Trước kia trong chiến tranh, Cộng Sản
tuyên truyền chia rẽ giữa gia cấp nghèo và giàu, từ chia rẽ đến tạo hận
thù để đấu tranh. Tâm lý người nghèo thường mặc cảm, rất dễ nhận thấy
mặt ngoài của sự bất công. "Kẻ ăn không hết, người mần không ra" trước
mắt của người nghèo: Kẻ ăn không hết, lại là kẻ chẳng phải vất vả, đổ hồ
môi. Trái lại người mần, suốt đời tảo tần, quần quật nhưng khó đủ ăn,
thèm lạc đủ thứ. Lùi lại hơn thế kỷ trước giới công nhân, thợ thuyền,
nông dân tá điền bị bóc lột, người da đen bị bán làm nô lệ...
Trước dòng chảy triền miên cơ hàn này,
một nhà cách mạng đứng lên cải cách, để nâng đỡ xã hội, đó là diễm phúc
của đất nước, của loài người. Tiếc thay trước bối cảnh này, chưa có
người thật tâm, toàn tài. Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã lợi dụng
hoàn cảnh, cơ hội quý báu để làm "cách mạng", họ đã phỉnh phờ người
nghèo góp công của, xương máu cướp chính quyền, để họ soán vào chỗ thậm
tệ hơn bóc lột xưa kia. Ngày nay họ đã ra mặt trực tiếp ăn cướp, hoặc
làm đầy tớ cho nhà giàu để ăn cướp của người bần cùng, khốn khó. Hình
thức cai trị xã hội Việt Nam hôm nay lai nhân tạo giống, chẳng giống ai.
Kẻ có đảng đang hưởng thụ tiêu chuẩn như phong kiến, (phong đất, kiến
ấp) họ dùng tiền
cướp được của dân, dùng quyền để lấy đất theo ý muốn, gọi là mua đẽo.
Vườn thượng uyển (1) của cha con bí thư tỉnh Hải Dương không phải trường
hợp cá biệt. Xưa kia tư bản Miền Nam phần đông người bản xứ, ngày nay
đích thân đảng CSVN nai lưng cỏng tư bản ngoại bang vào nước làm chủ
nhân ông, gọi là "đầu tư" vì vậy xã hội lai giống và tồn tại giữa phong
kiến và tư bản. Hiểu thế nào về hai chữ cách mạng?