Thư Tâm Điêu Long.
01 - 57 (61).
(Kỳ 7)
Thư học, Khải thư, Hành thư và Thảo thư của Đổng Kỳ Xương đều nổi bật ở nét 'mí, đặc biệt là thể Hành thảo. Có điều, cái 'mí kể trên không là 1 cái 'mí 'Tĩnh' mà là cái 'mí 'Động', có lúc 1 chữ, thậm chí vài ba chữ, nét này dính vào nét kia, chữ này tiếp liền chữ kia như sợi tơ, khí vận quán thông, hoặc giả hình đã dứt mà thần còn vương, lặng ngắm thì hoặc như tụ, như tán, tình ý triền miên.........
Về Thư pháp, Đổng Kỳ Xương lưu lại rất nhiều tác phẩm, kể 1 số tác phẩm tiêu biểu:
'Xích Độc' - 'Thí Mặc Thiếp' - 'Luận Thư Sách' - 'Luận Họa Sách' - 'Thất Tuyệt Thi Trục' - 'Lý Bạch Nguyệt Hạ Độc Chước Thi Quyển' - 'Đỗ Phủ Túy Ca Hành Quyển'......
Đổng Kỳ Xương có tên Tự là Huyền Tể, tên Hiệu là Tư Bạch, Hương Quang Cư Sĩ, nguyên quán huyện Hoa Đình, phu? Tùng Giang, tỉnh Giang Tộ
Đổng Kỳ Xương và 3 Thư pháp gia nữa đại khái cùng thời được gọi là 'Tứ Đại giá:
Hình Đồng (1551 - 1612), Đổng Kỳ Xương (1555 - 1636), Mễ Vạn Chung (1570 - 1628) kế đó là Trương Thụy Đồ (1570 - 1644).
Tuy nhiên, đương thời thì như vậy, còn theo nhận định của các nhà phê bình sau này, 3 danh gia kể trên kém xa Đổng Kỳ Xương.
+ Hình Đồng học theo Thư pháp của Chung Dao, Vương Hi Chi, Ngu Thế Nam, Trữ Toại Lương và Mễ Phất, học được bút pháp của Vương Hi Chị
Hình Đồng tên Tự là Tử Nguyện, người huyện Lâm Ấp, châu Lâm Thanh, tỉnh Sơn Đông.
+ Mễ Vạn Chung tên Tự là Trọng Chiếu, tên Hiệu là Hữu Thạch, tiên tổ ở đất Thiểm Tây, nhưng ông sống tại Bắc Kinh.
Mễ Vạn Chung luyện được bút pháp Hành Thảo của Mễ Phất triều Bắc Tống. Thư pháp của ông truyền khắp thiên hạ, đương thời thanh danh ngang ngang với Đổng Kì Xương. Mễ Vạn Chung ở phương Bắc, Đổng Kỳ Xương ở phương Nam cho nên thời ấy có câu 'Nam Đổng, Bắc Mế.
(b). Thanh triều.
+ Trương Chiếu (1691 - 1745) cũng là người huyện Hoa Đình với Đổng Kỳ Xương, thêm 1 điểm tương đồng nữa là Thư phong của Trương Chiếu cũng hết sức là giống Đổng Kỳ Xương, hơn nữa sau khi mất Đổng Kỳ Xương và Trương Chiếu đều có Thụy hiệu là Văn Mẫn. Lúc đầu ông có tên là Mặc, Tự là Đắc Thiên, tên Hiệu là Thiên Bình Trai, Pháp Hoa, Nam Hoa Sơn Nhân.
Về Thư pháp, thoạt đầu, Trương Chiếu học tập Triệu Mạnh Phủ, Đổng Kì Xương, tiếp đó lại học Nhan Chân Khanh và Mễ Phất. Thư thể chủ yếu của Trương Chiếu là Khải thư và Hành thự
Thư tích trứ danh hơn hết của ông là bài 'Nhạc Dương Lâu Ki của Phạm Trọng Yêm dưới triều Bắc Tống. Trương Chiếu viết lại bài Kí này vào năm 1743, Thư thể là thể Khải Hành.
+ Lưu Dung (1719 - 1804) tên Tự là Sùng Như, một số tên Hiệu là Thạch Am, Thanh Nguyên và Hương Nham, người ở huyện Chư Thành, tỉnh Sơn Đông.
Đổng Kỳ Xương là người tập đại thành Thiếp học đời Minh, tổng hợp được Thiếp học đời Thanh là Lưu Dung. Lúc đầu Lưu Dung tập Triệu Mạnh Phủ, từ độ trung niên trở về sau ông mới tự tạo 1 phong cách riêng. Ông đặc biệt sở trường thể Hành thự
+ Vương Văn Trị (1730 - 1802), Tự là Vũ Khanh, Hiệu là Mộng Lâu, quê ở huyện Đơn Đồ, tỉnh Giang Tộ Lúc đầu học Mễ Phất, Đổng Kỳ Xương, sau học Vương Hi Chi, Vương Hiến Chị
Về Thư pháp, Vương Văn Trị nói rằng: - 'Tập cổ chung năng tự lập giá ('Gom góp cái hay của cổ nhân thì sau mới tự tạo được một phong cách riêng'.), đây chính là lập luận truyền thống của Thiếp học phái! Cũng không khác các Thư pháp gia Cổ thời Vương Văn Trị rất chú trọng kỹ xảo dụng mặc, dùng sắc mực đậm, lợt để tăng cường hiệu quả nghệ thuật! Trái với Lưu Dung vốn ưa dùng mực đậm, Vương Văn Trị lại thích dùng sắc mực lợt.
+ Ông Phương Cương (1733 - 1818) người huyện Đại Hưng phu? Thuận Thiên, Bắc Kinh, tên Tự là Chính Tam, 1 tên Tự nữa là Trung Tự, tên Hiệu là Đàm Khệ
Ông Phương Cương học Thư pháp Nhan Chân Khanh, kế đến học Âu Dương Tuân.
Ông Phương Cương cùng với Lưu Dung là người tổng hợp được 'Thiếp học' đời Thanh và ý thức hay không ý thức, ngoài việc nối tiếp truyền thống còn cố gắng sáng tạo 1 phong cách mới, khác mỗi điều là Lưu Dung nghiêng về mặt kế thừa, còn Ông Phương Cương lại ngả về sáng tạo. Ông Phương Cương chủ trương trong Thư pháp phải có 'cổ nhân', nhưng không phải 'toàn cổ nhân'. Toàn là cổ nhân thì đây chỉ là bắt chước, ngược lại là Thư pháp mà hoàn toàn không có cổ nhân thì chẳng khác nào nước mà không có nguồn, cây không có rễ.
Thỉnh thoảng Ông Phương Cương cũng khắc Ấn, Ấn nào phong cách cũng cổ nhã.
3). Bi học phái.
Bi học phái có trước Thiếp học phái. Theo như truyền thuyết thì từ Hạ triều đã có bi khắc là tấm Bia khắc về vua Hạ Vũ (Vũ Bi), có điều cho đến hiện nay vẫn không có chứng cứ xác thực.
Tiếp theo Hạ triều, Thương triều có Giáp Cốt văn khắc trên xương thú, mai rùa, và tới Chu triều tiếp đó có Chung đỉnh văn khắc trên chuông, đỉnh, nói chung là những vật dụng bằng đồng.
Đến Tần triều (221 - 206 tr. Cn) mới bắt đầu có việc khắc chữ trên bia. Nhưng trước sự kiện này ít lâu có thứ gọi là 'Thạch cổ văn', khắc trên những cái trống bằng đá (thạch cổ), nhưng luận về hình thức thì đây không phải là Bia.
Thời Tây Hán việc khắc trên đá rất ít, đến khoảng thời Đông Hán thì việc khắc trên đá cũng như lập bia trở nên rất hưng thịnh đến thành phong tục. Nội dung của những tấm Bia thời Đông Hán hoặc kể công đức, hoặc khắc công trạng, hoặc tự thuật sự việc...... và thể chế, kĩ thuật, Thư pháp của những tấm Bia này đã được người đời sau mô phỏng. Và đến thời Tam Quốc thì cả một vùng Trung nguyên chỗ nào cũng có bia dựng lên, nhưng dầu sao cũng không bằng thời trước.
Tấn triều thống nhất thiên hạ thì liền đó xuống lệnh cấm chỉ việc lập Bia, nhưng lại mở đầu cho hình thức văn học gọi là 'Mộ Chị
Thời Nam Bắc triều, xã hội bất ổn, triều đại lại ngắn ngủi, do đó người ta đã đua nhau dựng Bia để truyền cho đời sau. Bia của Nam triều lưu lại rất ít, trong khi đó một số lớn Bia của Bắc triều được truyền lại đến ngày nay, đặc biệt là Bia dưới triều Bắc Ngụy. Thể chế và hình thức của Bia đến đây thì đã định, phong cách nghệ thuật của bia đến đây cũng đã thành, và gồm có 2 Thư thể chủ yếu là Lệ thư và Khải thự
Bia ở các triều Đường, Tống thì Thư pháp gia viết chữ, sau đó mới giao cho thợ khắc lên Bia, và trong số này, còn truyền lại được tới ngày nay, rồi không hiếm Bút tích của những danh gia, như Âu Dương Tuân, Trữ Toại Lương, Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền, Ngu Thế Nam... lưu giữ được những mẫu mực về Khải thự
Nhưng, từ sau thời Triệu Tống thì người ta chỉ mô phỏng Bút tích của danh gia đời trước rồi cho khắc trực tiếp lên Bia. Thiếp học do đó đã chiếm vai trò chủ yếu trên Thư đàn tới hơn ngàn năm. Bi học cho tới đây vẫn bị giới Sĩ đại phu cho là 'hoang dá (quê mùa thô lậu).
Tới khoảng giữa 2 triều Gia Khánh (1796 - 1820), Đạo Quang (1821 - 1850), việc tập Thư pháp trên Bia các triều Hán, (Bắc) Ngụy đã phục hưng, sau hơn một ngàn năm trầm trệ! Sự đóng góp lớn nhất của Thanh triều đối với Thư pháp Sử chính là ở việc này.
Sự phục hưng của Bi học đã khởi đi từ nhiều nguyên nhân. Nghệ thuật Thư pháp phát triển qua các đời Tấn, Đường, Tống, Nguyên vẫn lấy Thiếp học làm chính thống, để tới 2 đời Minh, Thanh thì thịnh cực, cực tất suy. Đổng Kỳ Xương, Lưu Dung đã đưa 'Thiếp học' lên tuyệt đỉnh - nhưng mặt khác đã đưa Thiếp học tới đường cùng, hơn 1 ngàn năm phát triển, thăng tiến không ngừng, tinh hoa, do đó, đã phát tiết tận cùng, Thư pháp đã đến lúc không thể không tìm 1 lối thoát.
Từ triều Càn Long (1736 - 1795) đến triều Gia Khánh 1 số lượng lớn Bia ở triều Bắc Ngụy được phát hiện và tất cả đều còn nguyên vẹn không hư hao, sứt mẻ; đương thời đây là một sự kiện gây chấn động trong giới Thư pháp, từ đó nhiều người đã bo? Thiếp học để theo Bi học.
Trên đây là những nhân tố nội tại.
Về ngoại nhân tố thì vào sơ kì Thanh triều, trong lãnh vực Kinh học nảy sinh một khuynh hướng gọi là Phác Học (tức Hán học), học giả giữ một phong cách cao cổ, coi nhẹ phong cách phù hoa các thời Đường, Tống, Thư pháp tự nhiên ít nhiều rồi chịu ảnh hưởng của khuynh hướng này, và thêm vào đó, trong khoảng giữa 2 triều vua Ung Chính (1723 - 1735), và Càn Long, Thanh triều nhiều lần phát động 'Văn tự ngục' - sự kiện này càng khiến học giả, sợ rước tai họa, chẳng dám sáng tác để dồn hết tinh lực vào việc khảo chứng, chú giải Kinh, Sử! Cổ học đã hưng lại thêm số Kim, Thạch phát hiện được ngày càng nhiều, làm cho việc khảo chứng được dễ dàng hơn.
Số Kim, Thạch phát hiện được ngày càng nhiều thì việc học, tập Thư pháp trên những di vật này cũng theo đó mà ngày càng rộng. Bên cạnh đó, Thiếp học đã đến tuyệt lô. Bi học cứ thuận 1 nẻo mà phát triển.
Trên đây là đại khái về sự phục hưng và phát triển của Bi học Thanh triều.
Thư thể chủ của Bia đời Hán là Lệ thư, Thư thể chủ của Bia đời Bắc Ngụy là Khải thư - cho nên những danh gia Bi học phái tất cả đều sở trường 1 trong 2 Thư thể này, hoặc cả 2.
Bi học đời Thanh đại lược phân 3 giai đoạn:
1/. Từ Thuận Trị (1644 - 1661) đến Càn Long (1736 - 1795).
2/. Từ Càn Long (1736 - 1795) đến Đạo Quang (1821 - 1850).
3/. Từ Đạo Quang (1821 - 1850) đến Tuyên Thống (1909 - 1911).
1/. Giai đoạn 1.
Giai đoạn này theo tập Thư pháp trên Bia đa số là những văn nhân ngoài triều, nói rõ hơn là họ không thuộc giới văn nhân có địa vị, Thư thể chủ là Lệ thư, và Thư pháp gia chủ yếu có:
+ Kim Nông (1687 - 1763) người huyện Nhân Hòa tỉnh Chiết Giang, Tự là Thọ Môn, còn tên Tự nữa là Cát Kim, tên Hiệu là Đông Tâm. Ngoài ra, ông còn lấy khá nhiều Biệt hiệu, trong đó có 1 vài tên dài lê thê, kể 1 vài như Chi Giang Điếu Sư, Khúc Giang Ngoại Sử, Kê Lưu Sơn Dân, và Kim Nhị Thập Lục Lang, Bách Nhị Nghiễn Điền Phú Ông......
Kim Nông thiện nghệ các thể Lệ thư, Khải thư. Năm 50 tuổi ông mới bắt đầu học Hội họa nhưng họa trúc, họa mã, hay vẽ hoa điểu, tất cả đều cổ nhã, thoát tục.
Như đã nói trong bài 'Hương Quan Hà Xư, Kim Nông là 1 trong Dương Châu Bát Quái.
+ Trịnh Phủ (1622 - 1694) nổi tiếng về Bát phân thư, học Thư pháp đời Hán, nhưng đôi lúc pha Thảo thư. Ông cũng là 1 danh thủ khắc Ấn.
Trịnh Phủ, Tự là Nhữ Khí, Hiệu là Cốc Khẩu, người huyện Thượng Nguyên tỉnh Giang Tộ
+ Trịnh Tiệp (1693 - 1765). Trước hết Trịnh Tiệp là 1 Họa gia, kế đó là 1 Thi nhân và sau cùng mới là 1 Thư pháp gia. Cả 3 môn này Trịnh Tiệp đều tuyệt, đương thời xưng là 'Tam Tuyệt'.
Ông tên Tự là Khắc Nhu, tên Hiệu là Bản Kiều, người huyện Hưng Hóa, tỉnh Giang Tộ
Trịnh Tiệp lưu tâm sưu tập rất nhiều Bia các đời Hán, (Bắc) Ngụy, và chuyên tâm học Thư pháp trên những tấm Bia cổ này! Chữ trên bia đời Hán chủ yếu là Lệ thư, trong khi bia thời Bắc Ngụy chủ yếu là Khải thư và Trịnh Tiệp đã dung hợp 2 Thư thể trên đây, hoặc chủ thể là Khải thư đem dung hợp Lệ thư, hoặc Lệ thư là chủ thể dung nhập Khải thư tạo thành một thể mới, Thư thể này đương thời gọi là Bản Kiều thể. Tác phẩm đầu tiên, và, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu cho Thư thể này - viết vào năm 1752, là bài 'Tân Tu Thành Hoàng Miếu Bi Ki. Thư thể chủ ở đây là Khải thư tham nhập bút pháp Lệ thư và luôn cả Triện thư. Kết quả là Khải thư của Trịnh Tiệp trong Bài Kí trên rồi không phải là Khải thư triều Bắc Ngụy, không phải là Khải thư thời Đường và cũng không phải là Khải thư đương thời (là Khải thư Thanh triều)! 5 năm sau, năm 1757, đến tác phẩm 'Tửu Khánh Quân Mô Cô Thi Trục' thì 'Lục phân Bán thứ của Trịnh Tiệp rồi tới độ viên mãn. (Bản Kiều thể còn được gọi là Lục phân Bán thư, hay Chân Lệ tương tham).
Như đã nói, Trịnh Tiệp trước hết là 1 Họa gia, để rồi từ căn bản này ông đã đưa Họa pháp nhập Thư pháp, tạo cho Thư pháp 1 nét nghệ thuật độc đáo.
Tóm lại, Trịnh Tiệp tổng hợp 4 thể Chân, Thảo, Triện, Lệ, lấy Chân thư và Lệ thư làm chủ, từ đó sáng tạo 1 Thư thể mới, kế đến ông vận dụng Bút pháp của Hội họa để viết ra! Có thể nói đây là sự kiện độc nhất vô nhị trong suốt giòng Lịch sử Thư pháp Trung Quốc.
Về Hội họa, Trịnh Tiệp sở trường vẽ hoa cỏ, cây và đá, nhưng sở trường nhất là lan và trúc.
Ngoài ra, thỉnh thoảng ông cũng khắc Ấn, nét khắc mộc mạc cổ nhã.
2/. Giai đoạn 2.
Thời kì này người học tập Thư pháp trên Bia đã lan đến các giới Sĩ đại phu trong triều cũng như ngoài triều. Những Thư pháp gia có thành tựu đáng kể có:
+ Đặng Thạch Như (1739 - 1805). Ông vốn tên Diễm, tên Tự là Thạch Như, sau vì kiêng tên húy Thanh Nhân tông (1760 - 1820; tại vị: 1796 - 1820) ông đã lấy tên Tự làm Tên, lấy tên Tự khác là Ngoan Bá, tên Hiệu là Hoàn Bá Sơn Nhân, người huyện Hoài Ninh, tỉnh An Huy.
Cả 1 đời Đặng Thạch Như lấy việc khắc Ấn và Thư pháp làm nghề sinh nhai.
Đầu đội nón lá, chân đi giày cỏ, cỡi con lừa ốm, Đặng Thạch Như trải khắp Đại giang Nam Bắc và đi tới đâu ông khắc Ấn, viết Chữ để sống qua ngày. Tính tình liêm khiết, đạm bạc, bởi vậy mà cuộc sống cũng chẳng chật vật gì lắm. Triện khắc của ông có phong cách các triều Tần, Hán, tự thành 1 Môn Phái, thời ấy đã được gọi là 'Đặng pháí, hay 'Hoãn pháí, hay 'Tân Huy pháí, có ảnh hưởng rất sâu xa trong lãnh vực Triện khắc.
Đương thời, Ông Phương Cương nổi tiếng về Triện thư, vì lẽ Đặng Thạch Như chẳng tới cầu học cho nên đã không tiếc lời chê bai Thư pháp của Đặng Thạch Như. Trong khi đó thì Lưu Dung và Lục Tích Hùng (1734 - 1792) thấy bút tích của ông, kinh ngạc hết sức, tìm đến xin gặp mặt.
Có lần Tiền Điếm (1741 - 1806) và Bao Thế Thần (1775 - 1855) viếng cảnh chùa Tiêu Sơn, thấy trên vách chùa có bài 'Tâm Kinh' viết thể Triện thư, cả 2 người đều cho là Chữ viết đẹp như vậy nếu không phải là Lý Dương Băng thì không thể nào viết được, nhưng trên đời này lẽ nào còn có một người như vậy? Sau này Bao Thế Thần là đệ tử chân truyền của Đặng Thạch Như, học được chẳng những Thư pháp mà cả nghệ thuật Triện khắc của thầy.
Năm 1802, Đặng Thạch Như rong chơi tới phu? Trấn Giang, tỉnh Giang Tô và gặp Bao Thế Thần tại đây. Sau đó 2 người trở thành thầy trò.
Khang Hữu Vi (1858 - 1927) nhận định Đặng Thạch Như tập được những tinh hoa Triện thư, và cực tán rằng Triện thư có Đặng Thạch Như cũng như Nho gia có Mạnh Tử.
Bao Thế Thần thì nhận định Triện thư của thầy mình thuộc bậc Thần phẩm.
Tóm lại, có thể nhận định đặc điểm trong Thư pháp của Đặng Thạch Như như sau:
~ Dựa trên Thư pháp thời Hán, (Bắc) Ngụy, dung hợp Triện, Lệ, vận dụng bút pháp Triện thư để viết Lệ thư, và ngược lại.
Triện thư có hình thức cổ kính trang trọng trong khi Lệ thư trầm hùng, mộc mạc. Dùng bút pháp Triện thư để viết Lệ thư, Lệ thư trở nên cổ, và vận dụng Bút pháp Lệ thư viết Triện thư, Triện thư trở nên hùng.
Với Bút pháp nói trên nghệ thuật của Đặng Thạch Như đến vượt cả danh gia Triện thư và Lệ thư các thời trước, như danh gia Lệ thư Lương Hộc (? - ?) ở cuối thời Đông Hán, danh gia Triện thư Lý Dương Băng (722 - 789) thời Đường.
~ Triện thư, Lệ thư đã đạt một trình độ khả quan, Đặng Thạch Như lại vận dụng bút pháp Lệ thư để viết Khải thư, từ đó thể hiện được khí thế khoát đạt, hùng mạnh của Thư pháp Bắc Ngụy.
~ Thảo thư và Hành thư của ông đẹp, 1 vẻ đẹp phóng túng, nhàn nhã, Bút thế bàng bạc, như mũi dùi rạch trên cát, đượm ý của Triện thư, Lệ thự
+ Y Bỉnh Thụ (1754 - 1815) tên Tự là Tổ Tự, có các tên Hiệu là Mặc Khanh, Mặc Am, quê quán ở huyện Ninh Hóa, tỉnh Phúc Kiến.
Y Bỉnh Thụ nổi tiếng đương thời về 2 thể Triện, Lệ, bút pháp mạnh mẽ, có vẻ đẹp cổ kính; còn về Khải thư ông đạt được bút pháp của Nhan Chân Khanh.
Y Bỉnh Thụ còn là 1 Triện khắc gia, những con Dấu của ông ông tự khắc lấy, không bao giờ ông nhờ thợ khắc.
Trên đây chỉ là những Thư Pháp gia tiêu biểu trong thời kỳ này, không phải tất cả.
+ Tiền Điếm (1741 - 1806) tên Tự là Hiến Chi, và tên Hiệu là Thập Lan, Triện Thu, sinh quán ở huyện Gia Định, tỉnh Giang Tộ
Được chú ruột là học giả thanh danh Tiền Đại Hân (1728 - 1804) truyền thu. Thư pháp Triện thư từ 'Thành Hoàng Miếu Bí của Lý Dương Băng - từ đó Tiền Điếm mải mê tập ngày, tập đêm, để danh vang khắp thiên hạ sau đó. Ông thường tự phụ là người chính truyền của Lý Dương Băng.
Tiền Điếm cũng tinh việc khắc Ấn.
+ Tôn Tinh Diễn (1753 - 1818) tên Tự là Bá Uyên và Quí Cầu, tên Hiệu là Uyên Như, quê quán ở huyện Dương Hồ, tỉnh Giang Tộ
Tinh thâm Kim Thạch học, sở trường Triện thư và Lệ thự
Tôn Tinh Diễn cũng là 1 Triện khắc giạ
+ Quế Phức (1736 - 1805), Tự là Đông Hủy, tên nữa là Vị Cốc, tên Hiệu là Vu Môn, biệt hiệu là Túc Nhiên Sơn Ngoại Sử, người huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, cùng quê với Khổng Tử.
Quế Phức học vấn uyên thâm, tinh tường Kim Thạch học. Còn về Thư pháp thì ông rất nổi tiếng về Lệ thư, luận Lệ thư của ông thì đương thời người ta đều nhận là hơn trăm năm trở lại đây ông là đệ nhất. Về già mới thích Hội họa và thỉnh thoảng vẽ mặc trúc, đường nét đầy ý vị.
Quế Phức khắc Ấn rất tuyệt diệu, những Ấn khắc Lệ thư của ông đương thời rất nổi tiếng, và Ấn càng nhỏ nét khắc càng tuyệt diệu, cũng vì vậy mà ông tự khắc Ấn để dùng, không nhờ thợ ngoài khắc cho.
+ Trần Hồng Thọ (1768 - 1822) tên Tự là Tử Cung, tên Hiệu là Mạn Sinh, ngoài ra, trên một số Tử Sa Trà hồ ông tự xưng là Lão Mạn. Ông người huyện Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang.
Về Thư pháp, Lệ thư của Trần Hồng Thọ cổ kính lại giản dị, nhàn nhã mà siêu thoát, không theo lề lối thông thường. Về Hành thư, Khải thư bút pháp của ông rất qui củ, mẫu mực.
Ông còn là 1 Triện khắc gia tài hoa, thuộc Chiết phái, và là 1 trong 8 Triện khắc gia nổi danh ở Hàng Châu mà sau này được gọi chung là 'Tây Lãnh Bát Giá, hoặc 'Chiết Bát Giá.
8 người này phân thành 4 đời trong giòng truyền thừa của Chiết phái Triện khắc:
- Đinh Kính (1695 - 1765). Người khai sáng.
- Tưởng Nhân (1743 - 1795), Hoàng Dị (1744 - 1802), Hề Cương (1746 - 1803). Đời thứ 2.
- Trần Dự Chung (1762 - 1806), Trần Hồng Thọ. Đời thứ 3.
- Triệu Chi Trâm (1781 - 1852), Tiền Tùng (1818 - 1860). Đời thứ 4.
8 Triện khắc gia trên đây đều ở Hàng châu. Thời cổ đất Hàng châu có tên là Vũ Lâm, vì vậy mà 8 người còn được gọi là 'Vũ Lâm Bát Giá.
Trong 8 người kể trên Đinh Kính, Tưởng Nhân, Hoàng Dị, Hề Cương là 4 Nhân vật chủ yếu, vẫn được gọi chung là 'Tây Lãnh Tứ Giá, hoặc 'Vũ Lâm Tứ Giá.
Đinh Kính đương thời vẫn cực lực chủ trương trừ bỏ xu hướng màu mè, kiểu cách trong lãnh vực khắc Ấn để noi theo phong cách chất phác, cổ nhã các đời Tần, Hán. Với chủ trương này ông đã khai sáng 1 đường lối độc lập, tự thành một môn phái riêng. Sau đó người tới xin học nghệ ngày càng nhiều. Đinh Kính là người Chiết Giang giới Triện khắc, do đó, đã gọi Môn phái của ông là 'Chiết pháí.
Trần Hồng Thọ còn là danh gia Trà đạo. Có 1 thời gian ông nhiệm chức Tri huyện Nghi Hưng ở Giang Tô, là nơi sản xuất loại Tử sa Trà hồ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông là người vẽ kiểu, và kể cả thiết kế trang trí, Tử Sa hồ. Về đến Nghi Hưng chưa được bao lâu Trần Hồng Thọ đã quen 3 anh em Dương Bành Niên, Dương Bảo Niên, Dương Phụng Niên (em gái), giòng dõi Hồ nghệ. Trần Hồng Thọ trước sau vẽ tất cả 18 mẫu Trà hồ cho Dương Bành Niên và Thiệu Nhị Tuyền.
Vốn là 1 Thư pháp gia vì vậy mà khoản 'Hồ minh' thì đích thân ông khắc. Trên Trà hồ ông khắc tên Hiệu là 'Mạn Sinh', cho nên những mẫu Tử Sa Trà hồ chế tác theo mẫu của ông được gọi là 'Mạn Sinh Hố, dầu rằng những Trà hồ này ông không do ông chế.
3/. Giai đoạn 3.
Giai đoạn này, Thư học chủ yếu là Thư pháp 'Bắc Ngụy Bí, các thể Chân, Triện, Lệ trên những tấm Bia này đã được nhiều người học tập, và những Thư pháp gia kiệt xuất có:
+ Hà Thiệu Cơ (1799 - 1873) tên Tự là Tử Trinh, tên Hiệu là Đông Châu Cư Sĩ; tuổi già ông lấy tên Hiệu là Viên Tẩu, người ở Đạo châu, tỉnh Hồ Nam.
Thư pháp các triều, từ Chu, Tần, Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán) trải đến Nam Bắc triều và Tùy, Đường... ông đều lãnh ngộ được yếu chỉ, nhất là Thư pháp của Nhan Chân Khanh. Luận về Thảo thư, Hà Thiệu Cơ là đệ nhất đương thời.
Thư, Họa vốn đồng nguyên (Thư pháp và Hội họa xuất từ một nguồn) do đó cũng chẳng lạ đa số Thư pháp gia nổi danh đều kiêm Họa gia, Hà Thiệu Cơ cũng ở trong trường hợp này; về già ông vận dụng Bút pháp Triện thư và Lệ thư để vẽ lan, trúc, đá, thỉnh thoảng cũng vẽ Sơn thủy, nhưng không chú trọng vẽ thực giống, chỉ tùy ý phác 1 vài nét, tả những cảnh quạnh quẽ hoang sơ, ngộ được cái thần vận trong Họa pháp Thạch Đào (tức Đạo Tế: 1630 - ?). Chỉ gặp lúc hứng thú ông mới vẽ và nhiều lúc vẽ rồi lại hủy đi, vì vậy Họa phẩm của ông lưu truyền rất ít.
Sau cùng là 1 chuyện bên lề.
Theo truyền thuyết thì Hà Thiệu Cơ từng đề Câu đối ở lầu Hoàng Hạc rất nhiều, nhưng đến nay không còn được truyền lại bao nhiêu.
+ Triệu Chi Khiêm (1829 - 1884) quê ở huyện Cối Kê, tỉnh Chiết Giang, tên Tự là Ích Phủ, còn tên Hiệu thì khá nhiều, như Huy Thúc, Thiết Tam, Lãnh Quân, Bi Am, Vô Muộn, Mai Am.
Buổi đầu Triệu Chi Khiêm theo Thiếp học, học tập Thư pháp Nhan Chân Khanh, rồi chuyển qua Thư pháp (Bắc) Ngụy bi. Triện thư, Lệ thư ông học theo Đặng Thạch Như nhưng dung hóa để tự thành một phong cách riêng. Ông vận dụng Bút pháp Bắc Ngụy Bi để viết Hành thư, phải nói là bút pháp rất độc đáo.
Cũng tinh thông Triện khắc, và khoa này ông học theo Đặng Thạch Như, chỉ tiếc là thiếu hẳn vẻ tự nhiên, mộc mạc và cổ kính.
+ Ngô Xương Thạc (1844 - 1927), vốn tên Tuấn, Tự là Xương Thạc, Thương Thạch, và tên Hiệu có các tên Phẫu Lư, Khổ Thiết, ký tên là Phá Hà, Lão Phẫu, Đại Lung. Từ 70 tuổi về sau thì ông chuyên dùng tên Ngô Xương Thạc. Ông người huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang.
Về Thư pháp ông tinh thâm Thạch cổ văn hơn cả! Ông có tài là cải biến Bút pháp cổ nhân thành Bút pháp của mình.
Về Triện khắc, lúc đầu ông theo Chiết phái của Đinh Kính, đến độ nhập thủ, sau lần lên đến các thời Tần, Hán, để sau cùng có thể tùy tâm, tùy í sáng tác, không theo lề lối thông thường.
50 tuổi ông theo học Hội họa nhưng thành tựu cũng không kém Thư pháp, tiếng tăm truyền khắp thiên hạ! Lúc đầu ông học theo Triệu Chi Khiêm, để sau lần lên lãnh hội được họa pháp của các Họa gia như Từ Vị, Thạch Đào, Dương Châu Bát Quái, Bát Đại Sơn Nhân... Trong lãnh vực này điểm đặc biệt của Ngô Xương Thạc là vận dụng Bút pháp Thạch cổ văn dung nhập Họa pháp.
Nếu phải nhận định chung về nghệ thuật của Ngô Xương Thạc trong cả 3 lãnh vực nói trên - tức Thư, Họa, Triện khắc, thì Ngô Xương Thạc là 1 trong những Thư, Họa gia cận đại có ảnh hưởng rất sâu xa đối với thế hệ đi sau, nhất là ở Nhật Bản.
Trên đây là khái lược về Thư thể, Thư pháp cùng với những Thư pháp gia trứ danh, tiêu biểu cho từng thời kỳ trải các triều. Thư pháp Trung Quốc từ Thiếp học chuyển qua Bi học - để sau cùng sẽ trở lại Thiếp học theo vòng luẩn quẩn của con người? Một sự 'phản phục' như vừa nói nếu có tất nhiên sẽ lưu dấu vết của 1 thời đại mới với những biến động Gia tốc, bên cạnh đó, ảnh hưởng của thế giới bên ngoài cũng tất nhiên có 1 tác động nào đó đối với Thư pháp.
[V]. Học phái Triện khắc.
Bất cứ nghệ thuật nào, sau 1 thời gian phát triển, cũng phát sinh vấn đề phân Môn biệt Phái.
Nghệ thuật Triện khắc, như đã biết, tuy có 1 lịch sử lâu dài nhưng vấn đề môn, phái mãi cho đến cuối triều Minh mới thực sự được đặt ra, do đó, trong lãnh vực Triện khắc, Ấn học, khi luận môn bình phái thì điều này chuyên chỉ 'Môn, Pháí Triện khắc dưới 2 triều Minh, Thanh! Sở dĩ vậy là vì trước 2 thời này Ấn chương đa số do các thợ vô danh khắc lấy, hoặc giới văn nhân viết chữ và giao cho thợ khắc. Cứ thuyết, Họa gia, Triện khắc gia Vương Miện (1287 - 1359) thời Nguyên là người đầu tiên dùng đá khắc Ấn, nhưng lưu truyền không rộng rãi.
Cuối triều Minh Văn Bành (1498 - 1573), con trai trưởng Văn Trưng Minh, dùng 1 thứ đá có tên gọi là Đăng Quang để khắc Ấn, sau đó thì giới văn nhân đã đua nhau bắt chước theo, tạo thành phong trào rầm rộ, để từ đó Triện khắc gia xuất hiện khắp nơi và ngày càng đông hơn! Trải qua 1 thời gian phát triển tương đối dài ở các địa vực cố định nào đó mà hình thành các lưu phái, có giòng truyền thừa với những phong cách đặc trưng nhất định nào đó.
Hiện tượng 'Môn pháí trong lãnh vực Triện khắc là 1 hiện tượng đặc trưng bất ngờ nhất về việc giới văn nhân trực tiếp tham gia nghệ thuật Triện khắc từ 2 thời Minh, Thanh trở về sau, bởi vậy hậu thế đã gọi Triện khắc xuất từ giới Văn nhân này là 'Lưu phái Ấn'.
Trong lịch sử Triện khắc Trung Quốc, những 'Lưu phái Ấn học' có một ảnh hưởng tương đối lớn có những Lưu phái sau đây:
Tam Kiều phái, Tuyết Ngư phái, Chiết phái, Đặng phái, Ê Sơn phái, Ngô phái.
(1). Tam Kiều phái.
Cũng gọi là Ngô Môn phái, người khai sáng là Văn Bành! Gọi là Tam Kiều phái vì tên Hiệu của Văn Bành là 'Tam Kiềú, gọi là Ngô Môn phái là bởi Văn Bành là người Tô Châu, mà biệt danh của Tô Châu là Ngô Môn.
Văn Bành là người đầu tiên dùng loại đá Đăng Quang ở đất Xử châu để khắc Ấn do đó được tôn là Tổ của Lưu phái Ấn học. Ông chủ trương bỏ hình thức Cửu điệp Triện khắc trên Ấn, cũng như tập tục khắc Ấn của Nguyên triều trước đó để theo mô thức Ấn các triều Tần, Hán.
Ấn của ông trong 1 thời gian dài đã được coi là mẫu mực của việc khắc Ấn.
Truyền nhân của Ngô môn phái chủ yếu có:
- Lý Lưu Phương (1575 -1629), Qui Xương Thế (1573 - 1645), Trần Vạn Ngôn, Cố Thính và sau là Khâu Mân. 3 người sau đều không rõ năm Sinh, năm Tử.
(2). Tuyết Ngư phái.
Còn được gọi qua các tên: Huy phái, Tân An phái, Hoàng Sơn phái. - Tên Hiệu của Hà Chấn là Tuyết Ngư do đó gọi là Tuyết Ngư phái. Ông là người quận Tân An, phu? Huy Châu, tỉnh An Huy bởi vậy có các danh xưng là Huy phái, Tân An phái. Ở phía Tây bắc Phủ trị (Hấp huyện) có dãy Hoàng Sơn phong cảnh tuyệt đẹp, vì vậy gọi là Hoàng Sơn phái.
Người khai sáng là Hà Chấn (~ 1530 - 1606) ở cuối thời Minh, học trò của Văn Bành. Cũng như Văn Bành, Hà Chấn chủ trương noi theo khuôn phép Ấn các đời Tần, Hán.
Hà Chấn là người đầu tiên nêu lên mối quan hệ giữa Văn tự học và Ấn học, ông thường nói:
- 'Tinh nghĩa của 6 Thư thể không (tinh diệu) nhập thần mà có thể cầm dao (khắc Ấn) cũng như cầm bút thì tôi không tin'.
('Lục thư tinh nghĩa bất nhập thần nhi năng khu đao như bút, ngô bất tín dá).
Triện pháp và bố cục Ấn của ông giản dị, cân đối, đâu ra đó, đường dao cứng cỏi, mạnh mẽ, và thuần phác.
Tiếp nối môn phái này có Ngô Trung (? - ?), Lương Trật (? -1644), Ngô Huỷnh (1555 - 1636) và 2 cha con Trình Nguyên (? - ?), Trình Phác (? - ?) cuối Minh triều.
(3). Chiết phái.
Triện khắc gia Đinh Kính khai sáng. Đinh Kính là người tỉnh Chiết Giang, bởi vậy Phái của ông sáng lập được gọi là Chiết phái.
Đinh Kính khắc Ấn chẳng những noi theo mô thức Ấn các triều Tần, Hán mà cả khuôn phép của Nam Bắc triều, Đường, Tống, Nguyên ông đều vận dụng.
Về mặt kĩ thuật, Đinh Kính áp dụng đao pháp của Hà Chấn.
Về mặt chế tác, ông không tuân thủ quy củ, phép tắc của những người trước. - Dựa trên căn bản Ấn đời Hán ông thường tham nhập bút pháp Lệ thư, còn Triện pháp thì các đường cong, nét gãy bổ xung cho nhau, tạo thành 1 phong cách thuần phác, cổ nhã.
Người theo học ông rất đông! Trong khoảng các triều Càn Long, Gia Khánh đến Đạo Quang và Hàm Phong, Chiết phái là 1 lưu phái lớn nhất trong lãnh vực Triện khắc.
Về những người kế thừa tiêu biểu của Chiết phái thì đã đề cập ở 1 đoạn trước đây.
(4). Đặng phái.
Thư pháp gia Đặng Thạch Như khai sáng. Ông là người tỉnh An Huy, Phái của ông, vì vậy, cũng được gọi là Hoãn phái (Hoãn là biệt danh của Tỉnh An Huy). Sau Chiết phái, Hoãn phái cũng là lưu phái Triện khắc trọng yếu.
Lúc ban đầu Đặng Thạch Như học, tập Lương Trật, Trình Toái (1605 - 1691), sau ông vận dụng Bút pháp Triện thư của Lý Dương Băng, cùng với bút pháp Triện thư khắc trên ngạch các tấm bi đời Hán và Bắc Ngụy, đưa vào Triện khắc.
Đặng Thạch Như là người đầu tiên đưa ra quan hệ giữa Thư pháp và Ấn chương, ông nói:
- 'Ấn tòng Thư xuất', nghĩa là '(Cái đẹp) của Ấn từ Thư pháp mà rá.
Và cũng ý trên nhưng súc tích hơn: - 'Ấn ngoại cầu Ấn', nghĩa là 'Cầu Ấn ngoài Ấn'.
Những Triện khắc gia cuối Thanh triều, như Ngô Hi Tái (1799 - 1870), Ngô Tư (1813 - 1858) và sau đó như Triệu Chi Khiêm, Ngô Xương Thạc, Hoàng Sĩ Lăng (1849 - 1908), tất cả, rồi ít nhiều chịu ảnh hưởng của Đặng Thạch Như.
(5). Ê Sơn phái.
Hoàng Sĩ Lăng khai sáng. Hoàng Sĩ Lăng người Ê huyện, tỉnh An Huy cho nên người ta gọi phái Triện khắc của ông là Ê Sơn phái, ông từng sống 1 thời gian dài ở Quảng Đông, do đó, phái của ông còn được gọi là Việt phái. (Việt là biệt danh của 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây).
Lúc đầu, Hoàng Sĩ Lăng học Trần Hồng Thọ, Ngô Hi Tái, Triệu Chi Khiêm, sau học tập Hán Ấn để ngược lên tới văn tự trên chung, đỉnh, và ông thường đưa bút pháp Đại Triện nhập Ấn.
Triện pháp của ông đầy vẻ thư thái bình ổn, bố cục chỗ lơi lỏng, chỗ chặt chẽ đều có một vẻ đẹp cân xứng! Ông có cái khả năng từ trong cái trúc trắc tạo được vẻ ổn định, nét chỉnh tề. Cũng về bố cục ông chủ trương không phân đường biên Ấn, không chừa trống các góc Ấn.
Tiếp nối Hoàng Sĩ Lăng thì có Hoàng Thiếu Mục (1879 - 1953), Lý Doãn Tang (1882 - 1945) và Kiều Đại Tráng (? - ?).
Minh Di
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét