Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương

Giáo sư Robert F. Turner

Trung tâm an Ninh Luật Pháp Quốc Gia

Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.

(Trích trong “những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam)

Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc
chống Cộng sản xâm lược là việc đúng của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào,
Cambodia là đúng.

Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên
năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên
Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ
Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng.
Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh
thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. Sau khi
giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đã viết cuốn sử quan
trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về “Cộng sản Việt Nam” .

Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại
học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói
ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi
xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.

Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh
Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa
là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với
thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ
quan trọng:

1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả
thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều
sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng
chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên
1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa
Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ
cùng với người dân miền Nam).

2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa
câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng,
người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike
nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam.
Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó
là sự thật.

Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh.

Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John
Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các
sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng
cuộc chiến quân sự. Nh­ưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ. Tôi xin
nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã
trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng
máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.

Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự
luật vào tháng năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất
cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và
Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội
phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng
sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ
Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đã có lượng
vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ
trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam
không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô
dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe. Ngay sau khi
sơ tán từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng
Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ. Ông ấy
đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “mình
phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói cho thế giới biết
rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của mình và bỏ rơi những
người đáng yêu.”

Nhưng tôi đã tự cản bản thân mình vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị
Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là
việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là mình đã bỏ rơi cơ hội ấy.

Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng
viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng
không dám quay lại”. Đó là lý do của sự thất bại tại chiến trường Việt
Nam.

Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua
vì cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ.

Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do
chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ.
Thật sự là ngớ ngẩn.

Tôi đã viết 450 trang trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm
1966. Tôi đã ghi lại vào tháng Năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản
Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hổ Chí
Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật
đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm
Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền
Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly,
nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã
được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đã nhiều
lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ
Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đã thảo luận tại Đại học Luật
Virginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên
hiệp. Không thể thảo luận nối vì Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến
trong miền Nam VN v.v... hãy bỏ qua 1 số điểm vì thời gian có hạn.

Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN.

Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người
đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola vì
sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước
lượng là không dưới trăm ngàn người.

Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ
không xảy ra nếu chúng ta không rút lui.

Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ
châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền
thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua,
Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số
người lại thiệt mạng vì chuyện đó. Một số lớn súng M16 tịch thu được
từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại
tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ. Hà Nội đã cung cấp cùng với Xô
Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador.

Cho những người nói chiến tranh VN là phi lý. Họ đã sai.

Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng
là đia dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết đinh của Hoa
Kỳ đối với con người.

“Phong trào hòa bình” - của phe phản chiến - trấn an chúng ta rằng Hoa
Kỳ chỉ lần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân
quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại
Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại
khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn
những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật
thì đã rõ ràng.

Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến
thắng của Cộng sản đã thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư
đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền
Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978,
nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản
Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá
nhiều tù nhân.

Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù
hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay
bên kia”, và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do
sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà
Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để
cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những
kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản
cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và
trừng phạt đích đáng”.

Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa được phép
tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: Chế độ mới cai
tri bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội;
không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay... cả quyền tự do có ý
kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi”

QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ

Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sài Gòn của tờ Christian Science
Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết
một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ
luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do
nhất Đông Nam Á...”. Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất
trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài Gòn thì đã có
hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.

Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tụ do ấy, tôi thường cầm máy
ảnh lang thang trong Sài Gòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi
thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và
Quân đội Nhân dân” của Tướng Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy
của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và
cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải
phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi
tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo
đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phầm xuất
hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm.

TÙ CHÍNH TRỊ

Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường
nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn
200 ngàn “từ chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 -
cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều
tra những lời cáo giác trên.

Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ
ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là tìm đâu ra
con số “202 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các
tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù
nhân. (Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự
thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù
của Miền Nam.

Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô Bá
Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị”
có thể gồm cả người nh­ Sỉrhan Sirhan, là tay cán bộ người Palestine
đã ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của
hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích là, “chính trị” khi hắn ám sát một ứng
cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ .

Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau:

,”… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay vì
ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …”

.”… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.”

- “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không
thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng
người”

Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ
rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy
mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước
(khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.

Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của
đội bóng rổ Rocket's ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và
sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì
đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái
gọi lả “chuồng cọp”.

Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam đã từng cáo giác chuyện “chuồng
cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với
một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn đề tự
minh xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ
thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù
Chí Hòa ở Sài Gòn.

Vì vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hòa và
chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây
không là nơi mà mình thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà
tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ
biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói
rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không
hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn
tra tấn hay hành hạ tù nhân.

NGĂN CHẬN TÀN SÁT

Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam là lý luận của họ, rằng
cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai
lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng
được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hòa Bình) ước lượng là tổng số
người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn.

- Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản nắm quyền.
Qua quít vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp
pháp” hay một toà án.

- Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển
cả khi muốn thoát khỏi chê độ độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương.
Cao ủy Ty nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người
vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông
người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát. Nhiều người tử nạn sau khi
bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có
khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở
Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta
đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng
420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước
lượng của Giáo sư Rummel.

Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là
“A Better War” - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến
quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam
cũ đã chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản lập ra.

- Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế
Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết
tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể
lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và
khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ
để làm chứng liệu cho lịch sử.

CĂM BỐT

Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa.

Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề
yêm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị
đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi
pháp”. Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia
thành viên của Nghị định thư” - Protocole States - đã được cam kết bảo
vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954.
Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho
phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn
toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy
của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO
(South East Asia Treaty Organization). Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều
lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khờme Đỏ. Thời ấy,
việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi
với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên,
khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục
tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt.
Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã
chết.

Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực
sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân
có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho lả có hơn hai
triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale,
nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol
Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người -
hơn 20% dân số toàn quốc.

Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí Nattonal
Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi
tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho
việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì
bọn đồ tể chỉ đơn giản giọng chúng vào thân cây”.

Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần
trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc
Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước
không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước l­ợng dè dặt nhất, có nhiều
thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng
số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu... Nỗi khổ đau
lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”.

Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng
cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có
thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nêu như ta muốn tìm
đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí
bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự
thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện
này - một cách chính xác và cẩn trọng – đểngười khác sẽ biết rất lau
về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa. Chúng ta
phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.

Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống
chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về
lịch sử hiện đại. Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề
nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The
Black Book of Communism” - Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một
nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách
kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái
chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.

Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị
lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn
giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.

Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan
trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận
dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói
rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thận tôi. Tôi yêu quý
Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng
khi đa số của Quốc hội phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng
phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa
Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính
nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn
người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.

Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể
nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện
thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi
thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành
một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chịa sẻ với ng­ười khác.
Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống
sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội.
Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm
kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.

Xin cảm tạ quý vị và cầu xin Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét