Mỗi năm cứ đến ngày oan trái
Thắp nén hương lòng tưởng nhớ ai. (Vô danh)
Paris xuống đường
Trong các hình ảnh lịch sử 30 tháng tư phổ biến mấy năm qua có hình Paris xuống đường gây nhiều xúc động. Mới đây tấm hình này lại được anh Nguyễn Ngọc Bách gửi lại với hàng chữ viết tay phía dưới của một sinh viên vô danh. Bác sĩ Hoàng cơ Lân chuyển cho thân hữu chúng tôi nhân ngày quốc hận lần thứ 37 mãi mãi không quên.
Sau đây là thư của anh Nguyễn Ngọc Bách từ Paris.
“Bức hình này cùng thủ bút thuộc archive của THSV VN Paris, nay thì cũng đã thuộc về lịch sử rồi! Quý NT có thể sử dụng tùy nghi, Bách xin xin phép đăng nguyên văn thủ bút, vì hình và thủ bút đi chung với nhau từ trước đến giờ.
Trong những năm 75, 76 ... 80, Hải ngoại và Paris chỉ có sinh viên với Trần Văn Bá đứng mũi chịu sào. Thời đó không có tổ chức cựu quân nhân, không có Hướng đạo, không có chùa chiền, không có đảng phái, không có gì cả... chỉ có sinh viên nghèo (vì bị cúp hết nguồn trợ cấp) và đợt tỵ nạn đầu tiên quậy nên chuyện mà thôi.
Trong đoàn người này ngày 27/04/75 chắc phải có anh Trần Văn Bá, vì qua vài hình khác, góc cạnh khác, thấy anh Bá chít khăn tang. Có thể nói rằng đây là cuộc biểu tình Quốc Hận năm thứ zéro tại Paris. (Nguyễn Ngọc Bách)
Hội ngộ trại Trần Hưng Đạo, bộ tổng tham mưu
Xem tấm hình Paris, tôi hết sức bồi hồi tự hỏi, các bạn sinh viên này bây giờ ở đâu. Gần 40 năm qua, đã trên 60 tuổi cả rồi, các anh chị còn nhớ hay quên. Tuổi hoa niên đã sớm để tang cho quê hương. Trong chúng ta, ai cũng có riêng một ngày 30 tháng tư. Riêng các bạn sinh viên Việt Nam tại Paris có thêm một ngày đau thương, sớm hơn 3 ngày.
Riêng phần chúng tôi, trong 37 lần quốc hận những năm qua, tôi có nhiều kỷ niệm riêng với ngày thứ 30. Số là vào năm 2005 chúng tôi kéo nhau lên DC tổ chức gặp lại chiến hữu lần đầu. Bây giờ 2012 bẩy năm sau, xem ra đối với nhiều bạn kỳ họp mặt đó đã thành ra lần cuối. Xin kể lại chuyện xưa cùng các bạn.
Trong kỳ hội ngộ 30 năm của trại Trần Hưng Đạo, bộ tổng tham mưu tại thủ đô Hoa Thịnh đốn, trung tướng Đồng Văn Khuyên tóc bạc phơ đã đi đến chào bàn và chắp tay xá từng chiến hữu. Gặp anh em cựu tù cải tạo trên 10 năm nhắc chuyện các tướng lãnh tự vẫn, vị tham mưu trưởng liên quân ngày xưa chợt nói ra cả gan ruột của mình. Ông nói rằng: Nghĩ lại thấy mình thật hèn.
Và như vậy là ông đã thực tâm nói hộ cho tất cả anh em. Các nhà lãnh đạo dù đảm lược can trường qua bao năm chinh chiến, nhưng dễ gì mà làm được người hùng tuẫn quốc như tiền nhân Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.
Các niên trưởng của tôi một thời tuổi trẻ như ông Khiêm, ông Thiệu, ông Viên. Lúc đó còn là trung úy Cao Văn Viên, trung úy Nguyễn Văn Thiệu và đại úy Trần Thiện Khiêm gặp nhau ở Secteur Hưng Yên vào đầu thập niên 50. Quý vị không biết rằng sau này sẽ làm tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trưởng. Nếu bây giờ được sống lại tuổi hoa niên, ta sẽ làm lại từ đầu với bao nhiêu điều tốt đẹp hơn, cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Kể cả các hành động anh hùng lẫm liệt.
Và biết bao nhiêu tướng lãnh tư lệnh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nay còn sống hay đã qua đời đều có chung một kỷ niệm đau thương.
Chiêm nghiệm lại, việc rút quân hoảng loạn tại quân đoàn I và Quân đoàn II đã trở thành một thảm kịch ghê gớm như một bệnh dịch, như ngọn sóng thần, như cơn hồng thủy vượt qua mọi sức đề kháng của con người. Vào cái thời điểm đó, trong một sáng một chiều, chúng ta không phải là những chiến sĩ anh hùng mà đã trở thành những con người khác.
Không cần địch tấn công, các đơn vị cứ tan ra như một dung dịch hóa học được thử nghiệm.
Vì vậy các tư lệnh chiến trường của miền Cao nguyên, Hỏa tuyến, Duyên hải khi chạy về được miền Nam thì đa số đều tìm đường di tản. Tư lệnh và tư lệnh phó quân đoàn. Các tư lệnh tổng trừ bị và các sư đoàn. Tất cả hoàn toàn mất hết sức đề kháng kể cả lục quân, không quân, và hải quân. Tất cả đều tin rằng Mỹ bỏ Việt Nam và mọi thứ coi như cáo chung. Không thể tiếp tục cuộc chiến.
Riêng mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh và khi cộng sản đi vòng qua phòng tuyến sư đoàn 5 tại Lai Khê để tiến về Sài Gòn thì coi như một phần của miền Đông vẫn bình yên.
Và chính ở các vùng đất hoàn toàn chưa nổi sóng đó đã sản xuất ra các vị lãnh đạo sẵn sàng vị quốc vong thân.
Trong suốt 55 ngày cuối cùng của miền Nam năm 75 đã có biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh và gồm cả quân nhân các cấp đã tự sát.
Một số đã tự vẫn tại mặt trận hoặc tại nhà. Có các trường hợp tự tử chết cả gia đình. Chúng tôi ghi nhận rằng có nhiều anh em binh sĩ đã tự tử tập thể bằng lựu đạn tại chiến trường. Sau đây là một số trường hợp điển hình thường được nhắc nhở trong các năm qua.
Thiếu tướng Phạm Văn Phú: Sau cuộc rút quân tại Cao Nguyên hỗn loạn trở thành thảm họa, tướng Phú, tư lệnh quân đoàn II đã uống thuốc độc tự tử tại Sài Gòn. Một hình thức nhận trách nhiệm. Đó là vào ngày 29 tháng 4-1975. Thân nhân đưa vào nhà thương Grall để cấp cứu nhưng không kịp.
Trung sĩ I Quân Cảnh Trần Minh: Thuộc đại đội I quân cảnh đảm trách khu vực cổng chính bộ tổng tham mưu. Lúc 10 giờ sáng 30 tháng 4-1975, sau khi nghe tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, Trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ bộ tổng tham mưu.
Trung Tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia: Sau khi nghe tin đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975, trung tá Long, cảnh sát quốc gia đã đến đứng chào tượng thủy quân lục chiến trước tòa nhà quốc hội ở Sài Gòn rồi rút súng tự sát. Báo chí ngoại quốc đã đăng hình của ông nằm ngay trước pho tượng. Hình chụp vào khoảng 12 giờ trưa 30 tháng 4-1975.
Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ: Khoảng 1 giờ trưa 30 tháng 4-1975, khi nghe lệnh đầu hàng, ông đã họp các sĩ quan tại bộ tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh tại Lai Khê. Sau khi dùng cơm với anh em, ông lui vào phòng riêng dùng súng lục tự vẫn. Vợ và 4 con nhỏ của ông di tản qua Hoa Kỳ ngày 28 tháng 4-1975 đến hai tháng sau mới biết tin.
Chuẩn tướng Trần Văn Hai:Chiều 30 tháng 4-1975 vị tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh đã uống thuốc độc tự tử tại căn cứ Đồng Tâm – Mỹ Tho. Bà mẹ của tướng Hai đã đem xác con về chôn cất tại nghĩa trang Gò Vấp. Căn cứ Đồng Tâm là nơi đặt bản doanh của sư đoàn 7 bộ binh.
Thiếu tướng Lê Văn Hưng:Tư lệnh phó quân đoàn 4 đã dùng súng tự sát tại Cần Thơ tối ngày 30 tháng 4-1975. Lúc đó vợ và các con cũng có mặt cùng với các sĩ quan cận vệ thân tín. Tướng Hưng là vị tư lệnh nổi tiếng đã tử thủ tại trận An Lộc tỉnh Bình Long năm 1972. Đại úy Nghỉa, sỹ quan tùy viên đã viết bài rất cảm động về những giờ cuối cùng.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: Tư lệnh quân đoàn 4 đã dùng súng lục tự sát vào lúc 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5-1975. Ông là người đã sống một ngày dài nhất từ lúc tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975 cho đến sáng 1 tháng 5-1975.
Ngay sau khi có lệnh đầu hàng ông đã gặp các đại diện phía cộng sản hai lần khi họ vào dinh tư lệnh tại Cần Thơ tiếp xúc nhưng cả hai lần đại diện phía cộng sản đều ra đi. Cũng trong chiều 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đi thăm quân y viện Phan Thanh Giản lần cuối cùng. Ông cử đại tá Thiên vào chức vụ tỉnh trưởng Cần Thơ thay cho người đã ra đi. Ông ra lệnh không được phá cầu Long An và chấm dứt giao tranh để bảo toàn tính mạng các binh sĩ và dân chúng.
Trước khi quay vào phòng tự vẫn, sĩ quan tùy viên kể lại tướng Nam đã thắp nhang trên bàn thờ Phật, thỉnh chuông rồi đứng lên lan can tòa lầu nhìn xuống thành phố Cần Thơ lúc đó vắng lặng. Lúc đó vào sáng sớm ngày 1 tháng 5-1975.
Vùng 4 chiến thuật gồm toàn thể miền Tây Nam Phần với 3 sư đoàn, sư đoàn 21 (Bạc Liêu), sư đoàn 9 (Sa đéc) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) cùng với 20 tiểu khu. Cho đến ngày 30 tháng 4-1975 miền Tây vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vị Tư Lệnh Quân đoàn vẫn liên lạc hàng ngày với các đơn vị gồm cả Hải Lục Không Quân thuộc Vùng 4. Toàn thể quân số chính quy và địa phương trên 200 ngàn quân đã tan hàng trong trật tự. Một số lớn hiện đã có mặt tại hải ngoại.
Nếu tướng Nguyễn Khoa Nam tiếp tục chiến đấu có thể sẽ nhiều trận đẫm máu kéo dài thêm từ 3 đến 6 tháng. Cộng sản với quân số 20 sư đoàn cùng với kho vũ khí của miền Nam để lại sẽ trở thành một lực lượng quân sự mãnh liệt nhất đông Nam Á.
Toàn thể miền Tây sẽ trở thành cuộc chiến đau thương nhất trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Dứt khoát là Hoa Kỳ và thế giới tiếp tục quay mặt đi. Bao nhiêu người kể cả quân và dân hai phía sẽ chết thêm cho cuộc chiến bi thảm này. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật. Vị tư lệnh vùng 4 đã theo gương tiền nhân Phan Thanh Giản dọn mình tự vẫn để chết thay cho hàng vạn sinh linh của sông Tiền sông Hậu vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.
Trong buổi sáng cuối cùng 1 tháng 5-1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đứng trên lan can của dinh tư lệnh cùng với hai sĩ quan tùy viên cấp úy. Con đường Phan Thanh Giản trước mắt trong buổi bình minh vắng lặng của thị xã Cần Thơ. Vị tư lệnh vùng 4 trở thành cấp chỉ huy cuối cùng của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đứng khóc. Nước mắt chan hòa làm hai sĩ quan tùy viên trung thành với ông thầy cũng khóc theo. Cái khung cảnh bi tráng tại dinh tư lệnh vắng vẻ vào ngày đầu tháng 5-1975 của ba thầy trò tư lệnh mới xúc động dường nào. Sau đó ông quay vào phòng tự sát bằng súng lục. Hành động vừa can trường vừa nhân đạo của tướng Nguyễn Khoa Nam đã nêu cao gương trách nhiệm uy dũng đồng thời cũng đã cứu cho sinh mạng của dân chúng và binh sĩ tại miền Tây không bị chết đau thương hỗn loạn như đã diễn ra tại Quân đoàn I và II.
Ngày 30 tháng 4-2012 ba mươi bẩy năm sau, trên bàn viết của tôi có một cái gạt tàn thuốc là bằng đồng vốn là đầu đạn đại bác được gò lại. Đây là quà tặng của pháo binh quân đoàn 4 tặng cho vị tư lệnh phó. Khi ông chết, đại úy Lê Quang Nghĩa thu dọn di vật đem về Sài Gòn. Ba mươi năm sau nhờ người đem tặng cho Viện Bảo Tàng tại San Jose.
Đặt tay lên cái gạt tàn thuốc giá lạnh gần 40 năm không còn hơi ấm. Nghe như có tiếng chuông thỉnh Phật năm xưa. Cuộc chiến đã tàn từ lâu rồi mà sao lòng người vẫn còn lạnh giá.
Như đã ghi lại ở phần trên, khi chiến tranh chấm dứt, tại khắp nơi có nhiều anh hùng Việt Nam Cộng Hòa đã tự quyết định đời mình không chịu sa vào tay giặc. Tuy nhiên chúng tôi không thể ghi lại được đầy đủ. Nhân ngày 30 tháng 4-2004-37 năm sau, xin thắp một nén hương lòng gửi về cho tất cả các anh hùng liệt sĩ.
Trên bức hình Paris xuống đường ngày 27 tháng tư 1975, anh chị em sinh viên Việt Nam quấn khăn tang đi dưới biểu ngữ tưởng niệm các chiến binh cộng hòa đã hy sinh. Ý nghĩa đó thực sự dành cho những anh hùng tuẫn quốc 30 tháng tư.
Chúng ta còn sống đến ngày nay, hãy sống sao cho xứng đáng với những đồng đội đã chết vì 30 tháng 4.
Giao Chỉ, San Jose
Thắp nén hương lòng tưởng nhớ ai. (Vô danh)
Paris xuống đường
Trong các hình ảnh lịch sử 30 tháng tư phổ biến mấy năm qua có hình Paris xuống đường gây nhiều xúc động. Mới đây tấm hình này lại được anh Nguyễn Ngọc Bách gửi lại với hàng chữ viết tay phía dưới của một sinh viên vô danh. Bác sĩ Hoàng cơ Lân chuyển cho thân hữu chúng tôi nhân ngày quốc hận lần thứ 37 mãi mãi không quên.
Sau đây là thư của anh Nguyễn Ngọc Bách từ Paris.
“Bức hình này cùng thủ bút thuộc archive của THSV VN Paris, nay thì cũng đã thuộc về lịch sử rồi! Quý NT có thể sử dụng tùy nghi, Bách xin xin phép đăng nguyên văn thủ bút, vì hình và thủ bút đi chung với nhau từ trước đến giờ.
Trong những năm 75, 76 ... 80, Hải ngoại và Paris chỉ có sinh viên với Trần Văn Bá đứng mũi chịu sào. Thời đó không có tổ chức cựu quân nhân, không có Hướng đạo, không có chùa chiền, không có đảng phái, không có gì cả... chỉ có sinh viên nghèo (vì bị cúp hết nguồn trợ cấp) và đợt tỵ nạn đầu tiên quậy nên chuyện mà thôi.
Trong đoàn người này ngày 27/04/75 chắc phải có anh Trần Văn Bá, vì qua vài hình khác, góc cạnh khác, thấy anh Bá chít khăn tang. Có thể nói rằng đây là cuộc biểu tình Quốc Hận năm thứ zéro tại Paris. (Nguyễn Ngọc Bách)
Hội ngộ trại Trần Hưng Đạo, bộ tổng tham mưu
Xem tấm hình Paris, tôi hết sức bồi hồi tự hỏi, các bạn sinh viên này bây giờ ở đâu. Gần 40 năm qua, đã trên 60 tuổi cả rồi, các anh chị còn nhớ hay quên. Tuổi hoa niên đã sớm để tang cho quê hương. Trong chúng ta, ai cũng có riêng một ngày 30 tháng tư. Riêng các bạn sinh viên Việt Nam tại Paris có thêm một ngày đau thương, sớm hơn 3 ngày.
Riêng phần chúng tôi, trong 37 lần quốc hận những năm qua, tôi có nhiều kỷ niệm riêng với ngày thứ 30. Số là vào năm 2005 chúng tôi kéo nhau lên DC tổ chức gặp lại chiến hữu lần đầu. Bây giờ 2012 bẩy năm sau, xem ra đối với nhiều bạn kỳ họp mặt đó đã thành ra lần cuối. Xin kể lại chuyện xưa cùng các bạn.
Trong kỳ hội ngộ 30 năm của trại Trần Hưng Đạo, bộ tổng tham mưu tại thủ đô Hoa Thịnh đốn, trung tướng Đồng Văn Khuyên tóc bạc phơ đã đi đến chào bàn và chắp tay xá từng chiến hữu. Gặp anh em cựu tù cải tạo trên 10 năm nhắc chuyện các tướng lãnh tự vẫn, vị tham mưu trưởng liên quân ngày xưa chợt nói ra cả gan ruột của mình. Ông nói rằng: Nghĩ lại thấy mình thật hèn.
Tấm hình lịch sử ngày 27-4-1975 ở Paris: tuổi trẻ bịt khăn tang biểu tình.
Những người tuẫn quốc .Và như vậy là ông đã thực tâm nói hộ cho tất cả anh em. Các nhà lãnh đạo dù đảm lược can trường qua bao năm chinh chiến, nhưng dễ gì mà làm được người hùng tuẫn quốc như tiền nhân Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.
Các niên trưởng của tôi một thời tuổi trẻ như ông Khiêm, ông Thiệu, ông Viên. Lúc đó còn là trung úy Cao Văn Viên, trung úy Nguyễn Văn Thiệu và đại úy Trần Thiện Khiêm gặp nhau ở Secteur Hưng Yên vào đầu thập niên 50. Quý vị không biết rằng sau này sẽ làm tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trưởng. Nếu bây giờ được sống lại tuổi hoa niên, ta sẽ làm lại từ đầu với bao nhiêu điều tốt đẹp hơn, cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Kể cả các hành động anh hùng lẫm liệt.
Và biết bao nhiêu tướng lãnh tư lệnh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nay còn sống hay đã qua đời đều có chung một kỷ niệm đau thương.
Chiêm nghiệm lại, việc rút quân hoảng loạn tại quân đoàn I và Quân đoàn II đã trở thành một thảm kịch ghê gớm như một bệnh dịch, như ngọn sóng thần, như cơn hồng thủy vượt qua mọi sức đề kháng của con người. Vào cái thời điểm đó, trong một sáng một chiều, chúng ta không phải là những chiến sĩ anh hùng mà đã trở thành những con người khác.
Không cần địch tấn công, các đơn vị cứ tan ra như một dung dịch hóa học được thử nghiệm.
Vì vậy các tư lệnh chiến trường của miền Cao nguyên, Hỏa tuyến, Duyên hải khi chạy về được miền Nam thì đa số đều tìm đường di tản. Tư lệnh và tư lệnh phó quân đoàn. Các tư lệnh tổng trừ bị và các sư đoàn. Tất cả hoàn toàn mất hết sức đề kháng kể cả lục quân, không quân, và hải quân. Tất cả đều tin rằng Mỹ bỏ Việt Nam và mọi thứ coi như cáo chung. Không thể tiếp tục cuộc chiến.
Riêng mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh và khi cộng sản đi vòng qua phòng tuyến sư đoàn 5 tại Lai Khê để tiến về Sài Gòn thì coi như một phần của miền Đông vẫn bình yên.
Và chính ở các vùng đất hoàn toàn chưa nổi sóng đó đã sản xuất ra các vị lãnh đạo sẵn sàng vị quốc vong thân.
Trong suốt 55 ngày cuối cùng của miền Nam năm 75 đã có biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh và gồm cả quân nhân các cấp đã tự sát.
Một số đã tự vẫn tại mặt trận hoặc tại nhà. Có các trường hợp tự tử chết cả gia đình. Chúng tôi ghi nhận rằng có nhiều anh em binh sĩ đã tự tử tập thể bằng lựu đạn tại chiến trường. Sau đây là một số trường hợp điển hình thường được nhắc nhở trong các năm qua.
Thiếu tướng Phạm Văn Phú: Sau cuộc rút quân tại Cao Nguyên hỗn loạn trở thành thảm họa, tướng Phú, tư lệnh quân đoàn II đã uống thuốc độc tự tử tại Sài Gòn. Một hình thức nhận trách nhiệm. Đó là vào ngày 29 tháng 4-1975. Thân nhân đưa vào nhà thương Grall để cấp cứu nhưng không kịp.
Trung sĩ I Quân Cảnh Trần Minh: Thuộc đại đội I quân cảnh đảm trách khu vực cổng chính bộ tổng tham mưu. Lúc 10 giờ sáng 30 tháng 4-1975, sau khi nghe tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, Trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ bộ tổng tham mưu.
Trung Tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia: Sau khi nghe tin đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975, trung tá Long, cảnh sát quốc gia đã đến đứng chào tượng thủy quân lục chiến trước tòa nhà quốc hội ở Sài Gòn rồi rút súng tự sát. Báo chí ngoại quốc đã đăng hình của ông nằm ngay trước pho tượng. Hình chụp vào khoảng 12 giờ trưa 30 tháng 4-1975.
Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ: Khoảng 1 giờ trưa 30 tháng 4-1975, khi nghe lệnh đầu hàng, ông đã họp các sĩ quan tại bộ tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh tại Lai Khê. Sau khi dùng cơm với anh em, ông lui vào phòng riêng dùng súng lục tự vẫn. Vợ và 4 con nhỏ của ông di tản qua Hoa Kỳ ngày 28 tháng 4-1975 đến hai tháng sau mới biết tin.
Chuẩn tướng Trần Văn Hai:Chiều 30 tháng 4-1975 vị tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh đã uống thuốc độc tự tử tại căn cứ Đồng Tâm – Mỹ Tho. Bà mẹ của tướng Hai đã đem xác con về chôn cất tại nghĩa trang Gò Vấp. Căn cứ Đồng Tâm là nơi đặt bản doanh của sư đoàn 7 bộ binh.
Thiếu tướng Lê Văn Hưng:Tư lệnh phó quân đoàn 4 đã dùng súng tự sát tại Cần Thơ tối ngày 30 tháng 4-1975. Lúc đó vợ và các con cũng có mặt cùng với các sĩ quan cận vệ thân tín. Tướng Hưng là vị tư lệnh nổi tiếng đã tử thủ tại trận An Lộc tỉnh Bình Long năm 1972. Đại úy Nghỉa, sỹ quan tùy viên đã viết bài rất cảm động về những giờ cuối cùng.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: Tư lệnh quân đoàn 4 đã dùng súng lục tự sát vào lúc 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5-1975. Ông là người đã sống một ngày dài nhất từ lúc tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975 cho đến sáng 1 tháng 5-1975.
Ngay sau khi có lệnh đầu hàng ông đã gặp các đại diện phía cộng sản hai lần khi họ vào dinh tư lệnh tại Cần Thơ tiếp xúc nhưng cả hai lần đại diện phía cộng sản đều ra đi. Cũng trong chiều 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đi thăm quân y viện Phan Thanh Giản lần cuối cùng. Ông cử đại tá Thiên vào chức vụ tỉnh trưởng Cần Thơ thay cho người đã ra đi. Ông ra lệnh không được phá cầu Long An và chấm dứt giao tranh để bảo toàn tính mạng các binh sĩ và dân chúng.
Trước khi quay vào phòng tự vẫn, sĩ quan tùy viên kể lại tướng Nam đã thắp nhang trên bàn thờ Phật, thỉnh chuông rồi đứng lên lan can tòa lầu nhìn xuống thành phố Cần Thơ lúc đó vắng lặng. Lúc đó vào sáng sớm ngày 1 tháng 5-1975.
Vùng 4 chiến thuật gồm toàn thể miền Tây Nam Phần với 3 sư đoàn, sư đoàn 21 (Bạc Liêu), sư đoàn 9 (Sa đéc) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) cùng với 20 tiểu khu. Cho đến ngày 30 tháng 4-1975 miền Tây vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vị Tư Lệnh Quân đoàn vẫn liên lạc hàng ngày với các đơn vị gồm cả Hải Lục Không Quân thuộc Vùng 4. Toàn thể quân số chính quy và địa phương trên 200 ngàn quân đã tan hàng trong trật tự. Một số lớn hiện đã có mặt tại hải ngoại.
Nếu tướng Nguyễn Khoa Nam tiếp tục chiến đấu có thể sẽ nhiều trận đẫm máu kéo dài thêm từ 3 đến 6 tháng. Cộng sản với quân số 20 sư đoàn cùng với kho vũ khí của miền Nam để lại sẽ trở thành một lực lượng quân sự mãnh liệt nhất đông Nam Á.
Toàn thể miền Tây sẽ trở thành cuộc chiến đau thương nhất trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Dứt khoát là Hoa Kỳ và thế giới tiếp tục quay mặt đi. Bao nhiêu người kể cả quân và dân hai phía sẽ chết thêm cho cuộc chiến bi thảm này. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật. Vị tư lệnh vùng 4 đã theo gương tiền nhân Phan Thanh Giản dọn mình tự vẫn để chết thay cho hàng vạn sinh linh của sông Tiền sông Hậu vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.
Trong buổi sáng cuối cùng 1 tháng 5-1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đứng trên lan can của dinh tư lệnh cùng với hai sĩ quan tùy viên cấp úy. Con đường Phan Thanh Giản trước mắt trong buổi bình minh vắng lặng của thị xã Cần Thơ. Vị tư lệnh vùng 4 trở thành cấp chỉ huy cuối cùng của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đứng khóc. Nước mắt chan hòa làm hai sĩ quan tùy viên trung thành với ông thầy cũng khóc theo. Cái khung cảnh bi tráng tại dinh tư lệnh vắng vẻ vào ngày đầu tháng 5-1975 của ba thầy trò tư lệnh mới xúc động dường nào. Sau đó ông quay vào phòng tự sát bằng súng lục. Hành động vừa can trường vừa nhân đạo của tướng Nguyễn Khoa Nam đã nêu cao gương trách nhiệm uy dũng đồng thời cũng đã cứu cho sinh mạng của dân chúng và binh sĩ tại miền Tây không bị chết đau thương hỗn loạn như đã diễn ra tại Quân đoàn I và II.
Ngày 30 tháng 4-2012 ba mươi bẩy năm sau, trên bàn viết của tôi có một cái gạt tàn thuốc là bằng đồng vốn là đầu đạn đại bác được gò lại. Đây là quà tặng của pháo binh quân đoàn 4 tặng cho vị tư lệnh phó. Khi ông chết, đại úy Lê Quang Nghĩa thu dọn di vật đem về Sài Gòn. Ba mươi năm sau nhờ người đem tặng cho Viện Bảo Tàng tại San Jose.
Đặt tay lên cái gạt tàn thuốc giá lạnh gần 40 năm không còn hơi ấm. Nghe như có tiếng chuông thỉnh Phật năm xưa. Cuộc chiến đã tàn từ lâu rồi mà sao lòng người vẫn còn lạnh giá.
Như đã ghi lại ở phần trên, khi chiến tranh chấm dứt, tại khắp nơi có nhiều anh hùng Việt Nam Cộng Hòa đã tự quyết định đời mình không chịu sa vào tay giặc. Tuy nhiên chúng tôi không thể ghi lại được đầy đủ. Nhân ngày 30 tháng 4-2004-37 năm sau, xin thắp một nén hương lòng gửi về cho tất cả các anh hùng liệt sĩ.
Trên bức hình Paris xuống đường ngày 27 tháng tư 1975, anh chị em sinh viên Việt Nam quấn khăn tang đi dưới biểu ngữ tưởng niệm các chiến binh cộng hòa đã hy sinh. Ý nghĩa đó thực sự dành cho những anh hùng tuẫn quốc 30 tháng tư.
Chúng ta còn sống đến ngày nay, hãy sống sao cho xứng đáng với những đồng đội đã chết vì 30 tháng 4.
Giao Chỉ, San Jose
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét