Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Tin cần đọc để thấy những bước của CSVN tại Đức để "cô lập hay đồng hóa" cộng đồng người Việt quốc gia.

Toàn cảnh cuộc gặp mặt giữa đại diện lãnh đạo các hội đoàn với Đại sứ quán Việt Nam tại Đức ngày 26/12/2010. Ảnh Thế Sáng
Đăng trên links của VC tại Đức:

Thông báo hoàn tất đề án Thành lập Liên hiệp Hội người Việt toàn Liên bang Đức
21.02.2011 19:17
(NguoiViet.de) Tại cuộc gặp mặt giữa đại diện lãnh đạo các hội đoàn với Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, ngày 26/12/2010, các đại biểu đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu gồm 6 anh chị em có tâm huyết và kinh nghiệm trong công tác cộng đồng, nghiên cứu Đề án Thành lập Hội người Việt toàn Liên bang.


Sau hai tháng nỗ lực làm việc, đề án đã được nhóm nghiên cứu hoàn tất. NguoiViet.de trân trọng công bố Thông báo của nhóm nghiên cứu nói trên.
Nhóm nghiên cứu đề án
Thành lập Liên hiệp Hội người Việt toàn Liên bang Đức  e.V. - DVV
(Dachverbande der Vietnamesen in Deutschland e.V. – DVV)
THÔNG BÁO
  

               

Hội đoàn người Việt tại CHLB Đức hiện đã được thành lập ở hầu khắp các điạ phương, ngày càng đặt ra nhu cầu kết nối hoạt động các hội đoàn, phát triển lên tầm cấp liên bang, nhằm xây dựng một cộng đồng người Việt ở Đức ngày một vững mạnh, hoà nhập, giữ gìn bản sắc văn hoá, gắn bó với quê hương, khẳng định vị thế của mình ở Đức. Cộng đồng người Việt tại Đức hiện có hơn 125 ngàn người, đứng trong top 10 nước có trên 100 ngàn kiều bào ta sinh sống; đồng thời là một cộng đồng mạnh trong số các sắc tộc ngoại kiều tại CHLB Đức, nhưng người Việt tại CHLB Đức chưa có một tổ chức đại diện cho tiếng nói chung của cộng đồng, phối hợp, hỗ trợ, liên kết hoạt động các hội đoàn người Việt các điạ phương và lĩnh vực.
Tại cuộc gặp mặt giữa đại diện lãnh đạo các hội đoàn với Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, ngày 26/12/2010, đông đảo đại biểu đặt vấn đề, đã đến lúc cộng đồng người Việt tại CHLB Đức cần thành lập một hội người Việt toàn Liên bang. Để đáp ứng nguyện vọng đó, hội nghị đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu, gồm 6 anh chị em có tâm huyết và kinh nghiệm trong công tác cộng đồng, có điều kiện và khả năng nghiên cứu, tổng hợp, soạn thảo văn bản, gồm: Nguyễn Công Chính, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Vũ Quốc Nam, Nguyễn Sỹ Phương, Nguyễn Mạnh Tấn, và Trần Trọng Tỵ. Nhóm có nhiệm vụ, từ tháng 12.2010 – 2.2011, nghiên cứu Đề án Thành lập Hội người Việt toàn Liên bang, với sự bảo trợ, giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, để đệ trình trước hội nghị các hội đoàn bàn chuyên đề chuẩn bị thành lập Hội người Việt toàn Liên bang.
Sau hai tháng nỗ lực làm việc, đề án đã được nhóm nghiên cứu hoàn tất, cùng với dự thảo điều lệ và phương hướng hoạt động, thông qua và thống nhất gửi tới các hội đoàn người Việt tham khảo, và sẽ trình bày chi tiết tại cuộc họp chuyên đề chuẩn bị thành lập Hội người Việt toàn Liên bang sắp được nhóm họp.

Đề án bao gồm:
Phần 1: Tổng hợp tình hình cộng đồng người Việt ở Đức;

Phần 2: Mối quan hệ giữa 2 nước Đức,  Việt;

Phần 3: Tình hình hội đoàn người Việt hiện nay;

Phần 4: Phương án thành lập Hội người Việt toàn Liên bang;

Phần 5: Đề xuất mô hình Liên hiệp Hội người Việt Liên bang Đức DVV, với:
Tôn chỉ mục đích: Hội gồm các hội người Việt điạ phương, các hội người Việt lĩnh vực, cùng các nhân sỹ, doanh nhân, tự nguyện tham gia Hội, nhằm phục vụ và bảo vệ lợi ích của cộng đồng người Việt ở cấp Liên bang trước  các cơ quan công quyền Đức, Việt Nam và các tổ chức dân sự khác, góp phần xây dựng một cộng đồng người Việt vững mạnh, phát triển, hoà nhập, có vị thế trong xã hội Đức và hướng về quê hương, đất nước.
Nhiệm vụ:
- Là đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt Nam về các vấn đề  liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên.

- Giúp đỡ các hội đoàn thành viên lập và thực hiện các dự án theo các chương trình, chính sách tài trợ của EU, Liên bang và Tiểu bang, nhất là về hoà nhập, giao lưu văn hoá, dạy tiếng Việt, tư vấn và hỗ trợ các hội đoàn thành viên trong giao dịch quan hệ với các tổ chức, các cấp chính quyền điạ phương, phục vụ và bảo vệ lợi ích của cộng đồng ở đó. 

- Đóng vai trò cầu nối giữa cộng đồng người Việt ở Đức với trong nước, tham gia đóng góp ý kiến, chuyển tải tâm tư nguyện vọng của cộng đồng tới các cấp thẩm quyền liên quan. Hỗ trợ, thúc đẩy các mối quan hệ, giao lưu, giữa trong nước với cộng đồng người Việt ở Đức, với nước Đức, nhất là trong trao đổi văn hoá, xã hội, kinh tế và thương mại.

- Hỗ trợ cộng đồng hoà nhập, phối hợp các hội điạ phương tổ chức, hội thảo, tư vấn, (semina) cho cộng đồng về các chuyên đề luật pháp, lưu trú, nhập quốc tịch… và các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của cộng đồng.

- Phối hợp với các hội thành viên tổ chức điều phối các chương trình, hoạt động lễ hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, giải trí trong cộng đồng người Việt ở cấp Liên bang, và giao lưu với trong nước, với các dân tộc khác và phiá Đức.
Các bước  thành lập Hội:
- Bước 1: Nhóm nghiên xây dựng đề án, điều lệ, phương hướng dự thảo, thời gian từ tháng 12.2010 – 2.2011; kết thúc nhiệm vụ sau khi đệ trình, báo cáo trước Hội nghị chuyên đề chuẩn bị Đại hội thành lập.

- Bước 2: Tổ chức Hội nghị chuyên đề chuẩn bị Đại hội thành lập. Nội dung: nghe báo cáo đề án, thông qua danh sách các thành viên tham gia sáng lập, ấn định thời điểm, điạ điểm, dự kiến nhân sự đại hội, bầu Ban Trù bị tổ chức đại hội.

- Bước 3: Ban trù bị triển khai công viêc chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu thành lập Hội Người Việt Liên bang.

- Bước 4: Tổ chức đại hội thành lập. Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động. Bầu ban chấp hành.

- Bước 5: Làm các thủ tục công nhận Hội, và đưa Hội vào hoạt động; nhanh chóng thành lập Văn phòng hội, xây dựng các dự án, đưa vào hoạt động.

- Bước 6: Ra mắt cộng đồng, kết hợp tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng toàn Liên bang.
Nhóm nghiên cứu đã kiến nghị với Ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán, với vai trò bảo trợ, làm cầu nối đứng ra tổ chức hội nghị chuyên đề với thành phần tham dự là đại diện BCH các hội đoàn, các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân uy tín trong cộng đồng, có nguyện vọng tham gia, để đóng góp ý kiến cho đề án và tiến hành các khâu chuẩn bị cho Đại hội thành lập.
Nhóm nghiên cứu 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét