Xin được kể 3 câu chuyện để chúng ta cùng suy ngẫm.
1. Tôi từng đọc đâu đó câu chuyện đại khái thế này: Có anh chàng sau một đêm ngủ dậy, thấy những người xung quanh đều biến thành quái vật. Anh ta sợ hãi quá, chạy về phòng đóng cửa lại, chỉ mong trốn tránh thực tại. Nhưng khi nhìn vào gương, anh ta nhận ra chính mình cũng đã bị biến dạng. Ngày qua ngày, anh ta chấp nhận hình hài mới. Anh ta hành xử như bọn xung quanh đang làm, xem đó là bình thường.
Khi anh ta quên đi mình là một con người, chính lúc ấy anh ta bị biến thành quái vật hoàn toàn. Lúc này tôi nói, anh ta đã bị đồng hóa.
2. Hưng Đạo vương làm quan đến đời vua Anh Tông thì xin về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Khi ngài sắp mất, vua Anh Tông có ngự giá đến thăm, nhận thấy ngài bệnh nặng, mới hỏi rằng “Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân Bắc lại sang thì làm thế nào?”
“…Đại để, kẻ kia cậy có tràng trận, mà ta thì cậy có đoản binh; lấy đoản chống nhau với tràng, phép dùng binh thường vẫn phải thế. Còn như khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị; thì ta nên kén dùng tướng giỏi, liệu xem quyền biến, ví như đánh cờ, phải tùy cơ mà ứng biến, dùng binh phải đồng lòng như cha con một nhà, thì mới có thể đánh được. Cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả.”
3. Đêm hôm kia tôi chìm vào giấc ngủ sau khi xem xong một chương trình truyền hình, hồi lâu sau thì giật mình thức giấc bởi giọng ca ngọt ngào bằng tiếng…Hoa vang bên tai. Tôi nhìn trừng trừng vào Tivi, cô ca sĩ xinh đẹp mặc áo đỏ đang cất cao tiếng hát trên chính đài nước mình. Tôi quay nhìn cái remote bên cạnh, và chợt hiểu, có lẽ đã vô tình nhấn nhằm nút mở khi trở mình. Tôi tắt nhanh như tìm cách thoát khỏi một cơn ác mộng. Nhìn ra ngoài cửa kính, trời hãy còn tối, chắc chỉ tầm 2 hay 3 giờ khuya.
Nếu một ngày nào đó, con tôi cũng giật mình nửa đêm thức giấc, nũng nịu đòi “Mẹ ơi, hát ru con ngủ lại đi…”. Tôi mỉm cười tự tin “Ầu ơ…ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học mẹ đi trường đời.”
Con lắc đầu mếu máo “Không chịu đâu, không phải bài này. Con thích bài cô áo đỏ hay hát trên Tivi hơn.”
Tôi thấy cơn mưa trong mắt con, và cơn bão vừa nỗi lên trong lòng mình.
Chẳng tài nào chợp mắt được nữa, bất chợt nghĩ đến một ngày nào đấy, mình bị biến thành kẻ lạ trên chính quê hương mình, chỉ sau một đêm. Nhìn đâu cũng thấy người Việt nói tiếng Hoa, ăn mặc, cư xử như người Hoa…và có khi nào mười năm, hai mươi hay ba mươi năm sau, như anh chàng trong câu chuyện thứ nhất, tôi thấy điều đó là bình thường????
Đừng hỏi tôi đài phát chương trình Tàu đó là đài nào? Làm sao tôi kể cho hết, bạn cứ thuận tay bật vài kênh, vào bất cứ lúc nào sẽ biết tôi nói có sai không. Chúng ta cứ loay hoay tự hỏi vì sao thế hệ trẻ thuộc sử Tàu hơn sử nước mình. Câu trả lời rành rành ra đó.
Nhân đây, xin gởi đôi lời nhắn gởi đến cánh tay nối dài của Đảng và nhà nước (mượn vài chữ của cụ Hồ): “Đất nước ta có MAU CHÓNG bị TÀU HÓA hay không, chính nhờ một phần lớn ở công TUYÊN TRUYỀN của các cháu!”
Đâu là giặc? Chúng đến bằng cách nào? Nhanh hay chậm? Có phải dần dà chúng mượn tay ta đồng hóa chính ta không?
Biết bao nhiêu câu hỏi, chỉ một câu trả lời “Hãy nhớ lấy lời dạy của Hưng Đạo Vương!”.
Facebook Sa mac hoa
1. Tôi từng đọc đâu đó câu chuyện đại khái thế này: Có anh chàng sau một đêm ngủ dậy, thấy những người xung quanh đều biến thành quái vật. Anh ta sợ hãi quá, chạy về phòng đóng cửa lại, chỉ mong trốn tránh thực tại. Nhưng khi nhìn vào gương, anh ta nhận ra chính mình cũng đã bị biến dạng. Ngày qua ngày, anh ta chấp nhận hình hài mới. Anh ta hành xử như bọn xung quanh đang làm, xem đó là bình thường.
Khi anh ta quên đi mình là một con người, chính lúc ấy anh ta bị biến thành quái vật hoàn toàn. Lúc này tôi nói, anh ta đã bị đồng hóa.
2. Hưng Đạo vương làm quan đến đời vua Anh Tông thì xin về trí sĩ ở Vạn Kiếp. Khi ngài sắp mất, vua Anh Tông có ngự giá đến thăm, nhận thấy ngài bệnh nặng, mới hỏi rằng “Thượng phụ một mai khuất núi, phỏng có quân Bắc lại sang thì làm thế nào?”
“…Đại để, kẻ kia cậy có tràng trận, mà ta thì cậy có đoản binh; lấy đoản chống nhau với tràng, phép dùng binh thường vẫn phải thế. Còn như khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm, như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị; thì ta nên kén dùng tướng giỏi, liệu xem quyền biến, ví như đánh cờ, phải tùy cơ mà ứng biến, dùng binh phải đồng lòng như cha con một nhà, thì mới có thể đánh được. Cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả.”
3. Đêm hôm kia tôi chìm vào giấc ngủ sau khi xem xong một chương trình truyền hình, hồi lâu sau thì giật mình thức giấc bởi giọng ca ngọt ngào bằng tiếng…Hoa vang bên tai. Tôi nhìn trừng trừng vào Tivi, cô ca sĩ xinh đẹp mặc áo đỏ đang cất cao tiếng hát trên chính đài nước mình. Tôi quay nhìn cái remote bên cạnh, và chợt hiểu, có lẽ đã vô tình nhấn nhằm nút mở khi trở mình. Tôi tắt nhanh như tìm cách thoát khỏi một cơn ác mộng. Nhìn ra ngoài cửa kính, trời hãy còn tối, chắc chỉ tầm 2 hay 3 giờ khuya.
Nếu một ngày nào đó, con tôi cũng giật mình nửa đêm thức giấc, nũng nịu đòi “Mẹ ơi, hát ru con ngủ lại đi…”. Tôi mỉm cười tự tin “Ầu ơ…ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học mẹ đi trường đời.”
Con lắc đầu mếu máo “Không chịu đâu, không phải bài này. Con thích bài cô áo đỏ hay hát trên Tivi hơn.”
Tôi thấy cơn mưa trong mắt con, và cơn bão vừa nỗi lên trong lòng mình.
Chẳng tài nào chợp mắt được nữa, bất chợt nghĩ đến một ngày nào đấy, mình bị biến thành kẻ lạ trên chính quê hương mình, chỉ sau một đêm. Nhìn đâu cũng thấy người Việt nói tiếng Hoa, ăn mặc, cư xử như người Hoa…và có khi nào mười năm, hai mươi hay ba mươi năm sau, như anh chàng trong câu chuyện thứ nhất, tôi thấy điều đó là bình thường????
Đừng hỏi tôi đài phát chương trình Tàu đó là đài nào? Làm sao tôi kể cho hết, bạn cứ thuận tay bật vài kênh, vào bất cứ lúc nào sẽ biết tôi nói có sai không. Chúng ta cứ loay hoay tự hỏi vì sao thế hệ trẻ thuộc sử Tàu hơn sử nước mình. Câu trả lời rành rành ra đó.
Nhân đây, xin gởi đôi lời nhắn gởi đến cánh tay nối dài của Đảng và nhà nước (mượn vài chữ của cụ Hồ): “Đất nước ta có MAU CHÓNG bị TÀU HÓA hay không, chính nhờ một phần lớn ở công TUYÊN TRUYỀN của các cháu!”
Đâu là giặc? Chúng đến bằng cách nào? Nhanh hay chậm? Có phải dần dà chúng mượn tay ta đồng hóa chính ta không?
Biết bao nhiêu câu hỏi, chỉ một câu trả lời “Hãy nhớ lấy lời dạy của Hưng Đạo Vương!”.
Facebook Sa mac hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét