Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

TT OBAMA ĐẶT NỀN TẢNG TƯƠNG LAI HOAKỲ Ở Á CHÂU THÁI BÌNH DƯƠNG

Cả Nga lẫn Tầu đã dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để ngăn không cho ra Nghị Quyết trừng phạt Syria của nhà độc tài Bashar al-Assad, dù đã có trên 3.000 người dân Syria đã bị tàn sát bởi các cuộc biểu tình đòi thay đổi chế độ tàn bạo không thua gì chế độ Gadhafi ở Lybia. Đồng thời cố tình bác bỏ đề nghị của Mỹ và Liên Âu trừng phạt nặng nề Iran, buộc nước này phải ngưng ngay chương trình sản xuất võ khí nguyên tử. Theo phúc trình mới nhất của cơ quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế IAEA, vừa cung cấp bằng chứng về các nỗ lực bí mật phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Việc này đang đặt Dothái, Hoakỳ và các nước đồng minh của Mỹ ở vùng Trungđông trước một cuộc chiến tranh hủy diệt. Thế mà Nga và Tầu là 2 thành viên trụ cột của Hội Đồng Bảo An LHQ, có trách nhiệm gìn giữ hoà bình Thếgiới, lại không chấp nhận trừng phạt Iran thì thấy ngay được âm mưu thâm hiểm của họ là muốn cầm chân Mỹ vướng lại mãi ở vũng lầy Trungđông, không thể chuyển hướng chiến lược toàn cầu và toàn diện sang vùng Áchâu – Thái Bình Dương.



Nhưng một khi Hoakỳ đã thực nghiệm được giải pháp là trao vận mệnh của các nước Bắcphi và Trungđông vào tay chính người dân ở mỗi nước đứng lên đòi dân chủ, tự do, công bằng, phải tự quyết định lấy số phận của họ, qua thể chế dân chủ, thì gánh nặng không còn ở trên vai quân đội chiếm đóng nữa, mà từ mỗi chính phủ được dân bầu ra phải có trách nhiệm bảo quốc, an dân, và tìm thế đối tác quốc tế có lợi nhất cho Quốc Dân mình. Chính vì vậy mà hầu như Phong Trào Khủng Bố Quốc Tế - al-Qaeda - mất đối tượng đấu tranh. Các nước nuôi tham vọng toàn thống, khống chế các nước Hồigiáo khác như Iran không còn môi trường bành trướng. Mỹ và các cường quốc dân chủ chỉ còn nhiệm vụ yểm trợ tinh thần, kỹ thuật, và đóng chốt quân đội ở những nơi trọng yếu để bảo vệ an ninh toàn vùng. Thế nên, dù cho tình thế có căng thẳng như 2 nước Nga, Tầu mong muốn hiện nay, thì Mỹ vẫn ung dung bước vào Áchâu – Thái Bình Dương hết sức vững vàng đầy thuyết phục.



Hoakỳ và 8 quốc gia Australia, Brunei, Chi-lê, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore  và Việtnam, ngày 12/11/11, tại hội nghị APEC ở Honolulu, bang Hawaii, Hoakỳ đã đưa ra một bản công bố, trong đó lãnh đạo của 9 quốc gia mô tả: “Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP là dấu mốc hướng tới mục tiêu nối kết các nền kinh tế liên hệ, và tự do hóa các hoạt động mậu dịch và đầu tư trong nội bộ tổ chức này”.”Hiệp định TPP sẽ giúp tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống, và xoá đói giảm nghèo tại các quốc gia thành viên”. Tổng thống Hoakỳ Barack Obama nói:”Hiệp Ước này với một số quốc gia, mà kim ngạch mậu dịch thường niên với Hoakỳ đã trên dưới 200 tỷ đôla, sẽ có lợi cho tất cả các nước tham gia, bởi hiệp định này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra công ăn việc làm”. “Các quốc gia thành viên đã chỉ thị cho các toán đặc nhiệm hoàn tất các chi tiết còn lại để hiệp định có thể tiến tới giai đoạn chót trong năm tới”. Nhậtbản, Canada, Mexico cũng gia nhập. Còn Trungcộng nói: “sẽ nghiêm túc cứu xét có nên xin gia nhập khu vực mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương hay không” . Trong quá khứ, Trungcộng thường chỉ trích TPP. Đúng ra, chế độ tự do mậu dịch TPP, không chấp nhận hệ thống Công Ty Quốc Doanh toàn thống của Trungcộng và chế độ này lại không công nhận Nghiệp Đoàn Tự Do, và nhất là bảo vệ quy chế bảo hộ mậu dịch dưới nhiều hình thái. Nên giới chức Mỹ chưa mời Trungcộng gia nhập cơ chế Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Riêng Việtnam, may được Mỹ giúp gia nhập trước đây, để làm một cuộc trắc nghiệm, nhằm giúp Việtnam sớm ra khỏi thảm họa Quốc Doanh Tham Nhũng, hại nước, hại dân, nên Việtnam mới là thành viên chính thức của TPP.



Ngày 13/11/2011, Tổng thống Mỹ, Barack  Obama chủ trì Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương - APCE - gồm 21 nhà lãnh đạo của nền kinh tế Áchâu – Thái Bình Dương. Các thành viên diễn đàn cam kết giảm thuế hải quan, tạo thuận lợi cho trao đổi mậu dịch giữa các nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chánh trong khu vực đồng euro. Tuyên bố Honolulu: “Hướng tới một nền kinh tế khu vực thống nhất”. Nói đến một “thời kỳ bấp bênh”, không phải chỉ do khủng hoảng ở Âuchâu, mà còn do các thiên tai như động đất, sóng thần đã từng xẩy ra ở Nhậtbản hồi tháng Ba vừa qua. 21 nhà lãnh đạo nhấn mạnh: “những thách thức này càng làm tăng quyết tâm của chúng ta hợp tác tiến về phía trước”. “Mạnh mẽ hỗ trợ tăng trưởng bền vững và cân bằng của nền kinh tế thế giới và khu vực”. Các thành viên APEC cam kết hỗ trợ phát triển năng lượng sạch, giảm thuế hải quan đối với các sản phẩm “xanh”. Cụ thể sau 2015, mức thuế đánh vào những sản phẩm không gây nhiều tổn hại đến môi trường không vượt quá 5%.



Phát biểu trong phiên kết thúc hội nghị APEC, hướng về nước Mỹ, tổng thống Barack Obama một lần nữa nêu ra mối liên hệ giữa phục hồi kinh tế Hoakỳ và vùng Thái Bình Dương. Ông nói rằng: “Khu vực này là tương lai của nước Mỹ”.  Nhân đây ông hy vọng tất cả cùng “làm những gì cần phải làm”. Ông sẵn sàng ký một dự luật công bằng và quân bình, trong đó có việc yêu cầu những người Mỹ giầu có nhất chi trả thêm một chút để giải quyết các vấn đề thâm hụt ngân sách của Hoakỳ.



Trước sự phản đối TPP của Trungcộng, Hoakỳ và 8 nền kinh thế APEC khác có cam kết tại Honolulu sẽ chung quyết một khu vực mậu dịch tự do có tên là Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương vào năm tới. Ông kêu gọi: “Trungquốc thay đổi chính sách, gây bất lợi cho Hoakỳ và các đối tác thương mại khác, để cho chỉ tệ của Trungquốc tăng giá và hướng tới một nền kinh tế nội điạ do nhu cầu định hướng nhiều hơn”. Rõ ràng là tại Diễn Đàn APEC lần này Trungcộng bị đặt vào thế phải lựa chọn, một là phải nghiêm túc thực hiện chế độ Thị Trường Tự Do, tạo thuận lợi cho trao đổi mậu dịch giữa các nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vục và thế giới là trách nhiệm của một cường quốc kinh tế thế giới. Thay vì chạy theo ảo vọng bành trướng, đòi làm chủ 80% diện tích Biển Đông một cách bất hợp pháp, đe dọa tới an ninh toàn vùng, trở thành kẻ địch của cả nhân loại. Thực tế thì chế độ Cộngsản Bắckinh hiện nay đang là kẻ thù của đại đa số dân Trunghoa, họ chỉ chờ cơ hội Trungcộng bị thế giới cô lập, kinh tế sụp đổ là một cuộc nổi dậy của toàn dân đòi Dân Chủ Tự Do Công Bằng bùng nổ. Với khuynh hướng các nước ven bờ Thái Bình Dương trở thành một khối Kinh Tế Mậu Dịch Tự Do, có sự bảo vệ của quân lực Mỹ, Úc, Nhật, Ấn, thì áp lực lên Trungcông cả về kinh tế, chính trị và quân sự càng mạnh hơn, dù cho là Nga có hà hơi tiếp sức đi nữa cũng không nổi. Thực ra Tầu, Nga chỉ lợi dụng nhau, chứ đâu có còn là đồng chí của nhau, dù là đồng chí thì cũng đã hơn một lần phản bội nhau rồi.

LÝ ĐẠI NGUYÊN  -

Little Saigon ngày 15/11/2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét