ai đề cao sữa ong chúa, nên ngắt bỏ mũ chúa ăn chớ ít khi bán được cho ai. Ngày nay chắc họ để dành bán cho quí vị “lương y”. Các bạn nên nhớ rằng sữa nuôi ong chúa ít lắm, không đủ làm thuốc bán cho cả bàn dân thiên hạ như quảng cáo đâu. Mà dân chuyên ăn sữa ong chúa thứ thiệt cũng chẳng mạnh giỏi hơn ai, nói chi là người mua thuốc có tí ti sữa ong chúa giả.
Nhân đây nói thêm chút xíu về mật ong. Hồi xưa mật ong còn khan hiếm nên mới có chuyện làm mật ong giả. Ngày nay tại Mỹ nầy tất cả mật ong đều là thứ thật. Tuy nhiên mật ong có nhiều thứ bậc khác nhau tùy loại hoa thí dụ như mật hoa cam, mật hoa hướng dương, mật hoa dại (đủ loại hoa rừng), mật hoa tràm (thứ nầy Việt Nam nhiểu nhất). Mật hoa cam có mùi thơm và vị thanh thanh. Mật hoa gòn (chắc chỉ có ở Việt Nam) béo béo y như có pha nước cốt dừa trong đó.
Mật ong chỉ là đường, không có giá trị bổ dưỡng chi khác hơn là đường, nhưng tùy loại hoa mà hương và vị khác nhau Các bạn chớ tin huyền thoại về mật ong, nó không phài là thần dược hay nên thuốc chi cả. Mật ong cũng làm béo phì, cũng không tốt cho người bị bịnh tiều đường.
Ngoài mật ra tổ ong còn có phấn hoa, chứa nhiều protein và sinh tố hơn mật ong. Mỗi tổ ong có khá nhiều phấn hoa, lý do là ong sinh sống bằng phấn hoa và bằng mật. So với con người thì phấn hoa là thịt cá rau đậu, còn mật ong là cơm và đường cho loài ong. Chúng phải ăn cả hai mới sống mạnh được. Tổ ong tổ chức ngăn nắp lắm. Tầng chứa mật nằm trên, riêng ra với tầng nuôi nhọng. Nếu thùng ong nhỏ (ít quân) thì phần trên tàng ong chứa mật, phần dưới chứa nhọng. Phấn hoa do ong lấy về được chứa riêng tương tợ như mật. Phấn hoa ăn không ngon lắm, hơi ngọt, ăn giống như ăn bánh. Người thường ít có dịp ăn phấn hoa, dân nuôi ong thì dễ có hơn.
3. Nhiệm vụ kế của ong thở là quét dọn tổ. Tổ ong sạch hơn bất cứ tổ sinh vật nào khác, sạch như lau.
4. Kế đó là nhóm ong thợ quạt mát tổ trong mùa hè, sưởi ấm tổ trong mùa đông. Nhiệt độ trong thùng ong cố định y như nhiệt độ cơ thể con người, cũng nằm trong mức tương tợ.
5. Nhiệm vụ kế của ong thợ là giử tổ chống ngoại xâm, chống kẻ thù , chống kiến, côn trùng…Ong có rất nhiều kẻ thù lý do là vì chúng có kho tàng đầy mật. Mà kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng là loài người. Bốc lột chúng dã man.
6. Nhiệm vụ khác là quạt mật hoa (nectarine) vừa được ong thợ lầy mật mang về cho mật bốc hơi nước thành mật ong (honey) xong trám ngăn chứa mật lại bằng sáp.
Còn vài nhiệm vụ khác không quan trọng tôi quên.
Nói chung thì đời sống ong thợ và ong đực rất ngắn so với dời sống ong chúa. Tùy theo tuổi mà ong thợ lần lượt giử các nhiêm vụ trên theo thứ tự định trước. Ong thợ chích người hay vật gì đó xong thì chúng sẽ chết trong ngày. Quí bạn thấy chúng hiền cở nào, chỉ ớ bước đừng cùng mới hy sinh phải không. Tấn công kẽ khác tức là tự sát.
Nói hoài còn hoài, xin tạm ngưng, vui miệng nói nữa mỏi tay lắm.
Cái thú nuôi ong là ngắm nhìn cái trật tự, ngăn nắp, cái siêng năng và sự êm đềm thanh bình của một thùng ong. Sáng sớm ra ngồi cạnh thùng ong xem chúng đi về rần rần, mùi hoa thơm ngát tỏ a chung quanh quả là một cái thú khó quên. Ðó là chưa kể tới được ăn mật ong tinh khiết ngay trên tàng ong. Mỗi loại hoa cho một loại mật hương vị khác nhau.
Kẹt một chút là quí bạn không thể mang cà phê hay trà lại gần đâu, có mùi lạ ong không thích và có khi quí bạn bị sưng mặt đó. Ngay như quần áo tóc tai quí bạn cũng không được có mùi hôi, ong không ưa đâu. Muốn mở thùng ong ra lấy một miếng mật trên tàng để thường thức mà không cần mang lưới che, không cần xông khói, thì quí bạn bạn phải mặc quần áo sạch rửa tay cho sạch… Nhưng yếu tố quan trọng hơn hết là quí bạn phải từ tốn trầm tĩnh. Loài ong như loài chó, chúng “cảm” được sự sợ hải của bạn. Khi bạn sợ thì bạn là kẻ thù của chúng. Khi bạn thân thiện không sợ thì bạn không là vật có hại cho chúng. Hợp lý quá đó chớ? Tôi không biết đó là kinh nghiệm thực tế của tôi. Khi bị một con ong chích thì rán chịu đau, phải trầm tĩnh, đừng gở kim ra hay phủi con ong đó vội, nếu quí bạn làm vở túi nọc ra, có mùi nọc ong tỏa ra là cả bầy ong nhào vào ăn thua đủ ngay.
Viết ít hàng quí bạn đọc chơi cũng là để nhớ lại một chút kỹ niệm trong đới.
Huỳnh Chiếu Đằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét