Khánh An, phóng viên RFA
Sau
khi Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm
kỳ 2013 – 2016, nhiều thỉnh nguyện thư kêu gọi LHQ không chấp thuận và điều
tra về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên xử ở Thừa Thiên Huế hôm 30-3-2007.
|
|
|
|
|
|
|
Kêu gọi 100.000 chữ ký
Cả
hai thỉnh nguyện thư trên đều nêu bật lên tình trạng vi phạm nhân quyền
trầm trọng tại Việt Nam.
Qua đó, những trường hợp điển hình như vụ xử án nặng các blogger Điếu Cày,
Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon, các thanh niên Công giáo, Tin Lành ở miền Trung
đã được nhắc đến.
Nói
về việc phát động thỉnh nguyện thư mang tên “Triệu con tim, một tiếng nói”,
nghệ sĩ Trúc Hồ, chủ nhân đài SBTN, cho biết:
Nghệ sĩ Trúc Hồ
Không chấp nhận cho một quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng lại là một thành viên của Ủy ban bảo vệ nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc.
“Cái quan trọng là chúng ta phải trả lời cho Đảng
Cộng Sản Việt Nam biết là người dân ở hải ngoại, những người yêu chuộng tự
do không chấp nhận những bản án đó, không chấp nhận cho một quốc gia vi
phạm nhân quyền trầm trọng đứng hạng bét của thế giới mà lại là một thành
viên của Ủy ban bảo vệ nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc.”
Đối
với những người quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, khi
được hỏi, hầu hết đều cho rằng nếu Việt Nam được chấp thuận vào Hội đồng
nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì đây sẽ là một sai lầm lớn của tổ chức quốc tế
uy tín này. Ngoài ra, phong trào đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam cũng sẽ
gặp những thử thách và bất lợi trong tương lai.
Blogger
Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói với Đài Á Châu Tự Do từ Nha Trang:
“Với tình trạng vi phạm nhân quyền đang diễn ra mà
Việt Nam được chấp thuận có chân trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc
thì tình trạng vi phạm nhân quyền sẽ diễn ra ngày càng trắng trợn và sẽ có
nhiều đàn áp khốc liệt hơn.”
Cũng
cùng một suy nghĩ với blogger Mẹ Nấm, thượng tọa Thích Không Tánh từ Sài
Gòn, đưa ra dẫn chứng từ các sự kiện trong quá khứ mà cụ thể là những vụ
đàn áp ngày càng nhiều và mạnh tay đối với các tổ chức tôn giáo sau khi Hoa
Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn
đề tự do tôn giáo. Ông nói:
“Cũng giống như trước đây khi Hoa Kỳ còn để Việt Nam trong danh sách CPC (Những quốc gia cần
quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) thì Việt Nam còn có sự e dè. Nhưng khi
Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi CPC thì lúc bấy giờ họ mạnh dạn đàn áp anh em,
năm nào cũng tù đày, đàn áp những người yêu nước.”
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy
động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để
cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark. Citizen photo.
Theo blogger Mẹ Nấm, vấn đề Liên Hiệp Quốc có chấp thuận
hay không đối với đơn xin gia nhập của Việt Nam
sẽ có tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho
Việt Nam.
Thế nhưng không phải ai cũng biết và quan tâm đến vấn đề này. Cô cho biết:
“Thật sự đối với người trong nước, việc (Việt Nam) tham
gia Hội đồng nhân quyền còn làm một cái gì đó xa vời. Mọi người không quan
tâm lắm, tại vì thứ nhất là không đủ thông tin, thứ hai là không nhìn ra
cái nguy cơ như vậy.”
Trở
lại với việc ký thỉnh nguyện thư, hiện cả hai thỉnh nguyện thư đều đã đạt
trên dưới 2.000 chữ ký từ khắp nơi trên thế giới. Nghệ sĩ Trúc Hồ cho biết
ngoài mục tiêu đầu tiên là phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt
Nam, thỉnh nguyện thư còn là một công cụ thể hiện sự đoàn kết của người
Việt trên toàn thế giới đối với việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền
trong nước.
“Đầu tiên là chúng ta phải đoàn kết lại, tất cả
mọi người Việt Nam trong nước và hải ngoại, cùng một tiếng nói, nói lên sự
thật, nói lên những đàn áp dân chúng, những bất công mà người dân phải chịu
đựng. Cho nên đây là một việc làm rất cần thiết. Kết quả hay không thì tùy
theo tình hình của thế giới. Thế giới này có nhiều cái liên quan với nhau trong
thời đại mới bây giờ. Nhưng bổn phận của một công dân Việt Nam thì chúng ta
phải hành động để nói cho Đàng Cộng Sản Việt Nam biết là các anh càng đàn
áp người dân yêu nước thì chúng tôi, những người Việt ở hải ngoại, càng
chống các anh mạnh hơn nữa.”
Yêu cầu VN tôn trọng nhân quyền
Trong
thời gian qua, có khá nhiều thỉnh nguyện thư từ nhiều tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước kêu gọi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng vấn đề nhân
quyền. Tuy vậy tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vẫn
không được cải thiện, thậm chí có chiều hướng nặng nề hơn. Chính vì thế,
blogger Mẹ Nấm cho rằng việc ký thỉnh nguyện thư không thôi chưa đủ mà cần
phải kết hợp thêm nhiều hành động khác. Cô nói:
Blogger Mẹ Nấm
VN mà được chấp thuận có chân trong Hội đồng nhân quyền LHQuốc thì tình trạng vi phạm nhân quyền sẽ diễn ra ngày càng trắng trợn và sẽ có nhiều đàn áp khốc liệt hơn.
“Với việc vận động 100.000 chữ ký mà nếu bây giờ
có hơn 100.000 đi chăng nữa mà mình không có hành động gì mạnh hơn, cả bên
trong và bên ngoài cùng hành động, thì Quỳnh nghĩ nó sẽ không đi tới đâu.
Cho nên nếu mọi người ngoài việc kêu gọi ký trên mạng mà có những người bên
ngoài can đảm làm những cuộc vận động nho nhỏ thành nhóm, xuất hiện ở nhiều
nơi, tại vì thực sự mình chưa tận dụng được hết số người Việt kiều ở ngoài,
chưa tham gia hết được, trong khi đó, người ở trong nước thì thiếu thốn
thông tin về chuyện này.”
Theo
blogger Mẹ Nấm, nếu có thêm những nhóm hay cá nhân kêu gọi và giải thích
cho người dân trong thực tế để họ ý thức hơn về vấn đề nhân quyền thì sẽ
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cả cô và thượng tọa Thích Không Tánh đều cho rằng
việc ký thỉnh nguyện thư vẫn là một việc làm cần thiết hiện nay. Thượng tọa
nói:
“Mình có lòng như thế nào thì phải nói lên tấm
lòng và ý nguyện của mình. Không phải vì vấn đề không hiệu quả hoặc thế
giới không quan tâm, lơ là mà bổn phận của người dân Việt mình đối với quê
hương, đất nước, (nếu) mình cũng theo đó mà tiêu cực đi hay cầu an thì Việt
Nam khó mà có dân chủ, nhân quyền được.”
Được
biết, tất cả các chữ ký trong những thỉnh nguyện thư sẽ được mang đến trụ
sở của Liên Hiệp Quốc tại Geneve, Thụy Sỹ vào ngày quốc tế nhân quyền 10/12
sắp tới. Ngoài việc nhận chữ ký cho thỉnh nguyện thư, website http://www. democracyforvietnam.net/
còn hướng dẫn cách gọi điện thoại và fax ý kiến phản đối đến các đại sứ
quán của Việt Nam
ở các nước.
Để
ký thỉnh nguyện thư, quý vị có thể vào các đường dẫn sau: http://www.change.org/ petitions/u-n-secretary- general-and-world-leaders- please-prevent-vietnamese- communist-government-from- joining-un-human-rights- council?utm_campaign=new_ signature&utm_medium=email& utm_source=signature_receipt#
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét