Lê Trương
1. Ý nghĩa
thứ nhất của phong trào này là thể hiện khát vọng Hoà
Bình:
Kể từ năm 1965, nhạc Hoà Bình
đã bắt đầu xuất hiện. Có điều đặc biệt là dường
như hai tiếng Hòa Bình không được nhắc tới trong lời ca
tiếng hát. Bởi vì trong giai đoạn này, giữa lúc Đồng minh
đang tăng cường khả năng chiến tranh thì hai chữ
Hoà Bình
trở thành hai chữ
tối kỵ. Người ta có thể bị vào
tù nếu nói đến Hoà Bình, không phải là thứ Hòa Bình dựa
trên chiến tranh của chính phủ Mỹ-Việt. Nhưng chúng ta có
thể tìm thấy hai chữ Hoà Bình nấp một cách kín đáo, khéo
léo trong những bài Tâm Ca: Tôi ước mơ, Giọt mưa trên
lá.
Tôi ước mơ là bài ca được nhiều người ưa thích: Sáng nay vừa thức dậy, Nghe tin em ngục ngã nơi chiến trường! Nhưng trong vườn tôi Vô tình, khóm tường vi vẫn nở thêm một đóa. Tôi vẫn sống, vẫn ăn và vẫn thở! Nhưng biết bao giờ Tôi mới được nói thẳng Những điều tôi ước mơ? (Tâm Ca 1) http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=67Ptg6LevW Khát vọng Hoà Bình được thể hiện rõ ràng trong câu cuối của bài ca. Người ta đã hát như hô một khẩu hiệu, như gào lên một yêu sách: "Biết bao giờ, biết bao giờ tôi mới được, tôi mới được nói những điều tôi ước mơ". Thật ra, nói như vậy là nói thẳng, nhưng nói thẳng một cách an toàn. Do đó, ai cũng mạnh nói và bài ca trở thành thịnh hành. Giọt mưa trên lá cũng thể hiện nguyện vọng Hoà Bình, nhưng điều đáng chú ý là chính nhạc mưa và tình yêu đã nói lên những điều ước mơ đó. Đọc bài ca không đủ, chúng ta còn phải nghe, nghe nhiều lần mới có thể thông cảm một cách trọn vẹn: Giọt mưa trên lá, nước mắt mẹ già Lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá. Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà Thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về. (Tâm Ca 4) http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Sra3vjOV5O Nhạc của bài ca này buồn như giáo đường, gợi lên một điều gì rất tha thiết nhưng gần như tuyệt vọng. Giọt mưa trên lá trở thành một bài thánh ca, một lời kinh cầu của những người khao khát Hoà Bình, nhưng những gì họ đang ước mơ thì còn xa quá. Video: Pham Duy/ Steve Addis: http://www.youtube.com/watch?v=XpoZm3qSADA |
2. Tính chất
thứ hai của phong trào văn nghệ là thể hiện khát vọng thống
nhất dân tộc:
Chiến tranh xuất hiện trên thế
gian này kể từ khi con người sống trong sự mâu thuẫn giữa
trắng đen, phải trái, xấu tốt, yêu ghét v.v...Nếu phá được
sự mâu thuẫn đối chọi đó, con người có thể ngồi gần
nhau, sum họp nhau, đất nước không còn chia lìa, lòng người
không còn phân tán. Đó là một thứ triết lý phản ảnh tâm
trạng muốn thống nhất dân tộc mà không cần bất cứ điều
kiện nào. Chúng ta có thể tìm thấy tâm trạng đó của quần
chúng đô thị một cách rõ ràng trong những bài Tâm Ca: Ngồi
gần nhau, Một cành củi khô, Để lại cho em.
Ngồi gần nhau là một bài ca đượm triết lý Phật giáo. Nhạc của nó cũng âm hưởng nhạc kinh Phật: Ngồi gần, ngồi gần nhau, Xin nói cho nhau một điều, Ngồi gần ngồi gần nhau cho nhiều. Ngồi vào một thế giới không xấu tốt buồn vui, Ngồi vào niềm chơi vơi không có sắc màu phai. Ngồi vào đời không mới, Không rách nát tả tơi, Một mình ngồi trong cái TA. (Tâm Ca 3) http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=E9n3wH3OU9 Giữa lúc người ta đang nhân danh chính nghĩa này, chính nghĩa nọ để gây nên một cảnh bom đạn tơi bời, với một lò sát sinh chưa từng thấy, một hận thù tưởng chừng không bao giờ dứt được, thì cũng có những người phủ nhận mọi lý do đó và kêu gọi con người hãy ngồi gần nhau, vai kề vai, đầu tựa đầu?: Ngồi vào niềm yêu dấu Hay giữa mối thù sâu Mình vào ngồi đây với nhau. Bài ca Để lại cho em cũng phản ảnh sự vô điều kiện trên một cách nồng nhiệt hơn nữa: Các anh để lại cho em cuộc sống mệt nhoài, hồn nước tả tơi, cuộc đời quanh co lạc lối, hèn kém, tội lỗi. Để lại cho em một nước phân lìa, một giống nòi chia. Hận thù nhân danh chủ nghĩa, bạo tàn vênh vang bề thế. Để lại cho em giọt máu dân lành, để lại cho em từng nắm mồ xanh, để lại cho em một bãi chiến trường. Gia tài các anh để lại cho em là như thế đó. Để lại cho em một nỗi oán hờn, lẻ ra là như vậy. Nhưng không, trái lại đâu đâu chúng ta cũng có thể nghe những người trẻ cất cao lời ca: Nhưng em thương anh thương anh, Cho súng phải giật mình, Nhưng em thương anh thương anh Cho tàu bay khóc với Nhưng em thương anh thương anh Cho lựu đạn im tiếng Nhưng em thương anh thương anh Cho đường vũ khí qua tim. (Tâm Ca 5) http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=bKTM97wWnS Thái độ của họ là như vậy thì cuộc chiến tranh này có ý nghĩa gì nữa. Sự phân chia đất nước, sự chống đối anh em đâu còn lý do để tồn tại. Sao cũng được: Miễn là chúng ta ngồi được gần nhau, thương nhau; khi thương trái ấu cũng tròn, miễn là chúng ta đừng giết nhau nữa mà thống nhất, sum họp một nhà. |
3. Đặc tính
thứ ba của phong trào là thể hiện khát vọng chấm dứt chém
giết, tôn trọng con người:
Giữa lúc người ta đang dốc toàn
khả năng chiến tranh cơ khí để tiêu diệt "Việt cọng, Việt
bắc" để "giành" lại tự do cho nhân dân miền Nam (!), thì
chính tại miền Nam lại nổi lên một phong trào chống đối,
tố cáo cái hành động mà họ gọi là một cuộc "chiến
tranh bẩn thỉu". "Kẻ thù của chúng ta không phải là
con người, dù con người Việt cọng. Giết người đi rồi,
chúng ta ở với ai?". Đó là hai câu thơ của Thầy Nhất
Hạnh, một tu sĩ Phật giáo. Hai câu thơ này là đề tài
của một bài Tâm Ca rất thịnh hành:
Kẻ thù ta đâu có phải là người Giết ngườI đi thì ta ở với ai? Người người ơi! Yêu mến người mãi mãi! Người người ơi! Yêu mến người không nguôi. (Tâm Ca 7) http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=10o6cUvOWZ Như vậy, Tâm Ca đã trở thành tiếng nói của người dân các đô thị, tạo nên một phong trào văn nghệ phản chiến rất mạnh. |
4. Nói về
Nguyên nhân hình thành của phong trào:
Phạm
Duy thời viết Tâm Ca, Đạo Ca
Một câu hỏi rất quan trọng được đặt ra là: Tại sao mọi người không kể khuynh hướng chính trị, tôn giáo đều hưởng ứng phong trào ca hát này? Điển hình là chính Phạm Duy, người của chế độ, có lý tưởng phục vụ chế độ này, lại cũng là người sáng tác, phổ nhạc và ca hát say sưa Tâm Ca phản chiến. Nói đến phong trào là nói đến những hiện tượng lịch sử, cho nên muốn giải thích phong trào Tâm Ca, chúng ta không thể không dựa trên những yếu tố lịch sử cũng như dựa trên thực trạng chiến tranh Việt Nam trong những ngày xảy ra phong trào. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một nước bị xâm lăng rất nhiều lần, với một nghìn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, người Việt không thể không nghi ngờ ngoại bang. Sự nghi ngờ này đã trở thành một mặc cảm, tưởng chừng như ngoại bang sẵn sàng xâm lăng nước mình. Do đó, việc lính ngoại quốc đổ bộ lên đất nước Việt Nam là một tin sét đánh vào tâm hồn người Việt. Việc không lực Hoa kỳ trút bom xuống giải đất Việt Nam này cũng là một tin sét đánh vào tâm hồn người Việt. Giải pháp nào có sự nhúng tay của ngoại bang đều là một mối lo ngại trong thâm sâu của tâm hồn người Việt, cho dù là những người đang chống đối người Việt Cộng sản. Mọi người đều cảm thấy bây giờ lập trường chính trị không thể giải tỏa được cái mặc cảm bị xăm lăng của họ và hoàn cảnh xã hội cũng không cho phép họ nói những điều mà họ mơ hồ cảm thấy. Do đó, con đường tôn giáo trở thành một lối thoát, giúp họ thể hiện cái khát vọng chấm dứt những tình trạng trái với tâm hồn họ: "Kẻ thù ta đâu có phải là người, Giết người đi thì ta ở với ai?" "Giọt mưa trên lá, tiếng nói thì thầm Bóng dáng Phật về xóa vết thương trần thế. Giọt mưa trên lá, tiếng nói tinh khôi Lúc Chúa vào đời xin đóng đinh vì người?". Họ không tin ngoại bang có thể mang lại Hòa Bình cho dân tộc Việt, họ thấy cái cảnh "tránh vỏ dưa, đạp vỏ dừa" lần lần hiện ra trước mắt. Không biết bao giờ cuộc tàn sát này chấm dứt? Chấm dứt rồi bao giờ ngoại bang mới chịu rút lui? Tình trạng chiến tranh như thế này liệu có ngăn nổi Trung cọng đổ quân vào không? Tất cả những câu hỏi đó đè nặng tâm hồn người Việt: "Biết bao giờ tôi mới được nói thẳng những điều tôi ước mơ"?: bao nhiêu lo âu, thất vọng đều nằm trong câu nói đó. - "Biết bao giờ" tức là cái thời gian không nằm trong dự tính. - "Nói những điều ước mơ" vẫn chưa phải là đạt được những điều ước mơ. "Biết bao giờ tôi mới được nói thẳng những điều tôi ước mơ? Biết bao giờ em tôi không còn ngã gục nơi chiến trường". Trước những ưu tư, dằn vặt đó, người dân đô thị đã tiến tới một giải pháp?: Thôi hãy xóa bỏ mọi ý nghĩ của một cuộc nội chiến để ngoại bang mất lý do tràn ngập đất nước. Họ muốn quên đi tất cả những mâu thuẫn, dị biệt để mọi người có thể ngồi gần nhau, ngồi vượt lên những gì hạn hẹp, tầm thường của con người?: Ngồi vào niềm yêu dấu hay giữa mối thù sâu, Mình vào ngồi đây với nhau... Nhưng em thương anh, thương anh, Cho súng phải giật mình, Nhưng em thương anh, thương anh, Cho tàu bay khóc với... http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=E9n3wH3OU9 Chúng ta có thể kết luận: Phong trào Tâm Ca là phản ứng đầu tiên của quần chúng đô thị trước sự hiện diện của quân đội ngoại quốc và sự chủ động chiến tranh của họ trên đất nước Việt Nam này. Dù Tâm Ca đượm tính chất tôn giáo, nhưng phong trào Tâm Ca không thể hiện một sự chạy trốn hèn nhát của quần chúng đô thị vì không dám đối diện với chiến tranh. Trái lại, khi tiếng hát đã kết thành phong trào thì phong trào Tâm Ca mang một ý nghĩa chính trị hoàn toàn bất lợi cho chính sách leo thang chiến tranh của ngoại bang, trong đó có Hoa kỳ. Do đó, những chính khách Hoa kỳ phản công lại bằng cách cướp lời ca, tiếng hát đó, mua chuộc tác giả những bài Tâm Ca đứng về phía họ, cùng với họ hát nhạc phản chiến. Chúng tôi gọi đó là "chiếc đủa phù thủy chính trị". |
Thật vậy, phong trào Tâm Ca càng
ngày càng lên cao, tiếng nói hòa bình phản chiến càng ngày
càng mạnh mẽ không những tại Việt Nam mà còn tại nhiều
nơi trên thế giới, nhất là tại Hoa kỳ với một bài Tâm
Ca vĩ đại hơn tất cả các bài Tâm Ca nhân loại: đó là
lửa
tự thiêu của Morrison. Link:
Phong trào này mang một ý nghĩa chính
trị hoàn toàn bất lợi cho chính sách chiến tranh của Hoa
kỳ tại Việt Nam. Do đó những nhà chính trị Hoa kỳ vội
khua chiếc đủa phù thủy tiêu diệt những lời ca tiếng
hát đó.
Phạm Duy thời kháng chiến,
Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Duy
Họ mời Phạm Duy qua Mỹ để
hát Tâm Ca, Kháng Chiến Ca. Phạm Duy đã rơi vào cái cạm
bẩy chính trị đó. Phạm Duy ra đi không phải mang tâm
trạng một chiến sĩ với một sứ mạng quan trọng là vào
đất người dùng Kháng Chiến Ca thể hiện sức mạnh vô địch
của dân tộc Việt Nam làm cho mọi người phải kính sợ,
dùng Tâm Ca đánh vào lương tâm nhân loại làm cho họ bừng
tỉnh đứng lên cùng chúng ta tranh đấu cho tự do, hòa bình.
Trái lại, Phạm Duy ra đi với tâm trạng của một người
bạn, một đồng minh của Hoa kỳ và cũng được coi như một
người bạn quý, một người có những rung cảm như những
rung cảm của người Hoa kỳ trước cuộc chiến tranh Việt
Nam.
Phân tích khía cạnh những âm mưu
chính trị, sự kiện trên bao hàm ba ý nghĩa quan trọng:
a. YÙ nghĩa thứ nhất là chính phủ
Mỹ muốn chứng minh cho nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ
là chính sách của họ trong cuộc chiến tranh Việt Nam không
ngoài ước vọng tự do, hòa bình của dân tộc Việt Nam. Chính
sách này cũng không phải là chính sách thực dân xâm lược,
nhằm tạo chiến tranh để trục lợi, vì vậy họ tán đồng
Kháng Chiến Ca của nhân dân Việt Nam trong cuộc chống đối
thực dân Pháp cũng như họ rất yêu thích Tâm Ca phản chiến.
Vì vậy mà họ quý Phạm Duy, mời Phạm Duy. Ngược lại, Phạm
Duy, một nhạc sĩ vĩ đại của nhân dân Việt Nam cũng thấy
thiện chí đó nên nhận lời mời của họ, đứng về phía
họ.
b. Ý nghĩa thứ hai của âm mưu chính
trị trên là: Dĩ nhiên những người Việt trong phong trào Tâm
Ca không bao giờ đồng quan điểm chiến tranh của người Mỹ
tại
Việt Nam. Do đó hể Mỹ thích Tâm Ca, thì họ không thích nữa,
hể Mỹ hát thì họ không hát, hể Mỹ vổ tay tán thưởng
thì họ vội vàng im lặng, và khi họ im lặng, tức là khi
phong trào Tâm Ca chìm xuống, tiêu tan.
c. Ý nghĩa thứ ba của âm mưu chính
trị trên nhằm giết chết Phạm Duy. Phạm Duy là một nhạc
sĩ tài ba của Việt Nam. Trong giai đoạn nào của lịch sử
cũng có mặt Phạm Duy với những tác phẩm có khả năng tạo
nên những phong trào văn nghệ dân tộc. Phạm Duy đã đóng
góp một vai trò vô cùng quan trọng trong ba phong trào văn nghệ
lớn nhất:
Đó là phong trào Kháng Chiến Ca, phong trào Dân
Ca, và phong trào Tâm Ca phản chiến. Cái nhược điểm của
Phạm Duy là ở chỗ yếu đuối, hay dao động. Cái đặc tính
của người Việt là hay "khinh tài trọng nghĩa", cho nên
nếu khai thác được hai khía cạnh đó bằng cách mời Phạm
Duy viếng Hoa kỳ là đủ giết chết Phạm Duy, trừ được
tác dụng của những bài Kháng Chiến Ca, Tâm Ca phản chiến
và cũng trừ được những hậu quả sau này.
Phạm Duy đã ra đi. Cái đêm đánh
dấu sự tiễn đưa Phạm Duy, tiễn đưa Tâm Ca ra đi có lẽ
là đêm văn nghệ Tưởng niệm Nhất Chi Mai tại Tổng
vụ Sinh viên Phật tử. Đêm ấy, buổi lễ diễn ra trong một
bầu không khí trang nghiêm đứng đắn.
Thực ra, đó chỉ là một hình thức
tranh đấu cho Hoà bình của quần chúng đô thị. Cái chết
của Nhất Chi Mai là một loại Tâm Ca mới, một sức mạnh
mới cho cuộc đấu tranh:
Chị ngã xuống rồi, triệu người
u uất
Và rùng rùng dân tộc đứng lên theo
(thơ Trần Quang Long)
Và rùng rùng dân tộc đứng lên theo
(thơ Trần Quang Long)
Đêm hôm đó, Phạm Duy cũng có tới
tham dự. Phạm Duy lên sân khấu trong chiếc áo pu-lô-vơ màu
vàng nhạt, chiếc quần xám may sát và cây đàn ngoại quốc
sang trọng. Phạm Duy hát bài "Tôi ước mơ"?: "Biết
bao giờ, biết bao giờ tôi mới được nói thẳng những điều
tôi ước mơ" và Phạm Duy kết thúc bài hát bằng một
tiếng hét to?: "Hết" và bằng nụ cười tươi
vui như ngày nào.
Và, cái giây phút đó đã đến.
Khán giả không nhiệt tình vỗ tay tán thưởng như mọi khi
nữa. Nhiều tiếng phản đối xì xào nổi lên. Phạm Duy đã
làm mất cái vẻ trang nghiêm, căng thẳng, đầy chiến đấu
tính của buổi lễ tưởng niệm Nhất Chi Mai. Lần đó, Phạm
Duy chỉ hát một bài và không được yêu cầu hát nữa. Chúng
ta có thể nói giai đoạn Tâm Ca kết thúc từ đây, với
tất cả cay đắng mà mỗi người trong chúng ta cần suy ngẫm
lại.
LÊ TRƯƠNG
(Hội Sinh viên sáng tác Sài Gòn /1970)
Bản điện tử: Đông Ba (bổ sung tháng 7-2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét