XỬ LÝ CẤP CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Lương y Võ
Hà
Trong các chứng tai biến mạch não, việc chờ
đợi người có chuyên môn cũng như việc xê dich, di chuyển người bệnh có thể làm
trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết hoặc tốn kém thời gian làm cho phần não bị
hoại tử không thể hồi phục được. Do đó, việc xử lý cấp cứu kịp thời
và đúng phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và phục hồi
hoàn toàn căn bệnh nầy.
Tai biến mạch não là gì?
Tai biến mạch não còn gọi là đột
quỵ là một thể rối loạn tuần hoàn não cấp do việc cung cấp máu
lên một phần não bị gián đoạn. Bệnh thường xảy ra khi người bệnh trãi qua
một sự thay đổi không khí đột ngột từ nóng sang lạnh, bị gió lùa, sau một nổ lực
gắng sức, sau khi uống rượu hoặc bị một xúc động mạnh. Tai biến não là một
loại tổn thương nghiêm trọng mà nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử
vong hoặc gây ra những di chứng nặng nề. Việc gián đoạn dòng máu lên não
có thể do vở mạch máu não hoặc do sự hình thành một cục máu đông hoặc do xơ vữa
làm thuyên tắc mạch máu não.
A. Triệu
chứng:
Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng thần
kinh xảy ra tương ứng với khu vực não không được cung cấp máu. Người
bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị
lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán … Có thể nhức đầu hoặc
không. Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài
ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn,
chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để
đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, ở Mỹ người ta tóm tắt các triệu chứng
của một người đang bị đột quỵ bằng 3 chử STR. STR
là 3 chử cái đầu của 3 từ Smile (mỉm cười), Talk (nói) và
Raise (nâng lên). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ cũng như số
người bị đột quỵ, mỗi người nên biết rõ STR và hãy xử lý cấp cứu hoặc
chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong 3
triệu chứng nầy:
·
Smile. Hãy thử mỉm
cười. Người nầy không thể mỉm cười được.
· Talk. Yêu cầu người đó nói một câu đơn
giản, Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc
nói ngọng, nói không tròn tiếng.
·
Raise. Hãy nâng 2
cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu
hoặc liệt hẳn 1 bên.
B. Nguyên nhân:
Tai biến mạch não là một hội chứng thuộc phạm vi các chứng trúng
phong của y học cỗ truyền. Ở những người cao tuổi hoặc những người có khí
chất suy yếu, chức năng các tạng Tâm , Can, Tỳ, Thận suy giảm, âm hư sinh đờm
thấp. Tai biến sẽ xảy ra đột ngột khi người có cơ địa nầy gặp phải
phong tà bên ngoài hoặc những cảm xúc âm tính kích động Can
dương gây ra Can phong nội động từ bên trong. Phép chữa
của Đông y thường phân ra chứng bế, chứng thoát, trúng phong kinh lạc hoặc trúng
phong tạng phủ và tuỳ chứng mà điều trị bao gồm tức phong, thanh hoả, trừ đờm,
khai khiếu nhằm giải toả chỗ ứ huyết và điều bổ cả khí lẫn huyết để đi đến cân
bằng âm dương và tăng cường sức đề kháng để ốn định sức khoẻ về lâu
dài.
C. Xử lý cấp cứu:
Trong các chứng tai biến về não, việc chờ đợi người có chuyên
môn cũng như việc di chuyển, xê dịch người bệnh có thể làm trầm trọng thêm tình
trạng xuất huyết hoặc tốn kém thời gian làm cho phần não thiếu dưỡng khí bị tổn
thương không thể hồi phục được. Do đó, việc xử lý cấp cứu kịp thời có ý
nghĩa quan trọng trong việc phục hồi hoàn toàn tình trạng của người bệnh sau
nầy. Phương pháp sau đây được phổ biến theo kinh nghiệm của ông Ha bu
Jing, một Bác sĩ người Trung quốc. Đặc điểm của phương pháp là đơn giản,
dễ nhớ, dễ làm, không bao gồm những phương huyệt phức tạp hoặc dụng cụ chuyên
môn gì để mọi người đều có thể thực hành
được ở bất cứ nơi đâu. Theo phương pháp nầy, mỗi khi nhận ra
một người đang có dấu hiệu đột quỵ, dù người đó đang còn ngồi, đứng hay đã quỵ
xuống, đã hôn mê hay còn ý thức, người bên cạnh hãy bình tĩnh và thực hành lần
lượt các bước sau đây trước khi chuyển họ đến cơ sở chuyên môn cần
thiết:
· Đặt bệnh nhân nằm xuống nhẹ
nhàng. Tránh tối đa việc xê dịch người
bệnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết.
·
Tìm ngay một cây kim khâu. Hơ
đầu kim vào lửa để sát trùng.
· Lần lượt chích lễ 10 đầu ngón tay của người
bệnh. Dùng bàn
tay trái giữ lấy lóng cuối chỗ gần đầu ngón tay của người
bệnh, dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải cầm kim chích nhanh vào
chỗ cao nhất của đầu ngón tay. Rút kim ra và nặn nhẹ từ chỗ đã chích ra
một hay hai giọt máu. Những đầu ngón tay là vị trí của Thập tuyên
huyệt, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh rất nhạy cảm. Theo thuyết
phản xạ thần kinh cũng như thuyết toàn
đồ, đầu ngón tay tương ứng với phần đầu của cơ thể và đỉnh nhọn của
ngón tay ứng với huyệt Bách hội ở đỉnh đầu. Ngoài ra, động tác
chích lễ lại có tính “tả” và kích thích rất mạnh.
Do đó, có thể nói chích lể các đầu ngón tay là biện pháp đặc hiệu để
kích thích tĩnh thần và khu phong hoá ứ ở khu vực đầu cũng như nảo
bộ. Động tác nầy vừa có thể ngăn chận hoặc phục hồi não từ tình trạng hôn
mê lại vừa có thể loại bỏ tức thời yếu tố “phong”, nguyên nhân trực tiếp
gây ra tai biến. Mặt khác, tác động vào các đầu ngón tay cũng là gián tiếp
tác động vào huyệt Bách hội nên có ý nghĩa kích hoạt sự thăng giáng cúa
các đường kinh dẫn đến thông kinh hoạt lạc, tiêu trệ hoá ứ, giúp giải
quyết việc ứ huyết và điều hoà kinh khí toàn thân.
· Đợi vài phút sau
người bệnh sẽ tĩnh lại.
· Nếu miệng hoặc mắt
người bệnh còn méo lệch sang một bên hãy dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2
bàn tay vuốt cùng lúc cả 2 vành tay của người bệnh. Vuốt từ trên xuống
dưới. Vuốt nhẹ và vuốt liên tục nhiều lần cho đến khi 2 vành tay hồng đỏ
lên..
·
Dùng bàn tay trái bóp nhẹ vào phần trên của vành tai người
bệnh và
chích chỗ cao nhất của vành
tai (huyệt
Nhĩ tiêm).
Nặn ra một vài giọt
máu.
Đến đây chúng ta có thể an tâm chuyển người bệnh đến cơ sở
chuyên môn để được kiếm soát và chăm sóc các bước tiếp theo cho việc ổn định sức
khoẻ lâu dài. Hầu hết các trường hợp tai biến não được xử lý cấp cứu kịp
thời theo phương pháp nầy đều trở lại bình thường. Vấn đề còn lại là tuân
thủ một chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập hợp lý để tăng cường sức đề kháng
và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ như cao huyết áp,
cholesterol máu cao, béo phì, tiểu đường .
D. Điều trị di chứng tai biến mạch
não:
Trên thực tế nhiều trường hợp tai biến mạch não đã trải qua đột
quỵ nhiều giờ hoặc nhiều ngày, đã được điều trị và để lại di chứng. Trong
những trường hợp nầy việc điều trị bằng Đông y kết hợp giữa châm cứu và dùng
thuốc qua đối chứng lập phương có kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, phạm vi
bài nầy sẽ chỉ đề cập đến 2 bài thuốc kinh nghiệm đặc trị đột quỵ với cùng một
vị thuốc chủ lực. Đó là vị Địa long tức Trùn đất. Địa long là một vị thuốc
đã được xữ dụng trong y học dân gian từ lâu đời. Địa long có vị mặn, tính
hàn, vào 3 kinh Can, Tỳ , Thận, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải
độc. Đặc biệt là tác dụng trấn kinh, làm tan ứ huyết, cải
thiện độ đàn hồi của mạch máu, nuôi dưỡng tế bào thần kinh và phục hồi trí
nhớ trong các chứng hôn mê do tai biến mạch nảo. Từ năm
1911 các nhà khoa học Nhật bản đã tìm thấy trong Địa long có hoạt chất Lumbritin
có tác dụng phá huyết ứ. Gần đây tại nước ta, Tiến sĩ Nguyển thị Ngọc Dao
cũng đã công bố nghiên cứu về loài giun quế và cho biết trong các
loài giun có chất enzym fibrinolytic có khả năng thuỷ phân rất
mạnh các sợi fibrin -một loại protein trong máu- để làm tan các cục máu đông
trong các chứng tai biến não. Sau đây là 2 bài thuốc đặc trị di chứng tai
biến não có sử dụng Địa long.
E. Thần dược cứu mệnh:
Toa thuốc và tên bài thuốc nầy xuất hiện từ khoảng đầu thể kỷ
trước, được in lại trong quyển sách “Hai trăm bài thuốc
quý” của ông Lê văn Tình vào năm 1940 với ghi chú là “chủ trị
làm ban, ôn dịch và các bệnh nan y, công hiệu như thần, bệnh
lui sau 60 phút”. Sau nầy, bài thuốc đã được ông Nguyển an
Định, trưởng nam của cụ Nguyển an Ninh cho phổ biến lại trên một số tờ
báo. Bài thuốc cũng đã được Bác sĩ Nguyển văn Hưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Y
Tế cho phổ biến để sử dụng hửu hiệu trong đợt chống dịch sốt xuất huyết tại các
tỉnh miền Bắc vào năm 1969. Cho đến nay bài thuốc đơn giản nầy đã cứu chữa và
phục hồi cho rất nhiều trường hợp hôn mê do đột quỵ dù đã nhiều ngày trôi
qua. Trong một tài liệu được phổ biến vào năm 1997, ông Định cho biết
“các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch não chưa quá 10
ngày chỉ cần 3 thang, có khi chỉ 1 thang cũng hết bệnh”. Bài
thuốc nguyên thuỷ gồm 3 vị:
· Địa long 50g
(địa long phơi khô có bán sẳn ở các tiệm thuốc Bắc).
· Đậu đen
100g.
· Lá bồ ngót 200g
(phơi khô, sao vàng).
Dùng khoảng 4 chén nước sắc còn độ hơn nửa chén, chia làm 2 lần
cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng nếu đã bất tĩnh. Trong bài thuốc nầy ngoài
Địa long còn có 2 vị đậu đen và lá bồ ngót. Đậu đen và bồ ngót là 2 loại
thức ăn thông dụng nhưng lại có giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt là những sinh
tố và những acid amin thiết yếu cần thiết cho hoạt động của tế bào thần
kinh.
F. Bổ dương hoàn ngủ thang:
Bổ dương hoàn ngủ thang là một cỗ phương chuyên trị các chứng
trúng phong, tai biến mạch não.
- Địa long 8g
- Hoàng kỳ 16g
- Đương quy vỉ 8g
- Xích thược 6g
- Xuyên khung 4g
- Đào nhân 4g
- Hồng hoa 4g
Dùng khoảng 3 chén nước sắc còn hơn nữa chén,
chia làm 2 lần cho người bệnh uống. Trong bài thuốc nầy liều lượng của Địa
long chỉ trung bình nhưng lại được sự phối hợp của 5 vị thuốc quen thuộc khác có
tác dụng hành khí hoạt huyết để tạo nên kết quả làm tan máu ứ và khai thông kinh
mạch. Hoàng kỳ là một vị thuốc bổ khí, cố biễu được dùng với liều
lượng chủ đạo nhằm tăng cường chính khí. Ngoài ra, ở đây Hoàng kỳ còn có
một số tác dụng hửu ích khác như lợi tiểu, hạ huyết áp và tăng cường sức bền của
mạch máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét