Biển Đông Sóng Dậy đã mấy tháng qua, nhưng có thể nói là chưa ra ngô khoai gì cả. Trung Cộng ngày càng diệu võ dương oai, nhưng trên thực tế chỉ là những màn gây sự không hơn không kém. Xem ra như một mớ bòng bong. Trung Cộng cùng lúc gây hấn với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Việt Nam, Indonesia, ngay cả Malaysia cũng đặt vấn đề với Tàu Cộng… trong khi Hoa Kỳ, Ấn Ðộ… và những nước cần đi lại trên biển Ðông cũng đang có những đề phòng “cực kỳ nghiêm túc”. Trung Cộng cũng biết rằng nếu cùng lúc gây hấn với tất cả các nước trải dài theo bờ biển Trung Hoa, chắc chắn những rắc rối cho Trung Cộng sẽ đến ngay lập tức. Nếu cứ “thăm dò” bắt mạch hết Nhật Bản, Việt Nam rồi Phi luật Tân mà không có một hành động cụ thể nào thì chắc chắn phần thiệt hại Trung Cộng sẽ gánh chịu, vì các nước lân cận sẽ có dịp đoàn kết với nhau, không chóng thì chầy, các nước này sẽ có một liên minh để bảo vệ cho nhau, Tàu Cộng chỉ hy vọng Việt Nam sẽ không tham gia liên minh này. Tuy nhiên, điều này cũng rất bấp bênh, vì nếu Việt Cộng không tham gia thì dân chúng Việt Nam sẽ nổi dậy, vì bộ mặt bán nước của Việt Cộng đã thấy rõ. Ðã biết bất lợi, tại sao Trung Cộng vẫn hung hăng con bọ xít.
Nguyên nhân xa
Trung Cộng đã cho Hoa Kỳ vay một số tiền khổng lồ. Trung Cộng đang muốn dùng đồng tiền để khống chế Hoa Kỳ, âm mưu mua những công ty, cơ sở của Hoa Kỳ, đầu tư vào các nước láng giềng của Hoa Kỳ, bằng chứng là Trung Cộng đã bỏ ra 9 tỉ Mỹ kim đầu tư vào Brasil, tức là lấn áp Hoa Kỳ đến chỗ khốn đốn để rồi chiếm địa vị của Hoa Kỳ. Muốn thế, việc đầu tiên của Trung Cộng là đánh đổ địa vị bản vị của đồng Mỹ kim tức là đánh vào tử huyệt của Hoa Kỳ. Ngược lại, Tuy Hoa Kỳ đang lâm vào tình trạng kẹt tiền, nhưng không vì thế mà dễ “ăn hiếp” Hoa Kỳ. Ðộng đến đồng đô la dứt khoát sẽ bị Hoa Kỳ phản ứng dữ dội mà cựu Tổng Giám Ðốc quỹ tiền tệ quốc tế phải thân sơ thất sở, Gaddafi dở sống, dở chết, kéo theo Trung Cộng phải lo sợ con đường nhập cảng nhiên liệu cũng như nguyên liệu trở nên bấp bênh.
Nguyên nhân gần
Ðể đối phó với tình trạng tắc nghẽn nhiên liệu và nguyên liệu, Trung Cộng như con thú dữ gầm lên kiểu sư tử hống của Kim Mao Sư Vương, gây hấn với Nhật Bản, Ðài Loan, Indonesia, Philippines, Mã Lai Á, Bornéo v.v… nhất là với Việt nam để trả đũa Hoa Kỳ buộc Trung Cộng phải ngưng các dự án dầu hỏa tại Lybia. Chưa hết, một phong trào cách mạng tại Phi Châu và Trung Ðông cũng làm cho Trung Cộng phải run sợ, vì kinh tế Trung Cộng tùy thuộc nhiên liệu và nguyên liệu nhập cảng. Nay Hoa Kỳ “âm mưu cắt đứt dây chuông” làm sao Trung Cộng không “nổi điên”? Ngoài ra, còn có lời đồn đãi rằng Hoa Kỳ đang âm mưu “quịt nợ” bằng những ngón nghề điêu luyện mà Trung Cộng, dù tự xưng là con trời cũng đành thúc thủ. điều này khiến Trung Cộng giận cá chém thớt, gây hấn “tràn lan chi địa với các nước láng giềng!”.
Một cuộc nghiên cứu của Lowy, Trung Tâm Nghiên Cứu chính sách của Úc e ngại rằng thái độ liều lĩnh của giới quân sự Trung Cộng, sự đói khát tài nguyên của Trung Cộng ở biển Nam và Ðông Hải làm tăng khả năng xung đột quân sự đưa đến chiến tranh Á Châu, “Tuyến đường giao thương trên biển của vùng Ðông Dương – Thái Bình Dương - Á châu ngày càng trở nên đông đúc, tranh giành nhau và là điểm nhược cho sự xung đột vũ trang” hậu quả là các nước trong vùng đang tăng cường hải và không quân. Nguyên nhân gần nhất xảy ra cuộc chiến tranh trước hết là do lòng tham không đáy của Hán Tộc cộng với sự giàu có bất thường khiến Trung Cộng hung hăng con bọ xít. Hơn nữa, một khi quân sự được phát triển mà “không có việc làm” e rằng các lực lượng này sẽ quay lại gây rối loạn trong nước. Trong khi đó, lòng dân Hoa Lục cũng luôn luôn sẵn sàng cho một cuộc nổi dậy, nhà cầm quyền phải hướng lòng dân về sự xâm lược để xoa dịu những bất mãn, mầm mống của loạn lạc.
Rủi ro và may mắn của Việt Nam
Hai dân tộc Hán Việt có một mối thù truyền kiếp, hễ lúc nào Hoa Lục “bốn phương yên ổn, hai kinh vững vàng” là Trung Hoa xâm lược Việt nam. Mấy ngàn năm qua đi, nhưng định luật này không hề sai chậy. Lần này, Việt Nam đang bị Cộng Sản Việt Nam cai trị, một loại Cộng Sản nô lệ Trung Cộng, khiến Trung Cộng thấy dễ nuốt trộng Việt nam. Nếu Trung Cộng cứ nhẩn nha, gặm nhấm Việt Nam với những màn đầu tư khổng lồ, đầu tư cơ sở nào đưa công nhân Tàu qua làm việc ở đó, lấy chồng cưới vợ, sinh con đẻ cháu… chắc chỉ vài chục năm, đến một ngày đẹp trời, bỗng Việt Nam biến thành một tỉnh của Trung Cộng. Nhưng trong cái rủi có cái may. Trung Cộng vì nóng lòng đối địch, ăn miếng ở Lybia và Châu Phi, trả miếng ở Biển Ðông khiến cho Trung Cộng không còn kiên nhẫn để nhẩn nha gặm nhấm Viêt Nam mà phải thanh toán vùng biển của Việt Nam. Cả thế giới thấy rõ điều đó, dân Việt Nam thấy rõ điều đó và thấy luôn bộ mặt bán nước của Việt Cộng. Vì sự lưu thông trên Biển Ðông của Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Mã Lai v.v… khiến cho Hoa Kỳ, Ấn Ðộ… phải có thái độ đối với Trung Cộng. Nếu Trung Cộng “dàn xếp” được với Việt Cộng để nuốt chửng Việt Nam, sự kiện này sẽ là mối lo ngại và nguy hiểm rất lớn cho Ân Ðộ, Mã Lai, v.v… Trong khi đó, lấy Việt Nam làm gương, các nước Nhật, Phi Luật Tân v.v… sẽ gây khó khăn cho Trung Cộng. Ðây là cơ hội cho dân tộc Việt Nam thấy rõ 2 điều: - sự nguy hại mất nước về tay Trung Cộng và bản tính đê hèn phản quốc của Việt Cộng.
Trong tình trạng căng thẳng tại Biển Ðông, đúng như viện nghiên cứu Lowy lo ngại, chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào chỉ vì những rủi rỏ, tai nạn ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo. Những phi cơ, tàu chiến của Trung Cộng ngày càng lại gần bờ biển của các nước chung quanh dễ gây ra những sự ngộ nhận hay tai nạn và từ dó bùng lên một cuộc chiến toàn diện Á Châu.
Nhưng, như một định định mệnh, nếu Trung Cộng gây chiến với các nước láng giềng chắc chắn Trung Cộng sẽ thảm bại, không vì bị các nước bao vây và chống trả thì cũng vì nguồn tiếp tế nhiên liệu và nguyên liệu kiệt cạn mà chết, lúc dó, đúng như ngoại trưởng Hoa Kỳ tiên đoán, Trung Cộng sẽ bị xé ra từng mảnh nhỏ.
Trở về nội bộ Việt Nam, cho đến hôm nay, mọi người đã thấy không mong gì Việt Cộng sẽ cương quyết chống lại Trung Cộng mà Việt Cộng còn làm tay trong cho Trung Cộng. Ðây là lúc toàn dân phải đứng lên. Không ai lo cho mình bằng mình, phải biểu tình tạo áp lực đối với Việt Cộng, cho chúng thấy dân chúng có khả năng và thừa khả năng lật đổ chúng. Thế mạnh của toàn dân hôm nay là thế chống xâm lăng của Trung Cộng. Ai đi ngược lại với công cuộc chống xâm lăng thì toàn dân sẽ lật đổ chúng.
Ðiều làm mọi người ngạc nhiên là với tình hình rối ren như hiện tại giữa Trung Cộng và Việt Cộng, dính líu trực tiếp đến lực lượng võ trang, thế mà quân đội Việt Cộng vẫn bình chân như vại, im như thóc. Tại sao? Quân Ðội chỉ bảo vệ Ðảng thôi sao? Vô lý các tướng lãnh Việt Cộng hèn nhát hơn tướng lãnh Phi Luật Tân. Trung Cộng đã từng “cho Việt nam một bài học năm 1979”. Biết bao nhiêu binh sĩ đã ngã gục dưới họng súng xâm lược của Trung Cộng, những người lính, sĩ quan, tướng lãnh Việt Cộng hôm nay đã từng chứng kiến cảnh Trung Cộng xâm lăng, đã từng chứng kiến máu đồng đội đổ ra, sao lại im lặng trước sự đe dọa của quân đội Trung Cộng? Dù gì cũng là “quân đội”, là lực lượng trang bị vũ khí trong tay để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh lãnh thổ. Tại sao không có một lời tuyên bố nào của các tướng lãnh Việt Cộng về tình hình đất nước?
Dân tộc Việt Nam từ khi lập quốc cho đến bây giờ luôn luôn đề phòng Hoa Lục. Phương thế cứu nước hôm nay là nỗ lực biểu tình đều khắp và liên tục, chống Trung Cộng xâm lược. Việt Cộng không thể thẳng tay đàn áp được, vì nếu chúng đàn áp dã man, quốc tế sẽ can thiệp, và toàn dân càng căm phẫn. Chỉ có áp lực đó làm cho Việt Cộng không còn đường nào khác là phải quyết liệt chống Trung Cộng hay bị lật đổ. Chỉ có dân chúng Việt nam mới có khả năng chống sự xâm lăng trong giai đoạn lịch sử nầy.
Lê Văn Ấn
Nguyên nhân xa
Trung Cộng đã cho Hoa Kỳ vay một số tiền khổng lồ. Trung Cộng đang muốn dùng đồng tiền để khống chế Hoa Kỳ, âm mưu mua những công ty, cơ sở của Hoa Kỳ, đầu tư vào các nước láng giềng của Hoa Kỳ, bằng chứng là Trung Cộng đã bỏ ra 9 tỉ Mỹ kim đầu tư vào Brasil, tức là lấn áp Hoa Kỳ đến chỗ khốn đốn để rồi chiếm địa vị của Hoa Kỳ. Muốn thế, việc đầu tiên của Trung Cộng là đánh đổ địa vị bản vị của đồng Mỹ kim tức là đánh vào tử huyệt của Hoa Kỳ. Ngược lại, Tuy Hoa Kỳ đang lâm vào tình trạng kẹt tiền, nhưng không vì thế mà dễ “ăn hiếp” Hoa Kỳ. Ðộng đến đồng đô la dứt khoát sẽ bị Hoa Kỳ phản ứng dữ dội mà cựu Tổng Giám Ðốc quỹ tiền tệ quốc tế phải thân sơ thất sở, Gaddafi dở sống, dở chết, kéo theo Trung Cộng phải lo sợ con đường nhập cảng nhiên liệu cũng như nguyên liệu trở nên bấp bênh.
Nguyên nhân gần
Ðể đối phó với tình trạng tắc nghẽn nhiên liệu và nguyên liệu, Trung Cộng như con thú dữ gầm lên kiểu sư tử hống của Kim Mao Sư Vương, gây hấn với Nhật Bản, Ðài Loan, Indonesia, Philippines, Mã Lai Á, Bornéo v.v… nhất là với Việt nam để trả đũa Hoa Kỳ buộc Trung Cộng phải ngưng các dự án dầu hỏa tại Lybia. Chưa hết, một phong trào cách mạng tại Phi Châu và Trung Ðông cũng làm cho Trung Cộng phải run sợ, vì kinh tế Trung Cộng tùy thuộc nhiên liệu và nguyên liệu nhập cảng. Nay Hoa Kỳ “âm mưu cắt đứt dây chuông” làm sao Trung Cộng không “nổi điên”? Ngoài ra, còn có lời đồn đãi rằng Hoa Kỳ đang âm mưu “quịt nợ” bằng những ngón nghề điêu luyện mà Trung Cộng, dù tự xưng là con trời cũng đành thúc thủ. điều này khiến Trung Cộng giận cá chém thớt, gây hấn “tràn lan chi địa với các nước láng giềng!”.
Một cuộc nghiên cứu của Lowy, Trung Tâm Nghiên Cứu chính sách của Úc e ngại rằng thái độ liều lĩnh của giới quân sự Trung Cộng, sự đói khát tài nguyên của Trung Cộng ở biển Nam và Ðông Hải làm tăng khả năng xung đột quân sự đưa đến chiến tranh Á Châu, “Tuyến đường giao thương trên biển của vùng Ðông Dương – Thái Bình Dương - Á châu ngày càng trở nên đông đúc, tranh giành nhau và là điểm nhược cho sự xung đột vũ trang” hậu quả là các nước trong vùng đang tăng cường hải và không quân. Nguyên nhân gần nhất xảy ra cuộc chiến tranh trước hết là do lòng tham không đáy của Hán Tộc cộng với sự giàu có bất thường khiến Trung Cộng hung hăng con bọ xít. Hơn nữa, một khi quân sự được phát triển mà “không có việc làm” e rằng các lực lượng này sẽ quay lại gây rối loạn trong nước. Trong khi đó, lòng dân Hoa Lục cũng luôn luôn sẵn sàng cho một cuộc nổi dậy, nhà cầm quyền phải hướng lòng dân về sự xâm lược để xoa dịu những bất mãn, mầm mống của loạn lạc.
Rủi ro và may mắn của Việt Nam
Hai dân tộc Hán Việt có một mối thù truyền kiếp, hễ lúc nào Hoa Lục “bốn phương yên ổn, hai kinh vững vàng” là Trung Hoa xâm lược Việt nam. Mấy ngàn năm qua đi, nhưng định luật này không hề sai chậy. Lần này, Việt Nam đang bị Cộng Sản Việt Nam cai trị, một loại Cộng Sản nô lệ Trung Cộng, khiến Trung Cộng thấy dễ nuốt trộng Việt nam. Nếu Trung Cộng cứ nhẩn nha, gặm nhấm Việt Nam với những màn đầu tư khổng lồ, đầu tư cơ sở nào đưa công nhân Tàu qua làm việc ở đó, lấy chồng cưới vợ, sinh con đẻ cháu… chắc chỉ vài chục năm, đến một ngày đẹp trời, bỗng Việt Nam biến thành một tỉnh của Trung Cộng. Nhưng trong cái rủi có cái may. Trung Cộng vì nóng lòng đối địch, ăn miếng ở Lybia và Châu Phi, trả miếng ở Biển Ðông khiến cho Trung Cộng không còn kiên nhẫn để nhẩn nha gặm nhấm Viêt Nam mà phải thanh toán vùng biển của Việt Nam. Cả thế giới thấy rõ điều đó, dân Việt Nam thấy rõ điều đó và thấy luôn bộ mặt bán nước của Việt Cộng. Vì sự lưu thông trên Biển Ðông của Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Mã Lai v.v… khiến cho Hoa Kỳ, Ấn Ðộ… phải có thái độ đối với Trung Cộng. Nếu Trung Cộng “dàn xếp” được với Việt Cộng để nuốt chửng Việt Nam, sự kiện này sẽ là mối lo ngại và nguy hiểm rất lớn cho Ân Ðộ, Mã Lai, v.v… Trong khi đó, lấy Việt Nam làm gương, các nước Nhật, Phi Luật Tân v.v… sẽ gây khó khăn cho Trung Cộng. Ðây là cơ hội cho dân tộc Việt Nam thấy rõ 2 điều: - sự nguy hại mất nước về tay Trung Cộng và bản tính đê hèn phản quốc của Việt Cộng.
Trong tình trạng căng thẳng tại Biển Ðông, đúng như viện nghiên cứu Lowy lo ngại, chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào chỉ vì những rủi rỏ, tai nạn ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo. Những phi cơ, tàu chiến của Trung Cộng ngày càng lại gần bờ biển của các nước chung quanh dễ gây ra những sự ngộ nhận hay tai nạn và từ dó bùng lên một cuộc chiến toàn diện Á Châu.
Nhưng, như một định định mệnh, nếu Trung Cộng gây chiến với các nước láng giềng chắc chắn Trung Cộng sẽ thảm bại, không vì bị các nước bao vây và chống trả thì cũng vì nguồn tiếp tế nhiên liệu và nguyên liệu kiệt cạn mà chết, lúc dó, đúng như ngoại trưởng Hoa Kỳ tiên đoán, Trung Cộng sẽ bị xé ra từng mảnh nhỏ.
Trở về nội bộ Việt Nam, cho đến hôm nay, mọi người đã thấy không mong gì Việt Cộng sẽ cương quyết chống lại Trung Cộng mà Việt Cộng còn làm tay trong cho Trung Cộng. Ðây là lúc toàn dân phải đứng lên. Không ai lo cho mình bằng mình, phải biểu tình tạo áp lực đối với Việt Cộng, cho chúng thấy dân chúng có khả năng và thừa khả năng lật đổ chúng. Thế mạnh của toàn dân hôm nay là thế chống xâm lăng của Trung Cộng. Ai đi ngược lại với công cuộc chống xâm lăng thì toàn dân sẽ lật đổ chúng.
Ðiều làm mọi người ngạc nhiên là với tình hình rối ren như hiện tại giữa Trung Cộng và Việt Cộng, dính líu trực tiếp đến lực lượng võ trang, thế mà quân đội Việt Cộng vẫn bình chân như vại, im như thóc. Tại sao? Quân Ðội chỉ bảo vệ Ðảng thôi sao? Vô lý các tướng lãnh Việt Cộng hèn nhát hơn tướng lãnh Phi Luật Tân. Trung Cộng đã từng “cho Việt nam một bài học năm 1979”. Biết bao nhiêu binh sĩ đã ngã gục dưới họng súng xâm lược của Trung Cộng, những người lính, sĩ quan, tướng lãnh Việt Cộng hôm nay đã từng chứng kiến cảnh Trung Cộng xâm lăng, đã từng chứng kiến máu đồng đội đổ ra, sao lại im lặng trước sự đe dọa của quân đội Trung Cộng? Dù gì cũng là “quân đội”, là lực lượng trang bị vũ khí trong tay để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh lãnh thổ. Tại sao không có một lời tuyên bố nào của các tướng lãnh Việt Cộng về tình hình đất nước?
Dân tộc Việt Nam từ khi lập quốc cho đến bây giờ luôn luôn đề phòng Hoa Lục. Phương thế cứu nước hôm nay là nỗ lực biểu tình đều khắp và liên tục, chống Trung Cộng xâm lược. Việt Cộng không thể thẳng tay đàn áp được, vì nếu chúng đàn áp dã man, quốc tế sẽ can thiệp, và toàn dân càng căm phẫn. Chỉ có áp lực đó làm cho Việt Cộng không còn đường nào khác là phải quyết liệt chống Trung Cộng hay bị lật đổ. Chỉ có dân chúng Việt nam mới có khả năng chống sự xâm lăng trong giai đoạn lịch sử nầy.
Lê Văn Ấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét