Đặng thiên Sơn
Trong thời kỳ chiến
tranh Quốc - Cộng giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam, vai trò quân đội của
chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu nổi bật trên sân khấu chính trị
miền Nam khi các tướng lãnh đứng ra làm cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống
Ngô đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Vào sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi dân chúng Sàigòn hay tin TT. Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết chết, thi thể hai người được đưa về trình diện Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng tại Bộ TTM. Thì tại Cục “ R ”, Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứa con đẻ của Cộng Sản Bắc Việt mừng rỡ thốt lên : “ Người Mỹ đã làm giùm chúng tôi điều mà 9 năm chúng tôi không làm được ”. Và Nguyễn Hữu Thọ đã ví cuộc đảo chính và cái chết của TT. Diệm : “Chẳng khác nào quà tặng từ trên trời rơi xuống”.(Theo Richard M. Nixon, No More Vietnams, Arbor House NY, 1985, tr. 72).
Sau cuộc đảo chánh, Đại tướng Dương Văn Minh tạm thời lên nắm quyền. Nhưng chỉ hai tháng sau, tức ngày 30 tháng 1 năm 1964, tướng Nguyễn Khánh đã làm cuộc “chỉnh lý” hạ bệ Dương Văn Minh.
Vào sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, khi dân chúng Sàigòn hay tin TT. Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết chết, thi thể hai người được đưa về trình diện Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng tại Bộ TTM. Thì tại Cục “ R ”, Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứa con đẻ của Cộng Sản Bắc Việt mừng rỡ thốt lên : “ Người Mỹ đã làm giùm chúng tôi điều mà 9 năm chúng tôi không làm được ”. Và Nguyễn Hữu Thọ đã ví cuộc đảo chính và cái chết của TT. Diệm : “Chẳng khác nào quà tặng từ trên trời rơi xuống”.(Theo Richard M. Nixon, No More Vietnams, Arbor House NY, 1985, tr. 72).
Sau cuộc đảo chánh, Đại tướng Dương Văn Minh tạm thời lên nắm quyền. Nhưng chỉ hai tháng sau, tức ngày 30 tháng 1 năm 1964, tướng Nguyễn Khánh đã làm cuộc “chỉnh lý” hạ bệ Dương Văn Minh.
Do không hiểu biết sâu rộng về chính trị và không nắm vững khuynh hướng can thiệp vào Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ. Các tướng, tá thời đó cứ thay phiên nhau làm đảo chánh để tranh giành quyền lực. Nên đến ngày 20 tháng 2 năm 1965, các ông Lâm Văn Phát, Phạm Ngọc Thảo, Hùynh Văn Tồn lại đảo chánh để lật đổ Đại tướng Nguyễn Khánh. Nhưng, cuộc đảo chánh này đã bị tướng Nguyễn Chánh Thi -Tư Lệnh Quân Đoàn Giải Phóng Thủ Đô và tướng Nguyễn Cao Kỳ -Tư Lệnh Không Quân dẹp tan. Sau cuộc đảo chánh, tướng Nguyễn Khánh bị áp lực phải lưu vong sang Pháp. Tình hình chính trị miền Nam càng ngày càng tồi tệ.
Lợi dụng tình trạng chia rẽ trong Nam, Cộng Sản Hà Nội gia tăng các hoạt động quân sự. Bọn chúng giết người bất chấp thủ đoạn. Chúng pháo kích bừa bãi vào các khu dân cư, trường học, chợ búa, nhà thương, gây cảnh chết choc, nhà tan cửa nát cho người dân vô tội. Mặt khác CSHN lại liên tiếp mở những trận đánh cấp Tiểu đoàn, Trung Đoàn, Sư Đoàn tại khắp chiến trường miền Nam.
Đến tháng 5 năm 1965, trước tình hình chiến sự do CSBV chủ động ngày càng gia tăng được sự yểm trợ tối đa của CS Nga, CS Tàu. Quốc Trưởng Phan khắc Sữu và Thủ tướng Phan Huy Quát đành phải bàn giao chính quyền lại cho quân đội để chấm dứt vai trò lãnh đạo quốc gia trong thời chinh chiến của giới dân sự.
Lúc ấy, tướng Nguyễn Văn Thiệu đang là Tổng trưởng Quốc phòng kiêm Tổng thư ký Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng được đề cử vào chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Trong khi đó tướng Nguyễn Cao Kỳ được đề cử làm Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương.
Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Nội Các Chiến Tranh của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ ra đời. Và ngày 19/6 đặc biệt này còn được chọn là Ngày Quân Lực để đánh dấu sự trưởng thành của quân đội VNCH với những quân, binh chủng thuộc Hải- Lục- Không quân. Và những đơn vị Tổng trừ bị như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân trong nhiệm vụ Bảo Quốc – An Dân trên khắp 4 vùng chiến thuật.
Từ ngày thành lập, QLVNCH với những chiến thắng lẫy lừng như: Quảng Trị, Bình Long, Đức cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, Kontum, Pleime, Darkto Tân Cảnh, Charlie, Gio Linh, Hạ Lào, Snoul, Komponcham, Damber, Kratier v.v… Quân Lực VNCH đã làm bạt vía quân thù CSBV, đã khiếu dư luận quốc tế nễ trọng.
Những chiến tích lẫy lừng vừa kể đã nói lên kỷ thuật tác chiến, tinh thần chiến đấu cao và kỷ luật nghiêm minh của một quân lực tinh nhuệ. Nhưng đau đớn thay vào lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân lực hào hùng này đã bị bức tử qua lệnh đầu hành của đại tướng Dương Văn Minh. Vị tướng mà vào ngày 1/11/1963, đã dưa QLVNCH vào vai trò lịch sử.
Hơn 30 năm qua, kể từ ngày miền Nam VN lọt vào tay bạo quyền Việt Cộng. Tại hải ngoại, Việt Cộng đã tìm đủ mọi cách bép méo sự thật về cuộc chiến đấu đầy chính nghĩa của quân, dân miền Nam Việt Nam trong vài trò tiền đồn thế giới, nhưng trò bỉ ổi của chúng đã bị thất bại hoàn toàn.
Bọn Việt Cộng càng xuyên tạc về sự hy sinh của người chiến sĩ VNCH trong cuộc chiến Quốc- Cộng thì cờ vàng ba sọc đỏ, quân kỳ của các đơn vị trong QLVNCH lại càng được giương cao khắp thế giới, chính nghĩa quốc gia của người tỵ nạn càng sáng ngời.
Ba mươi bảy năm qua, mặc dù phải đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Nhưng, hàng năm ở đâu có người chiến sĩ VNCH, có người Việt tỵ nạn CS, là nơi đó Ngày Quân Lực 19/6 được tổ chức trọng thể. Hiện tượng hàng năm Ngày Quân Lực 19/6, quốc kỳ VNCH, quân kỳ của quân binh chủng QLVNCH tung bay trong gió giữa lòng các thành phố hải ngoại, là một sự kiện đã làm CSVN nhức nhối, điên đầu
Trong không khí người Việt quốc gia tỵ nạn CS tại hải ngoại hân hoan chào mừng Ngày Quân Lực 19/6. Mọi người đều ý thức ngày này không phải chỉ để vinh danh, tưởng nhớ đến sự hy sinh của những chiến sĩ đã nằm xuống, mà còn là ngày người Việt quốc gia tại hải ngoại đoàn kết để góp sức vào sự nghiệp đấu tranh của toàn dân trong nước là : Tiêu diệt bọn Việt Cộng bán nước, hại dân tại quê nhà.
Đặng thiên Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét