Luật Sư NGUYỄN HỮU
THỐNG
Trong một tài liệu đăng trên tạp chí Duyệt Lại Nền
Kinh Tế Tại Viễn Đông
(Far Eastern Economic Review) hồi tháng 5, 2008, học giả Micheal A.
Ledeen trong
Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã mệnh danh chính sách bá quyền của
Trung
Quốc hiện nay là “Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển”
(Beijing Embraces Classical Fascism).
Theo tác giả, thay vì tiếp thu chủ nghĩa đa nguyên
theo sự mong đợi của
mọi người, giới lãnh đạo Trung Quốc càng ngày càng trở nên giáo điều và
bảo thủ.
Cũng như tại Ý Đại Lợi, 50 năm sau Cách Mạng Phát Xít, Mussolini đã chết
nhưng
Nhà Nước Ý vẫn giữ chế độ độc tài và chủ yếu vẫn đàn áp chính trị. Để
biện minh
cho chế độ, họ thường xuyên nêu lên quan hệ về sự vinh quang cổ xưa của
dân tộc
Ý vĩ đại (Đế Quốc La Mã). Ngày nay, phỏng theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ
Điển Ý, Bắc
Kinh cũng đề xướng “Dân tộc Hán vĩ đại”. Mục đích để giữ chặt quyền lực
chính
trị nhằm phục hồi Đế Quốc Đại Hán được coi là trung tâm của thế giới
thời xa
xưa.
Cũng như các nước Đức và Ý từ sau Thế Chiến I,
Trung Quốc tự gây mặc cảm
bị hạ nhục nên tìm mọi cách hàn gắn vết thương để đem lại vinh quang cho
lịch sử
từ bao thiên niên kỷ.
Đây
chính là Chủ Nghĩa Đại Hán được xây dựng và phục hồi. Cũng như các quốc
gia Phát
Xít trong thế kỷ 20, Trung Quốc ngày nay với “Tứ Hiện Đại Hóa” đã biểu
lộ tính
hiếu chiến trong chính sách bành trướng cả về kinh tế lẫn chủ quyền lãnh
thổ.
Đặc biệt là tăng cường sức mạnh quân sự để hy vọng có ngày đủ phương
tiện lọai
trừ hay ngăn cản sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Á Châu Thái Bình Dương.
Trong
khi chờ đợi, họ phóng kim ngân thu nhân tâm, vận dụng truyển thông để
tranh thủ
cảm tình và sự thán phục của các quốc gia trên thế giới.
Sau đó, theo truyền thống và tự hào lịch sử, Trung Quốc sẽ bước vào giai
đoạn
đối đầu với phe Dân Chủ Tây Phương. Họ kỳ vọng rằng, với quyết tâm phát
triển
kinh tế và quân sự, hệ thống Trung Quốc sẽ nổi bật trên thế giới khiến
các quốc
gia khác phải khâm phục và mặc nhiên chấp thuận để họ thôn tính các vùng
lãnh
thổ và hải đảo tại Á Châu Thái Bình Dương. Cũng như trước kia Mussolini
đã chủ
trương thôn tính Châu Phi, chiếm Hy Lạp và vùng Balkan, và coi đó là
đường lối
thiết yếu để thành lập Đế Quốc Phát Xít. Rồi đây, với tâm trạng tự tôn
là “Con
Trời”, Trung Quốc sẽ đòi các quốc gia lân cận phải thần phục để thu hồi
các lãnh
thổ và hải đảo đã mất trong giai đoạn mà họ gọi là “Cựu Cách Mạng Dân
Chủ” từ
giữa thế kỷ 19 đến sau Thế Chiến I.
Theo
học giả Micheal A. Ledeen và Giáo Sư C.P, Fitzgerald tại Đại Học Oxford
chủ
trương cố hữu của Bắc Kinh được quy định như sau: Những lãnh thổ trước
kia đã
được Trung Quốc chinh phục và khai hóa nay phải trả về cho (Trung Quốc)
văn minh
chứ không thể thuộc về phe (Đế Quốc) dã man (Territory
once won for civilization must not be given back to barbarism).
Trong
thập niên 1960 khi phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Trung Quốc đã viện
dẫn
nguyên tắc này để giành giật chủ quyền lãnh thổ trong Chiến Tranh Biên
Giới
Nga-Hoa năm 1969 và Chiến Tranh Biên Giới Ấn-Hoa năm 1962. Lúc này chính
sách
ngoại giao của Bắc Kinh nhằm thu hồi toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Đế
Quốc
Trung Hoa thời cực thịnh trong vùng biên giới Đông Bắc Ấn Độ rộng 90
ngàn cây số
vuông.
Đó
là quan niệm “trật
tự thế giới theo truyền thống Trung Quốc”.
Chính Sách Đại Hán Từ 1955
Trung
Quốc không theo Công Pháp Quốc Tế mà đề ra Chính Sách Bá Quyền theo
đó
tất
cả các lãnh thổ và hải đảo đã từng thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung
Quốc sẽ mãi
mãi thuộc về Trung Quốc. Từ
sau Chiến Tranh Biên Giới Hoa-Ấn mọi người nhìn rõ những tham vọng Bá
Quyền
không bao giờ thỏa mãn theo đó người Trung Hoa tin rằng những lãnh thổ
đã được
(Trung Hoa) thôn tính và giáo hóa sẽ không thể giao hoàn cho phe (đế
quốc) dã
man. (1)
Trên thực tế để thực hiện âm mưu bá quyền Trung
Quốc đã hoặc dùng áp lực
hoặc tấn công võ trang để xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia lân bang
như Ấn
Độ.
Chính
Sách Bá Quyền được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Cách
Mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc”, đặc
biệt là cuốn “Lược
Sử Tân Trung Quốc”
có kèm theo bản đồ, nhắc lại những cương lĩnh và những lời tuyên bố của
Mao
Trạch Đông:
“Tất
cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã
từng bị phe
các Đế Quốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau
Thế
Chiến I, như Ngoại Mông, Triều Tiên, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện,
Bhutan, Nepal,
Hồng Kông, Macao, cùng những đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Ryukyu,
Sakhalin,
phải được giao hoàn cho Trung Quốc”. (2)
Các quan sát viên căn cứ vào sách này để thấy rõ
khát vọng bá quyền của
Trung Quốc không bao giờ thỏa mãn. Đó là chế độ Đế Quốc Ngai Rồng phát
hiện từ
các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ và đã được Mao Trạch
Đông tái
phát động từ 1955.
Trong thập niên 1970 tại vùng biển Đông Nam Á nơi
tọa lạc quần đảo Trường
Sa, Trung Quốc đã dùng áp lực để lấn chiếm các hải đảo thuộc chủ quyền
lãnh thổ
của Phi Luật Tân và Mã Lai. Tại quần đảo Hoàng Sa trong những năm 1956
và 1974,
Trung Quốc đã dùng võ trang xâm chiếm các đảo thuộc Nhóm An Vĩnh
(Amphitrite) có
danh xưng lịch sử là Thất Châu của Việt Nam gồm 7 hải đảo phía đông bắc,
và Nhóm
Lưỡi Liềm (Crescent) gồm 6 đảo phía tây nam.
Cuốn “Cách Mạng Trung Quốc và Lịch Sử Đảng Cộng
Sản Trung Quốc” xuất bản
sau năm 1949 đã viết: “Sau khi đánh bại Trung Quốc trong chiến tranh võ
trang,
các đế quốc đã thôn tính nhiều nước phụ dung của Trung Quốc. Nhật Bản
chiếm
Triều Tiên, Đài Loan, các đảo Ryukyu, Bành Hồ, và Port Arthur; Anh Quốc
chiếm
Miến Điện, Bhutan, Nepal và Hong Kong; Pháp chiếm “An Nam”, và ngay cả
một quốc
gia vô nghĩa như Bồ Đào Nha cũng chiếm Macao”. (3)
Nhận định nói trên của họ Mao đã yểm trợ cho chính
sách thổ địa của Trung
Hoa với quan niệm cực đoan cho rằng về phương diện lịch sử và văn hóa,
bất cứ
lãnh thổ nào trước kia thuộc ảnh hưởng Trung Quốc mà nay bị các đế quốc
(Tây
Phương) xâm chiếm, phải giao hoàn cho Trung Quốc.
Riêng tại Việt Nam và vùng Biển Đông Nam Á, Trung
Hoa đề ra thuyết Biển
Lịch Sử và chủ trương rằng họ đã viện dẫn được nhiều tài liệu lịch sử từ
thời cổ
xưa cho biết họ đã khám phá và chiếm cứ những hải đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Do
đó họ tự cho có ưu thế trên lãnh vực lịch sử và khẳng định rằng chủ
quyền của
Trung Quốc tại các quần đảo vùng Biển Nam Hoa là vấn đề “bất khả tranh
nghị”.
Trên
thực tế lập trường của Trung Quốc về vấn đề này còn tùy thuộc vào những
điều
kiện lịch sử trong từng giai đoạn, có khi với chính sách thổ địa xâm lấn
như đời
nhà Minh, cũng có khi với chính sách hòa hoãn như dưới đời nhà Đường,
nhà Tống,
nhà Nguyên và nhà Thanh. Dầu sao Bắc Kinh mới chỉ
chính thức
đòi chủ quyền tại Biển Đông Hải ngày 1-9-1951 (một tuần trước khi
51 quốc
gia đồng minh ký Hòa Ước San Francisco ngày 8-9-1951về việc tái thiết
Nhật Bản).
Điều đáng lưu ý là mãi đến năm 1951, Bắc Kinh
mới
tuyên bố họ đã chiếm hữu các hải đảo tại Biển Đông Hải từ đời
Nhà
Tống (thế kỷ thứ 10). Trong khi đó, ngày 29-5-1956, để kháng nghị yêu
sách của
Phi Luật Tân tại Trường Sa, Chính Phủ Đài Bắc lại chủ trương rằng Trung
Quốc chỉ
thủ đắc chủ quyền các hải đảo này từ đời
Nhà
Minh (thế kỷ 15). Trong mọi trường hợp, người Trung Hoa, dầu là quốc gia
hay
cộng sản vẫn chỉ căn cứ vào những tài liệu ngoại sử, và thuyết
thủ đắc chủ quyền
do khám phá và chiếm cứ. Họ chủ quan cho đó là lập trường ưu thắng không
ai có
thể phủ nhận hay bác bỏ. (4)
Điều
nghịch lý là, dầu quả quyết nắm chắc phần thắng trong tay, Trung
Quốc không bao giờ dám công khai đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo
và hải
phận tại Biển Đông Nam Á ra trước các cơ quan trọng tài quốc tế.
(5)
Nếu
quả thật muốn trung thành với chủ trương đòi giao hoàn các lãnh thổ bị
lấn chiếm
do chiến tranh võ trang, thì trước hết Trung Quốc
phải
giao hoàn cho Việt
Nam toàn thể lãnh thổ nước Nam
Việt do
Triệu Vũ Vương thiết lập năm 207 Trước C. N. Kể từ thế kỷ thứ
3 Trước C.N., Nam Việt là vùng lãnh thổ rộng lớn tại vùng Hồ Quảng trung
nguyên
Trung Quốc, gồm các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Việt
Nam. Năm 181 Trước C. N., sau khi đánh thắng quân nhà Hán tại
quận Trường
Sa (Hồ Nam), Triệu Vũ Vương tự xưng là Nam Việt Hoàng Đế, ngang hàng với
Hán Cao
Tổ tại miền Bắc. Năm 157 trước C.N., Hán Văn Đế sai Lục Giả đưa thư
khuyến dụ
Triệu Vũ Đế từ bỏ đế hiệu và cam kết sẽ để Triệu Vũ Vương được toàn
quyền quản
trị vùng trung nguyên Trung Quốc từ
phía nam Ngũ Lĩnh đến bờ biển Việt Nam.
Tuy
nhiên năm 111 Trước C. N. Hán Vũ Đế đã phản bội cam kết của các tổ phụ
và tiên
vương nhà Tây Hán như Hán Cao Tổ và Hán Văn Đế. Và đã đem quân thôn tính
Nam
Việt nhằm hán hóa miền lãnh thổ này, mặc dầu Nam Việt có nền văn hóa và
văn minh
riêng khác với các dân tộc du mục miền Bắc. Đó cũng là nhận định của
Giáo Sư C.
P. Fitzgerald tại Đại Học Oxford: “Trong trường hợp nước Nam Việt giữ
vững chủ
quyền độc lập với nền
văn hóa đặc thù của Miền Nam
thì
dầu nhà Hán có chiếm được cả miền Quảng Châu và Vân Nam, họ cũng sẽ
không thành
công trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Trung Hoa tại vùng châu thổ
Sông Tây
Giang phía đông nam Trung Quốc”.(6)
Về
mặt đối thoại, ngay từ năm 1932, đại diện Việt Nam, trong vụ tranh chấp
về quyền
khai thác phốt phát trên quần đảo Hoàng Sa, Chính Phủ Pháp đã viện dẫn
những tài
liệu lịch sử để xác định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này. Để tỏ
thiện
chí hòa giải, Pháp đề nghị đưa vụ tranh chấp Hoàng Sa ra trước Tòa Án
Quốc Tế là
cơ quan tư pháp tối cao có thẩm quyền công bố những quan điểm về tham
vấn pháp
lý (consultative
opinions).
Tuy nhiên Trung Quốc đã tránh né và không dám công khai trình bày những
quan
điểm pháp lý căn cứ vào những tài liệu lịch sử mà họ thường phô trương.
Ngày
nay chúng ta vẫn hoài nghi việc Trung Quốc dám công khai đặt vấn đề chủ
quyền
các hải phận và hải đảo trước các cơ quan trọng tài, hòa giải hay tham
vấn theo
thủ tục quốc tế (international arbitration, legal mediation or judicial
consultation).
Chính Sách Đại Hán nói trên đã được Mao Trạch Đông
tái phát động từ 1955,
sau Hiệp Định Bàn Môn Điếm tháng 7-1953 về Triều Tiên và Hiệp Định
Geneva tháng
7-1954 về Đông Dương.
Giáo
Sư Fairbank
tại Đại Học Harvard
và Giáo Sư Fitzgerald
tại Đại Học Oxford
cũng cho rằng Trung Quốc chủ trương một trật tự thế giới nhằm tái lập
vai trò bá
chủ truyền thống của họ. Quá trình lịch sử của Trung Quốc đã ảnh hưởng
quyết
định đến chính sách đối ngoại hiện nay của Bắc Kinh. Họ chỉ khôn khéo và
gian
ngoan nương theo trào lưu tiến hóa lịch sử để duy trì địa vị và uy thế
của Trung
Quốc (bất kể những mục tiêu tinh thần của Liên Hiệp Quốc như bình đẳng,
hợp tác
và hữu nghị.) (7)
Tại Thái Bình Dương, Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền
các quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam hay của Phi Luật Tân, cũng như đảo Pratas
(Đông Sa) và
bãi ngầm Macclesfield Bank (Trung Sa). Tuy nhiên đảo Đông Sa hiện do Đài
Loan
chiếm cứ và bãi ngầm Trung Sa còn chìm dưới mặt nước nên không phải là
đối tượng
tranh chấp. Nó chưa có tư cách là hải đảo, vì theo định nghĩa, đảo là
giải đất
thiên nhiên bao bọc bởi nước và cao hơn mực nước thủy triều (Điều 121
Công Ước).
Hiện
nay, tại vùng Biển Đông Nam Á, rập
theo tham vọng của Đế Quốc La Mã hồi
đầu thế kỷ thứ nhất coi Địa Trung Hải là Biển Lịch Sử của họ, Bắc Kinh
cũng đưa
ra thuyết Biển
Lịch Sử hay Lưỡi Rồng Trung Quốc
(mà dân gian gọi là Lưỡi Bò) và coi đó là mục tiêu chiến lược từ sau Thế
Chiến
II, nhất là từ khi Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
tại
Montego Bay, Jamaica năm 1982.
Tuy
nhiên chủ thuyết này không căn cứ vào những điều khoản của Luật Biển
cũng như
Luật Tục Lệ Quốc Tế của Tòa Án Quốc Tế The Hague. Hơn nữa về vấn đề này
từ
sau Thế Chiến II
Trung Quốc không xuất trình chính sử mà chỉ đưa ra những
tài liệu về ngoại sử và văn học sử đồng
thời với thuyết Thủ
Đắc Chủ Quyền
do khám phá và do chiếm cứ.
BIỂN LỊCH SỬ HAY LƯỠI RỒNG
TRUNG QUỐC
Trong
suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Minh Thành Tổ đến
giữa thế
kỷ 20, Trung Quốc không bao giờ lên tiếng đòi chủ quyền các quần đảo
Hoàng Sa,
Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa). Họ khẳng định rằng đây là một
vấn đề
“bất
khả tranh nghị”.
Để tránh né mọi cuộc tranh luận hay trọng tài trước các cơ quan điều
giải, hay
tố tụng. Lý do là vì họ
không đưa ra được quan điểm pháp lý hay một bằng chứng khả tín nào cho
thấy họ
có chủ quyền tại các quần đảo này.
Năm 1982, sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển, Bắc Kinh triệu
tập 400 học giả trung Quốc, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10
năm và
đi đến kết luận rằng “Biển Nam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc từ
hàng ngàn
năm nay”. Rồi họ hội nghị với 100 nhà trí thức Đài Loan để nhất trí xác
nhận sự
kiện này.
Biển Lịch Sử mà họ gọi là Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm
cách bờ biển Quảng
Ngãi (Việt Nam) 40 hải lý, cách bãi Natuna (Nam Dương) 30 hải lý, cách
Sarawak
(Mã Lai) và Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý.
Lưỡi Rồng Trung Quốc chiếm 80% hải phận Biển Đông
Nam Á trong đó có 2 túi
dầu khí đang khai thác là bãi Thanh Long Tứ Chính (Vanguard Bank) của
Việt Nam
và bãi Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân.
Tuy nhiên về mặt Công Pháp Quốc Tế, chiếu án lệ
của Tòa Án Quốc Tế The
Hague, Biển Lịch Sử phải hội đủ 3 điều kiện sau đây:
-
Phải có sự hành sử chủ quyền;
-
Một cách liên tục và trường kỳ; và
-
Được sự thừa nhận của các quốc gia duyên hải, đặc biệt là các quốc gia tiếp cận hay đối diện.
Dầu
sao theo Tòa Án Quốc Tế biển
lịch sử chỉ là nội hải. Công
Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã kết thúc mọi cuộc tranh
luận khi quy định trong Điều 8 như sau:
“Ngoại
trừ trường hợp các quốc gia quần đảo [như Phi Luật Tân hay Nhật Bản]
Biển
Lịch Sử hay
nội
hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền hay về phía bên trong đường
cơ sở
của biển lãnh thổ. (8)
Ngoài ra các học giả Trung Hoa còn nêu lên Thuyết
Thủ Đắc Chủ Quyền các
Đất Vô Chủ, thủ đắc do Khám Phá và thủ đắc do Chiếm Cứ.
THỦ ĐẮC DO
KHÁM PHÁ (DISCOVERY).
Theo các tài liệu do Bắc Kinh xuất trình, từ đời
Tây Hán, 100 ngàn hải
quân Trung Quốc tuần hành tại Biển Nam Hoa đã khám phá vùng biển Hoàng
Sa và
Trường Sa và do đó đã thủ đắc chủ quyền các hải đảo.
Lý luận như vậy là hồ đồ:
a) Trước hết không có tài liệu khách quan vô tư
nào kiểm chứng có sự tuần
thám của 100 ngàn hải quân Trung Quốc tại các tiểu đảo san hô trên Biển
Nam Hoa.
Đây chỉ là chuyện hoang đường hay thần thoại. Dưới đời Đông Hán, về thủy
chiến
chỉ thấy chép trận Xích Bích năm 207 Tây Lịch giữa Thừa Tướng Tào Tháo
và Thủy
Quân Đô Đốc Chu Du
b) Vả lại kẻ khám phá không đương nhiên là kẻ sở
hữu. Hoa Kỳ đã khám phá
mặt trăng, treo cờ, lấy đá, chạy xe thử nghiệm và chiếm cứ tượng trưng
nhiều
lần. Nhưng không phải vì các hành động này mà Hoa Kỳ có thể tuyên bố:
“Mặt trăng
thuộc chủ quyền không gian của Hoa Kỳ”.
c) Các nhà thám hiểm hàng hải quốc tế từ thế kỷ
15, như Christopher
Columbus khám phá Châu Mỹ, Vasco de Gama khám phá Mũi Hảo Vọng tại Phi
Châu và
các hoang đảo tại Ấn Độ Dương; Magellan đi xuyên ba đại dương từ Đại Tây
Dương
vượt Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương, khám phá quần đảo Phi Luật Tân và
hải đảo
Guam. Vậy mà Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng không đòi chủ quyền các hải
đảo và
quần đảo này.
d) Cũng trong tinh thần đó, khám phá ra Bắc Cực,
Nam Cực, rồi cắm cờ,
dựng bia kỷ niệm cũng không có hiệu lực ban bố chủ quyền cho người chinh
phục.
THỦ ĐẮC DO CHIẾM
CỨ (OCCUPATION)
Theo
công pháp quốc tế, muốn thủ đắc chủ quyền các đất
vô chủ
(terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:
1) Chiếm cứ thực sự.
Tại Trường Sa trong số các cao địa có danh xưng
quốc tế, Trung Quốc chỉ
chiếm 8 đá nổi, trong khi Việt Nam chiếm 21 đảo và Phi Luật Tân chiếm 8
đảo. Đài
Loan chiếm đảo Ba Bình (Thái Bình).
2) Chiếm cứ công khai.
Sự chiếm cứ phải công khai, không thể ngấm ngầm
như trường hợp Trung Quốc
lấn chiếm và xây công sự tại đá chìm Mischief, (Vành Khăn) trên thềm lục
địa Phi
Luật Tân.
3) Chiếm cứ hòa bình.
Không có sự chối cãi rằng trong tháng 4- 1956 hải
quân Trung Quốc đã
chiếm cứ võ trang 7 đảo phía đông bắc Hoàng Sa. Trước đó họ đã chiếm đảo
Ba Bình
(Itu Aba) tại Trường Sa.
Tháng 1-1974 Trung Quốc dùng võ lực xâm chiếm 6
đảo Hoàng Sa thuộc Nhóm
Lưỡi Liềm phía tây nam.
Tháng
3-1988,
lần đầu tiên
hải quân Trung Quốc tấn công võ trang tại Trường Sa, và đã tiến chiếm Đá
Chữ
Thập, Đá Gaven và Đá Johnson cùng một số đá chìm và bãi
ngầm.
Sự chiếm cứ không có tính hòa bình mà do xâm lăng
võ trang nên không được
luật pháp bảo vệ vì đi trái Điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Cũng như
thời Thế
Chiến II, Nhật Bản đã chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên
không có tư
cách chủ quyền hợp pháp.
4) Chiếm cứ liên tục và trường kỳ
Không có sự phủ nhận rằng, ít nhất từ 1816 dưới
đời Vua Gia Long, Việt
Nam đã chiếm cứ công khai, liên tục, hòa bình các hải đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi :
-
République Francaise (Cộng Hòa Pháp)
-
Empire D’Annam (Vương Quốc Việt Nam)
-
Archipel des Paracels (Quần Đảo Hoàng Sa)
-
1816 -Ile de Pattle- l938 (Đảo Hoàng Sa)
-
Chiếm cứ năm 1816 và dựng bia năm 1938)
Các căn cứ quân sự của người Pháp được thiết lập
từ đầu thập niên l930.
Đài Khí Tượng Hoàng Sa mang số 48860 thuộc Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới
bắt đầu
hoạt động từ 1938. Trước đó, trong thập niên 1920, Công Ty Phosphate Bắc
Kỳ đã
khởi sự khai thác phân chim. Ngoài ra còn có hải đăng, Miễu Bà, Nhà Thờ
Thiên
Chúa, cầu tàu và các nhà cửa công sự xây cất với sự đồn trú của Đội
Phòng Vệ
Đông Dương và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sự chiếm cứ này có tính
công khai,
hòa bình, trường kỳ và liên tục cho đến 1974 khi hải quân Trung Quốc xâm
lăng.
Lịch
sử Trung Quốc không mang lại bằng chứng khách quan vô tư nào cho biết họ
đã liên
tục chiếm cứ, công bố và hành sự chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa từ
đời Hán Vũ
Đế, Tống Thần Tông hay Minh Thành Tổ. Nếu chỉ có một số ngư dân từ Hải
Nam đến
đánh cá theo mùa thì cũng không có sự công bố chủ quyền và hành sử chủ
quyền của
Chính Phủ Trung Quốc. Danh từ Hoàng Sa cũng đã được phổ biến trong cuốn
Toàn Tập
Thiên Nam Tứ Chi Lộ Đồ thuộc bộ Hồng
Đức Bản Đồ
có hình bãi cát dài đề tên nôm là Bãi Cát Vàng cùng với đảo Du Trường
(Cù Lao
Ré). Sách Hồng Đức Bản Đồ khắc in từ Thế Kỷ 15 hiện được lưu trữ tại Văn
Khố
Đông Dương của Nhật Bản
(Tokyo
Bunko).
Như
đã trình bày, ngay trước khi phát động Thế Chiến II, Nhật Bản đã chiếm
cứ một số
hải đảo và công bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó, một số
công ty
Nhật đã khai thác phốt phát và phân chim tại Hoàng Sa. Ngày 30-3-1939
Chính Phủ
Đông Kinh tuyên bố đòi chủ quyền hai quần đảo này. Trong khi Trung
Quốc không lên tiếng
phản
đối,
thì ngày 21-4-1939 Bộ Ngoại Giao Pháp đại diện Việt Nam đã gửi văn thư
chính
thức đến Chính Phủ Nhật Bản để phản kháng sự mạo nhận chủ quyền
này.
5) Hơn nữa sự chiếm cứ phải được sự thừa nhận
của các quốc gia liên
hệ.
Năm
l951 tại Hội Nghị Hòa Bình Cựu Kim Sơn, 51 quốc gia đồng minh ký Hiệp
Ước Hòa
Bình Nhật Bản trong đó Nhật Bản khước từ không nhận chủ quyền về Hoàng
Sa Trường
Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Ngoại Trưởng Liên Sô yêu cầu
Hội Nghị
biểu quyết trả cho Trung Quốc. Nhưng Hội Nghị đã bác bỏ thỉnh cầu này
với 46
phiếu chống và 3 phiếu thuận. Sau đó Thủ
Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ
quyền tại
Hoàng Sa Trường Sa và không gặp sự phản kháng nào (Quốc Gia Việt Nam
được độc
lập nay 8-3-1949 theo Hiệp Định E1lysee).
Sự thừa nhận chủ quyền hải đảo chỉ có ý nghĩa nếu
xuất phát từ các quốc
gia duyên hải đối diện hay tiếp cận. Vì các đảo này tọa lạc tại Biển
Đông Nam Á,
nên chỉ các quốc gia Đông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến
nay
trong tất cả các quốc gia Đông Nam Á không một nước nào thừa nhận chủ
quyền của
Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Điều
đáng lưu ý là, cho tới những năm 1956, 1974 và 1988 các đảo Hoàng Sa và
Trường
Sa đã do Việt Nam chiếm cứ nên không
phải là đất vô chủ.
(terra
nullius)
Như vậy thuyết Thủ Đắc Chủ Quyền do Chiếm Cứ của
Trung Quốc đã trở thành
vô dụng. Vì nó vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và vi phạm
Điều 2
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc ngăn cấm mọi hành vi bạo động.
Do đó, về mặt công pháp quốc tế, Thuyết Biển Lịch
Sử không còn là một vấn
đề tranh nghị tại các cơ quan trọng tài hay các Tòa Án về Luật Biển. Vì
thuyết
này đã bị Tòa Án Quốc Tế The Hague và Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển bác
bỏ trong Điều 8.
Vì
biết rõ điều đó nên Trung Quốc không bao giờ dám đưa vụ tranh chấp các
hải đảo
tại Biển Đông Hải ra trước Tòa Án Quốc Tế, các Tòa Án về Luật Biển cũng
như các
Cơ Quan Trọng Tài và Điều Giải của Liên Hiệp Quốc.
Dầu sao trong mọi trường hợp, dầu cực đoan đến
mấy, nay nay Bắc Kinh cũng
không dám đề cập đến chủ quyền lãnh thổ của các nước Triều Tiên, Thái
Lan, Mã
Lai, Miến Điện kể cả Việt Nam mà Mao Trạch Đông miệt thị là “nước phụ
dung An
Nam”!
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
-
Tài Liệu Thảo Luận này dành cho các sinh viên ở trong nước; các sinh viên
Việt Nam tại hải ngoại và các sinh viên Việt Nam
du học tại hải
ngoại.
DISCUSSION PAPER
NOTES
-
After the Sino-Indian Border War of 1962 China’s policies were dictated by insatiable irredentist ambitions: “Territory once won for civilization must not be given back to barbarism”. Therefore territory which was once Chinese must forever remain so, and, if lost, must be recovered at the first opportunity. The Sino-Indian Border War of 1962 was considered as a classic example of China invading a neighbouring country as a direct result of its irredentist ambitions. C. P. Fitzgerald, The Chinese View of Their Place in the World, London: Oxford University Press l964.
-
In “A Brief History of Modern China” published in 1954, there was a map which showed Outer Mongolia, Hongkong, and Macao as integral parts of China, and also indicated those Chinese territories taken by the Imperialists during the Old Democratic Revolutionary Era (1840-1919). Those territories included the Island of Sakhalin; Korea; the Ryukyu Islands, Taiwan; Malaya, Thailand, Burma, Nepal. Some observers believe it to be a sign of how extensive China’s irredentist goals could be. Guy Searls, “Communist China’s Border Policy: Dragon Throne Imperialism?”Current Scene Hongkong, 1963.
-
“In defeating China in war, the imperial states have taken away many Chinese dependent states and a part of her territories. Japan took away Korea, Taiwan, the Ryukyu Islands, the Pescadores and Port Arthur; Britain seized Burma, Bhutan, Nepal and Hongkong. France occupied “Annam”, and even an insignificant country like Portugal took Macao.” Mao’s remark is believed to have lent weight to the irredentist interpretation of China’s territorial policies. Guy Searls, Communist China’s Border Policy.
[Irredentist interpretation means an advocate of
the recovery of lands of
which his nation has been deprived, or, of territory historically or
culturally
related to his nation but now subject to a foreign
government.]
-
It has been argued that China’s historical claim is so well documented and for so many years back into the very ancient past, that it could be well high impossible for any other country to make a meaningful counter-claim. And the Chinese position in the South China Sea islands dispute is a superior claim. The ancient title based on immemorial possession or discovery-occupation.
-
Paradoxically, despite existing studies in its favor, China has been most reluctant to submit the territorial disputes in Southeast Asian Sea to international legal arbitration.
-
Had Nan Yueh remained independent, it is very possible a separate culture would have arisen in the south, and the Chinese might never have established their influence in the Valley of West River. C. P. Fitzgerald: A Short Cultural History, p.184.
-
Some historians like Fairbank and Fitzgerald believe in the existence of a Chinese traditional world order . In Fitzgerald’s words “the Chinese view of the world has not fundamentally changed: it has been adjusted to take account of the modern world, but only so far as to permit China to occupy, still, the central place in the picture”, C. P. Fitzgerald, The Chinese View of Their Place in the World: Oxford University Press 1964; J.K.Fairbank, The Chinese World Order: Harvard University Press 1968.
-
The International Court of Justice has defined historic waters as “internal water” (Fisherys cases UK vs. Norway, 1951, I. C. J. 116, 130); “Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal water of the State” (Art. 8 UNCLOS or LOS Convention 1982).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét