Thành phố Deshnoke nằm ở phía
tây bắc Ấn Độ là một nơi thờ phụng không giống bất kỳ nơi nào khác trên
thế giới, nổi tiếng với ngôi đền Karrni Mata thờ chuột.
Bên ngoài ngôi đền thờ thánh chuột.
Thành phố Deshnoke được biết đến với
ngôi đền Karni Mat, được xây dựng từ khá lâu. Karni Mata là một nhà hiền
triết, được xem là hóa thân của nữ thần Durga, vị nữ thần sức mạnh và
quyền lực tối cao.
Bản thân ngôi đền được trang trí rất công phu với các tấm đá cẩm thạch và đồ trang trí màu bạc và vàng. Đền được xây vào những năm 1900 bởi Maharaja Ganga Singh, và nhận được sự bảo vệ của nữ thần Durga.
Đến ngôi đền này, bạn có thể hét toáng lên hay ngất xỉu bởi ở đây thờ tới hơn 20.000 con chuột, chúng được gọi là Kabbas. Cảnh tượng giống trong một bộ phim kinh dị. Bạn sẽ nhìn thấy chuột ở khắp mọi nơi, chúng vội vã chạy qua chạy lại để tìm thức ăn và sữa.
Truyền thuyết kể rằng trong những năm 1400, khi một đứa trẻ con của một thành viên trong thị tộc của nữ thần Durga chết, bà đã cầu xin thần Yama - vị thần chết đưa đứa trẻ trở lại sự sống nhưng tiếc rằng vị thần này đã từ chối. Bà vẫn tiếp tục van xin và cuối cùng thần chết cũng đồng ý, nhưng chỉ có một cách để cậu bé tái sinh trở lại là đầu thai sống kiếp chuột, bà đã thỏa thuận với thần Yama rằng tất cả các thành viên đã chết trong thị tộc của bà sẽ sống kiếp chuột cho đến khi họ được đầu thai thành người.
Bản thân ngôi đền được trang trí rất công phu với các tấm đá cẩm thạch và đồ trang trí màu bạc và vàng. Đền được xây vào những năm 1900 bởi Maharaja Ganga Singh, và nhận được sự bảo vệ của nữ thần Durga.
Đến ngôi đền này, bạn có thể hét toáng lên hay ngất xỉu bởi ở đây thờ tới hơn 20.000 con chuột, chúng được gọi là Kabbas. Cảnh tượng giống trong một bộ phim kinh dị. Bạn sẽ nhìn thấy chuột ở khắp mọi nơi, chúng vội vã chạy qua chạy lại để tìm thức ăn và sữa.
Truyền thuyết kể rằng trong những năm 1400, khi một đứa trẻ con của một thành viên trong thị tộc của nữ thần Durga chết, bà đã cầu xin thần Yama - vị thần chết đưa đứa trẻ trở lại sự sống nhưng tiếc rằng vị thần này đã từ chối. Bà vẫn tiếp tục van xin và cuối cùng thần chết cũng đồng ý, nhưng chỉ có một cách để cậu bé tái sinh trở lại là đầu thai sống kiếp chuột, bà đã thỏa thuận với thần Yama rằng tất cả các thành viên đã chết trong thị tộc của bà sẽ sống kiếp chuột cho đến khi họ được đầu thai thành người.
Nói đến chuột, hầu như ai cũng muốn tìm
cách diệt đi vì chúng là vật gây hại mang lại bệnh dịch hạch cho con
người, nhưng tại ngôi đền Karni Mata này thì những con chuột là thần
thánh linh thiêng được thờ phụng cẩn thận.
Người theo đạo Hindu cũng như tất cả khách du lịch đến với ngôi đền này đều bày tỏ lòng tôn kính, mong muốn được ban phước lành bằng cách để cho một con chuột qua đôi chân của mình.
Người theo đạo Hindu cũng như tất cả khách du lịch đến với ngôi đền này đều bày tỏ lòng tôn kính, mong muốn được ban phước lành bằng cách để cho một con chuột qua đôi chân của mình.
Trong đền thờ chính có tới 20.000 con chuột sống tự do.
Khách tham quan và những người mộ đạo
không đuợc phép đi giầy trong đền. Họ cho rằng để những con chuột chạy
quấn quích dưới chân là một điều may mắn, phúc lành. Thậm chí việc cố
gắng ăn hay uống thức ăn của những con chuột là một phước lành đặc biệt.
Nhưng may mắn hơn cả đó là việc nhìn thấy một chú chuột bạch.
Thường thì điều này rất hiếm xảy ra vì trong số hơn 20.000 chú chuột thì chỉ có 4 hay 5 con chuột bạch thôi. Chúng được coi là những vị thần đặc biệt, là hiện thân của nữ thần Karni Mata và dòng họ của bà.
Không giống bất kì nơi nào trên thế giới, người ta thường thờ thần thánh và những vật vô tri vô giác mang biểu tượng tâm linh, nhưng tại Ấn Độ chuột được thờ như một con vật linh thiêng. Nếu một ai đó vô tình giẫm chết một con chuột khi bước vào ngôi đền thì họ phải mua lại một con rắn vàng hay một con chuột bạc đặt trong đền thờ để chuộc lỗi với con chuột đã chết.
Một điều ngạc nhiên nữa là từ khi ngôi đền xây dựng chưa hề có một bệnh dịch nào bùng phát do chuột ở đây gây ra.
Thường thì điều này rất hiếm xảy ra vì trong số hơn 20.000 chú chuột thì chỉ có 4 hay 5 con chuột bạch thôi. Chúng được coi là những vị thần đặc biệt, là hiện thân của nữ thần Karni Mata và dòng họ của bà.
Không giống bất kì nơi nào trên thế giới, người ta thường thờ thần thánh và những vật vô tri vô giác mang biểu tượng tâm linh, nhưng tại Ấn Độ chuột được thờ như một con vật linh thiêng. Nếu một ai đó vô tình giẫm chết một con chuột khi bước vào ngôi đền thì họ phải mua lại một con rắn vàng hay một con chuột bạc đặt trong đền thờ để chuộc lỗi với con chuột đã chết.
Một điều ngạc nhiên nữa là từ khi ngôi đền xây dựng chưa hề có một bệnh dịch nào bùng phát do chuột ở đây gây ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét