Các chế độ độc tài thường tự đào huyệt chôn chúng trước khi chúng bị tiêu diệt. Ngay cả khi chúng bị một lực lượng nào đó tiêu diệt thì thường, bên cạnh chúng, cũng đã có sẵn một số huyệt do chúng tự đào rồi.
Chúng tự đào huyệt bằng cách nào đó? Có nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất là tham nhũng.
Ở đây, có mấy điều cần được nhấn mạnh:
Thứ nhất, tham nhũng là một trong những hiện tượng phổ biến của nhân loại. Có lẽ không ở đâu và không thời nào lại không có tham nhũng. Hai nguyên nhân chính của tham nhũng là lòng tham và quyền lực. Lòng tham thì gắn liền với bản chất của con người; còn quyền lực thì gắn liền với quan hệ giữa người và người. Khi con người tụ tập lại thành một cộng đồng, dù nhỏ đến mấy, ý niệm về quyền lực cũng bắt đầu xuất hiện. Biết vậy, ngay từ rất sớm, nhân loại đã biết sử dụng luật pháp để vừa hạn chế lòng tham vừa hạn chế quyền lực, qua đó, hạn chế cả tham nhũng. Nhưng luật pháp lại do con người diễn dịch và thực thi. Tham nhũng, do đó, khó mà bị trừ diệt hết được.
Thứ hai, nếu tham nhũng là hiện tượng phổ biến thì sự khác biệt giữa xã hội này và xã hội khác chỉ là ở mức độ. Không ai ngây thơ cho ở các nước dân chủ, ngay cả dân chủ nhất, lại không có tham nhũng. Ở Mỹ, ở Úc và nhiều quốc gia Tây phương, lâu lâu báo chí lại phanh phui ra vài vụ tham nhũng, đặc biệt trong ngành cảnh sát. Hầu như ai cũng biết: sự tồn tại dai dẳng của vấn nạn buôn bán ma túy, không nhiều thì ít, cũng dính dáng đến tệ nạn tham nhũng ở cấp nào đó. Bởi vậy hầu như chính phủ nào cũng đều quan tâm đến việc củng cố việc thanh tra trong nội bộ ngành cảnh sát. Những nỗ lực ấy chỉ làm giảm thiếu chứ khó trừ diệt được hoàn toàn vấn nạn tham nhũng.
Thứ ba, tuy các nước dân chủ cũng có tham nhũng, nhưng hầu như ai cũng thấy không ở đâu nạn tham nhũng lại trầm trọng như ở các quốc gia độc tài. Điều này có thể dễ dàng chứng minh cả bằng thực tiễn lẫn bằng lý luận. Một là, nếu tham nhũng gắn liền với quyền lực thì quyền lực càng bị giám sát, tham nhũng sẽ càng giảm thiểu. Hai là, nếu quyền lực gắn liền với luật pháp thì ở đâu luật pháp càng minh bạch thì nạn tham nhũng càng ít có cơ hội nảy nở. Ba là, nếu tham nhũng gắn liền với lòng tham thì ở các xứ nghèo (thường cũng là xứ độc tài), người ta càng khó tự kiềm chế trước sự quyến rũ của sự tham nhũng. Tại sao, ở Tây phương, khi lái xe quá tốc độ, chẳng hạn, bị cảnh sát chặn lại, bạn không dám dúi vào tay hay túi cảnh sát vài chục đô để khỏi bị phạt? Trả lời: tại bạn sợ. Tại sao bạn sợ? Trả lời: bạn có thể bị bắt về tội đút lót, và trong trường hợp đó, hình phạt sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Nhìn từ góc độ cảnh sát, tại sao cảnh sát Tây phương thường không dám ngửa tay nhận hối lộ kiểu như vậy? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Số tiền ấy quá nhỏ so với lương của họ. Vì quá nhỏ, không ai dam liều lĩnh hay dại dột phiêu lưu. Như vậy, bản chất của tham nhũng bao giờ cũng là một sự tính toán. Khi số lợi do tham nhũng mang lại nhiều hơn các nguy cơ họ phải đối diện, người ta sẽ tham nhũng: Các chế độ độc tài thường cung cấp đầy đủ các điều kiện để tham nhũng phát triển và hoành hành.
Thứ tư, một mặt, tham nhũng trầm trọng ở các nước độc tài hơn các nước dân chủ, mặt khác, giữa các nước độc tài, mức độ tham nhũng cũng khác nhau. Trong bài báo “Sources of corruption in authoritarian regimes”, đăng trên Social Science Quarterly số 1, ra vào tháng 3 năm 2010, Eric Chang thuộc Đại học Michigan State và Mariam A. Golden thuộc Đại học California ở Los Angeles, khảo sát hơn 40 chế độ độc tài khác nhau và phát hiện ra một số điểm chung. Một, các chế độ độc tài cá nhân trị (personalistic hay personalistic-hybrid regime) thường tham nhũng hơn các chế độc độc tài đảng trị (single-party) hoặc quân phiệt (military regime). Hai, chế độ càng yểu mệnh bao nhiêu càng tham nhũng bấy nhiêu.
Theo mẫu này, Việt Nam thuộc chế độ độc tài đảng trị. Kể về mức độ tham nhũng, Việt Nam được xem là đỡ hơn một số quốc gia độc tài cá nhân trị ở châu Phi. Điều này phù hợp với các bảng xếp hạng do tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency International) thực hiện hàng năm. Ví dụ, theo số liệu mới nhất, Việt Nam đứng hàng thứ 116 trên tổng số 178 quốc gia theo chỉ số tham nhũng. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh là so với năm trước, mức độ tham nhũng ở Việt Nam vào năm 2010 còn tệ hại hơn năm 2009.
Điều cần chú ý là các bảng xếp hạng thường căn cứ vào dư luận của các doanh nhân và thường dân trong mỗi nước. Ở đây, chúng ta thấy kết quả sẽ rất tương đối. Nó thường “lạc quan” hơn là sự thật. Lý do, thứ nhất là vì, không phải ai cũng dám tiết lộ chuyện tham nhũng. Khác với các tội phạm khác, tham nhũng được tiến hành với sự đồng lõa từ cả hai phía: người hối lộ và người nhận hối lộ. Bởi vậy, người ta dễ có khuynh hướng bao che cho nhau. Lý do thứ hai là tùy văn hóa. Có những văn hóa xem tham nhũng là điều xấu xa và bất khả chấp nhận. Nhưng cũng có những văn hóa xem việc tham nhũng như một trong những cách giao tiếp và làm ăn, cho nên, trên nguyên tắc, nó có thể chấp nhận được nếu người ta không phải trả một cái giá quá đắt. Ví dụ, ở Việt Nam, đi làm một thứ giấy tờ gì đó, người dân thường đút lót một ít tiền cho công an hoặc cán bộ. Nhiều người chấp nhận chuyện đó vì nhờ nó, công việc được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng hơn. Nói cách khác, họ nhìn những chuyện tham nhũng như thế từ góc độ “business” chứ không phải từ góc độ đạo đức. Do đó, trong mọi cuộc điều tra hay thăm dò dư luận, số lượng tham nhũng ở Việt Nam sẽ tự động bị giảm xuống.
Luận điểm cho các chế độ yểu mệnh thường tham nhũng nhiều hơn các chế độ được kéo dài cũng nên được hiểu một cách linh động. Ví dụ, so với nhiều chế độ độc tài khác, chế độ cộng sản ở Việt Nam thuộc loại thọ cao. Nếu tính từ năm 1945 đến thì nó đã gần 70 tuổi. Nhưng về tâm lý thì sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu rõ ràng là giới lãnh đạo Việt Nam sống trong trạng thái tâm lý phập phồng của những người yểu mệnh. Họ không biết chế độ sẽ sụp đổ lúc nào. Do đó, hầu như ai cũng lo vơ vét càng nhiều càng tốt. Và chuyển ra nước ngoài càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà mức độ tham nhũng không những không giảm mà còn có khuynh hướng càng ngày càng tăng. Lớn ăn lớn. Nhỏ ăn nhỏ. Ở đâu cũng có tham nhũng.
Thật ra, chính bằng những sự tham nhũng tràn lan như vậy, đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đang tự đào huyệt cho mình.
Cần nói ngay là tham nhũng tự nó không dẫn đến cách mạng. Trạng thái tham nhũng là một thái đồng lõa, do đó, tuy thiệt hại cho đất nước thì vô cùng lớn, nhưng với từng cá nhân, người ta hiếm khi thấy quá bức bối để có thể vùng dậy. Đó là lý do chính khiến người dân ở nhiều người có thể chịu đựng và sống chung với tham nhũng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, thậm chí, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, tham nhũng lại có tác động sâu sắc ở khía cạnh khác: nó phá đổ những huyền thoại mà đảng Cộng sản tự tô vẽ cho mình lâu nay. Đảng yêu nước ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng yêu dân và lo cho dân ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng anh hùng và sáng suốt ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng là người duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước thoát khỏi nghèo đói ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng.
Mất đi những huyền thoại ấy là mất gần hết sức mạnh truyền thống của đảng cộng sản.
Họ chỉ còn có súng.
Nhưng súng của quân đội và công an ở Tunisia, Ai Cập và Libya vừa rồi rõ ràng là không đủ sức để bảo vệ Zine el-Abidine Ben Ali, Hosni Mubarak và Muammar Gadhafi.
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Chúng tự đào huyệt bằng cách nào đó? Có nhiều cách, nhưng cách phổ biến nhất là tham nhũng.
Ở đây, có mấy điều cần được nhấn mạnh:
Thứ nhất, tham nhũng là một trong những hiện tượng phổ biến của nhân loại. Có lẽ không ở đâu và không thời nào lại không có tham nhũng. Hai nguyên nhân chính của tham nhũng là lòng tham và quyền lực. Lòng tham thì gắn liền với bản chất của con người; còn quyền lực thì gắn liền với quan hệ giữa người và người. Khi con người tụ tập lại thành một cộng đồng, dù nhỏ đến mấy, ý niệm về quyền lực cũng bắt đầu xuất hiện. Biết vậy, ngay từ rất sớm, nhân loại đã biết sử dụng luật pháp để vừa hạn chế lòng tham vừa hạn chế quyền lực, qua đó, hạn chế cả tham nhũng. Nhưng luật pháp lại do con người diễn dịch và thực thi. Tham nhũng, do đó, khó mà bị trừ diệt hết được.
Thứ hai, nếu tham nhũng là hiện tượng phổ biến thì sự khác biệt giữa xã hội này và xã hội khác chỉ là ở mức độ. Không ai ngây thơ cho ở các nước dân chủ, ngay cả dân chủ nhất, lại không có tham nhũng. Ở Mỹ, ở Úc và nhiều quốc gia Tây phương, lâu lâu báo chí lại phanh phui ra vài vụ tham nhũng, đặc biệt trong ngành cảnh sát. Hầu như ai cũng biết: sự tồn tại dai dẳng của vấn nạn buôn bán ma túy, không nhiều thì ít, cũng dính dáng đến tệ nạn tham nhũng ở cấp nào đó. Bởi vậy hầu như chính phủ nào cũng đều quan tâm đến việc củng cố việc thanh tra trong nội bộ ngành cảnh sát. Những nỗ lực ấy chỉ làm giảm thiếu chứ khó trừ diệt được hoàn toàn vấn nạn tham nhũng.
Thứ ba, tuy các nước dân chủ cũng có tham nhũng, nhưng hầu như ai cũng thấy không ở đâu nạn tham nhũng lại trầm trọng như ở các quốc gia độc tài. Điều này có thể dễ dàng chứng minh cả bằng thực tiễn lẫn bằng lý luận. Một là, nếu tham nhũng gắn liền với quyền lực thì quyền lực càng bị giám sát, tham nhũng sẽ càng giảm thiểu. Hai là, nếu quyền lực gắn liền với luật pháp thì ở đâu luật pháp càng minh bạch thì nạn tham nhũng càng ít có cơ hội nảy nở. Ba là, nếu tham nhũng gắn liền với lòng tham thì ở các xứ nghèo (thường cũng là xứ độc tài), người ta càng khó tự kiềm chế trước sự quyến rũ của sự tham nhũng. Tại sao, ở Tây phương, khi lái xe quá tốc độ, chẳng hạn, bị cảnh sát chặn lại, bạn không dám dúi vào tay hay túi cảnh sát vài chục đô để khỏi bị phạt? Trả lời: tại bạn sợ. Tại sao bạn sợ? Trả lời: bạn có thể bị bắt về tội đút lót, và trong trường hợp đó, hình phạt sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Nhìn từ góc độ cảnh sát, tại sao cảnh sát Tây phương thường không dám ngửa tay nhận hối lộ kiểu như vậy? Câu trả lời cũng rất đơn giản: Số tiền ấy quá nhỏ so với lương của họ. Vì quá nhỏ, không ai dam liều lĩnh hay dại dột phiêu lưu. Như vậy, bản chất của tham nhũng bao giờ cũng là một sự tính toán. Khi số lợi do tham nhũng mang lại nhiều hơn các nguy cơ họ phải đối diện, người ta sẽ tham nhũng: Các chế độ độc tài thường cung cấp đầy đủ các điều kiện để tham nhũng phát triển và hoành hành.
Thứ tư, một mặt, tham nhũng trầm trọng ở các nước độc tài hơn các nước dân chủ, mặt khác, giữa các nước độc tài, mức độ tham nhũng cũng khác nhau. Trong bài báo “Sources of corruption in authoritarian regimes”, đăng trên Social Science Quarterly số 1, ra vào tháng 3 năm 2010, Eric Chang thuộc Đại học Michigan State và Mariam A. Golden thuộc Đại học California ở Los Angeles, khảo sát hơn 40 chế độ độc tài khác nhau và phát hiện ra một số điểm chung. Một, các chế độ độc tài cá nhân trị (personalistic hay personalistic-hybrid regime) thường tham nhũng hơn các chế độc độc tài đảng trị (single-party) hoặc quân phiệt (military regime). Hai, chế độ càng yểu mệnh bao nhiêu càng tham nhũng bấy nhiêu.
Theo mẫu này, Việt Nam thuộc chế độ độc tài đảng trị. Kể về mức độ tham nhũng, Việt Nam được xem là đỡ hơn một số quốc gia độc tài cá nhân trị ở châu Phi. Điều này phù hợp với các bảng xếp hạng do tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency International) thực hiện hàng năm. Ví dụ, theo số liệu mới nhất, Việt Nam đứng hàng thứ 116 trên tổng số 178 quốc gia theo chỉ số tham nhũng. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh là so với năm trước, mức độ tham nhũng ở Việt Nam vào năm 2010 còn tệ hại hơn năm 2009.
Điều cần chú ý là các bảng xếp hạng thường căn cứ vào dư luận của các doanh nhân và thường dân trong mỗi nước. Ở đây, chúng ta thấy kết quả sẽ rất tương đối. Nó thường “lạc quan” hơn là sự thật. Lý do, thứ nhất là vì, không phải ai cũng dám tiết lộ chuyện tham nhũng. Khác với các tội phạm khác, tham nhũng được tiến hành với sự đồng lõa từ cả hai phía: người hối lộ và người nhận hối lộ. Bởi vậy, người ta dễ có khuynh hướng bao che cho nhau. Lý do thứ hai là tùy văn hóa. Có những văn hóa xem tham nhũng là điều xấu xa và bất khả chấp nhận. Nhưng cũng có những văn hóa xem việc tham nhũng như một trong những cách giao tiếp và làm ăn, cho nên, trên nguyên tắc, nó có thể chấp nhận được nếu người ta không phải trả một cái giá quá đắt. Ví dụ, ở Việt Nam, đi làm một thứ giấy tờ gì đó, người dân thường đút lót một ít tiền cho công an hoặc cán bộ. Nhiều người chấp nhận chuyện đó vì nhờ nó, công việc được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng hơn. Nói cách khác, họ nhìn những chuyện tham nhũng như thế từ góc độ “business” chứ không phải từ góc độ đạo đức. Do đó, trong mọi cuộc điều tra hay thăm dò dư luận, số lượng tham nhũng ở Việt Nam sẽ tự động bị giảm xuống.
Luận điểm cho các chế độ yểu mệnh thường tham nhũng nhiều hơn các chế độ được kéo dài cũng nên được hiểu một cách linh động. Ví dụ, so với nhiều chế độ độc tài khác, chế độ cộng sản ở Việt Nam thuộc loại thọ cao. Nếu tính từ năm 1945 đến thì nó đã gần 70 tuổi. Nhưng về tâm lý thì sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu rõ ràng là giới lãnh đạo Việt Nam sống trong trạng thái tâm lý phập phồng của những người yểu mệnh. Họ không biết chế độ sẽ sụp đổ lúc nào. Do đó, hầu như ai cũng lo vơ vét càng nhiều càng tốt. Và chuyển ra nước ngoài càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà mức độ tham nhũng không những không giảm mà còn có khuynh hướng càng ngày càng tăng. Lớn ăn lớn. Nhỏ ăn nhỏ. Ở đâu cũng có tham nhũng.
Thật ra, chính bằng những sự tham nhũng tràn lan như vậy, đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam đang tự đào huyệt cho mình.
Cần nói ngay là tham nhũng tự nó không dẫn đến cách mạng. Trạng thái tham nhũng là một thái đồng lõa, do đó, tuy thiệt hại cho đất nước thì vô cùng lớn, nhưng với từng cá nhân, người ta hiếm khi thấy quá bức bối để có thể vùng dậy. Đó là lý do chính khiến người dân ở nhiều người có thể chịu đựng và sống chung với tham nhũng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, thậm chí, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, tham nhũng lại có tác động sâu sắc ở khía cạnh khác: nó phá đổ những huyền thoại mà đảng Cộng sản tự tô vẽ cho mình lâu nay. Đảng yêu nước ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng yêu dân và lo cho dân ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng anh hùng và sáng suốt ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng. Đảng là người duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước thoát khỏi nghèo đói ư? - Người ta chỉ thấy tham nhũng.
Mất đi những huyền thoại ấy là mất gần hết sức mạnh truyền thống của đảng cộng sản.
Họ chỉ còn có súng.
Nhưng súng của quân đội và công an ở Tunisia, Ai Cập và Libya vừa rồi rõ ràng là không đủ sức để bảo vệ Zine el-Abidine Ben Ali, Hosni Mubarak và Muammar Gadhafi.
Nguyễn Hưng Quốc Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét