Trước tình thế Việt Nam hiện
nay: ngoại giao thì lệ thuộc Trung cộng, bị nước này khống chế, quốc
nội, thì kinh tế đang khủng hoảng, thua kém tất cả những nước trong
vùng, giáo dục xuống cấp, đạo lý băng hoại, con người không còn là con
người, bị nhiễm lý thuyết Mác Lê, đấu tranh giai cấp, cấu xé lẫn nhau,
có người cho rằng Việt Nam hiện nay cần phải có một cuộc cách mạng mang
3 ý nghĩa:
1) Độc lập cứu quốc.
2) Nhân chủ, triết lý, đạo đức cứu con người Việt Nam, lấy cái tâm làm chính.
3) Dân chủ kiến quốc.
Trong
những bài trước, tôi đã viết nhiều về cách mạng độc lập cứu quốc và dân
chủ kiến quốc, ở bài này, tôi xin nói nhiều đến cách mạng nhân chủ lấy
con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng làm chính. (1)
I) Cách mạng là gì
Cách mạng là một cuộc thay đổi rộng lớn, trên bình diện chính trị xã hội, nó nhằm thay đổi 3 cơ chế chính của một xã hội:
1) Thay đổi hệ thống pháp luật, bắt đầu bằng luật lệ căn bản, đó là thay đổi hiến pháp;
2) Nhằm thay đổi giai tầng lãnh đạo;
3) Nhằm thay đổi trật tự xã hội hiện tại.
Một câu hỏi đến với chúng ta là: Tại sao Việt Nam hiện nay lại cần một cuộc cách mạng.
1)
Việt nam hiện nay cần một cuộc cách mạng, vì: Hiến pháp hiện hành Việt
nam từ năm 1992 là một hiến pháp đi ngược lại đà tiến bộ của nhân loại,
nó chủ trương độc khuynh, độc đảng, độc tài, trong khi nhân loại bước
vào thế giới dân chủ, tôn trọng nhân quyền.
2) Giới lãnh đạo Việt Nam từ
ngày Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản cướp chính quyền vào ngày 19/8/1945
tới nay là một giới lãnh đạo buôn dân, bán nước. Ngày xưa ông Hồ và
Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng cho Tàu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa; ngày nay con cháu như Lê Khả Phiêu ký 2 Hiệp ước vào năm 1999 và
2000, dâng cho Trung cộng cả ngàn cây số vuông vùng biên giới trong đó
có Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, cùng cả chục ngàn cây số vuông vùng
biển.
Phải thay đổi giai tầng lãnh đạo chỉ nghĩ đến cá nhân, đảng đoàn thay vì nghĩ đến quốc gia dân tộc.
3)
Phải thay đổi trật tự hiện thời vì trật tự này quá bất công: Con cháu
đảng đoàn, cán bộ, từ trên xuống dưới đều hà hiếp dân, tham nhũng, hối
lộ, tiêu tiền vứt qua cửa sổ; trong khi dân không có một đồng để sống.
II) Cách mạng nhân bản, cứu con người Việt Nam thoát khỏi bàn tay cai trị của con người cộng sản ma quái:
Việt
Nam hiện nay cần một cuộc cách mạng nhân chủ, đạo đức, nói theo nhà tư
tưởng chính trị Việt Nam Lý Đông A. Đó là trở về những giá trị tinh
thần, nhân bản, dân tộc, từ bỏ quan niệm duy vật hiểu ở nghĩa thấp hèn
nhất của nó, có nghĩa là làm bất cứ việc gì để thành công, làm bất cứ
điều gì ngay cả giết người, phi đạo đức nhân bản, để có tiền, để hưởng
thụ.
Con người Việt phải cần trở về
chính mình với tinh thần nhân đạo của Gia huấn ca: “Thương người như
thể thương thân”, phải trở về nền tảng của nó là gia đình, tôn giáo và
quốc gia, trái lại với quan niệm cộng sản là vô gia đình, vô tôn giáo,
vô tổ quốc.
Người Việt phải lấy câu: “Tiên
học lễ, hậu học văn” làm đầu, lễ đây là lễ phép, nhân bản, hợp với con
người, hợp với lẽ phải, chứ không phải lễ theo kiểu cộng sản, đó dưới
phải hối lộ trên, dân phải hối lộ cán bộ; phải ghi nhớ câu của Nguyễn
Du: “Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần”, hay ” Chữ
tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
III) Chế độ cộng sản đã sụp đổ ở Liên sô, Đông Âu và đang băng hoại, mục nát ở Trung Cộng và Việt Nam:
Về
nguyên do chế độ cộng sản Liên sô sụp đổ, có rất nhiều nguyên do, người
thì cho rằng tại ông Gorbachev, người bảo tại dầu hỏa.
1. Có người đổ lỗi cho
Gorbachev. Thực ra ông Gorbachev chỉ muốn cải tổ chế độ, nhưng vì chế
độ dựa trên một nền tảng triết học, đạo đức sai lầm, vì vậy căn nhà
cộng sản đã bị đổ nát. Ông Gorbachev đụng vào cái cột nào định sửa đổi,
đều bị lún xâu, gây ra đổ nát cột kèo và cả mái ngói.
2. Cũng có người nghĩ rằng chế
độ cộng sản Liên sô sụp đổ là vì dầu hỏa, không ai hơn là ông Gaida,
đã từng làm Bộ trưởng Kinh tế và Thủ tướng dưới thời ông Boris Eltsine.
Theo ông, suốt trong thập niêm
80, giá dầu hỏa bị xuống thấp, nguồn thu nhập của Liên sô cũng vậy, vì
tổng sản lượng của nước này phần lớn lệ thuộc vào xuất cảng dầu hỏa và
khí đốt. Chính vì vậy mà ngân sách bị thiếu hụt, không thể chạy đua vũ
trang, không còn là ông chủ thầu mua những chiếc tàu do Ba lan sản xuất,
những chiếc xe tăng do Đông Đức làm ra và những súng AK47 do Tiệp Khắc
chế tạo.
Nguồn thâu nhập giảm, khiến
khó khăn kinh tế ngay ở tại Liên sô, sau đó lan sang các nước Đông Âu,
hãng đóng tàu ở Gdansk, Ba Lan, mà anh thợ điện Lec Waleza, đã hướng
dẫn thợ thuyền đình công, là một bằng chứng điển hình.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là nguyên nhân gần
Nguyên nhân sâu xa, tôi nghĩ, đó là triết lý và đạo đức.
Nền tảng căn bản đầu tiên để xây dựng lên xã hội con
người là quan niệm triết học và đạo đức: tôn trọng sự thật, tôn trọng
sự tự nhiên, bình thường, tôn trọng những nguyên tắc đạo đức căn bản,
có tính chất toàn cầu và có giá trị muôn thuở, nói lên sự tương quan tự
nhiên, bình thường giữa con người và con người.
Tất nhiên cũng có những nguyên
tắc đạo đức cần phải thay đổi với thơi gian. Và từ nền tảng đó mới đi
tới cơ cấu chính trị, luật pháp và kinh tế.
Với cái nhìn như vậy, thì chúng ta thấy xã hội cộng sản
dựa trên nền tảng căn bản là lý thuyết Mác Lê, đã là nền tảng sai trái,
phản tự nhiên, phản bình thường và từ đó phản con người, ngay từ lúc
đầu.
Bởi lẽ đó, có người cho rằng lý do chính để đưa đến xã hội cộng sản sụp đổ là lý thuyết Mác Lê.
Điều này không sai.
Thật vậy, lý thuyết của Marx đã lấy cái gì bất bình
thường làm cái bình thường, cộng thêm với sự không tưởng, người ta nghĩ
rằng là khoa học, nhưng chẳng có gì là khoa học, và còn tệ hơn nữa là
đi theo một lời tiên tri.
Bình thường con người cũng như
một quốc gia dân tộc sống hòa bình, chỉ khi nào bất đắc dĩ, con người
và quốc gia dân tộc đó mới dùng đến bạo lực. Đằng này Marx cho rằng bản
chất của con người là bạo động, lịch sử của nhân loại là lịch sử của
đấu tranh giai cấp, như ông mở đầu bản Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng sản. Đây
là ông đã lấy cái bất bình thường làm cái bình thường. Quan niệm đấu
tranh giai cấp của ông là một lời kêu gọi nội chiến triền miên, làm cho
con người xem con người như hàng dã thú, lúc nào cũng tìm cách xâu xé
lẫn nhau, sẵn sàng giết nhau vì quyền, vì lợi.
Lịch sử những chế độ cộng sản đã qua và đang diễn ra ở Việt nam và Trung cộng cho ta thấy rõ điều này.
Lénine
bị Staline giết như lời tố cáo của vợ Lénine. Staline bị Khrouschev,
Béria giết, qua lời tố cáo của con trai Staline. Mao giết Lưu thiếu Kỳ,
Lâm Bưu, rồi sau đó, khi Mao chết, thì tay em của ông mang vợ ông, bà
Giang Thanh ra kết án.
Hồ Chí Minh giết những người
Đệ Tứ quốc tế Cộng sản, những nhà ái quốc, sau đó thì Trần Quốc Hoàn,
tay em của ông đã giết người đàn bà đã có con với ông, bà Nông Thị
Xuân.
Ngày hôm nay sự cấu xé lẫn
nhau giữa những con người cộng sản, giữa giới lãnh đạo cộng sản đang
diễn ra hàng ngày, nào là vụ Bạc Hi Lai, tại Trung cộng; vụ Nguyễn Tấn
Dũng và Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang đang tìm cách cấu xé nhau, ở
Việt Nam.
Thử hỏi một xã hội như thế thì làm sao con người có thể sống bình thường, hòa bình, ôn hòa, ngay thẳng, để phát triển.
Thêm
vào đó lý thuyết Marx còn đơn giản hóa bằng cách cho rằng quyền tư hữu
là nguyên do đưa đến xã hội phân chia thành giai cấp. Nay bãi bỏ quyền
tư hữu, thì không còn giai cấp, sẽ đi đến thiên đàng cộng sản. Thực ra
quyền tư hữu không thể bãi bỏ, mà chỉ có thể chuyển nhượng. Đảng cộng
sản, sau khi dùng bạo lực cướp được chính quyền, đánh tư bản, mại sản,
bảo rằng bãi bỏ quyền tư hữu, nhưng thực tế là tước quyền tư hữu của
toàn dân, để trao lại cho một số đảng đoàn cán bộ, như chúng ta thấy
ngày hôm nay ở Trung cộng và Việt
Nam, toàn dân thì nghèo đói, trong khi đó cán bộ thì giàu nức đố đổ
vách.
Thiên đàng cộng sản mà Marx
đưa ra chẳng qua là lấy từ quan niệm của Do thái giáo, theo đó, con
người đang sống ở địa đàng, nhưng vì ăn phải trái cấm, nên bị đày xuống
địa giới, phải chịu cực khổ; nhưng cực khổ đến lúc cùng cực, thì sẽ có
Đấng Cứu thế xuống cứu rỗi con người, đưa trở lên thiên đàng.(1)
Marx đã lấy quan niệm này và
hiện đại hóa, bằng cách thay trái cấm bằng quyền tư hữu, thay Đấng Cứu
Thế bằng giai cấp công nhân, thay địa đàng bằng xã hội cộng sản nguyên
thủy, không có quyền tư hữu.
Đây là một lập luận chẳng có gì là khoa học.
Thêm vào đó Marx còn kêu gọi bỏ mọi giá trị đạo đức nhân bản cổ truyền.
Một xã hội dựa trên một nền tảng triết học lấy cái bất
bình thường làm bình thường, không coi trọng bất cứ một nguyên tắc đạo
lý, đạo đức nào, thì chỉ mang đến thảm họa cho con người, như Nghị quyết
1481 của Quốc Hội Âu châu kết án chế độ cộng sản là diệt chủng, là như
vậy.
Bởi lẽ đó, cuộc cách mạng đầu
tiên, nền tảng, căn bản mà mỗi người Việt Nam, trong đó có cả người
cộng sản phản tỉnh, cả người trí thức, phải làm là dứt khoát trong tư
tưởng mỗi người, bằng cách từ bỏ lý thuyết duy vật Mác lê phản bình
thường, phản tự nhiên, phản đạo đức.
Người cộng sản hãy bắt chước Gorbachev và Boris Eltsine.
Người trí thức hãy bắt chước trí thức Nga, không dạy lý thuyết Mác lê trong trường.
Người dân nên theo người dân
Nga lấy câu châm ngôn: “Một lời nói sự thật nặng hơn quả địa cầu”. Đừng
để cho tuyên truyền cộng sản phỉnh gạt, cho ăn bánh vẽ. Hãy can đảm
theo dân Ba Lan, nghe lời dạy của Đức Giáo Hoàng Jean Paul II: “Hãy can
đảm, hy vọng và đừng sợ sệt!”
Những câu hỏi đến với chúng
ta: Tại sao cách mạng Hoa Lài đến với Tunisie, tràn sang Ai cập, Lybie,
Syrie, sang cả Á châu với Miến điện, mà không sang Việt Nam?
Dân tộc Việt còn đợi đến bao giờ? Không lẽ sống hoài trong bóng đêm độc tài cộng sản?
Để
trả lời những câu hỏi trên, không phải là một chuyện đơn giản, cần cả
bao quyển sách. Nhưng đại để, chúng ta có thể chia làm 2 trường phái
khác nhau: 1) Bi quan và 2) Lạc quan.
Trường phái bi quan cho rằng
cách mạng dân chủ, nhân quyền không đến hoặc đến thì còn rất lâu với
Việt nam, họ viện những lý lẽ sau:
Chế
độ cộng sản Việt nam là một chế độ độc tài toàn diện, rất ác ôn, côn
đồ, gian manh, giảo quyệt, có lẽ là nhất thế giới hơn cả Nga và Tàu. Nó
đã cướp được chính quyền, thì ngày hôm nay nó sẽ làm bất cứ cái gì, để
giữ quyền, dù là bán nước.
Thêm vào đó chúng còn dùng thủ
đoạn hạ cấp, mafia, du côn, dù kề, đánh phá những người đấu tranh cho
dân chủ, đàn áp, vu khống, bắt bớ, thậm chí bỉ ổi như cho công an vứt
cứt vào nhà. Có lẽ chưa một chính quyền nào trên thế giới lại vô liêm
sỉ như thế.
Chúng hành động theo kiểu “Duy
vật hạ cấp”, trên không có trời, dưới không có đất, khác với những
chính quyền độc tài hữu, như ở Tunisie, Ai cập, Miến Điện, họ hành động
còn có trời, có đất.
Vì gian manh, giảo quyệt,
chúng ý thức rất rõ rằng, để làm được cách mạng thì phải có hướng dẫn
và tổ chức, nên chúng tìm cách “Đánh rắn, phải đánh bẹp đầu”, chúng bắt
giam, cô lập những nhà đấu tranh cho dân chủ như Cha Nguyễn Văn Lý, Hòa
thượng Thích Quảng Độ, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Cụ Lê Văn Liêm, luật sư
Lê Thị Công Nhân, cô Tạ Phong Tần, anh Điếu Cày và nhiều nhà đấu tranh
khác. Đồng thời chúng tìm cách phân tán, chia rẽ tối đa, không cho
người này gặp người nọ. Không có lãnh đạo, không có liên lạc thì làm
sao gầy dựng tổ chức.
Gần đây trên mạng có người đưa ra một tài liệu đánh giá người Việt gồm 10 điểm như sau:
1) Cần cù lao động, song có tâm lý hưởng thụ;
2) Thông minh, sáng tạo, song thường có tính chất đối phó;
3) Khéo léo, song ít duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn hảo;
4) Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại nhút nhát;
5) Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít học từ đầu đến đuôi, nên kiến thức không hoàn hảo, mất cơ bản. Ngoài ra học tập không phải là mục tiêu của tạo thân của mỗi người, mà học vì gia đình, vì sĩ diện, vì công ăn việc làm, ít khi vì đam mê, nên học xong là bỏ dở không nghiên cứu, học hỏi thêm tiếp;
6) Vui vẻ cởi mở với mọi người, song không bền;
7) Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ ;
8) Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Còn trong hoàn cảnh sống tốt hơn, giàu có hơn, thì tinh thần này ít xuất hiện;
9) Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, háo thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cuộc;
10) Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, 3 người làm thì kém, và 7 người làm thì hỏng.)
2) Thông minh, sáng tạo, song thường có tính chất đối phó;
3) Khéo léo, song ít duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn hảo;
4) Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại nhút nhát;
5) Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít học từ đầu đến đuôi, nên kiến thức không hoàn hảo, mất cơ bản. Ngoài ra học tập không phải là mục tiêu của tạo thân của mỗi người, mà học vì gia đình, vì sĩ diện, vì công ăn việc làm, ít khi vì đam mê, nên học xong là bỏ dở không nghiên cứu, học hỏi thêm tiếp;
6) Vui vẻ cởi mở với mọi người, song không bền;
7) Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những việc vô bổ ;
8) Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong hoàn cảnh khó khăn, bần hàn. Còn trong hoàn cảnh sống tốt hơn, giàu có hơn, thì tinh thần này ít xuất hiện;
9) Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, háo thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cuộc;
10) Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, 3 người làm thì kém, và 7 người làm thì hỏng.)
Thực ra thì những điều trên, các cụ Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Trọng Kim đã nhìn ra từ lâu.
Và
dân tộc nào cũng có tính tốt và xấu. Tuy nhiên, thảm họa của dân tộc
Việt là đức tính tốt càng ngày càng giảm, và tính xấu càng ngày càng
tăng so với những dân tộc khác, vì từ ngày đảng cộng sản cầm quyền, với
những lãnh đạo là những kẻ vô thử, vô thực, không có một nguyên tắc
đạo lý nhân bản tối thiểu, miễn sao là thành công, bắt đầu từ họ Hồ cho
tới ngày hôm nay.
Nhiều người đặt câu hỏi: Tại
sao những cuộc cách mạng Hoa Lài, cách mạng Tím, cách mạng Hoa Hồng,
cách mạng Xanh xảy ra ở khắp nơi, mà lại không xảy ra ở Việt Nam.
Có rất nhiều nguyên do, nhưng tôi xin tạm nêu ra 2 nguyên do chính:
Đó
là những dân tộc như Tunisie, Ai cập v.v.. họ có tinh thần công lý,
công nghĩa, tương thân tương trợ, một người đàn áp bóc lột, bị công an
đánh đập vô duyên cớ là cả làng họ cùng nhau đứng lên bên vực người
này. Trong khi đó ở Việt Nam, nhà hàng xóm cháy kệ họ, miễn nhà mình
không cháy là được rồi. Ở đây tôi không nói xấu người Việt, tôi chỉ nêu
lên một sự thật. Có người cho rằng ở Hà nội trường phái “Mackeno” đang
thịnh hành, có nghĩa là “Mặc kệ nó”, nó muốn sống chết làm sao kệ nó,
miễn ta yên thân là được rồi.
Lý do thứ nhì là dân Tunisie,
Ai Cập v.v…, nhất là giới trí thức, họ sống dấn thân, cởi mở, đi nhà
thờ mỗi tuần, họ tin Thượng đế, phân biệt rõ ràng tốt xấu, trong khi
dân Việt, thì đại đa số “Mũ ni che tai”, giới trí thức, ở đây tôi không
vơ đũa cả nắm, nhưng phần lớn quá hèn hạ, có tinh thần “trên đội, dưới
đạp”, tinh thần phong kiến xa xưa, và trở nên trầm trọng dưới chế độ
cộng sản ngày hôm nay, lâu lâu cũng làm “Thỉnh nguyện thư”, hay lên
tiếng phê bình chế độ khi đã về hưu, để cho lương tâm đỡ cắn rứt; nhưng
phần lớn chỉ là xu nịnh bạo quyền để được chút canh thừa, cơm cặn do
bạo quyền ban cho, mặc dân đói khổ, mặc cho bất công đầy dẫy, mặc cho
quê hương đất nước
trên thực tế đã bị Tàu đô hộ.
Đó là cái nhìn bi quan. Còn cái nhìn lạc quan thì thế nào ?
Những
người lạc quan cho rằng chưa một dân tộc nào bị đô hộ cả ngàn năm bởi
người Tàu và cả trăm năm bởi người Pháp, thế mà vẫn quật cường đứng dậy.
Vì vậy ngày hôm nay dù đang bị đô hộ lại bởi người Tàu, với sự toa rập
của Đảng Cộng sản, bắt đầu bằng Hồ chí Minh; nhưng sớm muộn dân tộc
Việt sẽ đứng lên lật đổ chế độ cộng sản vông nô, vọng ngoại, giành lại
độc lập cho nước nhà.
Nhất là chế độ cộng sản, không
những Việt Nam, mà cả Trung cộng, chỉ là một chế độ phong kiến, độc
tài, còn tồi tệ hơn cả phong kiến, vì giới lãnh đạo không có nhân cách,
nhân phẩm và danh dự, có thể làm bất cứ chuyện gì để đạt tới thành
công.
Nhà văn Nga, giải thưởng Nobel văn học năm 1973, đã viết:
“Cộng
sản là một loại đến từ một hành tinh khác, và chỉ mang trong đầu một ý
nghĩ duy nhất: Phá hủy tất, chém giết tất cả những gì thuộc về thế giới
con người.”
Đã từ lâu trong Kinh Thánh có
câu chỉ những kẻ vô đạo, vô thần, mà ngày hôm nay áp dụng cho lý thuyết
cộng sản, cho người cộng sản vẫn còn đúng :
“Nó tự ru ngủ bằng một lý thuyết đơn giản, trái sự thật
và sai lầm. Nó tự khoác vào người nó một bộ áo đạo đức giả; nhưng bản
chất thật của nó thì vô cùng gian manh, giảo quyệt, ác ôn và côn đồ. Nó
đã hạ thấp hình ảnh tốt đẹp và cao thượng của con người xuống hàng súc
vật, rắn rết và bò sát.”
Bởi lẽ đó, chế độ cộng sản đã
bị đào thải ở ngay cái nôi của nó là Liên sô và Đông Âu, rồi sẽ bị đào
thải ở Trung Cộng và Việt Nam.
Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta khoanh tay ngồi chờ, mà phải tiếp tục đấu tranh.
Vì là một cuộc cách mạng độc
lập cứu quốc, nhân bản cứu con người Việt Nam, thoát khỏi bàn tay cai
trị của người cộng sản ma quái, và là một cuộc cách mạng dân chủ kiến
quốc, nên nó bắt đầu từ bản thân mỗi người Việt, từ người dân thường
cho tới trí thức, cố gắng khắc phục từng khó khăn một, từ suy nghĩ, tính
tình tới những tập quán xấu, sau đó tìm cách phổ biến những điều hay,
lẽ phải cho những người gần chung quanh và cho cả dân tộc.
Đừng thấy những dân tộc khác
họ đã làm được cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền, mà chúng ta nóng
lòng, trở nên bi quan; nhưng cũng đừng quá lạc quan, cho rằng cộng sản
nhất định sẽ đổ, rồi khoanh tay ngồi chờ.
“Hãy cứu mình trước, rồi Thượng đế sẽ cứu mình sau!”
Paris ngày 12/10/2012
© Chu Chỉ Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét