Bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh đang ở đậu tại nhà của mấy người em. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Văn Lang/Người Việt
SÀI GÒN - Vừa qua, báo Người Việt và một số cơ quan truyền thông khác tại hải ngoại đưa tin về lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và hải chiến Trường Sa 1988.
Buổi lễ tưởng niệm diễn ra tại Sài Gòn vào ngày 27 tháng 7 do một số nhân sĩ, trí thức tại Sài Gòn tổ chức.
Trong buổi lễ có sự hiện diện của bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố thiếu tá quân lực VNCH Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm hộ tống Nhật Tảo HQ-10.
Riêng bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh, vợ của cố đại úy quân lực VNCH Nguyễn Thành Trí, hạm phó HQ-10, mặc dù được mời nhưng không tham dự được vì bận chăm sóc người con gái đang điều trị ung thư.
Cố Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và cố Ðại Úy Nguyễn Thành Trí là hai trong số những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 chống tàu Trung Cộng xâm lăng.
* Mong ước sớm có một mái nhà
Chiều 2 tháng 8, chúng tôi tới thăm bà Huỳnh Thị Sinh trong căn nhà nhỏ số 151/10 đường Nguyễn Kim, phường 7, quận 10.
Bà Huỳnh Thị Sinh cho biết ngôi nhà này của mấy người em. Bà tá túc, ở đậu ở đây đã được hai năm, trong khi căn hộ 38 mét vuông tại chung cư Nguyễn Kim bị giải tỏa, hiện bà đang trong tâm trạng lo lắng, chờ được giải quyết một “suất” tái định cư.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xin chụp một tấm hình bà Huỳnh Thị Sinh đứng bên cạnh di ảnh của cố Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, thì bà Sinh cười buồn, cáo lỗi. Bà nói, “Hiện giờ đi ở đậu, nhà đông anh chị em, mấy gia đình ở chung nên chưa có chỗ để bàn thờ, hình ổng tôi phải gói trong số đồ, đem cất.”
Hỏi về mối tình thời trẻ của hai ông bà, bà Sinh kể, “Lúc đó tôi còn là cô nữ sinh của trường trung học Nguyễn Bá Tòng, tôi gặp ổng tại lớp Anh văn của Hội Việt-Mỹ, lúc đó ổng mới đeo lon thiếu úy.”
Nhắc về những kỉ niệm cũ, bà Sinh nói, “Tôi nhớ ổng nhất là ở cái tánh hiền lành, ít nói. Sau những chuyến công tác dài tới 2 hay 3 tháng, về nhà ổng thường chở vợ con đi ăn. Thường là hay chở ra đường Nguyễn Tri Phương, vì ở đó có mấy quán ốc rất ngon. Mà ổng thì rất thích ăn ốc.”
Trong nỗi xúc động, người quả phụ 63 tuổi, kể rằng từ ngày ông nhà hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa, bà đã hai lần mơ thấy ông về.
“Lần đầu, là sau khi bộ tư lệnh hải quân cử người tới nhà làm lễ truy điệu cho ổng, sau đó mấy bữa tôi mơ thấy ổng, ổng ở trên con tàu đang cháy, chân bị xích vô đài chỉ huy hay kỳ đài gì đó tôi cũng không rõ. Mấy năm sau thì tôi lại mơ thấy ổng về, ổng chở tôi bằng xe Honda đi chơi khắp Sài Gòn. Tội nghiệp! Ổng đen mà ốm nhom, ốm nhách hà.”
Rồi bà cười buồn, nói xa xôi, như đang tâm sự với chính mình, “Mà ông nhà tôi thì có bao giờ mập đâu!”
Hỏi thăm về ba người con gái mà khi Thiếu Tá Thà hy sinh thì còn rất nhỏ, bà Sinh cho biết, hiện cô Út đã 40 tuổi, hai cô chị ngoài 40, đều đã có chồng, mỗi cô đều có hai người con, hiện cả ba cô đều theo về ở bên chồng. Cuộc sống của các cô với chồng theo bà Sinh thì cũng chỉ đủ ăn chứ không dư giả gì.
Bà Sinh bảo, “Ước mơ lớn nhất là làm sao có được một căn hộ tái định cư sớm để tôi có chỗ thờ cúng ổng. Hơn nữa là có chỗ cho hai đứa cháu ngoại về ở với tôi. An ủi tuổi già tôi chỉ mơ ước có bấy nhiêu thôi!”
Chia tay bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, chúng tôi trở ra khu chung cư Nguyễn Kim cũ, nơi này đã được đập bỏ hơn một năm nay, nhưng vẫn chưa thấy xây dựng gì cả, bãi đất được rào lại bằng những tấm tôn có mái che và hiện người ta dùng nơi này làm bãi giữ xe.
Với hiện trạng này, xem ra “giấc mơ tái định cư” trên lô đất của chung cư cũ của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, xem ra không biết tới bao giờ mới thành hiện thực?
* Người phụ nữ thầm lặng
Vài ngày sau chuyến thăm bà Huỳnh Thị Sinh, chiều 5 tháng 8, chúng tôi đến thăm bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh, vợ của cố Ðại Úy Nguyễn Thành Trí, hạm phó của chiến hạm Nhật Tảo, tại một căn hộ nhỏ nằm tận lầu 4 của chung cư Trần Quốc Thảo.
Bà Thanh cho biết là khi ông Nguyễn Thành Trí hy sinh đầu năm 1974 thì bà và hai người con nhỏ, lúc đó cô chị tên Thảo mới được 5 tuổi, còn người em trai tên Triết mới được có hai tháng tuổi còn nằm trong bụng mẹ.
Sau khi ông nhà hy sinh, bà vẫn tiếp tục sống cùng gia đình bên chồng tại quận 5, cho đến năm 2000, với số tiền gia đình bên chồng cho bà mua được căn hộ nhỏ của chung cư tái định cư mà bà và hai người con đang ở hiện nay.
Ðang trò chuyện cùng bà Ngô Thị Kim Thanh thì người con trai là anh Triết về tới. Triết, 37 tuổi, nhưng nhìn còn rất trẻ, độ chừng 27 tuổi, cao lớn đẹp trai, mang nhiều dáng dấp, hình ảnh của người cha Nguyễn Thành Trí.
Hỏi lý do tại sao đã 37 tuổi mà chưa lập gia đình, Triết nở nụ cười thật hiền, “Mấy cô bây giờ không giống hồi xưa, sống toàn nhìn lên không hà!”
Bà Thanh có vẻ buồn, bà không giấu nỗi lòng của người mẹ 65 tuổi, mong có đứa cháu để bồng. Khi câu chuyện của chúng tôi đang lắng xuống thì vừa may chị Thảo cũng vừa về tới.
Vừa gặp, không cần khách sáo, chị Thảo nói luôn những nỗi ‘bức xúc’ của mình.
“Anh biết không? Mỗi ngày tôi phải nhận tới cả chục cuộc điện thoại, hỏi tới hỏi lui về bịnh tình của tôi. Giải thích riết rồi tôi cũng mệt vì phải lặp đi lặp lại.”
Chị Thảo nói thêm, “Chưa hết! Có người ở bên đó kêu thân nhân ở bên đây đi ‘xác minh’ bệnh tình của tôi. Thế là mấy người thân nhân đó tới chung cư, đi từ lầu 1 lên lầu 4 đi tới đâu cũng hỏi, ‘Có biết nhà cô Thảo bị ung thư ở đâu không?’ Rồi khi ra về họ còn đứng ngay trước cửa nói lớn, ‘Ðược rồi, tụi tôi về sẽ kêu ở bển gởi tiền qua cho chị. Ủa, mà sao bị ung thư gì mà mập dữ vậy?!’’”
Chị Thảo nói thêm, “Bây giờ lối xóm hay ai biết tôi cũng nhìn tôi như nhìn một con bệnh, hoặc có khi còn coi tôi như bệnh giả đò để lường gạt, điều đó làm cho tôi hết sức khó chịu. Tôi chỉ muốn sống và làm việc như một người bình thường, tôi không muốn sự thương hại của mọi người làm xáo trộn cuộc sống của tôi.”
Chờ cho những ‘bức xúc’ của chị Thảo lắng dịu, chúng tôi hỏi thăm về bệnh tình và sự điều trị thuốc men lâu nay.
Thảo cho biết, chị phát hiện bệnh bướu cổ, u tuyến giáp từ 2005, tới 2007 thì mới được mổ và phát hiện là bướu độc lên phải uống thuốc xạ trị, từ 2008 tới 2009, riêng năm 2010 thì ngưng thuốc xạ trị, đầu năm 2011 khi xét nghiệm lại, bác sĩ kết luận có sự phát triển đột biến của tế bào nên chị lại phải tiếp tục dùng thuốc xạ trị.
Hiện chị Thảo đang được khoa phóng xạ bệnh viện Chợ Rẫy điều trị, vài tháng thì phải uống viên thuốc phóng xạ nhập từ Nhật Bản. Cũng may là chị dùng liều thấp nên một viên phóng xạ chỉ có giá là 2 triệu đồng, cộng thêm các xét nghiệm khác tổng cộng gần 3 triệu đồng, nếu phải dùng liều cao thì giá tiền sẽ tăng theo, trường hợp cao nhất là 100 triệu đồng.
Hiện tuy đang bệnh nhưng Thảo vẫn đi làm cho một tổ hợp may, chị chỉ nghỉ mấy ngày khi uống thuốc xạ trị vì bác sĩ yêu cầu chị phải cách ly với mọi người vì liều phóng xạ. Lương chị Thảo hiện chỉ hơn 2 triệu. Riêng Triết đi làm nhân viên cho một bệnh viện trong thành phố lương có khá hơn nhưng cũng chỉ hơn 3 triệu đồng một tháng.
Chia tay gia đình bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh, điều bà Thanh mong muốn hơn hết là gia đình bà vẫn giữ được nếp sống bình yên như mấy chục năm qua, vì bà không thích những câu chuyện ồn ào.
Chúng tôi cũng không biết nói gì hơn là cầu chúc cho chị Thảo sớm bình phục để tiếp tục cuộc sống độc lập. Và theo cảm nhận của chúng tôi, cuộc sống của bà Thanh, chị Thảo, anh Triết hiện nay tuy còn rất khó khăn nhưng ý chí vươn lên và nhân cách sống ngay thẳng của họ là rất đáng trân trọng.
Như vậy hương hồn của ông Nguyễn Thành Trí ở nơi xa có thể yên lòng vì dù sao sự hy sinh anh dũng của ông trong công cuộc chống Trung Cộng xâm lăng không phải là một sự hy sinh vô ích.
SÀI GÒN - Vừa qua, báo Người Việt và một số cơ quan truyền thông khác tại hải ngoại đưa tin về lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và hải chiến Trường Sa 1988.
Buổi lễ tưởng niệm diễn ra tại Sài Gòn vào ngày 27 tháng 7 do một số nhân sĩ, trí thức tại Sài Gòn tổ chức.
Trong buổi lễ có sự hiện diện của bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, vợ cố thiếu tá quân lực VNCH Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm hộ tống Nhật Tảo HQ-10.
Riêng bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh, vợ của cố đại úy quân lực VNCH Nguyễn Thành Trí, hạm phó HQ-10, mặc dù được mời nhưng không tham dự được vì bận chăm sóc người con gái đang điều trị ung thư.
Cố Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và cố Ðại Úy Nguyễn Thành Trí là hai trong số những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 chống tàu Trung Cộng xâm lăng.
* Mong ước sớm có một mái nhà
Chiều 2 tháng 8, chúng tôi tới thăm bà Huỳnh Thị Sinh trong căn nhà nhỏ số 151/10 đường Nguyễn Kim, phường 7, quận 10.
Chung cư Nguyễn Kim (cũ), nơi ông bà Ngụy Văn Thà từng ở, được dỡ bỏ cách đây hơn 1 năm. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Bà Huỳnh Thị Sinh cho biết ngôi nhà này của mấy người em. Bà tá túc, ở đậu ở đây đã được hai năm, trong khi căn hộ 38 mét vuông tại chung cư Nguyễn Kim bị giải tỏa, hiện bà đang trong tâm trạng lo lắng, chờ được giải quyết một “suất” tái định cư.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xin chụp một tấm hình bà Huỳnh Thị Sinh đứng bên cạnh di ảnh của cố Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, thì bà Sinh cười buồn, cáo lỗi. Bà nói, “Hiện giờ đi ở đậu, nhà đông anh chị em, mấy gia đình ở chung nên chưa có chỗ để bàn thờ, hình ổng tôi phải gói trong số đồ, đem cất.”
Hỏi về mối tình thời trẻ của hai ông bà, bà Sinh kể, “Lúc đó tôi còn là cô nữ sinh của trường trung học Nguyễn Bá Tòng, tôi gặp ổng tại lớp Anh văn của Hội Việt-Mỹ, lúc đó ổng mới đeo lon thiếu úy.”
Nhắc về những kỉ niệm cũ, bà Sinh nói, “Tôi nhớ ổng nhất là ở cái tánh hiền lành, ít nói. Sau những chuyến công tác dài tới 2 hay 3 tháng, về nhà ổng thường chở vợ con đi ăn. Thường là hay chở ra đường Nguyễn Tri Phương, vì ở đó có mấy quán ốc rất ngon. Mà ổng thì rất thích ăn ốc.”
Trong nỗi xúc động, người quả phụ 63 tuổi, kể rằng từ ngày ông nhà hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa, bà đã hai lần mơ thấy ông về.
“Lần đầu, là sau khi bộ tư lệnh hải quân cử người tới nhà làm lễ truy điệu cho ổng, sau đó mấy bữa tôi mơ thấy ổng, ổng ở trên con tàu đang cháy, chân bị xích vô đài chỉ huy hay kỳ đài gì đó tôi cũng không rõ. Mấy năm sau thì tôi lại mơ thấy ổng về, ổng chở tôi bằng xe Honda đi chơi khắp Sài Gòn. Tội nghiệp! Ổng đen mà ốm nhom, ốm nhách hà.”
Rồi bà cười buồn, nói xa xôi, như đang tâm sự với chính mình, “Mà ông nhà tôi thì có bao giờ mập đâu!”
Hỏi thăm về ba người con gái mà khi Thiếu Tá Thà hy sinh thì còn rất nhỏ, bà Sinh cho biết, hiện cô Út đã 40 tuổi, hai cô chị ngoài 40, đều đã có chồng, mỗi cô đều có hai người con, hiện cả ba cô đều theo về ở bên chồng. Cuộc sống của các cô với chồng theo bà Sinh thì cũng chỉ đủ ăn chứ không dư giả gì.
Bà Sinh bảo, “Ước mơ lớn nhất là làm sao có được một căn hộ tái định cư sớm để tôi có chỗ thờ cúng ổng. Hơn nữa là có chỗ cho hai đứa cháu ngoại về ở với tôi. An ủi tuổi già tôi chỉ mơ ước có bấy nhiêu thôi!”
Chia tay bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh, chúng tôi trở ra khu chung cư Nguyễn Kim cũ, nơi này đã được đập bỏ hơn một năm nay, nhưng vẫn chưa thấy xây dựng gì cả, bãi đất được rào lại bằng những tấm tôn có mái che và hiện người ta dùng nơi này làm bãi giữ xe.
Với hiện trạng này, xem ra “giấc mơ tái định cư” trên lô đất của chung cư cũ của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, xem ra không biết tới bao giờ mới thành hiện thực?
* Người phụ nữ thầm lặng
Vài ngày sau chuyến thăm bà Huỳnh Thị Sinh, chiều 5 tháng 8, chúng tôi đến thăm bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh, vợ của cố Ðại Úy Nguyễn Thành Trí, hạm phó của chiến hạm Nhật Tảo, tại một căn hộ nhỏ nằm tận lầu 4 của chung cư Trần Quốc Thảo.
Di ảnh cố Ðại Úy Nguyễn Thành Trí trên bàn thờ tại nhà của bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Bà Thanh cho biết là khi ông Nguyễn Thành Trí hy sinh đầu năm 1974 thì bà và hai người con nhỏ, lúc đó cô chị tên Thảo mới được 5 tuổi, còn người em trai tên Triết mới được có hai tháng tuổi còn nằm trong bụng mẹ.
Sau khi ông nhà hy sinh, bà vẫn tiếp tục sống cùng gia đình bên chồng tại quận 5, cho đến năm 2000, với số tiền gia đình bên chồng cho bà mua được căn hộ nhỏ của chung cư tái định cư mà bà và hai người con đang ở hiện nay.
Ðang trò chuyện cùng bà Ngô Thị Kim Thanh thì người con trai là anh Triết về tới. Triết, 37 tuổi, nhưng nhìn còn rất trẻ, độ chừng 27 tuổi, cao lớn đẹp trai, mang nhiều dáng dấp, hình ảnh của người cha Nguyễn Thành Trí.
Hỏi lý do tại sao đã 37 tuổi mà chưa lập gia đình, Triết nở nụ cười thật hiền, “Mấy cô bây giờ không giống hồi xưa, sống toàn nhìn lên không hà!”
Bà Thanh có vẻ buồn, bà không giấu nỗi lòng của người mẹ 65 tuổi, mong có đứa cháu để bồng. Khi câu chuyện của chúng tôi đang lắng xuống thì vừa may chị Thảo cũng vừa về tới.
Vừa gặp, không cần khách sáo, chị Thảo nói luôn những nỗi ‘bức xúc’ của mình.
“Anh biết không? Mỗi ngày tôi phải nhận tới cả chục cuộc điện thoại, hỏi tới hỏi lui về bịnh tình của tôi. Giải thích riết rồi tôi cũng mệt vì phải lặp đi lặp lại.”
Chị Thảo nói thêm, “Chưa hết! Có người ở bên đó kêu thân nhân ở bên đây đi ‘xác minh’ bệnh tình của tôi. Thế là mấy người thân nhân đó tới chung cư, đi từ lầu 1 lên lầu 4 đi tới đâu cũng hỏi, ‘Có biết nhà cô Thảo bị ung thư ở đâu không?’ Rồi khi ra về họ còn đứng ngay trước cửa nói lớn, ‘Ðược rồi, tụi tôi về sẽ kêu ở bển gởi tiền qua cho chị. Ủa, mà sao bị ung thư gì mà mập dữ vậy?!’’”
Chị Thảo nói thêm, “Bây giờ lối xóm hay ai biết tôi cũng nhìn tôi như nhìn một con bệnh, hoặc có khi còn coi tôi như bệnh giả đò để lường gạt, điều đó làm cho tôi hết sức khó chịu. Tôi chỉ muốn sống và làm việc như một người bình thường, tôi không muốn sự thương hại của mọi người làm xáo trộn cuộc sống của tôi.”
Chờ cho những ‘bức xúc’ của chị Thảo lắng dịu, chúng tôi hỏi thăm về bệnh tình và sự điều trị thuốc men lâu nay.
Thảo cho biết, chị phát hiện bệnh bướu cổ, u tuyến giáp từ 2005, tới 2007 thì mới được mổ và phát hiện là bướu độc lên phải uống thuốc xạ trị, từ 2008 tới 2009, riêng năm 2010 thì ngưng thuốc xạ trị, đầu năm 2011 khi xét nghiệm lại, bác sĩ kết luận có sự phát triển đột biến của tế bào nên chị lại phải tiếp tục dùng thuốc xạ trị.
Hiện chị Thảo đang được khoa phóng xạ bệnh viện Chợ Rẫy điều trị, vài tháng thì phải uống viên thuốc phóng xạ nhập từ Nhật Bản. Cũng may là chị dùng liều thấp nên một viên phóng xạ chỉ có giá là 2 triệu đồng, cộng thêm các xét nghiệm khác tổng cộng gần 3 triệu đồng, nếu phải dùng liều cao thì giá tiền sẽ tăng theo, trường hợp cao nhất là 100 triệu đồng.
Hiện tuy đang bệnh nhưng Thảo vẫn đi làm cho một tổ hợp may, chị chỉ nghỉ mấy ngày khi uống thuốc xạ trị vì bác sĩ yêu cầu chị phải cách ly với mọi người vì liều phóng xạ. Lương chị Thảo hiện chỉ hơn 2 triệu. Riêng Triết đi làm nhân viên cho một bệnh viện trong thành phố lương có khá hơn nhưng cũng chỉ hơn 3 triệu đồng một tháng.
Chia tay gia đình bà quả phụ Ngô Thị Kim Thanh, điều bà Thanh mong muốn hơn hết là gia đình bà vẫn giữ được nếp sống bình yên như mấy chục năm qua, vì bà không thích những câu chuyện ồn ào.
Chúng tôi cũng không biết nói gì hơn là cầu chúc cho chị Thảo sớm bình phục để tiếp tục cuộc sống độc lập. Và theo cảm nhận của chúng tôi, cuộc sống của bà Thanh, chị Thảo, anh Triết hiện nay tuy còn rất khó khăn nhưng ý chí vươn lên và nhân cách sống ngay thẳng của họ là rất đáng trân trọng.
Như vậy hương hồn của ông Nguyễn Thành Trí ở nơi xa có thể yên lòng vì dù sao sự hy sinh anh dũng của ông trong công cuộc chống Trung Cộng xâm lăng không phải là một sự hy sinh vô ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét