Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Phụ âm kép gi, qu.

Chữ Việt có 7 phụ âm kép: ch, gi, ng, nh, qu, th, tr.  Tôi không coi gh ngh là phụ âm kép, mà chỉ coi gh là biến thể của gngh là biến thể của ngH trong ghnghh câm, không có công dụng thay đổi âm của gng.  Theo ý tôi, bỏ h ra, âm gng không bị thay đổi, nhứt là ng.

Bảy phụ âm kép nầy chỉ kép về hình thức, tức do 2 chữ cái phụ âm ghép lại.  Còn “nội dung”, phát âm của mỗi phụ âm kép chỉ cho ra một âm trơn, một tiếng, mà thôi.

Năm phụ âm kép ch, ng, nh, th, tr được cấu tạo cách bình thường, là ghép 2 phụ âm (trơn) vào nhau để tạo ra 1 phụ âm khác, phát ra tiếng khác với tất cả những phụ âm đã có.  Và 5 phụ âm kép nầy không gây ra điều chi rắc rối cho người nghiên cứu chữ Việt.

Riêng 2 phụ âm kép gi, qu được cấu tạo cách khác lạ, là lấy 1 chữ cái phụ âm ghép với 1 chữ cái nguyên âm để tạo ra 1 phụ âm khác, phát ra tiếng khác với tất cả phụ âm đã có.  Và 2 phụ âm kép nầy đã gây ra lắm điều nhiều chuyện trong việc nghiên cứu chữ Việt.


Theo tôi, chuyện gây rối lung tung là do cách nghiên cứu kỳ quặc của những nhà ngôn ngữ học tuân thủ theo ngành ngữ âm học được ứng dụng cho các thứ chữ Pháp và Anh.  Người ta đưa ngữ âm học một cách cứng nhắc vào tiếng Việt, nên gây rối, không tìm ra được cách lý giải cho một số chữ có phụ âm kép gi qu.

A.- Phụ âm kép gi.

Ở San Jose có một vị viết một bài với tên tựa “Chữ ‘Giê’ nầy sai”.  Ông nầy quả quyết rằng hằng triệu (toàn dân) người Việt đều đã viết sai chữ “giê” trong chữ phiên âm “chó bẹc-giê”, “giê-rô”, phải viết là “chó bẹc-”, “-rô” mới trúng.  Từ đó suy thêm, viết “giẻ” rách, “gien” di truyền cũng sai, phải viết “gẻ” rách, “gen” di truyền mới trúng.

Có lẽ từ vài chữ sau đây, giết, giêng, (láng) giềng, giếng (nước), ông thấy g phải có âm giơ mới đọc ra được g+iết, g+iêng, g+iềng, g+iếng, còn gi+ết, gi+êng, gi+ềng, gi+ếng… thì làm sao phát ra âm như mình muốn được.

Từ đó ông nầy cho rằng, đứng trước i, e, ê thì g = gi.  Vậy thì chỉ 1 âm giơ mà biểu thị bằng 2 ký âm ggi.

Trong một cơ hội hiếm hoi, tôi có được xấp bài thuyết giảng của Giáo sư Phạm Văn Hải, một đệ tử chân truyền của G/s Nguyễn Đình-Hoà và Học giả Lê Ngọc Trụ, tên tựa là “Hệ Thống Chữ Viết của Người Việt”.  Đoạn viết về gi, Ông Phạm Văn Hải viết:

Trích:  “- g, gi là 2 cách viết (hai biến thái) của một âm vị /gi/

    g đứng trước các âm chính i, iêya.  (Cái ), (tháng) giêng, (chém) giết, (giặt) gỵa.”    Hết trích

Vậy G/s Hải cũng cho rằng g có 2 cách phát âm, 1 là “”, 1 là “giơ”.  Chỉ khác ở chỗ ông Hải cho rằng g chỉ phát âm “giơ” trước i, iê, ya mà thôi: gì, giết, giêng, gỵa.  Còn trước e, ê thì vẫn phải dùng gi: Giê-su, giẻ


Tôi không đồng tình phụ âm g có 2 âm khác nhau, 1 là “”, 1 là “giơ” (âm gần giống với j, , của Pháp).  Tất cả mẫu âm của chữ Việt chỉ có một âm mà thôi (Trừ 2 trường hợp: 2 ký hiệu mẫu âm c k có chung âm là “”; và i có âm gần giống y)  Ông Phạm Văn Hải dùng từ “mẫu âm” để chỉ nguyên âm, âm chánh.  Còn tôi dùng từ “mẫu âm” để chỉ tất cả 39 âm căn bản, gồm chánh âm (nguyên âm & bán nguyên âm) và phụ âm.

Có người hỏi tôi, trong vài trường hợp, không dùng g = gi thì ông lý giải thế nào về mấy chữ: (chim) gi, (là) , (chém) giết, (tháng) giêng, giếng (nước)…

Tôi xin trình bày ý mọn của tôi, như sau:

1) Mỗi một mẫu âm chỉ có một cách phát âm mà thôi, không thể khi thì phát âm thế nầy, khi thì phát âm thế khác.  39 âm căn bản (mẫu âm) có 39 tiếng phát âm khác nhau.  Không thể g phát âm chỗ nầy, lại có khi g phát âmgiơ chỗ khác.  Làm vậy là làm rối loạn quốc ngữ, bắt học sinh phải nhớ những chuyện thật vô lý (một biểu thị có tới 2 lối phát âm, dù là tử âm, phụ âm)

2) Các từ gi, gì, giết, giêng, giếng… phân tích ra thấy gi+-, gi+-, gi+ết, gi+êng, gi+ếng, không thể phát âm ra gi, gì, giết, giêng, giếng…  Tôi thấy các từ nầy nằm trong qui tắc sau đây:

Trong một chữ quốc ngữ không có 2 nguyên âm giống nhau đứng liền nhau.  Nếu có thì phải bỏ bớt một  Theo tôi, các chữ nêu trên đúng ra phải viết đủ như vầy: (chim) gii, (làm) giì, (chém) giiết, (tháng) giiêng, giiếng (nước).  Chữ i trước là thành phần “kép” của phụ âm kép gi, còn i sau là thành phần của bán nguyên âm kép .  Vậy mình đánh vần gi+i, gi+ì, gi+iết… (giơ+i, giơ+ì, giơ+iết…) thì sẽ ra đúng với tiếng mình muốn ghi lại.  Tuân thủ qui tắc bỏ bớt một nguyên âm, nên các chữ đó thành ra những chữ giống như chúng ta thấy đang dùng hôm nay.  Riêng chữ gỵa, theo tôi phải viết là giịa mới chỉnh.  Bỏ 1 i thì còn gịa.  Chữ nầy dễ lộn với chữ giạ, nên người xưa chế ra chữ gỵa.  Thật ra quốc ngữ không có vần ya, mà chỉ có vần ia.  Nhưng thỉnh thoảng mình cũng thấy vần ya, vì có qui tắc nầy “Vần ia, iu khi ráp với u hay vần xuôi có u phía trước thì i phải đổi thành y”: (canh) khuya, khuỷu tay, té khuỵu… 

ya mà ráp với phụ âm phía trước thì chỉ có 1 chữ duy nhứt gỵa.  Có lẽ người ta nghĩ y = ii, nên mới chế chữ như vậy.  Nếu nghĩ như vậy mà được mọi người chấp thuận, thì viết gyết, gyêng thay cho giết, giêng cũng được.

3) Âm kép là âm được chế tạo thêm để có đủ âm căn bản cho hệ thống tạo chữ Việt.  Nếu cắt rời một thành phần của âm kép, thì tức thời nó không còn là âm kép nữa.  gi mà bị ngắt i ra, thì tức thời đâu còn là gi nữa, mà chỉ còn là g thôi, nghĩa là sẽ trở lại là âm trơn thôi.  Tôi gọi lối phân tách âm kép ra tới từng chữ cái là theo lối ngữ âm học áp dụng cho chữ Pháp và chữ Anh, áp dụng vào chữ Việt chỉ gây phức tạp, rối rắm mà thôi.

4) Nếu chúng ta chịu cải tiến chữ Việt bằng cách dùng j thay gi (làm gọn một phụ âm), thì không còn gì vướng mắc.  Các chữ gây rắc rối được viết như vầy, (chim) ji, (là) , (chém) jiết, (tháng) jiêng, jiếng (nước)… thì đâu còn gì để tranh luận.

[Có người cho rằng âm của j không giống âm của gi.  Nói như vậy là quên rằng ta chỉ mượn bộ chữ cái thôi. Còn âm thì ta toàn quyền sửa đổi ít nhiều để phù hợp trong việc ghi âm tiếng Việt.  Âm Tr của Anh đâu giống âm Tr của ta.  Âm G của Anh trước âm i, e đâu giống G của Pháp.  Âm E của Anh (phát âm là i), của Pháp (phát âm là ơ), của ta (phát âm là e) đâu giống nhau]


B.- Phụ âm kép qu.

Gần như những nhà ngôn ngữ đều cho rằng c, k q cùng âm, là /k/.

G/s Phạm Văn Hải viết, c, kq là 3 cách viết của một âm vị /k/”.

Ông Đỗ Việt Hùng (“Tiếng Việt Thực Hành”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội, 1998) viết, “…-âm /k/ được biểu thị bằng 3 kí hiệu: C, K, Q.

Tôi nhận định về chuyện nầy như sau:

      1) Trong chữ Việt, âm c () có rất nhiều công dụng trong việc tạo chữ, vừa đứng được đầu chữ, vừa đứng được cuối chữ:

a) C đứng trước, ghép được với 6 nguyên âm a, o, ô, ơ, u, ư để tạo chữ vần xuôi: ca, co, cô, cơ, cu, cư.

b) C đướng sau ghép được với 11 chánh âm (gồm nguyên âm và bán nguyên âm) a, e, o, ô, u, ư, ă, â, iê, uô, ươ để tạo chữ vần ngược: ac, ec, oc, ôc, uc, ưc, ăc, âc, iêc, uôc, ươc.

c) C cũng được dùng ghép với h để tạo ra phụ âm kép Ch.

      2) Trong chữ Việt, k có rất ít công dụng trong việc tạo chữ:

a) K chỉ đứng trước, ghép được với 4 nguyên âm e, ê, i y để tạo chữ vần xuôi thôi: ke, kê, ki, ky.

b) K cũng được dùng ghép với h để tạo ra phụ âm kép Kh

c) K không có chức năng đứng cuối chữ.


Vậy, theo tôi, phải viết, Ck cùng âm là //” hoặc viết “Âm // được biểu thị bằng 2 ký hiệu ck.  Sự thật, k chỉ là biến thể của c, chỉ thay thế c khi ghép với e, ê, i, y mà thôi.

      3) Còn q đứng một mình thì chưa được giao “trách nhiệm” giữ âm gì hết.  Đứng một mình, q không ghép được với bất cứ chánh âm nào để tạo ra chữ, ra vần.  Vậy làm sao coi q có âm giống c hay k được.  Q phải được u ghép vào mới thành phụ âm kép qu, có âm là quơ (hoặc cu-ơ)  Lúc bấy giờ qu mới có chức năng tạo chữ như các phụ âm khác.  Cắt u trong qu ra để định âm q là gì là làm rối nghiên cứu mà thôi.

           Vậy, theo tôi, qu không dính dáng với ck.  Cho q = c thì chữ “đi qua” sẽ có thể thành “đi cua” sao?  Chữ “qui y” sẽ có thể thành “cui y”; “quì lạy” thành “cùi lạy” sao?

Kính xin quí vị “nhà ngôn ngữ” VN đừng đem ngữ âm học của Pháp & Anh áp dụng vào việc nghiên cứu chữ Việt, rồi phân tích chữ Việt tới từng đơn vị chữ cái, gặp chữ có phụ âm kép, hoặc chữ ráp vần, quí vị sẽ làm rối lung tung, mà không ích lợi gì.

Tôi coi các chữ “qua”, “qui”, “quý” là chữ vần xuôi, phụ âm ghép với nguyên âm, giống như các chữ “ta”, “ti”. “” hoặc như “nha”, “nhi”, “tha”, “thi”…

Tôi phân tích 3 chữ đó ra 2 phần , phụ âm + nguyên âm, như vầy:

Qua = qu+a, đánh vần quơ+a sẽ tự nhiên ra tiếng qua

Qui = qu+i, đánh vần  quơ+i = qui

Quý = qu+ý, đánh vần quơ = quý.

Đến các chữ ráp vần, có một vần rồi, đem vần đó ráp với qu, như các chữ sau đây: quắn, quang, quốc, quân, quính quáng… thì cũng phân tích thành phụ âm + với vần ngược để đánh vần như sau:

Quăn = qu+ăn, đánh vần là quơ+ăn sẽ đương nhiên ra tiếng quăn,

Quang = qu+ang, đánh vần là quơ+ang = quang,

Quốc = qu+ốc, đánh vần là quơ+ốc = quốc (chớ không ra cuốc được)

Quân = qu+ân, đánh vần là quơ+ân = quân (Người Nam phát âm ra quưng, sai)

Quính = qu+ính, đánh vần là quơ+ính = quính.

Quáng = qu+áng, đánh vần là quơ+áng = quáng

Trong một bài góp ý thảo luận về “qui tắc đánh vần” trên Trang Nhà Viện Việt Học (viethoc.org) phần Diễn Đàn Tiếng Việt, tác giả Lily viết:

“- Phụ âm QUỜ được ghi lại bằng kí hiệu QU. Phụ âm này chỉ kết hợp với những vần khởi đầu bằng âm U và âm O. Khi viết, người ta lược bỏ chữ U hay chữ O của vần ấy đi. (Thí dụ: QU+ÚY = QUÝ; QU+ OANH = QUANH)”

Mọi phụ âm được ghép với nguyên âm thì tạo ra chữ vần xuôi, được ghép với vần ngược thì tạo ra chữ ráp vần: ma, tha, tu, lư, ngu, che, trê, thô, phê: tan, nhang, sông, thênh thang, mênh mông…

Lẽ nào phụ âm Qu lại ngoại lệ, “phải ráp với vần khởi đầu bằng O hoặc U?”.  Chữ qua lẽ nào phải là quoa?  Chữ quê lẽ nào phải là quuê?  Chữ Quì lẽ nào phải là QuuìChữ Quang lẽ nào phải là quoang, chữ Quỳnh lẽ nào phải là Quuỳnh?

Không biết Bà/Cô Lily lấy đâu ra âm U và âm O bị bỏ ra từ chữ Quuý, Quoanh để hiện nay còn là Quý, Quanh.


Hai phụ âm kép giqu là 2 phụ âm gây nhiều tranh cãi rối rắm mà vô ích nhứt.  Những tranh cãi nầy là do quí vị “nhà ngôn ngữ” tìm cách biện giải giqu cách rắc rối, rập theo khuôn “ngữ âm học” của các nhà ngôn ngữ Tây phương.

Mong rằng các nhà ngôn ngữ Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nên coi lại, và tìm cách biện giải đơn giản mà thuyết phục mọi người, về 2 phụ âm giqu.

Kính,

Nguyễn Phước Đáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét