Thư Tâm Điêu Long.
01 - 57 (61).
(Kỳ 6)
Sơ kỳ Đường triều có 4 Thư pháp gia lớn:
Âu Dương Tuân (557 - 641), Ngu Thế Nam (558 - 638), Trữ Toại Lương (596 - 658), rồi kế đó là Tiết Tắc (649 - 713).
Giai đoạn này Khải thư (Chân thư) là giòng chính , và cả 4 Thư pháp gia trên đây đều sở trường Thư thể này, Thư pháp của 4 người được coi là tiêu chuẩn cho thể Chân thự
Ngoài ra còn có Tôn Quá Đình (648 - 703) cũng là một Thư pháp gia trứ danh, tinh diệu các thể Chân, Hành, Thảo, nhất là Thảo thư. Tôn Quá Đình soạn cuốn 'Thư Phố, từ trước tới nay được coi là tác phẩm tiêu chuẩn về Thư pháp.
(2). Thịnh Đường và Trung Đường.
Thư pháp gia tiêu biểu cho giai đoạn này có:
Lý Ung (675 - 747), Trương Húc (675 - 750).
Lý Ung học Hành thư theo Vương Hi Chi nhưng biến hóa thành phong cách riêng.
Trương Húc sở trường Chân thư, nhưng Thảo thư mới đích thực là tài kiệt xuất của ông.
Chữ Thảo của ông triền nhiễu bất tuyệt, thế 'chạý cực kì lạ, tự thành một phong cách mới, được Thư pháp gia tôn là 'Thảo Thánh'.
Thảo thư nói trên của Trương Húc được mệnh danh là Cuồng Thảo hay Điên Thảo, gọi thế là do chữ ở đây vốn đã 'tháú tới cực độ thế 'chạý lại như 1 kẻ điên cuồng. Trong thể Thảo thư đây là thứ khó đọc nhất!
Lý Dương Băng sở trường Triện thư, đạt độ tuyệt đỉnh của Thư thể này - trước không thấy ai, và sau không có người nào.
Hoài Tố cũng thâm diệu Thảo thư, cũng được tôn xưng là Thảo Thánh như Trương Húc, có khác là ở điểm:
Trương Húc viết chữ Thảo thì thích đường nét mập, lại điểm chút 'Lệ y, gọi là 'Thảo Lế.
Hoài Tố viết chữ Thảo lại thích đường nét ốm, điểm chút 'Triện y, gọi là 'Thảo Triện'.
Ở giai đoạn Trung Đường thì Khải thư lại biến hóa lần nữa khi Thư pháp gia Nhan Chân Khanh cải biến Khải thư của giai đoạn Sơ Đường mà tạo thành phong cách mới. Thư pháp Đường triều trọng pháp tắc, qui củ, lấy Chân thư làm Thư thể chủ yếu; luận Chân thư triều này thì phải nhận Nhan Chân Khanh là đệ nhất.
(3). Vãn Đường. Ngũ Đại.
Thư pháp gia tiêu biểu có:
Thẩm Truyền Sư (? - ?) Chân thư, Hành thư đều đã đến độ tuyệt diệu.
Liễu Công Quyền (778 - 865) Chân và Hành thư đều thượng thừa, Thảo thư cũng tuyệt kỳ nhưng không bằng 2 thể trên đây. Đương thời các bậc công khanh, đại thần làm mộ bia cho cha mẹ mà không có thủ bút của Liễu Công Quyền thì người ta cho là bất hiếu.
Chân thư thời Sơ Đường đường nét đều đặn đúng mức, đến đây thì Liễu Công Quyền không theo qui cách cũ để viết nét chữ mảnh lại, đại khái bề rộng bằng nửa cỡ thông thường. Nét Chữ tuy là mảnh vậy nhưng không vì thế mà kém vẻ cứng mạnh.
Tới thời Ngũ Đại tiếp theo thì có Dương Ngưng Thức (873 - 954) thâm diệu thể Chân thư, nhưng tinh tuyệt hơn cả là Điên Thảo (tức Cuồng Thảo). Ngoài ra, Hành Thảo cũng là Thư thể làm cho danh ông vang động như Vương Văn Bỉnh (? - ?) về Tiểu triện thời ấy. Ông luyện Thư pháp theo Âu Dương Tuân, Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền nhưng đã chẳng mô phỏng hoàn toàn mà gia phần phóng túng.
(Về năm Sanh của Dương Ngưng Thức, 'Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sứ của Chu Nhân Phu nói ông sinh năm 875. Tôi ghi là năm 873 là ghi theo Thư, Họa gia Du Kiếm Hoa (1895 - 1979) trong bộ 'Trung Quốc Mĩ Thuật Gia Nhân Danh Từ Điển').
V. Triệu Tống (960 - 1279). Nguyên (1279 - 1368). Minh (1368 - 1644).
(1). Triệu Tống phân 2 thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127) và Nam Tống (1127 - 1279).
Thư pháp gia đời Triệu Tống đã không tiếp nối và phát triển thể Chân thư của đời Đường mà đã đi ngược lên Tấn triều, nói rõ hơn là trở lại với thể Hành thư để khai thác, phát huy, Thư thể này đến tuyệt đỉnh, và khuynh hướng này đã kéo dài cho tới các triều Nguyên, Minh tiếp theo đó.
(a). Bắc Tống.
Thời kỳ này có 4 Thư pháp gia tiêu biểu, gọi chung là 'Bắc Tống Tứ giá:
Thái Tương (1012 - 1067) 'thiên tư cao, học thức thâm', Thư pháp 'Nhị Vương' thì ông đã tới độ nhập thất, tâm thủ tương ứng, 'biến hóa vô cùng', đáng là Thư pháp gia 'đệ nhất bản triềú; còn về Thư thể thì Hành thư của ông cực đẹp.
'Thiên tư cao, học thức thâm', Thư pháp 'biến hóa vô cùng', tài bộ 'đệ nhất bản triềú thì đây là nhận định của Tô Đông Pha.
Tiếp đến là Tô Thức (1036 - 1101). Là 1 người đa tài, đa năng Thi, Từ, Văn, Thư, Họa, Môn nào ông cũng tuyệt. Ông được biết nhiều qua tên hiệu Đông Pha, Tô Đông Pha.
Hoàng Đình Kiên (1045 - 1105) khi luận Thư pháp của Tô Thức đã phân làm 3 thời kì:
+ Thiếu thời, học tập 'Lan Đình Thiếp', tự tích thời kì này vì thế tương tư. Từ Hạo (703 - 782), có phong thái đẹp đẽ, và chừng đã say thì ý phóng túng, nét cổ phác mất biến đi, để Tự tích trở nên rất mảnh nhưng cứng mạnh tương tự bút pháp của Liễu Công Quyền.
+ Trung niên học Nhan Chân Khanh, Dương Ngưng Thức.
+ Vãn niên học Lý Ung, và đạt đến độ tương tự như Lý Ung.
Về Thư pháp đương thời Hoàng Đình Kiên cho rằng Tô Đông Pha đáng là đệ nhất.
Có điều Hoàng Đình Kiên đã không nhấn mạnh về điểm dị biệt giữa Thư pháp của Thư pháp gia các thời trước và của Tô Đông Pha:
Về Thư pháp, Tô Đông Pha không mấy chú trọng về các phương diện Vận (phong độ), Pháp, mà nhất Tâm nhắm vào cái Ý trong tự tích:
Kế Tô Thức là Hoàng Đình Kiên.
Hoàng Đình Kiên tinh diệu 2 thể Hành, Thảo. Chân thư 'tự thành nhất giá tiếng tăm lan truyền khắp nơi, từ trong triều, tới ngoài dân gian. Tống Huy tông (1082 - 1135; tại vị: 1100 - 1125) và Tống Cao tông (1107 - 1187; tại vị: 1127 - 1162) đều vùi đầu học Thư pháp của ông. Luận cùng về Thư pháp của ông thì Hành thư không bằng Chân thư, và Thảo thư không như Hành thự
Vào buổi đầu Hoàng Đình Kiên tập Thư pháp với Chu Việt (? - ?), sở trường Thảo thư, học được bút pháp cứng mạnh, nhanh (kính, tật) của Chu Việt, nhưng, ông tự thấy nét sắc xảo của bút tích quá lộ. Biết vậy mà suốt 20 năm tục khí đó ông vẫn không rũ bỏ được. Sau nhờ Tô Đông Pha, và Tiền Mục Phủ, chỉ điểm mới theo Trương Húc, Hoài Tố, Nhan Chân Khanh, Dương Ngưng Thức học, tập để sau đó mới tạo cho mình 1 phong cách riêng.
Hoàng Đình Kiên tên Tự là Lỗ Trực, tên Hiệu là Sơn Cốc đạo nhân, quê huyện Phân Ninh thuộc hạt Hồng Châu (nay thuộc tỉnh Giang Tây).
Người sau cùng trong 'Bắc Tống tứ giá là Mễ Phất (1051 - 1017).
Thiếu thời, Mễ Phất học tập Thư pháp của Nhan Chân Khanh, sau đó, học tập Liễu Công Quyền để rồi khá lâu sau đó mới hay bút pháp của Nhan, Liễu đều xuất tư. Âu Dương Tuân, bởi vậy ông lại chuyển qua học Âu Dương Tuân. Về sau, do ngưỡng mô. Trữ Toại Lương cho nên một lần nữa ông để tâm học tập Trữ Toại Lương 1 thời gian lâu, lâu nhất trong những thời gian ông theo học các Thư pháp giạ
Sau có dịp được vào 'Tuyên Hòa Nội Phú ông được coi tấm thiếp 'Lan Đình' của Vương Hi Chi và rất nhiều danh tích của cổ nhân, nhờ đó ông lãnh hội được Thư pháp của Vương Hi Chị
Hồ hết Mễ Phất viết thể Hành thảo, Thư pháp của ông trong nét cương kiện, đoan chính, hàm vẻ đẹp nhu thuận. Tô Đông Pha nói bút tích của ông siêu thoát, nhập thần.
(b). Nam Tống.
So với Bắc Tống về bất cứ phương diện nào, như Chính trị, Kinh tế, Quân sư...... triều Nam Tống cũng đều kém. Quốc thổ bị chia cắt, Tống triều đã phải qua bên kia Trường giang lập Kinh đô ở phu? Lâm An, tỉnh Chiết Giang, bắt đầu thời Sử gọi là Nam Tống. Trong 1 tình thế mà người nào cũng mong khôi phục lại được phần lãnh thổ đã mất rồi không ai còn lòng dạ nghĩ ngợi gì nhiều đến Văn hóa và nghệ thuật do đó mà đời Nam Tống đã không có một Thư pháp gia kiệt xuất nào xuất hiện.
Cho nên, về mặt Thư học, Thư pháp gia thời này chỉ noi theo phong cách của thời Bắc Tống chứ không có 1 quan điểm nào đáng gọi là độc sáng, thành mẫu mực cho các thời sau, rõ hơn nữa là ảnh hưởng của Tô Đông Pha, Hoàng Sơn Cốc, Mễ Nguyên Chương vẫn độc chiếm Thư đàn.
Thư pháp gia thời Nam Tống nổi tiếng có:
+ Ngô Duyệt (? - ?), Tự là Phó Bằng, Hiệu là Luyện Đường.
Thư thể nào cũng tinh diệu, nhất là thể Tiểu khải thì ông là danh gia đứng đầu thời Nam Tống.
Tác phẩm tiêu biểu là 'Thôi Trì Thiếp', thể Hành thự
+ Lục Du (1125 - 1194), Tự là Vụ Quán, Hiệu là Phóng Ông.
Thư pháp đứng giữa Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên.
Tác phẩm tiêu biểu là 'Thu Thanh Thiếp', thể Hành thảo.
+ Phạm Thành Đại (1126 - 1193), Tự là Trí Năng, Hiệu là Thạch Hồ.
Thư pháp học Hoàng Đình Kiên và Mễ Phất, sở trường thể Hành thảo.
Tác phẩm tiêu biểu là 'Cấp Hạ Thiếp', thể Hành thảo.
+ Chu Hi (1130 - 1200), Tự là Nguyên Hối, Hiệu là Hối Am.
Thư pháp vang động một thời Nam Tống. Cũng như Phạm Thành Đại, về Thư pháp, Chu Hi chịu ảnh hưởng Hoàng Sơn Cốc và Mễ Nam Cung.
Thư pháp của Chu Hi, như con người của ông, qui củ, mực thước, bình hòa, ung dung.
Tác phẩm tiêu biểu là 'Thành Nam Xướng Họa Thí, thể Hành thư, viết năm 1167.
Ngoài ra, còn có 'Tứ Thư Thiếp', 'Thu Thâm Thiếp', 'Thất Nguyệt Lục Nhật Thiếp', sau cùng là 'Luận Ngữ Tập Chú Tàn Cảó,
+ Trương Lang Chi (1186 - 1263), tên Tự là Ôn Phu, và tên Hiệu là Sư Liêu. Về Lang Chi, trong cuốn 'Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sứ, Chu Nhân Phu ghi là Tức Chị
Đương thời Trương Lang Chi rất nổi tiếng về Thư pháp. Thư pháp 'Tả y của đời Tống tới đây là cực điểm.
Tác phẩm tiêu biểu: 'Phỉ Minh Thiếp'.
+ Văn Thiên Tường (1236 - 1283), tên Tự là Tống Thụy và Lý Thiện, tên Hiệu là Văn Sơn.
Tác phẩm tiêu biểu 'Hổ Đầu Sơn Thí, đây chỉ là Thác bản, chân tích không còn.
Còn lưu lại, có 'Tiểu Thanh Thanh Thi Quyển', 'Tạ Xương Nguyên Tọa Hữu Minh Từ Quyển' và 'Triện Ngọc Đái Nghiên Minh' 'Hoằng Trai Thiếp', 'Đoan Dương Thiếp', 'Mộc Kê Tập Tứ.
(2). Nguyên triều.
Trác tuyệt hơn hết trong Thư pháp học thời Nguyên là Triệu Mạnh Phủ (1254 - 1322). Cả 3 môn Thi, Thư, Họa môn nào ông cũng tuyệt, tuyệt nhất là Thư pháp. Ông thuộc tông thất Tống triều.
Thư pháp của Triệu Mạnh Phủ có thể phân 2 giai đoạn:
(a). Từ năm 48 tuổi trở về trước, tức 1301, ông khuynh tâm học tập Trí Vĩnh, Trữ Toại Lương, và ngược lên đến Chung Dao, Vương Hi Chị
(b). Từ năm 48 tuổi trở về sau ông lại học một số danh gia khác nữa để sau cùng tổng hợp thành một Bút pháp có sắc thái phong phú, đa dạng, không Thư pháp gia nào có.
Không khác các Thư pháp gia Tô Đông Pha, Hoàng Sơn Cốc, Mễ Nguyên Chương đời Bắc Tống Triệu Tùng Tuyết cũng nhằm diễn tả cái ý trong Thư pháp, chỉ khác ở 1 điểm:
Cái ý Tô Đông Pha và các Thư pháp gia đương thời nhắm tới là cái 'vô ý cầu y - nói khác đi là không câu chấp qui pháp định sẵn mà chỉ thuần dựa vào cái linh cảm tự nhiên (Vô ý), để qua đó đạt được cái ý.
Trong khi đó, Triệu Tùng Tuyết nhận định có khác:
Đạt ý mà chỉ dựa vào 'vô y cuối cùng chỉ đi tới chỗ phủ nhận tự thân của Nghệ thuật, Thư pháp cần đặt trên nền tảng truyền thống để từ đó sáng tạo ý mới! Nói rõ hơn là, Triệu Tùng Tuyết vốn quan niệm Pháp tắc về Thư pháp của Cổ nhân cần phải giữ, ý mới, nếu có, cũng chỉ phát sinh từ nền tảng vừa nói. Có thể nói quan niệm trên đây của Triệu Tùng Tuyết là 'hữu ý cầu y, có khác với quan niệm 'Vô ý cầu y của Thư pháp gia thời Bắc Tống.
Tới đây, có 1 điểm quan trọng cần nêu lên là Quan niệm 'Thượng y (Chuộng ý) trong Thư pháp do các Thư pháp gia như Tô Đông Pha triều Bắc Tống xướng xuất, nếu truy cho đến nơi, thực ra vốn bắt nguồn từ 1 quan niệm bên Hội họa.
Hội họa Trung Quốc đến đời Đường (618 - 907) thì phân ra 'Bắc tông' và 'Nam tông', Bắc tông chuộng 'công' (khéo), Nam tông chuộng 'y. Chuộng ý, do đó họa gia chẳng mấy chú trọng đến việc diễn tả đúng thực trạng của sự vật, nói 1 cách khác, không vẽ lại đúng như mắt thấy, mà chỉ phác lại cái suy nghĩ, cái ý nảy sinh từ những gì mắt thấy - mà dầu có họa đúng đi nữa thì trong đường nét vẫn ẩn ước 1 ý nào đó. Tóm lại là Bắc tông 'tả chân', Nam tông 'tả ỵ
Trải tới đời Triệu Tống (960 - 1279) thì giới văn nhân theo học Hội họa phần lớn rồi nghiêng về Nam tông họa phái, Tô Đông Pha cũng là một họa gia Nam tông (sở trường về Mặc trúc), do đó việc ông đưa ra quan niệm 'Tả y trong Thư pháp là một điều rất dễ hiểu - chẳng mới mẻ gì như Chu Nhân Phu đã viết trong 'Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sứ.
Chân thư thời Đường phân 'Âu thế, 'Nhan thế, 'Liễu thế để đến Triệu Tùng Tuyết lại sáng tạo
1 phong cách riêng được mệnh danh là 'Triệu thế - giới Thư pháp gọi chung là 'Tứ Thế.
Ảnh hưởng của Triệu Mạnh Phủ trên Thư pháp gia 2 triều Minh, Thanh sau đó rất sâu xa, do đó không phải ngẫu nhiên hậu thế đặt ông ngang hàng Vương Hi Chi, Nhan Chân Khanh.
Ngoài ra, Triệu Mạnh Phủ còn là người đi đầu khởi xướng việc đề thơ trên Họa phẩm, dung hợp Thi, Thư, Họa trong cùng 1 không gian.
Vợ Triệu Mạnh Phủ là Quản Đạo Thăng (1262 - 1319), con ông là Triệu Ung (? - ?), cả hai đều trứ danh về Thư pháp và Họa pháp.
Đồng thời với Triệu Mạnh Phủ, hơn kém nhau có một vài tuổi, có Tiên Vu Khu (1256 - 1301), và Đặng Văn Nguyên (1258 - 1328). Tiên Vu Khu sở trường thể Thảo thư, và từng học tập Thảo thư với Triệu Mạnh Phủ, được Triệu Mạnh Phủ ca ngợi là tài hơn mình xa, dầu cố gắng mấy thì ông vẫn không sao theo kịp Tiên Vu Khụ Còn Đặng Văn Nguyên sở trường thể Hành thảo.
Tuy tài hoa không theo kịp Triệu Mạnh Phủ nhưng 2 ông đều là những danh gia trong Thư pháp mỗi người hùng cứ một phương, Triệu Mạnh Phủ sinh quán Chiết Giang, Tiên Vu Khu ở Hà Bắc và Đặng Văn Nguyên ở Tứ Xuyên.
(3). Minh triều. Thanh triều.
(a). Minh triều.
Trong khoảng từ sơ kỳ đến trung kì Minh triều có những Thư pháp gia:
Tống Liêm (1310 -1381) sở trường thể Tiểu khải.
Lưu Cơ (1311 - 1375) sở trường các thể Hành, Thảo.
Tống Khắc (1327 - 1387) sở trường các thể Thảo, Lệ.
Tống Toại (1344 - 1380) Triện, Lệ, Chân, Thảo đều tinh.
Tống Quảng (? - ?) tinh Thảo thự
Tống Khắc, Tống Toại, Tống Quảng về thư pháp thanh danh 3 người ngang nhau, đương thời đã được gọi chung là 'Tam Tống'.
Cuối thời sơ kỳ này có:
Thẩm Độ (1357 - 1434) thì Triện, Lệ, Chân, Hành, Bát phân, Thư thể nào cũng tinh diệu, nhưng tinh diệu nhất là thể Tiểu khải.
Đương thời, Thẩm Độ được trọng dụng về phương diện Thư nghệ, Văn thư của triều đình rồi đều do 1 tay ông viết, do đó thể Tiểu khải của ông đã nghiễm nhiên thành tiêu chuẩn thời ấy.
Giải Tấn (1369 - 1415) sở trường các thể Thảo thư, Hành thư, Tiểu khải, nhất là thể Cuồng thảo của ông thì vang động một thời.
Nhưng, xuất chúng hơn cả là Chúc Doãn Minh (1460 - 1526), Văn Trưng Minh (1470 - 1559) và Vương Sủng (1494 - 1533).
Chúc Doãn Minh tên Tự là Hi Triết, lúc sinh ra 1 ngón của bàn tay Mặt chẻ thành nhánh, vì vậy lấy tên Hiệu là Chi Chỉ Sinh, hoặc lúc thự danh cũng đề là Chi Chỉ Sơn Nhân, hoặc Chi Sơn. Tài hơn người nhưng khoa cử lận đận, 33 tuổi ông mới đậu Cử nhân. Sau đó, ứng thí nhiều khoa mà không lấy được Tiến sĩ; đến năm 55 tuổi (tức 1514) mới được bổ nhiệm Tri huyện Hưng Ninh tỉnh Quảng Đông, nhưng năm sau mới phó nhiệm, và được ít lâu, ông chuyển nhiệm Thông phán tại phu? Ứng Thiên (Thị xã Nam Kinh tỉnh Giang Tô hiện nay). Sau lấy cớ bệnh xin về quệ
Năm 1523, Chúc Doãn Minh lập 'Hoài Tinh Đường' tại quê nhà ở Ngô quận và kết giao với các danh sĩ là Đường Dần (1470 - 1523), Văn Trưng Minh, Từ Trinh Minh (? - 1590), cả 4 ông cùng quê Ngô quận cho nên người đương thời gọi là 'Ngô trung Tứ tài tứ.
Chúc Doãn Minh là một Thư pháp gia kiệt xuất đứng đầu Thư phái vùng Ngô trung, hơn thế nữa hầu hết đều nhận định ông là Thư pháp gia đệ nhất triều Minh.
Về Thư pháp, Chúc Doãn Minh kiêm sở trường của các danh gia, Thư thể nào ông cũng đăng độ thượng thừa, nhưng phải nói về Thảo thư thành tựu của ông vượt hẳn các Thư thể khác.
Văn Trưng Minh sở trường thể Tiểu khải, ở thời Minh, thể Tiểu khải đạt được Bút pháp Tấn triều rồi chỉ mỗi Văn Trưng Minh. Tuổi đã cao ông viết Tiểu khải tay vẫn không run, và chữ viết cũng không tán loạn. Ngoài ra, về thể Hành thảo ông cũng tinh diệu chẳng kém Tiểu khải, ông còn để lại rất nhiều tác phẩm về Thư thể này.
Về Hội họa, Văn Trưng Minh là một trong 4 Họa gia lớn (Tứ đại Họa gia) Minh triều, 3 họa gia còn lại là Thẩm Chu (1427 - 1509), Đường Dần (1470 - 1523), Cừu Anh (1493 - 1560).
(Về Văn Trưng Minh tôi đã nói khá rõ ở thiên 'Tử Nê Tân Phẩm', phần [**]. Trà thị Trà ca).
Vương Sủng tên Tự là Lí Nhân, sau đổi là Lí Cát, tên Hiệu là Nhã Nghi Sơn Nhân, người ta cũng thường gọi ông là Vương Nhã Nghị
Sau Văn Trưng Minh, luận về thư pháp phải tôn Vương Sủng là đệ nhất, các thể Hành, Khải ông đều đạt yếu chỉ bút pháp Tấn triều, và các thư thể khác cũng tinh tường. Ông cũng sinh trưởng ở Ngô trung như Chúc Doãn Minh và Văn Trưng Minh.
Ngoài là 1 Thư pháp gia Vương Sủng còn là 1 Họa gia như 2 người kể trên.
Sau Chúc Doãn Minh, Văn Trưng Minh, Vương Sủng - trong khoảng từ cuối Minh triều đến đầu Thanh triều Thư pháp Trung Quốc tiến tới kỳ cực thịnh. Giai đoạn này, Thư pháp có phong cách phong phú hơn bất cứ triều đại nào, danh gia Thư pháp cũng nhiều hơn bất cứ triều đại nào.
Trong giải đoạn này Thư pháp Trung Quốc ngoài Thiếp học, Bi học, 2 lưu phái đã hình thành từ các triều Tấn Đường, còn xuất hiện 1 lưu phái gọi là Lãng mạn phái.
1). Lãng mạn phái.
Cuối triều Minh, Lý Chí (1527 - 1602) đưa ra quan điểm:
+ 'Thiên sinh nhất nhân, tự hữu nhất nhân chi dụng, bất đãi thủ cấp Khổng Tử nhi tự thí.
+ 'Trời sinh con người, mỗi người tự có công dụng (giá trị) của riêng mình, chẳng chờ đến dùng những khuôn mẫu của Khổng Tử mới thành như vậý.
Quan điểm trên đây đã khai phóng giới Văn nhân và Nghệ thuật gia thoát khỏi những ràng buộc của khuôn sáo, của lễ giáo, để sáng tạo được những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tân kỳ.
Riêng lãnh vực Thư pháp, thời kỳ này đã sản sinh 1 lượng đáng kể những tác phẩm độc đáo.
Những Thư pháp gia đáng chú ý ở đây có thể kể:
Từ Vị (1521 - 1593), Trương Thụy Đồ (1570 - 1644), Hoàng Đạo Chu (1585 - 1646), tiếp đến có Nghê Nguyên Lộ (1592 - 1644), Vương Đạc (1592 - 1652), Phó Sơn (1607 - 1684), và sau hết có Chu Đáp - ông thường được biết đến qua tên Hiệu 'Bát Đại Sơn Nhân' (1626 ? - 1705 ?).
+ Từ Vị tinh thâm các thể Hành thư, Thảo thư, Thư cách mô phỏng Mễ Phất triều Bắc Tống, và Bút pháp của ông trong cái cứng cỏi có nét mềm mại khả ái.
Về Từ Vị đã nói khá rõ trong thiên 'Tử Nê Tân Phẩm'.
+ Trương Thụy Đồ mô phỏng Chung Dao và Vương Hi Chi, bút pháp mới lạ, phóng túng.
Ông tên Tự là Trưởng Công, tên Hiệu là Nhị Thủy, người phu? Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến.
+ Hoàng Đạo Chu tinh diệu các thể Lệ thư, Chân thư, Thảo thư, Bút pháp tự thành phong cách độc lập, có nét mới lạ, cổ kính, không theo 1 danh gia nào.
Hoàng Đạo Chu có các tên Tự là Ấu Huyền, Li Nhược, và tên Hiệu là Thạch Trai, quê quán ông ở phu? Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến.
+ Nghê Nguyên Lộ sở trường các thể Hành, Thảo.
Nghê Nguyên Lộ, tên Tự là Nhữ Ngọc, cũng gọi là Ngọc Nhữ, tên Hiệu là Hồng Bảo, quê quán ở huyện Thượng Ngu, tỉnh Chiết Giang.
+ Vương Đạc các thể Hành, Thảo học 2 cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi và về Chân thư học Chung Dao, nhưng cũng có phong cách riêng.
Vương Đạc có mấy tên Tự là Giác Tư, Giác Chi, tên Hiệu là Thập Tiều, Tung Tiều, Si Am, lại có tên Hiệu nữa là Si Tiên Đạo Nhân, sinh quán ở huyện Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam.
+ Phó Sơn các thể Triện, Lệ, Chân, Thảo không Thể nào mà không tuyệt! Vừa mới trưởng thành Phó Sơn học Khải thư các triều Tấn, Đường nhưng không sao học thành. Cho đến khi thấy được Bút tích của Triệu Mạnh Phủ và Đổng Kì Xương, thích cái tư thái tròn đầy, sinh động, do đó, đã chuyển qua học Thư pháp của 2 danh gia này, nhưng rốt cục vẫn không sao học được, cuối cùng lại trở lại học theo Nhan Chân Khanh. Phó Sơn thường nói với những người học Thư pháp:
- 'Ninh chuyết vô xảo, ninh xú vô mị, ninh chi li vô khinh hoạt, ninh chân suất vô an bàí.
- 'Thà vụng hơn khéo, thà xấu hơn đẹp, thà rời rạc hơn trơn tru, thà tự nhiên hơn trau chuốt'.
Ngoài tinh Thư, Họa như các tác gia nói trên, Phó Sơn còn là 1 danh y. Gia đình giàu có, nhưng ông không thích buôn bán cho nên về sau sa sút, nhờ nghiệp i mà cuộc sống cũng an nhàn.
+ Bát Đại Sơn Nhân học Khải thư, Hành thư theo Vương Hiến Chi và lối Cuồng Thảo của ông sắc thái quái lạ, tự thành 1 thể riêng. Bát Đại Sơn Nhân còn là 1 Họa gia nổi tiếng về Hoa cỏ và chim chóc có ảnh hưởng rất lớn dưới Thanh triều. Vẽ chim ông chỉ vẽ một chân, vẽ mắt thì tròng mắt hướng lên trên (ngụ ý bất bình thế sự). Ông người huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây.
2). Thiếp học phái.
Từ thời Triệu Tống 'Thiếp học' cực thịnh để thành giòng chính thống của Thư pháp học.
Thời Minh, các hoàng đế đều coi trọng việc học tập Thư thiếp của danh gia các triều, Sĩ đại phu cũng chuyên tâm vào việc này.
Cuối đời Minh, Đổng Kỳ Xương (1555 - 1636) là Thư pháp gia tổng hợp được Thiếp học.
+ Trong tập Bút kí trứ danh 'Họa Thiền Thất Tùy Bút' Đổng Kì Xương có 1 số đoạn tự thuật về việc học tập Thư pháp của mình, dẫn 1 đoạn như sau:
- 'Ngô học Thư tại thập thất tuế thời........
Sơ sư Nhan Bình Nguyên 'Đa Bảo Tháp', hựu cải học Ngu Vĩnh Hưng, dĩ vi Đường thư bất như Tấn, Ngụy, toại phỏng 'Hoàng Đình Kinh' cập Chung Nguyên Thường 'Tuyên Thị Biểú, 'Lực Mệnh Biểú, 'Hoàn Thị Thiếp', 'Bính Xá Thiếp'. Phàm tam niên, tự vị bức cổ, bất phục dĩ Văn Trưng Trọng, Chúc Hi Triết trí chi nhãn giác. Nãi vu Thư gia chi thần lí thực vị hữu nhập xứ, đồ thủ cách triệt nhĩ! Tỉ du Gia Hưng, đắc tận đô? Hạng Tử Kinh gia tàng chân tích, hựu kiến Hữu Quân 'Quan Nô Thiếp' vu Kim Lăng phương ngộ tòng tiền vọng tự tiêu bình........... Nhiên tự thử tiệm hữu tiểu đắc. Kim tương nhị thập thất niên do tác tùy ba trục lãng. Thư gia hàn mặc tiểu đạo kỳ nan như thị, hà huống học Đạo hồ?'.
- 'Tôi học Thư pháp năm 17 tuổi......
Lúc đầu học tờ Thiếp 'Đa Bảo Tháp' của Nhan Bình Nguyên (Chân Khanh), tiếp đến lại đổi qua học tập Ngu Vĩnh Hưng (Thế Nam), vì cho rằng Thư pháp thời Đường không bằng Thư pháp các triều Ngụy, Tấn, vì vậy mà (tôi) mô phỏng 'Hoàng Đình Kinh' và các tờ Thiếp 'Tuyên Thị Biểú, 'Lực Mệnh Biểú, 'Hoàn Thị Thiếp', ' Bính Xá Thiếp' của Chung Nguyên Thường (Dao). Cứ vậy 3 năm thì nghĩ là đã gần với bút tích của cổ nhân, không còn để Văn Trưng Trọng (Trưng Minh) và Chúc Hi Triết (Doãn Minh) trong khoé mắt! Luận về thần lí của Thư pháp, 2 thư gia này thực chưa đạt cảnh giới cao thâm mà chỉ rập khuôn sáo cũ! Tới chừng đi chơi đất Gia Hưng được coi tất cả chân bút tích của các danh gia tàng trữ tại nhà của Hạng Tử Kinh,(và sau) lại được coi tờ 'Quan Nô Thiếp' của (Vương) Hữu Quân (Hi Chi) ở Kim Lăng thì mới thấy rằng trước đây mình đã phê bình bậy bạ....... Nhưng từ đó thì dần dà tôi có những tiến bộ nho nhỏ! Bây giờ thì đã gần 27 năm mà tôi vẫn lặn hụp trong việc học tập! Thư pháp là nghề mọn mà còn khó vậy, huống hồ là việc học Đạo?'.
('Họa Thiền Thất Tùy Bút' gồm 4 Quyển:
Quyển I luận Thư, Quyển II luận Họa, Quyển III ghi lại những chuyện du lịch, kí sự...., cũng như bình luận Thi, Văn, Quyển IV gồm những ghi chép vụn vặt về nhiều vấn đề.
Chính trong tập 'Tùy Bút' này Đổng Kỳ Xương lần đầu tiên đã phân Hội họa Trung Quốc thành Nam tông và Bắc tông Họa phái, Nam tông khởi từ Vương Duy, Bắc tông từ Lý Tư Huấn).
Minh Di
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét