Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Hồ Chí Minh có rất nhiều vợ !!

Ngọc Ẩn - 12-06 -2009

Năm 1924, HCM về Trung Hoa làm thông ngôn cho phái đoàn cố vấn quân sự Nga, sang giúp Tôn Trung Sơn thành lập trường Hoàng Phố Quan Quân Học Liệu ở Quảng Châu. Lúc này HCM lấy tên là Lý Thụy.

Thời gian này HCM KẾT HÔN VỚI HAI NGƯỜI VƠ. TRUNG HOA.

Người vợ thứ nhất tên là Mao Từ Mẫn, là em bà con với Mao Trạch Đông. Mao Từ Mẫn có hai chị em. Nguyễn Công Viễn, tức Hoàng Chấn Đông, tức Lâm Đức Thụ lấy người chị, HCM lấy cô em. Người vợ thứ hai không rõ tên, là mẹ của nữ ca kịch sĩ Hồng Tuyến Nữ (HTN). Trước khi lấy HCM, bà này đã có một đời chồng, sinh ra HTN. Thời cách mạng văn hóa, HTN đã bị đoứa con gái ruột của bà đấu tố, bắt HTN bò như một con chó ở ngoài đường, vừa bò vừa "sám hối tội" trước mặt con gái và mọi ngườị Sau cách mạng văn hóa, HTN đào tị sang Đài Bắc, không rõ bà còn sống hay đã chết. Người vợ thứ nhất là Mao Từ Mẫn có với HCM một đứa con gáị Cô này từ nhỏ đã ăn mặc giả trai, tên là Từ Phong (TP).


Năm 1945, TP theo HCM về Việt Nam, đóng vai "cháu" làm cận vệ cho HCM. Mãi đến năm 1950/51, TP đã hơn 20 tuổi, mọi người mới biết cô là gái giả trai.

TP phải hiện nguyên hình là con gái để kết hôn với một người Trung Hoa họ Lâm là người mà Mao Trạch Đông đã cho theo HCM về VN để làm thơ ký riêng và để ngầm báo cáo các hoạt động của họ Hồ về Trung cộng.

Sau khi HCM chết, hai vợ chồng TP trốn về Trung Hoa và hiện giờ (1993) chồng TP làm giám đốc công ty dệt bao bố tỉnh Vân Nam. TP cùng làm trong công ty này nhưng không rõ chức vụ.

Người vợ thứ hai cũng có một đứa con gái với HCM tên là Lý Xảo Vân (LXV). Cô này là nữ y tá, phục vụ trong quân đoàn địa phương tỉnh Vân Nam do trung tướng Hoàng Nam Hùng (HNH) làm Tự Lệnh. Tướng HNH là một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, tốt nghiệp trường Hoàng Phố, phục vụ trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc và trở thành vị anh hùng của người Trung Hoạ Cho tới ngày nay, nhiều bang hội Trung Hoa vẫn tôn thờ tướng HNH và mừng lễ sinh nhật ông rất lớn với hàm ý, người anh hùng bất tử nên họ chỉ làm lễ mừng sinh nhật chứ không làm đám giỗ căn cứ theo ngày chết.

Sau khi quân đoàn giải tán, tưóng HNH mang LXV về Hồ Khẩu, Vân Nam, gửi tại nhà ông Lý Xuân Lâm, thường gọi là ông "Lý Bánh Tây". Từ năm 1940 đến năm 1943, HCM
về sống tại nhà ông Lý Bánh Tây cùng với cô con gáị Lúc này, HCM mang tên là Vương Sơn Nhi.

Đối với giới cách mạng Việt Nam lưu vong trên đất Trung Hoa lúc ấy thì chỉ có hai nơi dung thân an toàn nhất là "tổng hành dinh" của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội do cụ Nguyễn Hãi Thần làm chủ tịch, đặt tại số 15, phố Ngũ Phong Cái, xã Châu Long, huyện Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây và "lò bánh tây" của ông Lý Xuân Lâm ở Hồ Khẩu. Nên bất cứ ai đã ở đây đều biết "ông Ba Vương" tức Vương Sơn Nhi/HCM và cô con gái tên LXV của HCM. Thời gian này, nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và luật sư Đinh Xuân Quảng cũng tạm trú tại nhà cụ Lý Xuân Lâm. Sau này, gia đình cụ Lý Xuân Lâm về VN, Lý Xảo Vân ở lại lục địa Trung Hoa không biết sống chết ra sao. Trong những lúc phải... "xa vợ" vì công tác đảng hay để tránh những cặp mắt của tình báo Anh-Pháp, HCM đã viết thơ về thăm vợ (sách biên khảo không nói rõ là HCM viết thơ cho... bà 1 hay bà 2) như sau :

"Dữ muội tương biệt
Chuyển thuấn niên dư
Hoài niệm tình thâm
Bất ngôn tự hiểu
Từ nhân hồng tiện
Dao ký thốn tiên
Tỷ muội an tâm
Thịt ngã da vọng
Tịnh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc".

Hồ Sĩ Khuê đã dịch như sau :

"Xa em thất thoát hơn một năm
Nặng lòng nhớ thương
Không nói chắc em cũng rõ
Nay gặp dịp gởi thư
Từ nơi xa xôi gỏi em vài giòng ngắn ngủi
Để em yên lòng, đó là điều anh mong vậy.
Và xin chúc mẹ vợ vạn sự tốt lành
Ký tên,
Người chồng vụng về của em,
Thụy

Trong thời gian HCM sống tại hang Pắc Bó trên Thái Nguyên, tướng Hoàng Sâm có một cô em họ khoảng 20-21 tuổi, được Hoàng Sâm "bố trí" đến hang Pắc Bó làm nhiệm vụ "cấp dưởng" cho Hồ chủ tịch. Hơn một năm sau, cô này mang bầu nên họ Hồ giao cho Khuất Duy Tiến đem cô này đi thủ tiêu vì tội "làm gián điệp cho Tây" ! Khuất Duy Tiến đã ra lệnh cho Nguyễn văn Tiến (1) đem người đàn bà này về bến đò Gầm, thuộc làng Thọ Đức, cách thị xã Bắc Ninh khoảng 20 cây số, xư? bắn rồi chôn xác tại đây trong khi "người nữ gián điệp" này đang mang thai 3 tháng với HCM !

Theo lời cụ Mai Ngọc Thiệu tức cụ Cả Sâm (2), một người bạn thân với HCM từ nhỏ, sau thành đồng chí của họ Hồ, người cùng với HCM sáng lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương, mà ông là Xứ Ủy Bắc Kỳ đầu tiên, thì trong thời gian họ Hồ hoạt động ơ?vùng Bắc Thái, Thái Lan, HCM CÓ TẤT CẢ LÀ BỐN VƠ., đều là người Thái Lan và bà nào cũng có con với HCM.

Nhưng cụ Cả Sâm không rõ bốn bà vợ này có bao nhiêu con với HCM. Theo cụ thì chỉ có Hoàng văn Hoan, người đệ tử ruột của HCM trên đất Thái là biết rõ số con của bốn bà vợ này.

Trở lại thời gian HCM mới qua Pháp, những người từng quen biết họ Hồ trong thời gian này cho biết HCM có vợ đầm và có một con (một số sách đã in hình HCM chụp với con và bà vợ đầm này) và theo các tài liệu mật của KGB được tiết lộ sau năm 1991, thì trong thời gian học tại trường đảng Cộng sản tại Moscou, HCM đã ăn nằm và có con với hai phụ nữ Nga.

Ngọc Ẩn
(Trích và tóm tắt từ nhiều sách báo về "Bộ Mặt Thật của HCM)

PS. (1) Nguyễn văn Tiến xuất thân là cai thông ngôn trong quân đội Nhật tại tỉnh Bắc Ninh, là nơi sinh quán của Tiến. Sau năm 1945, Tiến theo Việt Minh. Một tay Tiến đã CHẶT ĐẦU cả trăm cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại tỉnh Bắc Ninh. Ở Bắc Ninh, thời Việt Minh mới nổi lên, không ai mà không biết Tiến Nhật và Đông Nhật. Đông là em ruột Tiến, vào miền Nam năm 1954, vô binh chủng Dù. Khoảng giữa năm 1956, Đông và đứa con trai tên Cường, đang đêm bị kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà tại đường Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, đâm chết bằng nhiều nhát dao.

Sau năm 1954, Tiến cũng vào Sàigòn, làm an ninh phủ Tổng Thống, đổi tên là Nguyễn Kinh Luân, được đồng hóa với cấp bậc thiếu tá, làm việc chung với Thái Trắng, tên mật vụ đã cùng với Nhị Lang âm mưu giết đại tá Hồ Hán Sơn và tướng Trịnh Minh Thế. Tiến và Thái Trắng nhận trách nhiệm theo dõi và ám hại những nhà cách mạng quốc gia đối lập với chính quyền của anh em ông Ngô Đình Diệm. Sau khi anh em ông Diệm bị giết năm 1963, Nguyễn Kinh Luân biến đâu mất, không biết sống chết ra saọ Chỉ có
Thái Trắng may ra biết được.

(2) Cụ Cả Sâm, di cư vào Nam sau năm 1954, sống tại ấp Nội Hóa, xã Bình An (suối Lồ Ồ), quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa và mất tại đây vào khoảng cuối năm 1963 hay đầu năm 1964 (?). Thời đó, suối Lồ Ồ là nơi tập trung nhiều nhân vật có tên tuổi : cụ Cả Sâm, cụ Nguyễn Xuân Tiếu tự Tiếu Rùa, cụ Hàn Sĩ, giám đốc Bảo Chính Đoàn Bắc Việt đầu tiên, phu nhân nhà văn Nguyễn văn Vĩnh, nhà báo Nguyễn Sinh Quân tức Thiếu Lăng Quân (TLQ lên ở tại suối Lồ Ồ năm 1966 cùng với nhà báo Tô Giang Sơn, người đã hai lần ra tranh cử tổng thống với Nguyễn văn Thiệu). Hai ông này thường ngụ tại nhà cụ Tiếu Rùa hay nhà bà Tham Dưỡng. Thời chính phủ Ngô Đình Diệm khủng bố các đảng phái đối lập, nhiều nhà cách mạng, chính khách quốc gia đã "tị nạn chính trị" tại suối Lồ Ồ.

Trong số các cụ Nguyễn văn Lực, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Trọng Bình tức Nguyễn Duy Dy, Lý Xuân Lâm, Vũ Tam Anh, Nguyễn Bảo Toàn, Phan Bá Cầm, không nhiều thì ít, đều đã "nằm đồng" tại suối Lồ Ồ. Từ năm 1954 trở về sau này, suối Lồ Ồ được xem như là "mật khu tị nạn tạm thời" của những thành phần quốc gia đối lập chính quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét