Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Những tâm sự lịch sử của Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận

MẠC VÂN
 
 
Tôi có cơ duyên làm quen với cố Hồng y Thuận vào năm 67 khi ngài là một vị Giám mục trẻ mới đổi về điạ phận Nha Trang.Hồi đó tôi là sĩ quan cao cấp Không quân và là đại diện Công giáo của sư đoàn II ở phi trường Nha Trang.  
 
Ngài rất trẻ rất đẹp trai, ăn nói  diụ dàng thái độ hiền hậu rất trí thức dễ  thu hút người đối thoại.
Tôi thường lên xuống tòa Giám mục gặp ngài không phải là để bàn các vấn đề giáo lý hay xưng tội mà lại để thăm viếng như người thân tình. Mỗi lần xuống là ngài mời vào trong văn phòng toà Giám mục nói chuyện thân mật thoải mái. 
 
Tôi nhận xét ngài thích bàn về chính trị và  rất thông suốt các vấn đề quốc tế. Cũng dễ  hiểu thôi vì ngài hay đi Rôma và ngài cũng là đại diện Caritas, một tổ chức từ thiện của giáo hội La Mã ở Việt Nam.
Ngài là cháu kêu bằng cậu ruột của cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Biết Ngài biết nhiều bí ẩn về cuộc đảo chánh 1963 nên có hôm tôi tò mò mạnh dạn hỏi Ngài về biến cố này.  
 
Và đây là những bí ẩn lịch sử mà Ngài cho tôi biết: 
 
Với Mỹ thì cuộc đảo chánh không thể ngừng lại được lý do là những nhà tư bản Mỹ đã đầu tư cả hàng trăm tỷ mỹ kim vào những hãng chế tạo tàu bay, tàu bò, tàu chiến, vũ khí  đạn dược v..v... Đối với họ thì không có gì đem lại lợi nhuận nhanh chóng bằng đầu tư vào chiến tranh. Bên cạnh đó lại phải kể thêm thành phần các tướng lãnh hiếu chiến trong quân đội bên Ngũ Giác Đài, những nhà chính trị diều hâu trong quốc hội Mỹ và ở Nhà Trắng có nhiều người không thích Tổng Thống Diệm. Trong lúc đó Ông Cụ một mực từ chối không chịu cho quân đội Mỹ đổ vào Việt Nam.
Cái rủi cũng là một đại họa vì có một nhóm tướng lãnh VN thời cơ bị Mỹ mua chuộc. 
Trong ngày đảo chánh có một gia đình người  Mỹ thân với gia đình Ông Nhu là Ông bà Colby từng làm giám đóc CIA đã đến nhà thờ cầu nguyện cho Tổng Thống Diệm và ông cố vấn Nhu. Ông bà Colby đã nói với bạn bè là hãy cầu nguyện cho hai người bạn Việt Nam. Ngài nói tiếp : Colby là một người công giáo và có đứa con trai làm linh mục.
 
Cuộc đảo chánh đã xảy ra như thế nào phần lớn chúng ta đều đã biết. Tổng Thống Diệm và cố vấn Ngô đình Nhu đã bị giết. 
 
         Ngài kể tiếp với một giọng bình dị:
 
Hai tuần sau đó nhân dịp tướng Dương văn Minh ra Huế đem theo đứa con trai độ 10 tuổi và có ghé lại thăm. Ngài kể: (xin trích)
 
                Dương văn Minh vừa nói vừa đặt tay lên đầu đứa con:
 
       “Thưa Cha con thề trên đầu con của con là con không giết Tổng Thống.”
 
         Ngài trả lời :
 
   “Chuyện đáng tiếc đó đã xảy ra rồi, bây giờ làm sao đừng để cho quân Mỹ vào" 
 
Nói đến đây Ngài ngưng một vài phút và kể tiếp: Tướng Trần văn Đôn có đến gặp ngài  trong câu chuyện tướng Đôn đã nói:
 
                         “Các tướng lãnh Việt Nam thật nhục nhã xấu hổ.”
   Chắc Ông Đôn muốn ám chỉ đến các tướng đảo chánh trong đó có ông.
 
Vài tháng sau tướng Tôn Thất Đính ra Huế làm Tư lệnh Quân đoàn I có ghé lại thăm Ngài : 
           Ngài mời tướng Đính uống rượu.  
          Tướng Đính vừa uống vừa khóc và nói : (xin trích nguyên văn)
        
          “Thưa Cha, con mà giết Tổng Thống thì cũng như con giết cha con. Cho con một sư đoàn là con dẹp sạch bọn đó ”
 
          Sau đó Quân Mỹ ồ ạt vào Việt Nam và chiến tranh leo thang.
Trong thời gian này Thầy Trí Quang có gọi điện thoại đề nghị với Ngài là Công Giáo và Phật Giáo cùng họp nhau xuống đường biểu tình chống Mỹ.
             Ngài trả lời với thầy Trí Quang: (xin trích nguyên văn)     
 
         “ Tôi với thầy là những kẻ tu trì đừng làm chính trị ”
 
        Một sự việc đặc biệt đã xẩy ra trong đêm tết Mậu Thân 68. Theo lời ngài kể:
Một chiếc xe lạ dừng lại ngoài đường lộ đối diện với tòa Giám Mục trên bãi biển Nha Trang và một chiếc khác đậu bên hông trái toà Giám mục đã xối xả bắn vào phòng ngủ của ngài. Cả phòng ngủ đầy lỗ đạn; áo quần và đồ dùng của Ngài bị rách nát chi chít những lỗ đạn. May là Ngài không ở nhà. Tôi hỏi : 
       Thưa Đức Cha ai là thủ phạm việc này ? 
       Ngài giữ im lặng không trả lời.
 
Nay đã trên 40 năm trôi qua.Buổi nói chuyện với Ngài cứ ám ảnh làm tôi bận tâm suy nghĩ. Tại sao Ngài đã đem câu chuyện bí hiểm lịch sử này mà kể cho tôi nghe. Ngoài tôi ra không biết Ngài có kể thêm cho những kẻ khác nghe không?
Bây giờ Ngài đã qua đời, câu chuyện lịch sử này sẽ là một bí ẩn không ai biết nếu tôi không kể ra. Cho nên vì bổn phận thiêng liêng tôi muốn phổ biến nó cho những nhà viết sử sau này có một vài ánh sáng mới trong vụ đảo chánh 1963.Tôi cảm thấy mình phải viết nó ra cho công luận đối với một biến cố lịch sử đã làm cán cân chiến tranh nghiêng về phe Cộng sản.Tôi không viết để chỉ trích hay bênh vực một ai.
 
Theo tôi được biết thì hồi đó phe Việt Công đã ăn mừng và ông Nguyễn Hữu Thọ chủ tịch mặt trận giải phóng miền Nam đã tuyên bố : “Đảo chánh là đảo chánh trời cho. Bắc Việt không ngần ngại tuyên bố là Mỹ đã dọn cỗ cho ta ăn.”
Một nhà báo Pháp hỏi Hồ chí Minh : Ông Diệm là người thế nào :
Ông Hồ đã trả lời : Ông ta là một người yêu nước theo kiểu ông ta. Cuộc đảo chánh 1963 vẫn còn nhiều bí ẩn.
 
 Ai giết Tổng thống Diệm và cố vấn Nhu. Nếu thật sự không phải ông Minh thì là ai? Có lý do nào ông Minh dám nói láo khi thề trên đầu con ông?
Về cuộc chính biến 1963 đã có quá nhiều báo chí sách vở nói đến. Nhưng tôi cũng có một vài thắc mắc và nhận xét cá nhân.
 
Tại sao Tổng Thống Diệm và ông Nhu phải bỏ dinh Gia Long mà đến ẩn trú nhà Mã Tuyên? Theo thiển ý của tôi dinh Gia Long vẫn tượng trưng cho uy quyền quốc gia. Câu hỏi này chắc ông Cao xuân Vỹ có thể trả lời vì đến giờ phút chót theo như nhiều tài liệu kể ông Cao xuân Vỹ đã cùng đi với ông Diệm và ông Nhu vào Chợ Lớn. Vậy tại sao khi bị bắt ở nhà thờ Cha Tam chỉ có hai ông Diệm Nhu mà không có mặt ông Cao xuân Vỹ?
 
Cũng thêm một sự tình cờ sáng hôm đó tôi chứng kiến đoàn xe đi vào nhà thờ cha Tam bắt hai ông trở ra.Tôi ở Đà Nẵng vào họp hành quân ở bộ tư lệnh KQ và tạm trú tại câu lạc bộ An Đông ở trong Chợ lớn. Đoàn xe nhà binh hùng hậu trên mười chiếc có cả xe bọc thép M113 và xe GMC  gắn bốn khẩu đại liên 50 phòng không, dẫn đầu là chiếc xe jeep của đại tá Dương ngọc Lắm, tôi nhận ra ông vì ông có bộ râu dê và anh Đỗ Thọ mặc chiếc áo T Shirt. Anh Thọ là dân KQ quen thuộc.
 
Theo nhận xét của tôi thì cuộc chính biến 1963 không phải là một cuộc cách mạng như ông Đôn viết trong hồi ký cuả ông mà là một cuộc đảo chánh do Mỹ giàn dựng và các tướng lãnh Việt Nam chỉ là kẻ thừa hành. Họ được trả một giá rẻ mạt là 3 triệu đồng bạc VN, tương đương với 40 ngàn dollars theo thời giá hồi đó do tên Lou Connein một sĩ quan tình báo Mỹ đưa đến để các tướng tá đảo chánh chia chác với nhau.
Danh sách những vị tướng tá  lãnh nhận và số tiền được phân phát cho từng người đã được ông Đôn trình ghi rõ trong hồi ký cuả ông. Đó là đồng tiền máu mà các tên Judas thế kỷ hai mươi đã nhận để giết chủ mình.
 
Cuộc tranh đấu Phật giáo 1963 cũng đã nhuốm nhiều màu chính trị hơn tôn giáo. Bằng chứng là thầy Trí Quang chạy vào toà đại sứ Mỹ ẩn trú được bảo vệ trong lúc đó ông Ngô đình Cẩn cũng vào xin tỵ nạn chính trị ở trong tòa lãnh sự Mỹ ở Huế lại bị giao trả lại chính quyền rồi bị đưa ra tòa và bị xử tử.
Vào đầu năm 1993 tức là 30 năm sau, chính ông Mai Chí Thọ em ruột cuả Lê Đức Thọ đã lên tiếng chỉ trích Cộng sãn VN là đã đối xử tệ với Phật giáo trong lúc đó họ đã cộng tác chặt chẽ và giúp chúng ta trước kia.
 
        Theo nhận xét cuả tôi thì tổng thống Diệm là một chí sĩ hết lòng vì nước vì dân.
  Dù sao thì Cụ là một người có uy tín rất lớn đối với dân Việt Nam. Cái sai lầm lớn nhất của Cụ là  một nhà Nho áp dụng chữ TÍN vào chính trị không đúng chỗ, đúng lúc và đúng người.
Nge tin cụ Diệm bị ám sát cụ Tưởng Giới Thạch đã nói  “Ông Diệm và ông Nhu là những nhà chính trị lỗi lạc. Cả thế kỷ nữa chưa chắc VN đã có được những vị lãnh tụ như vậy”
Chính Hồ chí Minh cũng không dám đụng đến Cụ. Câu trả lời khãng khái và dứt khoát của Cụ với ông Hồ khi ông ta đề nghị Cụ hợp tác vừa lúc Cụ bước ra khỏi nhà tù : 
“Ông có đường lối cứu nước cứu dân cuả ông, tôi có đường lối cứu nước cứu dân cuả tôi.” Những người thân cộng tác với ông Hồ hỏi tại sao để cho Cụ ra đi sau này sẽ trở thành một hậu hoạn. Ông Hồ trả lời :Các chú không nhớ câu nói được đồn đãi trong dân gian :
                       
 “ Hại DÂN KHÔNG DIỆM. ” đó sao ?

Cả đến Cabot Lodge viên đại sứ Hoa kỳ đã nhúng tay vào vụ đảo chánh trước khi lên máy bay về Mỹ cũng đã tuyên bố : “Tôi rất tiếc không cứu được tổng thống Diệm.”
Hoà thượng Thích Quãng Đức là một nhà tu hành chân chính và đã chết cho Đạo Pháp.
Hai cái chết  làm cho ta suy nghĩ trong những câu chuyện bầy nhầy đầy chính trị sắt máu và tranh chấp tiền bạc cuả cuộc đảo chánh 1963.
Đức Giáo Hoàng Paul 6 khi đang cùng với các Giám mục thế giới họp Vatican 2 ở Rôma, khi nghe tin Tổng Thống Diệm bi ám sát đã làm lễ cầu hồn cho cố Tổng thống.
Sau cái chết cuả tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu tình hình Việt Nam rối beng. Đảo chánh nối tiếp nhau như cơm bữa làm nổ lực chống Cộng suy yếu, lòng người ly tán. 
Cũng từ đấy mọi cuộc hành quân trên lãnh thổ VNCH do Mỹ chủ động cho đến sau hiệp đinh Paris 73. Mỹ rút và giao lại cho Việt Nam. Những gì mà Mỹ đã không thắng nổi với B52 với  bom dạn và tiền bạc dồi dào.nBây giờ viện trợ quân sự cho Việt Nam giảm rất nhiều trong lúc đó Bắc Việt lại nhận được viện trợ rất dồi dào từ Nga Sô,Trung Cộng và các nước  cộng sản đông Âu. Một chuỗi dài những biến cố dồn dập như những cơn giông tố báo hiệu sự sụp đổ cuả VNCH như có bàn tay vô hình nào đó đã sắp đặt trước .
 
Thế trận đã bày ra đấy làm sao miền Nam tránh khỏi tai họa. Đổ lỗi cho Mỹ 100% là không đúng mà ta phải trách ta trước.
Miền Nam tồn tại thêm được 12 năm cũng là nhờ có sự hiện diện quân đội Mỹ và nhất là lòng can đảm chiến đấu của quân đội VNCH. Nếu đừng mắc phải những lổi lầm chiến lược như cuộc rút lui hối hả ở cao nguyên do những nhà lãnh đạo bất tài chỉ đạo thì chưa chắc gì Cộng Sãn đã chiếm được Miền Nam dễ dàng như vậy .
Vì chính Cộng sãn cũng có chiến lược chiếm miền Nam bằng hai giai đoạn. Giai đoạn một vào năm 75 ở Cao Nguyên.Và giai đoạn hai tiến xuống đồng bằng vào năm 76. 
 
Vào những ngày cuối tháng ba 75 tôi có đến toà Giám mục lần chót gặp ngài : Lần này ngài tỏ ra rất lo âu và nói với một giọng buồn bã.
          Số phận miền Nam còn bi đát hơn cả Trung hoa quốc gia năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch tháo chạy ra Đài Loan.
          Tôi nói: Dù sao đi nữa xin Đức Cha đừng đi.
          Ngài trả lời:  Cha là người tu trì đi đâu.
          Cứ mổi lần nghĩ đến biến cố 63 và 30/4 là tự nhiên tôi có hai câu hỏi :
                
           Thế kỷ XX này có hai nhà chính tri đạo đức, hai nhà lãnh đạo tài ba dó là :
                      
                     GANDHI  VÀ  NGÔ ĐÌNH  DIỆM    
                      CẢ HAI ĐỀU BỊ ÁM SÁT
           
 Phải chăng chính trị không đi đôi với đạo đức ?     
 
  Nuớc ta có nợ nần, ân oán gì với nước và dân Do Thái không?
 Tại sao có hai nhân vật Do Thái đem tang thương tai hoạ đến cho nước ta?
  Năm 1954 ông Mendes France thủ tướng nước Pháp một người Do Thái đã cắt chia Việt Nam ra làm hai mảnh.
  Năm 1975 Kissinger, cũng là một người Do Thái đã bán đứng chúng ta.
    
 Nhân quả hay vận nước hay ý Trời ?
                                                                                                                        MẠC – VÂN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét