Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

"Sẽ có nhiều Đoàn Văn Vươn"?

Bà Lê Hiền Đức Bà Lê Hiền Đức nói nhiều người dân đã "trắng tay" và họ sẽ "vùng lên" nếu có trình độ
Công dân chống tham nhũng được giải thưởng quốc tế của Việt Nam nói với BBC những vụ chống lại các hành động mà bà gọi là 'cướp đất' như vụ Đoàn Văn Vươn sẽ còn nhiều nếu người dân hiểu biết và có học thức hơn.

Bà Lê Hiền Đức, năm nay 81 tuổi, nói bà nhận được 'rất nhiều' đơn khiếu nại về đất đai, cũng như hình ảnh, video về các vụ cưỡng chế đất đai gây đổ máu.

Bà nói với BBC hôm 29/1/2012: "[Những vụ mất đất] giống như Đoàn Văn Vươn rất nhiều, nhưng Vươn là một kỹ sư, có trình độ cho nên anh ấy đi theo con đường như vậy.

Collaborators


Công an CSVN đạp mặt người biểu tình.

Trong Thế Chiến Thứ Hai, Phát-xít Đức xâm chiếm các quốc gia Âu châu như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Đan Mạch, Tiệp Khắc, Ba Lan, Na-Uy, v.v.... Tại các quốc gia bị chiếm đóng, các chính phủ bù nhìn hợp tác với quân đội Phát-xít Đức ở nhiều mức độ khác nhau. Sử sách gọi chung các thành phần hợp tác này là Nazi collaborators.
Để thi hành những chính sách, luật lệ do quân xâm lược Phát-xít Đức đề ra, các chính phủ bù nhìn phải nhờ đến lực lượng cảnh sát, mật vụ bản xứ. Mức độ tuân hành của các lực lượng này có khác biệt nhau tùy theo quốc gia. Ở Na-Uy, lực lượng cảnh sát chọn thái độ thụ động, hững hờ, làm chiếu lệ. Nếu có lệnh của Phát-xít Đức bắt giữ những người tình nghi có liên hệ đến lực lượng kháng cự thì cảnh sát Na-Uy sẽ gọi điện thoại trước đến nhà những người này và thông báo là có lệnh bắt họ và yêu cầu họ có mặt ở nhà ngày mai để cảnh sát đến bắt. Dĩ nhiên là khi cảnh sát đến nhà họ thì các nhân sự liên hệ đã trốn vào rừng hay đã đi biệt tích!

Việt Khang! Việt Khang!

Việt Khang! Việt Khang!



Người con của tổ quốc

Việt Khang! Việt Khang!

Người trai trẻ Việt Nam



Bằng dòng máu anh hùng bất khuất

Bằng trái tim yêu nước nồng nàn

Anh viết lên bài ca thống thiết

Vạch mặt chỉ tên bọn tội đồ bán nước hại dân

Người tỵ nạn Việt Nam mất tích

Người tỵ nạn từ Việt Nam trong quá khứ Cho tới nay vẫn còn người vượt biển tới Úc xin tỵ nạn
Đang có quan ngại về số phận của 17 thiếu niên Việt Nam bị cho là "mất tích" trong khi chờ xin tỵ nạn tại Úc châu.
Báo chí Australia phát giác rằng 17 em này, mà họ nghi là bị các đường dây buôn người chuyển từ Việt Nam sang, đã biến mất khỏi các cơ sở tạm trú dành cho người xin tỵ nạn ở khắp nước Úc, trong đó có Trung tâm Trung chuyển Nhập cư Melbourne.

Điều đáng chú ý là một số em đã mất tích nhiều tháng nay nhưng giới chức không hề có biện pháp truy tìm.
Các báo Úc đồng loạt chỉ trích Bộ trưởng Nhập cư Chris Bowen, người mà họ nói rằng phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của các em trai, đa phần theo Công giáo và đến từ miền Bắc Việt Nam.

Một trường hợp điển hình về buôn bán tình dục

Tác giả và chị Riêng. (ảnh CAMSA)

Bùi Thảo Nhi

LTS Mạch Sống Magazine: Chị Riêng, một phụ nữ bị lừa bán vào đường dây mãi dâm ở Mã Lai, đã được giải cứu kịp thời bởi cảnh sát nhờ một "khách hàng" còn lương tri.Cơ quan liên chính phủ International Organization for Migration (IOM) đã phối hợp với Liên Minh CAMSA để giúp chị hồi hương an toàn và giúp chị phục hồi cuộc sống. Chị là một người rất may mắn đã được giải cứu trước khi bị xâm hại. Trong khi đó, nhiều phụ nữ khác rơi vào hoàn cảnh bi đát này không có được may may mắn như chị. Hiểu điều ấy, chị Riêng sẵn sàng để làm chứng về trường hợp của mình hầu giúp Liên Minh CAMSA cảnh báo đến người dân trong nước. Câu chuyện của chị rất tiêu biểu: thủ phạm buôn người thường là một người trong xóm, một đồng nghiệp, một người bạn của bạn, hay là người trá hình bằng cách này cách kia để làm quen. Chúng tôi mong rằng câu chuyện của chị sẽ cảnh giác những phụ nữ Việt khác để không trở thành nạn nhân của nạn buôn bán tình dục.

Bản chất “Cần một lời xin lỗi” của Trần Kiêm Đoàn

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Đáng lẽ ra tôi không quan tâm mấy về những bài viết của Trần Kiêm Đoàn vì người Việt Quốc Gia nhất là những người ở Huế ai ai cũng nghe nói Trần Kiêm Đoàn là "người của bên tê" ?

Nhưng hôm nay tôi đã phá lệ để có thể chuyển lên diễn đàn ý kiến của chúng tôi về bài viết "Oan khuất Mậu Thấn/ Cần Một Lời Xin Lỗi" của Trần Kiêm Đoàn hầu có thể làm nhịp cầu thông cảm giữa những tư tưởng dị biệt đang diễn ra giữa những người QG qua bài viết của Trần Kiêm Đoàn

Khỏi cần dông dài lê thê qua bài viết của TKĐ, chúng tôi xin đi ngay vào bài viết Oan Khuất Mậu Thân/ Cần Một Lời Xin Lỗi

1. Mở đầu bài viết TKĐ đi thẳng vào hệ thống chính trị qua công tác lý luận của tác giả được giao phó:

Thà chết không hàng giặc

Phan Hạnh.
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
(Phan Bội Châu)
Con người là một sinh vật, theo lẽ tự nhiên sớm muộn gì cũng chết, nhưng chết như một người bình thường hay chết như một anh hùng lưu danh thiên cổ còn tùy ở con người đó. Sáng ngày 30/4/1975, vị tổng thống bất đắc dĩ cuối cùng của VNCH kêu gọi toàn quân buông súng đầu hàng kẻ thù CSBV. Lời kêu gọi của vị tổng tư lệnh trên đài phát thanh đã làm cho biết bao nhiêu trái tim quân dân miền Nam rỉ máu đỗ quyên đau lòng quốc quốc với nỗi uất ức ngập tràn khiến cho hàng trăm chiến sĩ đã tự sát chứ không hàng giặc.
Số người quyên sinh chính xác không  được biết vì phe CSVN chiến thắng không bao giờ muốn làm một điều gì có ý nghĩa cho người chiến bại. Những chiến sĩ QLVNCH ngã ngựa phải mang thân phận bị đọa đày dưới sự đối xử tàn độc của Cộng sản dĩ nhiên không có khả năng ghi nhận đầy đủ tất cả những vụ tự sát trong ngày đau thương hỗn loạn đó. Với năm vị tướng và hàng chục sĩ quan cấp tá và cấp úy tự sát được kiểm chứng rõ ràng, con số khiêm nhường đó phần nào nói lên được ý chí bất khuất hào hùng của dân quân miền Nam. 

Suy nghĩ về đổi mới đảng

Hạ Đình Nguyên

(Tôi viết những lời này cho một người bạn, nhưng cũng là cho những người, và nhiều người có suy nghĩ giống bạn của tôi).
(BBC: Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, nguyên chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội Sinh viên Sài Gòn).

Quan hệ trong cuộc đời mênh mông mà chằng chịt, giữa lý và tình, lớn và nhỏ, chung và riêng, sau và trước. Lại có đủ ngũ vị, như một đĩa sà lách trộn trong các quán ăn…
Tôi tin là anh ăn được các món trộn, nhưng anh không hiểu rõ và không trực tiếp trộn được. Lại nữa, anh không biết người ta trộn cách nào.
Đặc biệt là những món hơi trừu tượng, trong tình trạng hỗn mang khó kiểm soát của nhiều thực phẩm ô nhiểm.
Anh nói rằng nhân quyền và ổn định chính trị có mối quan hệ hữu cơ. Đúng y là trong sách có nói vậy, nhưng dừng lại đây là không được.

Tết năm lên mười bảy

Theo lệ thường, người dân chỉ ăn Tết 3 ngày nhưng vẫn duy trì không khí Tết đến ngày mùng 7.
Lễ hạ Nêu thì được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng âm lịch.
28 Tết dựng Nêu, mồng 7 hạ Nêu tiễn ông bà về Trời. Ngày nay, tục lệ Tết xưa ấy vẫn còn được lưu giữ ở vài nơi, điển hình tại chùa Diệu Đế, một trong 4 ngôi quốc tự triều Nguyễn, ở Huế. Trong 10 ngày Xuân, các thầy ngoài việc đón tiếp khách viễn cảnh chùa, mỗi tối đều hướng tâm vào cây Nêu cầu nguyện cho một năm thuận hòa, quốc thái dân an.

TẾT NĂM LÊN MƯỜI BẢY

Ở nông thôn nhiều nơi có tên Đá Bàn: đồng Đá Bàn, suối Đá Bàn, núi Đá Bàn v.v... Đá Bàn, nơi tôi đã sống là một xóm quê thuộc huyện Sơn Hòa, nằm dưới thung lũng, không kề sát nhưng gần đường quan báo xưa, nay là ĐT 648. Mỗi khi đi đâu về, đến nơi cây da lớn bên đường ấy người dân Đá Bàn nhìn xuống, trong tầm mắt ghi nhận khá đầy đủ mọi sinh hoạt của xóm nhỏ, tùy từng lúc, dưới ruộng đang cày, trên thổ đang rắc, trâu bò đang chậm rãi về chuồng, một cuộn khói đốt bờ đang oằn oại vươn cao, nắng chiều vàng đậm hoặc mưa bay trắng đất trắng trời. Trong cái vui thấp thoáng chút buồn, chan hòa lại thành ra luôn luôn ấm áp nhẹ nhàng.

18.02.2012 Ngày Hoàng Sa

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Lời kêu gọi đầu năm của Phong trào toàn dân cứu Nước

Đồng bào thân mến,

Đã hơn nửa thế kỷ qua, đảng CSVN lãnh đạo đất nước bằng chính sách độc tài đảng trị, mọi đặc quyền đặc lợi đều rơi vào tay tập đoàn cầm quyền sắt máu, trong lúc toàn dân Việt Nam phải sống trong sự đe dọa và bị tước đoạt mọi quyền sống, quyền làm người.

Nay đứng trước nguy cơ đất nước sẽ rơi vào tay kẻ thù phương Bắc, đảng CS Tầu , trước sự bất lực và băng hoại toàn diện của chế độc đảng CSVN.

PHONG TRÀO TOÀN DÂN CỨU NƯỚC

ra đời với sứ mạng trừ gian diệt bạo, cứu giúp đồng bào trước áp bức bất công.

Kiếp Nghèo Của Người Dân VN Trong XHCN

Bên trong đảng Cộng Sản Việt Nam người ta hay nói đến nạn "lãng phí," lãng phí thường đi đôi với nạn "tham ô". Khi một cán bộ ngồi ghế chỉ huy lạm dụng tiền bạc của cơ quan cho lợi ích riêng của mình, như vậy họ gọi là lãng phí. Nhưng những thứ mất mát do "lãng phí" cũng chỉ là những món tiền nhỏ. Phải nhìn thấy những "phí phạm do hệ thống", là guồng máy cai trị, phương pháp điều hành kinh tế của đảng Cộng Sản, ở đó mới là những phí phạm lớn nhất.

Con Quạ và Con Vẹt

Cuộc kiểm nghiệm
Mikhankôp

Có một anh Vẹt sau khi học được vài ba tiếng Người thì lấy làm hãnh diện và tự phụ lắm. Anh ta tuyên bố:

- Ta biết nói tiếng Người. Từ nay các người sẽ không bao giờ nghe ta nói một lời nào bằng tiếng chim nữa !

- Ồ, ồ ! - Mấy chị chim Chìa Vôi thốt lên – Thông minh làm sao ! Anh ta chỉ nói bằng tiếng Người ! Anh ta khinh rẻ tiếng chim !

- Anh ta biết nói tiếng Người ư? – Bác Quạ già hỏi – Thì đã sao ! Thế càng tốt ! Nhưng như thế không có nghĩa là anh ta thông minh hơn tất cả những kẻ khác. Tôi cũng biết nói tiếng Người nhưng chưa bao giờ tôi cho mình là một nhà thông thái.

- Thế thì bác nói đi, nói với anh ta bằng tiếng Người đi ! Mấy chị chim Chìa Vôi năn nỉ - Chúng em cam đoan là anh ta chẳng bao giờ nói với bác bằng tiếng chim đâu. Đấy, rồi bác sẽ thấy !

Human Rights Watch: phúc trình toàn cầu Việt Nam và trung quốc

Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) vừa gửi đến Danlambao bản phúc trình toàn cầu 2012, đặc biệt là về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và Trung Quốc. Đây là bản phúc trình được thực hiện hàng năm bởi tổ chức này, xin gửi đến các bạn trong thôn.
Việt Nam 
Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa. Các nhà văn, blogger và các nhà vận động nhân quyền độc lập – những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, phát hiện quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ thường xuyên bị công an sách nhiễu, theo dõi gắt gao, bị giam giữ biệt lập trong thời gian dài đồng thời không được tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, và bị xử với các mức án ngày càng nặng hơn với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia. 

LS Lê Quốc Quân bị "giáo dục" tại phường 6 tháng

HÀ NỘI 21-1 (NV) -Luật Sư Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền từng bị bỏ tù không án, vừa bị nhà cầm quyền ra “quyết định” “giáo dục” 6 tháng ở địa phương.


“Giấy mời” của công an phường Yên Hòa đòi LS Lê Quốc Quân đi “làm việc” ngày 11 tháng 1, 2012 nhưng ông từ chối.
Trong cuộc nói chuyện với báo Người Việt hôm 21 tháng 1 năm 2012, ông cho biết một số chi tiết về chuyện này.

THƯ MỜI Tham Dự Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Thìn và Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Kính thưa quý bậc trưởng thượng, quý hội đoàn, tổ chức và quý đồng hương.

Hằng năm vào Tết Âm Lịch, người Việt Quốc Gia khắp nơi thường tổ chức Lễ Thượng Kỳ để vinh danh Quốc Kỳ VNCH và tưởng nhớ các tử sĩ đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do. Đặc biệt năm nay, nhân dịp lễ Huý Nhật của Cố Tổng Thống Trần Văn Hương - Người đã quyết tâm chia sẻ chung số phận với quân dân VNCH trong những ngày điêu linh, đau buồn của dân tộc.

Trong tinh thần Uống Nước Nhớ Nguồn và để tạo điều kiện cho các thế hệ hậu duệ tìm hiểu, phát huy tinh thần liêm khiết và sĩ khí can trường của Cố Tổng Thống Trần Văn Hương. Các Hội Đoàn Quốc Gia tại Miền Bắc California sẽ cùng nhau tổ chức:

Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Xuân Nhâm Thìn & Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Trần Văn Hương

Tìm thân nhân

10) Thiếu Úy Vũ Ngọc Báu CDT/TG Tiểu Đoàn 6KB đóng ở Long Xuyên. Ở tù tại Trảng Lớn, Phú Quốc, Long Giao, Hốc Môn, Sông Bé. Năm 1978 trốn trại, từ đó mất tích luôn. Khi ở Long Giao ở chung với ca sĩ Duy Trác. Khi trốn trại, đi chung với anh Bang nhà ở gần xinê Văn Hoa, đường Trần Quang Khải (Xin liên lạc với em ruột: thehophao@yahoo.com)
11) Tìm anh ruột: Hoàng văn Thái, Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Trung Đoàn 47, Tiểu Đoàn 1 (?) cấp bậc Trung Sĩ hay Hạ sĩ nhất. Mất tích ở Qui Nhơn khoảng tháng 9/1974 (ĐC em ruột:sonkhaithue@gmail.com- Cell : (617) 833-3362)
12) Tìm anh: Trần Đức Tánh, Thiếu Úy Tiểu Đoàn 11 Dù, mất tích khoảng tháng 9/1974 ở mặt trận Thượng Đức (Xin liên lạc địa chỉ : hanhuongsya@yahoo.com)
13) Tìm Đại Úy Nguyễn văn Xuân sinh năm 1937, học Lyceé Yersin, khóa 15 Thủ Đức, phục vụ Tiểu đoàn 47, Sư Đoàn 18. Huấn luyện viên trường Hạ sĩ quan Đồng Đế Nha trang. 1975 trình diện Vũng Tàu rồi mất tích. (ĐC liên lạc: Ông Minh ĐT : (714) 531-7585)"email:gdmcus@yahoo.com"

Séc thu 2,5 tấn bánh chưng bẩn, bắt bốn người Việt


Một trong số những người bị bắt, ảnh: iDnes
Một xưởng làm bánh chưng trái phép đã bị phát hiện sáng nay ngày 19.1 tại Praha 4. Trong xưởng, cảnh sát và thanh tra thực phẩm đã tịch thu 2,5 tấn bánh chưng bẩn, có dính phân chuột (*) và bắt tại chỗ bốn người Việt Nam.

Theo phát ngôn viên thanh tra Michal Spáčil, xưởng sản xuất này nằm trong một kho dưới lòng đất không xa chợ đổ hàng Sapa và bánh chưng làm ra cũng được đem tới đó tiêu thụ. "Khi kiểm tra chúng tôi đã phát hiện rằng những người này nấu bánh chưng cho các quầy ở chợ Sapa nhưng không có giấy phép hoạt động. ĐIều kiện vệ sinh tại đây, trong căn hầm này là không hề đạt tiêu chuẩn,” Spáčil cho biết.

Chỉ thèm Tết Đống Đa

Kỷ niệm 220 năm chiến thắng Đống Đa: Vua Quang Trung “thần tốc” tiến quân.
Cho Mình Yêu Dấu
Mồng Ba rồi đó nha!
Giờ này ở bên kia
Chỉ còn một ngày Tết
Mai vẫn còn vàng hoa

Hương đưa tiễn Ông Bà
Chắc đang theo gió, hòa
Bay từng cụm khói tỏa
Cảm tạ Ơn Giữ Nhà

Em thèm Tết Đống Đa
Về: giữa Hoàng, Trường Sa
Hái tặng anh nụ lộc
Vàng vàng mai nõn nà

Vệt nắng cuối chiều

Phạm Tín An Ninh (Na Uy)
***
Tháng 7/75, khi mọi người vẫn còn đang ngơ ngác, chưa kịp hoàn hồn trước bao thù hận, mất mát chia lìa, thì ở khu làng biển nghèo Bá Hà, một cậu bé 15 tuổi lại ngỡ ngàng trước một tin vui - có mẹ. Khi bà ngoại dắt Hưng vào nhà và chỉ một người đàn bà xa lạ, bảo đó là mẹ mình. Hưng bất ngờ đến sững sờ, cứ ngỡ như bà mẹ này vừa mới từ trên trời rơi xuống.

Từ khi sinh ra, rồi cả một thời tuổi thơ Hưng chỉ sống với bà ngoại. Ngoại nghèo khổ, một thân một mình vất vả làm thuê, gánh mướn, chắt chiu nuôi đứa cháu duy nhất của mình. Hưng lớn lên bằng tấm lòng bao la của ngoại và sóng gió của biển khơi mênh mông. Trò chơi chỉ là rượt theo các chú dã tràng trên bờ biển vắng hoặc nhặt những chiếc vỏ ốc, vỏ sò sau mỗi lần thủy triều lên xuống. Càng lớn Hưng càng khôi ngô, khỏe mạnh. Có lẽ nhờ tiếng hát ru hời của ngoại cùng âm thanh rạt rào của biển luôn an ủi vỗ về mà Hưng gần như quên hẳn nỗi bất hạnh mồ côi và hun đúc Hưng thành một đứa bé khôn ngoan, thánh thiện, sớm biết nhìn bầu trời xanh bao la mà khát khao bao điều ước vọng.

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Thụy Khuê

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghê sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
Từ 1959 cho đến nay, hai nguồn tư liệu tương đối đầy đủ về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) vẫn chỉ là: Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc (THĐNTĐB) của Hoàng Văn Chí, do Mặt Trận Tự Do Văn Hoá, in ở Sàigòn năm 1959 và cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận (BNVGPTTADL) của Nxb Sự Thật, in ở Hà Nội, cùng năm 1959.

Từ thập niên 90 trở đi, ở ngoài nước, có thêm một số tư liệu mới, rải rác dưới dạng tự thuật, bút ký... của những nhà văn đã tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm như Phùng Quán, Phùng Cung, Hữu Loan, Hoàng Cầm... và hồi ký Trần Dần (Văn Nghệ, Californie, 2001). Những tư liệu này góp phần làm sáng tỏ thêm về Nhân Văn Giai Phẩm, giúp các nhà nghiên cứu sau này có thể xây dựng lại bối cảnh toàn diện của phong trào tranh đấu cho tự do sáng tác độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX.

Chính trị của Giáo hội công giáo Việt Nam

Trần Công

Trên nguyên tắc Giáo Hội Công Giáo không làm chính trị. Nhưng thực tế Giáo Hội vẫn bị phê phán là có dính dáng vào chính trị. Dính dáng vào chính trị thực ra khác với làm chính trị. Làm chính trị là chính thức dấn thân vào sinh hoạt chính trị với mục đích nắm chính quyền, dù là đảng phái hay là cho chính giáo hội của mình. Còn nói lên tiếng nói của lương tâm, của đạo lý, của sự thiện, của những gì cao quí của con người như nhân phẩm, tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền…chắc chắn không phải là làm chính trị. Đó là ý kiến về chính trị, lẽ tự nhiên của con người, hoặc nói một cách văn vẻ là “sống chính trị”. Như vậy thì bất cứ ai là công dân của bất cứ một quốc gia nào cũng có quyền lên tiếng phê phán hay góp ý vào những sinh hoạt của quốc gia mình về bất cứ phương diện nào có tính cách công. Những ai đứng ở cương vị lãnh đạo dù lớn hay nhỏ thì không những có quyền mà còn có bổn phận phải lên tiếng phê phán và góp ý, góp phần ảnh hưởng vào sinh hoạt của cộng đồng, nhỏ hay lớn tuỳ phạm vị sinh hoạt của đương sự.

Tết Mậu thân: hồ chí minh gieo nhân, người dân gặt quả


Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Tết Mậu Thân 1968 là nguyên nhân gần để Hà Nội chịu “Trận Mưa Bom Giáng Sinh” năm 1972. Người Cộng sản cần biết rõ cả nguyên nhân gần lẫn xa của chiến tranh “Chống Mỹ cứu nước” để đừng hận thù chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, hầu dân tộc Việt Nam không còn gây “chiến tranh” với nhau vì Hồ Chí Minh nữa.

Như hiện bên Iraq hai nhóm Hồi giáo Sunni và Shite quăng bom khủng bố nhau máu đổ thịt rơi cũng vì phe bênh phe chống Saddam Hussein dù tên đồ tể nầy đã xuống địa ngục gặp Stalin từ năm 2003 rồi!!  

Để có sự đoàn kết tối cần cho dân tộc có sức mạnh chống ngoại xâm, người dân trong nước cần hiểu một cách công bình và trung thực rằng Hồ Chí Minh gieo những nguyên nhân gần, xa để bom đạn rơi trên đất nước Việt Nam, nhân danh hòa bình.
1.     Nguyên nhân gần: Tết Mậu Thân
Hồ Chí Minh ra lệnh tổng công kích Tết Mậu Thân là đã gieo Nhân gần.
Tết Mậu Thân là năm mà Hồ Chí Minh tuyên bố hưu chiến để cho quân dân ăn Tết, nhưng lại phản bội, thúc quân miền Bắc: Tiến lên toàn thắng ắt về ta!

Tội ác hồ chí minh: vụ án Nhân văn giai phẩm - Phần thứ XVII - Nguyễn Mạnh Tường (1909 - 1997), bài 3: tiểu thuyết "Une la nuit"-II: vấn đề trí thức và độc tài đảng trị

Nguyễn Mạnh Tường  thời viết tiểu thuyết Une Voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm) đầu thập niên 1990.Thụy Khuê
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,


Nguyễn Mạnh Tường thời viết tiểu thuyết Une Voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm) đầu thập niên 1990.


" Khi những thực thể sống động là con người phải mặc cùng một loạt đồng phục, cùng bước một nhịp, cùng hô một khẩu hiệu, cùng có một cử chỉ, thì những thực thể ấy đã trở thành người máy, sự tự động đã thay thế cho sự biến đổi, máy móc thay thế cho đời sống! Nhưng cuối cùng, không ai thành công trong sự máy móc hoá dân tộc mình mãi mãi. Trong mối song quan: chính quyền-dân chúng, không một người trí thức nào lựa chọn chính quyền, trừ phi họ bị những tham vọng đê tiện dẫn dắt. Ta đứng về phía dân chúng bởi vì chính ta là người dân." (Nguyễn Mạnh Tường).

Bí Mật Của Nhà “Ngoại Cảm”

Vụ cháy ngôi biệt thự Hồng Dương vào ngày Mùng Một Tết không chỉ làm chấn động Thành phố Đà-lạt mà còn gây xôn xao cả nước. Ngay sau khi hỏa hoạn xảy ra, các cơ quan an ninh và thông tin văn hoá đã nhanh chóng làm nhiệm vụ, ngăn chặn việc phổ biến tin này, nhưng chỉ ngày hôm sau, trong hệ thống đảng, từ trung ương tới các cấp bộ địa phương, mọi người đều hay biết với những tin tức khá đầy đủ.

Ngôi nhà hai mươi phòng của Tướng Vũ Sơn đã bốc lửa vào lúc nửa đêm Mùng Một Tết, cháy cho đến chiều hôm sau, khói vẫn còn âm ỉ bốc lên từ những gì còn lại. Sở Phòng Cháy Chữa Cháy thành phố đã huy động tất cả phương tiện cơ hữu để cố đàn áp ngọn lửa nhưng chính họ đã bị ngọn lửa đẩy lui để bảo vệ khu rừng thông bên ngoài và các ngôi nhà chung quanh khỏi bị cháy lan.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Biến cố Đoàn Văn Vươn

Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Ðoàn Văn Vươn là một biến cố, vì nó đã gây chấn động tới những lãnh tụ to đầu nhất của đảng cầm quyền. Có hai tay “cố vấn tối cao” vẫn còn ngồi phía sau sân khấu điều khiển đám lãnh tụ đương quyền, là Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh. Bình thường các ông già đang chuẩn bị ngày tang lễ này không bao giờ bàn đến công việc trị dân của đám đàn em. Nhưng tuần này một người đã phá lệ; chứng tỏ tầm quan trọng của biến cố Ðoàn Văn Vươn. Lê Ðức Anh, từng đóng vai chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, đã phải mượn bài phỏng vấn của một tờ báo đảng để “chạy tội.” ...

Phải gọi đó là một biến cố. Biến cố này đánh dấu một khúc quanh. Chúng ta chưa thể tiên đoán cuối cùng sẽ ra sao, nhưng sẽ còn biến chuyển, và có thể đưa tới các biến cố khác. Tên anh Ðoàn Văn Vươn sẽ đi vào lịch sử Việt Nam, như tên anh Mohamed Bouazizi trong lịch sử nước Tunisie. Trong bài báo cuối tuần qua, Lê Phan đã nhìn thấy những điểm tương đồng trong hoàn cảnh hai người. Họ đều là những người dân bình thường cố gắng vươn lên trong xã hội. 

Lẽ nào gieo gió ... gặt đạn chùm ???

Kính gửi anh Dương Anh Điền - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng


Tôi viết thư này gửi tới anh khi Tết Nguyên đán Nhâm Thìn đã kề cận. Ở mọi miền Tổ quốc, người ta đang lo mua sắm cho mâm cơm ngày Tết và vui Xuân mới theo khả năng của từng gia đình. Trong hàng triệu triệu gia đình lớn nhỏ đó, chuyện giàu nghèo là khác hẳn nhau. Và, trong đó có một gia đình là công dân của anh đang đau đớn cùng quẫn đến tột độ, không thể nghĩ đến vui Xuân! Tôi xin phép không dài dòng kể lể về những nỗi đau của họ vì anh, tôi cũng như dư luận cả nước đều biết đó là gia đình kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Chắc hẳn không khí Tết nhất ở nhiệm sở của anh cũng như các cơ quan chính quyền thành phố cảng cũng không có mấy đổi thay đâu anh Điền nhỉ. Chỉ có điều trong gần hai tuần qua, trên các tờ báo lớn nhỏ ngày nào cũng có những dòng tít lớn về vụ án nghiêm trọng ở Tiên Lãng hôm 5-1 mà Đoàn Văn Vươn là kẻ chủ mưu, là đối tượng phạm tội.

Nhật ký 23 tháng Chạp Tân mão (2011-2012): Táo công nhà tớ lên giời

Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Ba thằng “vua con” dưới xã, dưới huyện... đã coi Trời bằng vung, cướp của, giết người, cướp đất, cướp tiền của Dân, ăn chơi, đánh bạc, gái gú,... dưới danh nghĩa “vua cộng sản lộn giòng” mà nắm chắc là bất khả xâm phạm vì trong tay có sẵn một đội quân với trại giam và còng 8! 
Vậy thì, mình cũng là Vua, vua của cái căn hộ năm mươi hai mét vuông này, sợ chi chẳng xử dụng quyền làm vua ảo,... nhân dịp sắp hết năm tuổi mà đếch chết... nay chỉ còn 7 hôm nữa bước sang năm Rồng mà vào vai tuồng... Tầu ra lệnh: 
BỚ NÀY CHÚ TÁO! HÃY CỐ LÊN! ĐI ĐẠI NÁO THIÊN ĐÌNH

Chuyện chó

Chó Québec, chó Pháp và chó Việt Nam bỏ xứ ra đi, tình cờ gặp nhau nơi xứ người.
Chó Québec nói:
- Dạo này, tụi nó tối ngày đình công, biểu tình đòi tăng lương, mất việc, không lương, tôi ghét quá nên ra đi.
... Chó Pháp kể:
- Chủ tôi trọng mèo khinh chó, chạm đến tự ái của tôi cho nên tôi bỏ nhà ra đi.
Chó Việt Nam tâm sự:
- Xứ tôi đang chuyển qua kinh tế thị trường, làm ăn coi mòi phát đạt, muốn ăn gì cũng có (trừ thịt gà). Khi chủ đi du lịch, họ gởi tôi vào khách sạn thú vật, tha hồ ăn sung mặc sướng.
- Thế tại sao anh bỏ đi, chó Québec và chó Pháp cùng hỏi.
- Tại vì họ không cho tôi sủa.

Nỗi đau Việt Nam - Giọt lệ cho Thái Hà

Không cần là Thiên Chúa Giáo
Ðọc tin cũng thấy bất bình
Bởi có đời thì có đạo
Ðạo là sự sống tâm linh

Ðạo đưa ta về chân thiện
Ðạo đem ta đến nhân hòa
Ðạo cho ta điều hiểu biết
Ðể ta yêu nước, yêu nhà

Ðạo dạy ta lòng bác ái
Rèn ta đức tính hy sinh
Dạy yêu quê hương đồng loại
Thứ tha, thành tín, công bình

Này người anh em

Làm sao ngăn được tình yêu với quê hương
Đi trên đường, tay trong tay đều nhịp bước
Để còn nhớ tiếng nói cha ông
Giặc vào đây sẽ bại vong
Còn ghi dấu Bạch Đằng Giang cuộn sóng

Tôn giáo nào tốt nhất ?

Đây là một mẩu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma…
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò:
“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? ”
Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi… Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
“Tôn giáo tốt nhất là :
· tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất.
· tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.
Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:

Chúng đang rước giặc vào nhà

Anh Em ơi ! Chúng đã rước giặc vào nhà .
Anh Em ơi ! Chúng đang dày xéo Ông Cha .
Anh Em ơi ! Chúng đang dày bừa sông núi .
Anh Em ơi ! Máu hận sục sôi !

Đốt lửa lên anh em ơi !
Thiêu đốt bọn tội đồ.
Đốt lửa lên anh em ơi,
Xóa tan quân giặc Hồ.

Xương máu này ta nguyền dâng Tổ Quốc,
Phố Tàu chợ Chệt phải đốt sạch đi.
Đốt cho sạch bọn tham quan bán nước,
Đốt tro than bè lũ tham tàn .

Nguyễn Phú Trọng tên tay sai Tàu cộng ,
Mi cúi đầu trước giặc hán xâm lăng .
Nhục quốc thể chính mi đang chà đạp ,
Phanh thây mi chưa hả giận lòng này .

Chuyện ít người biết về xá lợi Phật - Thiền sư từ VN sang đất Ngô

Giao Hưởng

Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch). Ngài đến kinh đô Kiến Nghiệp của nước Ngô (là một trong ba nước chia nhau thế chân vạc thời Tam Quốc) để dựng am tranh và lập bàn thờ Phật.

Thời đó, tuy đạo Phật đã truyền vào nước Ngô song vì mới manh nha buổi đầu nên người trong nước còn ngờ vực và rất ngạc nhiên khi thấy một "ông thầy tu" xuất hiện, họ đã tâu lên với vua là Tôn Quyền rằng: "Có một người ở nước ngoài mới vào, trông dáng điệu và cách ăn mặc của người ấy khá lập dị, lạ mắt, vì thế xin nhà vua cho kiểm tra xét hỏi kỹ càng".

Nghe tâu, Tôn Quyền sai người mời Khương Tăng Hội đến gặp và hỏi: "Đạo Phật có gì linh nghiệm?". Khương Tăng Hội đáp: "Có ngọc xá lợi Phật". Tôn Quyền hỏi xá lợi là gì? Ngài giải thích, đại ý xá lợi là phần còn lại sau khi dùng lửa hỏa thiêu thân của Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài mới qua đời. Thân ấy là thân kim cương, không có gì làm hư hoại được, song vì lòng đại bi thương xót chúng sanh nên Phật đã dùng thần lực khiến nát thành hàng chục vạn hạt ngọc sáng đẹp li ti để lại cho đời. Ai nhìn thấy và cung kính chiêm ngưỡng, lễ bái xá lợi, người ấy sẽ được phước lớn.

Bà Aung San Suu Kyi chính thức ghi danh ứng cử vào Quốc hội

Aung San Suu Kyi tham gia một buổi trình diễn gây quỹ tài trợ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tại Rangoon 30/12/2011 (Reuters)
Lê Phước

Hôm nay, ngày 18/12/2012, bà Aung San Suu Kyi đã chính thức đăng ký tham gia tranh cử vào Quốc hội Miến Điện, một tháng rưỡi trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà Aung San Suu Kyi hiện là chủ tịch Liên Đoàn quốc gia vì Dân Chủ (LND). Đây cũng là lần đầu tiên tham gia tranh cử trong sự nghiệp chính trị của bà.

Cõng trên lưng…

Chuyện rằng: có hai ông sư tu hành đã lâu trên núi. Một người là sư huynh, một người sư đệ. Ngày kia xuống núi làm Phật sự, trên đường quay về Chùa, đến bên một dòng suối, nước không sâu nhưng chảy xiết. Đang chuẩn bị sang bờ bên kia, bất chợt thấy một cô gái đang loay hoay không dám lội qua. Sư đệ làm thinh nhìn cô gái, mặt dửng dưng như không thấy, không biết. Sư huynh dợm bước, song thấy cô gái như thế dừng lại hỏi “ sao cô không lội qua?” Cô gái nói chân bị đau, lòng suối toàn đá lởm chởm nên ngần ngại không dám bước qua. Sư huynh chẳng nói chẳng rằng tình nguyện cõng cô gái lội qua dòng suối…

Qua bờ kia bỏ cô gái xuống, sư lẳng lặng tiếp tục bước đi như chẳng hề có chuyện gì xảy ra, sư đệ nhìn việc làm của sư huynh nãy giờ trong lòng có ý khinh miệt, hậm hực đi kế bên một cách rất khó chịu…Về Chùa, công phu xong, sư đệ nhìn thấy sư huynh vẫn thong dong , bình thản, càng thêm tức tối .

Nói với Xuân

Xuân lại về ư? Xuân hỡi xuân!
Đào, Mai khoe thắm trổ bao lần
Mà khung trời sáng chưa hoàn sáng
Vội đến làm chi Xuân! Hỡi xuân!

Quê ta mờ mịt biết chăng xuân?
Mong ngóng Tự-Do cuộc đổi vần
Muôn triệu con tim bừng ngọn lửa
Thanh-bình trở lại, thỏa lòng dân!

Ta đợi một mùa đẹp ý Xuân
Cho anh thôi nhịp bước xa, gần
Cho em tuổi lá thơm vừa chớm
Để Mẹ ru hò rộn tiếng ngân...

Nhà văn Nam Cao nói với cu Vinh: "chúng mày may mắn thật"

              


Tiếc là tao và mày khác thế hệ, chưa gặp nhau, nhưng hôm nay gặp cái nhận ra liền đúng không? Nhà văn với nhau cả, không biết mặt thì đã biết chữ nhau, đọc nhau rồi. Nhà văn đọc ào chữ là đọc ra con người thằng viết. Mày được đấy, nhưng tao thấy mày đang cực lắm, ừ, cố lên con trai.
Nếu không có vụ Tiên Lãng, chúng mày chắc không nhắc đến tao, không nhắc đến Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến của tao đâu nhỉ.

Dối trá hỗ trợ dối trá

Ai cho phép người có tên là Đỗ Trung Thoại này vu khống nhân dân?
Sau khi xảy ra vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, có nhiều cuộc họp báo. Những cuộc họp báo đó đều do  huyện Tiên Lãng, hoặc là thành phố Hải Phòng tổ chức. Ngần ấy cuộc họp báo đều khẳng định: Lực lượng cưỡng chế đã đập bỏ nhà của anh Đoàn Xuân Quý và Đoàn Văn Vươn vì được cho là nơi trú ẩn của những người chống lại lực lượng cưỡng chế.
Gần hơn, khi bị báo chí chất vấn vì sao ngôi nhà hai tầng của anh Đoàn Văn Quý không nằm trong phần đất bị cưỡng chế vẫn đập bỏ, Liêm- Chủ tịch UBND xã Vinh Quang nói, tôi cũng không biết nhà anh Quý có nằm trong phần đất bị cưỡng chế hay không. Hiền, anh Liêm- Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng thì thú nhận, việc đập bỏ hoàn toàn ngôi nhà hai tầng của anh Đoàn Văn Quý là nhầm, nhầm tức là sai, hơn thế, tức là khẳng định, chính lực lượng cưỡng chế đã đập bỏ nhà hai tầng của anh Đoàn Văn Quý.

Chủ tịch huyện Tiên Lãng phải bị khai trừ đảng vì khai man lý lịch

Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng

Thông tin bất ngờ, bất ngờ vì được giấu nhẹm, nhưng khổ, đáng ra không xảy ra vụ cưỡng chế Tiên Lãng, e chẳng lòi ra cái thông tin nguy hiểm này, nhưng lòi ra rồi.

Ông Lê Văn Hiền được kết nạp đảng ngày 12 tháng 11 năm 1983. Cũng thời gian này ông cưới vợ. Cả làng, cả xã, cả huyện, đặc biệt là những cụ ông cụ bà một thời hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một thời làm dân ở vùng này, nhiều người vẫn sống, không ai không biết bố vợ của ông 

Lê Văn Hiền có tên là Đào Văn Chiến quê ở thôn Văn Vấn, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng.

Đào Văn Chiến đi lính bảo an cho Pháp, đóng tại đòn Bến Khuể, nhờ lập nhiều thành tích diệt Việt Minh và phá hoại cơ sở cách mạng, hắn, chỉ hơn 10 tháng đã được Pháp phong chức lên Tổng dũng, ngang chức Trung tá quân đội ta, được điều về làm phó đồn Thúy Nẻo….

Miễn Phí

Một cậu bé khoảng 14 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay ra xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết 1 tờ giấy gởi đến mẹ như sau:
1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ $1.00
2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng $2.00
3. Sau khi đi học về coi em $3.00
4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp $4.00
Cộng:. . . . . . . . . . $10.00
Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học

Sáng sớm ngày mai bà mẹ đặt tờ giấy bạc $10 trên bàn cho cậu ta và sau khi cậu rời nhà đi học, bà mẹ lật mặt sau tờ giấy lại và ghi như sau:

1. Mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày Miễn phí
2. Tiền tã lót, bệnh viện, sữa khi sinh con Miễn phí
3. Tiền nuôi con từ lúc sinh ra đến nay Miễn phí
4. Chi phí ăn học, chữa trị cho con khi ốm đau Miễn phí
5. Lo đám cưới cho con hoặc phải nuôi con trọn đời
nếu con tật nguyền hoặc bị bệnh nan y Miễn phí

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Cái sự hèn và nỗi uất nghẹn của đớn đau…

Hà Văn Thịnh

Chưa có năm nào mà mở đầu một năm mới (2012), tính đến hôm nay là 10 ngày (10.1.2012) mà cái đầu và trái tim của người dân Việt bị thử thách nhiều đến như thế, bị giày vò thảm thê đến thế trước những tai ương, những câu chuyện còn hơn cả buồn và những nhức nhối, để dẫu có muốn làm thinh cho khỏi mang tiếng “diễn biến” hay “bị xúi giục” thì vẫn phải mở mồm rên lên, khóc lên cho vợi bớt cái nhục nhã của thân phận làm người…

Đầu tiên là chuyện cháy xe và quan chức cứ sống chết mặc bay cho đến khi báo chí, dư luận la hét vang trời mới đủng đỉnh nhận cho gọi là… có.

Hắt tội vào nhân dân

Dương Minh Phong

Báo NLĐ và Đất Việt online đưa tin: “ông Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – tại cuộc họp giao ban báo chí sáng nay, 17-1 nói: Nhân dân bức xúc phá nhà ông Vươn”. Ông đã “nổ phát súng vào nhân dân”. Tự mình kẻ một đường vạch thẳng băng, đứng về phía bên kia của nhân dân.

Trong nhiều nhẽ, nhân dân là sự vĩ đại và cao thượng. Với tôi đó là khái niệm của lòng vị tha và niềm yêu thương. Nhân dân là sự đùm bọc và chống phá cường quyền. Nhân dân là niềm kiêu hãnh và thương đau. Và từ xưa đến nay, những bậc Thánh nhân dựa vào vào dân hành sự luôn thành công. Và những người vì dân, lời nói của họ luôn trọng dân, thương dân, chưa một lần xem thường nhân dân.