Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Việc sử dụng triện son - Kỳ 8 (kỳ cuối)


Thư Tâm Điêu Long.
01 - 57 (61).
(Kỳ 8)
(6). Ngô phái.
Ngô Xương Thạc khai sinh. Buổi đầu Ngô Xương Thạc học Tiền Tùng (1818 - 1860), tiếp đó học Ngô Hi Tái, sau đó quán được điều gọi là 'Ấn ngoại cầu Ấn' của Đặng Thạch Như, và để từ đây  đưa Thạch cổ văn cũng như văn tự cổ trên các dấu Ấn bằng đất sét, gạch ngói nhập Ấn, tự thành một phong cách riêng.
Ấn của Ngô Xương Thạc chế tác vừa có vẻ cổ xưa vụng về vừa có vẻ rất mới lạ, vẻ mới lạ này đã phát sinh là do vẻ cổ xưa vụng về đã đạt cực điểm.
Phong cách chế tác Ấn của Ngô Xương Thạc được rất nhiều người học theo, ảnh hưởng của ông rất lớn, cho đến hiện nay vẫn không suy giảm, nhất là đối với giới Triện khắc Nhật Bản.
                                                                           *
Ngoài các phái chủ yếu trên đây, còn 1 số Phái khác, như:
(1). Bồ Điền phái.
Tống Giác (1576 - 1632) khai sáng vào cuối Minh triều. Tống Giác người ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, vì vậy Phái này được gọi là Phái Bồ Điền, hay còn gọi là Mân phái, vì biệt danh của tỉnh Phúc Kiến là Mân. 
Bồ Điền phái tuân thủ mẫu mực Triện khắc các thời Tần, Hán, chịu ảnh hưởng của Văn Bành và Hà Chấn. Theo truyền thuyết Tống Giác là người đầu tiên đưa Lệ thư vào Triện khắc.
(2). Hấp phái.
Trình Toái (1605 - 1691) khai sáng vào sơ kì Thanh triều. Ông là người Hấp huyện, tỉnh An Huy cho nên phái do ông sáng lập được gọi là Hấp phái.
Lúc đầu Trình Toại học tập Văn Bành, Hà Chấn, sau lại ngược lên đến các triều Tần, Hán, kiêm sở trường các danh gia. Khắc Ấn chu văn ông rất ưa dùng Đại triện, còn về Bạch văn Ấn thì ông quán triệt được qui cách đời Hán.
(3). Lâm phái.
Lâm Cao (1657 - ?) sáng lập vào khoảng đầu Thanh triều. Lâm Cao tên Tự là Hạc Điền, bởi thế phái này còn được gọi là Hạc Điền phái.
Lâm Cao bố cục Ấn văn rất chặt chẽ, kĩ lưỡng, khoảng thưa, chỗ sát phối hợp quân xứng hết sức đẹp mắt! Đao pháp của ông mạnh mẽ mà thanh nhã (Nhã, Kiện). Ảnh hưởng của Phái Hạc Điền bao quát cả một dải phía Tây tỉnh Chiết Giang, và là 1 Phái Triện Khắc trọng yếu trong khoảng Niên hiệu Khang Hi (1662 - 1722).
(4). Triệu phái.
Triệu Chi Khiêm (1829 - 1884) khai sáng vào khoảng cuối Thanh triều.
Lúc đầu Triệu Chi Khiêm tập Triện khắc theo Chiết phái và Đặng phái, về sau thì ông dung hợp Chiết phái và Hoãn phái, dốc lực học tập Ấn khắc đời Hán. Điểm độc đáo của ông là đưa những văn tự trên Tiền cổ, trên những tấm Gương cổ, trên miếng Gạch, Ngói cổ vào chế tác Triện khắc của mình! Về bố cục, Triệu Chi Khiêm thường nhấn mạnh mặt tương phản giữa các khoảng thưa và sát (sơ, mật). Còn ở Biên khoản thì ông khắc Thư pháp Bắc Ngụy và những tranh vẽ, điều mà trước ông chưa ai làm.      
(5). Tề phái.
Tề Bạch Thạch (1864 - 1957) sáng lập. Ông nguyên tên Thuần Chi, tên Tự là Vị Thanh, sau này đổi tên là Hoàng, tên Tự là Tần Sinh, lấy tên Hiệu là Bạch Thạch - và dùng tên Hiệu này như là Tên của mình. Ông quê tại huyện Tương Đàm, quận Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, cho nên Phái này còn được gọi là Tương phái. Ông định cư ở Bắc Kinh, cho nên còn được gọi là Kinh phái.
Tề Bạch Thạch xuất thân con nhà nông, thuở nhỏ chăn trâu, năm 12 tuổi học nghề mộc, sau học Hội họa tới năm 27 tuổi. Ông kết giao với giới học thức đương địa để học hỏi, và rồi, còn học cả làm thơ nữa. Ngoài 40 tuổi ông du lịch khắp các miền Nam, Bắc; ngoài 50 tuổi, tránh loạn chạy lên Bắc Kinh. 60 tuổi ông định cư ở Bắc Kinh, sống bằng nghề Triện khắc và Hội họa. Ông từng giữ chân giáo sư tại trường Nghệ thuật Bắc Kinh.
Triện khắc thì vào buổi đầu Tề Bạch Thạch tập theo Chiết phái, sau lại học Triệu Chi Khiêm, và cuối đời thì phần lớn tác phẩm Triện khắc của ông theo cung cách Triện khắc đời Hán.
Ngày nay người tập lối Triện khắc của ông rất nhiều. Cũng vào lối 17, 18 năm trước đây, qua sự giới thiệu của một tiệm bán Ấn, tôi tới nhà riêng của một ông cụ người Hoa khắc Ấn, ông cụ này nói với tôi với 1 vẻ tự hào là về Triện khắc ông theo phái của Tề Bạch Thạch! Vào thời điểm này thì tôi chưa tìm hiểu gì nhiều về khắc Ấn, chỉ biết Tề Bạch Thạch là một nhân vật trứ danh trong lãnh vực Hội họa mà thôi.

(6). Ngu Sơn phái.
Triệu Thạch (1873 - 1933) sáng lập. Ông người huyện Thường Thục, ở tỉnh Giang Tộ Ở về phía Tây bắc huyện Thường Thục có ngọn Ngu Sơn, là ngọn núi chính của huyện, do đó, nói Ngu Sơn tức nói Thường Thục, vì thế người ta gọi phái Triện khắc của Triệu Thạch là Ngu Sơn phái.
Triệu Thạch học tập Ngô Xương Thạc, khắc dương văn Chu ấn thì ông chế tác theo mô thức của loại Phong nê (Ấn đất sét thời cổ), khắc âm văn Bạch ấn thì ông có cái phong cách của Quan ấn thời Hán. Đặng Tán Mộc (1898 - 1963) đã nhận định là học Ngô Xương Thạc mà không nệ theo rồi chỉ mỗi Triệu Thạch, cả 1 dải Đại giang Nam, Bắc Ngô, Triệu mỗi người thành 1 phái.  
Đặng Tán Mộc nhận định là Triệu Thạch lập thành một phái riêng gọi là 'Triệu pháí, điều này trên Ấn đàn người ta vẫn chưa công nhận. Đặng Tán Mộc là học trò của Triệu Thạch.

Ngoài ra, trên Ấn đàn có những Triện khắc gia tuy không cùng một khuynh hướng nhưng cùng ở cùng 1 địa khu rồi cũng được xếp trong cùng 1 phái, như Tề Lỗ phái, chẳng hạn.
Phái này đời Thanh có những Triện khắc gia đáng kể như:
+ Trương Tại Tân (1651 - 1738).
Học Triện khắc với Chu Lượng Công (1612 - 1672), học hết được nghề của thay; ông thiện nghệ khắc Ấn nhỏ.
+ Cao Phụng Hàn (1683 - 1748).
Năm 55 tuổi tay mặt bị liệt, không khắc Ấn được, ông viết Triện thư rồi giao cho cháu khắc.
+ Chu Văn Chấn (? - ?).
Có thời gian ngắn lưu ngụ tại nhà thi nhân Viên Mai (1716 - 1797), và khắc cho Viên Mai tất cả hơn 20 cái Ấn, ai cũng cho là nhanh.
+ Quế Phức (1736 - 1805).
Học giả, Văn tự học gia. Về Triện khắc, ông theo khuynh hướng các triều Tần, Hán. Quế Phức còn thích sưu tập Cổ ấn, soạn cuốn 'Cổ Ấn Tập Thành'.
Về Tiểu học (Văn tự học) Quế Phức với Đoàn Ngọc Tài (1735 - 1815), Vương Vân (1784 - 1854) và Chu Tuấn Thanh (1878 - 1858) được gọi là 'Thuyết Văn Tứ Đại Giá - là 4 học giả tinh thâm về Thuyết Văn học. Ông soạn bộ chú giải 'Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng' rất nổi tiếng.
+Vương Thạch Kinh (1833 - 1918).
Triện khắc theo phong cách Tần, Hán, sở trường về  Ấn chương cổ.
5 Triện khắc gia kể trên đều quê ở tỉnh Sơn Đông, mà Sơn Đông thời Chu (1121 - 256 tr. Cn) là địa vực của 2 nước Tề, Lỗ, do đó sau này 2 tiếng Tề Lỗ được dùng để chỉ tỉnh Sơn Đông.
                                                                           *
Thiền tông Trung Quốc phân Nam tông và Bắc tông.
Hội họa Trung Quốc cũng phân Nam / Bắc.
Cũng vậy, Triện khắc Trung Hoa cũng phân Nam tông và Bắc tông, và sự phân biệt ở đây rồi đã thuần dựa trên yếu tố không gian, nói khác đi là Địa lý - cũng như trong Thiền tông, chủ trương Tiệm ngộ của Thần Tú (? - 706) lưu truyền ở phương Bắc, trong khi đó, chủ trương Đốn ngộ của Huệ Năng (638 - 713) truyền ở phương Nam.
Nam tông trong lãnh vực chế tác Ấn chỉ những Học phái Triện khắc có địa bàn sinh hoạt tại các vùng Tô Châu, Nam Kinh, nói chung là những vùng ở phía Nam Trường Giang.
Chẳng hạn, Văn Bành, Hà Chấn, Chiết phái đều thuộc Nam tông Triện khắc.
Bắc tông, đối lại, chỉ những Phái Triện khắc sinh hoạt tại các vùng như Dương Châu, nói chung là những vùng ở phía Bắc Trường Giang.
Chẳng hạn, Trình Toái (1605 - 1691), Hoãn phái đều thuộc Bắc tông Triện khắc.
                                                                           *                                                                          
[VI]. Danh Ấn.
Sau đây là một số Ấn chương nổi tiếng các thời, từ Chiến Quốc cho tới ngày nay, kể cả Quan Ấn lẫn Tư ấn. Ngoại trừ những Ấn của các danh gia hiện đại, đa số Ấn cổ hiện được cất giữ tại 1 số các 'Bác Vật Quán' của Trung Quốc.
+ Vũ Vi Tín Tỉ.
Thời điểm. Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn).
Chất liệu. Đồng ấn.
Kích thước. 01 cm x 01 cm, cao 0.8 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Hình thức Ấn rất là tinh xảo, điều cực hiếm thấy trong phạm vi Tư ấn thời Chiến Quốc. Nét khắc nhỏ rứt như sợi tóc, nét chữ cứng cỏi mạnh mẽ, bố cục xảo diệu.
+ Vũ Xương Quân Ấn.
Thời điểm. Tần triều (221 - 206 tr. Cn).
Chất liệu. Đồng ấn.
Kích thước. 2.3 cm x 2.40 cm.
Khắc. Âm văn Bạch ấn.
Chữ khắc trầm ổn, nhưng trong vẻ trầm ổn có nét lạ kì, nói rõ hơn, trong cái tĩnh có cái động và 2 chữ 'Vú và 'Ấn' khắc ngược (Phản thư) càng tăng thêm nét kì lạ đó.
Vũ Xương Quân là một Tước phong thời Tần. Từ thời Chiến Quốc đến Tây Hán (206 tr. Cn - 08) 2 Tước phong 'Quân, Hầú có thể dùng thay cho nhau. Tước này chủ yếu được phong cho những người có công trạng về mặt quân sự. Người có Tước phong này cũng được hưởng thực ấp, nhưng không có quyền trị dân.
+ Hoàng Hậu Chi Tỉ.
Thời điểm. Tây Hán.
Chất liệu. Ngọc ấn.
Kích thước. 2.8 cm x 2.8 cm, cao 2 cm.
Khắc. Âm văn Bạch ấn.
Thư pháp trên mặt Ấn trong vẻ đều đặn ngay ngắn ngầm một vẻ sinh động, đường nét tròn trĩnh. Về phương diện chế tác cực kì nghiêm chỉnh.
+ Văn Đế Hành Tỉ.
Thời điểm. Tây Hán. Triệu Văn đế (176 - 125 tr. Cn; tại vị: 134 - 125).
Chất liệu. Kim ấn.
Kích thước. 3.1 cm x 3.1 cm, cao 1.8 cm.
Khắc. Âm văn Bạch ấn, Thư thể là Tần triện (tức Tiểu triện).
Núm ấn chạm rồng uốn khúc, đầu rồng ngẩng cao, nhìn toàn thể, đường nét rất tinh tế.
Ấn này hiện được cất giữ tại 'Nam Việt Vương Mộ Bác Vật Quán' tại Quảng Châu.
Triệu Văn đế nói ở đây là quân chủ nước Nam Việt (207 - 111 tr. Cn) - và chính là cháu nội của Triệu Đà (256 - 136 tr. Cn; tại vị: 207 - 136).
+ Ngụy Bá.
Chất liệu. Ngọc ấn.
Kích thước. 2.9 cm x 2.9 cm, cao 2 cm.
Khắc. Âm văn Bạch ấn.
Khoảng cách giữa các Chữ đều đặn 1 cách thỏa đáng! Ở đây, Triện khắc gia vận dụng thủ pháp gọi là Na di pháp, tạo cho kết cấu Ấn văn một vẻ hài hòa tự nhiên. Ấn này thuộc hạng tinh phẩm trong loại Ấn chế bằng ngọc đời Đông Hán, đồng thời còn là 1 cái Tư Ấn hình vuông bằng ngọc lớn nhất đời Hán được lưu truyền đến nay. 
+ Tuyên Thành Công Chương.
Thời điểm. Tây Tấn (265 - 317).
Chất liệu. Kim ấn.
Kích thước. 2.5 cm x 2.5 cm
Khắc. Âm văn Bạch ấn, chữ khắc theo thể Huyền châm triện.
Nét chữ mảnh nhưng cứng mạnh, trôi chảy. Về bố cục, khoảng cách giữa các Chữ lơi, thưa, nhìn toàn thể rất sáng sủa.
Trong khoảng 2 triều Ngụy (220 - 265), Tấn (265 - 420), trong lãnh vực Ấn chương Triện thư đã được thể hiện theo một đường lối mới theo đó những nét thẳng đứng (nét Sổ) được kéo dài xuống khác với bình thường, và tận cùng của những nét này nhọn như mũi kim. Cho nên Triện thư khắc theo thể thức này được gọi là 'Huyền châm triện' (Huyền châm = Kim treo).
Hình thức Huyền châm triện này rất thường thấy trong loại Ấn 6 mặt (Lục diện Ấn).
+ Quán Dương Huyện Ấn.
Thời điểm. Tùy triều (581 - 618).
Chất liệu. Đồng ấn.
Kích thước. 5.4 cm x 5.4 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn, khắc Tiểu triện.   
Biên khoản khắc: 'Khai Hoàng thập lục niên, thập nguyệt, ngũ nhật'.
Khai Hoàng (581 - 600) là Niên hiệu của Tùy Văn đế (541 - 604; tại vị: 581 - 604).
Ấn văn đường nét tròn trĩnh và nét chất phác, vụng về lộ, đầy vẻ í vị tự nhiên không có chút gì là cố ý trau chuốt. Và dĩ nhiên nét chất phác vụng về này cũng là 1 sự cố ý, nhằm tạo một tác dụng nghệ thuật, đây cũng chính là quan điểm mà các nghệ thuật gia trong lãnh vực nghệ thuật gọi là tạo hình (Art plastique) thường chủ trương: 'Thà vụng hơn khéó. 
Ấn này là 1 trong 2 cái Ấn của Niên hiệu Khai Hoàng còn lưu truyền đến ngày nay.
+ Trung Thư Tỉnh Chi Ấn.
Thời điểm. Đường triều (618 - 907).
Chất liệu. Đồng ấn.
Kích thước. 5.6 cm x 5.8 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Bố cục Ấn văn chặt chẽ, nét chữ lớn nhỏ dung hợp đầy vẻ biến hóa.
+ Đô Đình Tân Dịch Chu Kí.
Thời điểm. Đường triều.
Chất liệu. Đồng ấn.
Kích thước. 5.9 cm x 5 cm, cao 1.45 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn văn khắc chữ Tiểu triện, nét chữ tròn trĩnh, sinh động.
Như Ấn văn cho thấy, đây là Ấn của chức quan ở dịch trạm. Thời Đường, như đã nói, danh xưng Chu kí là danh xưng chi? Ấn chương của các chức quan thấp nhỏ. Sự phân biệt Ấn và Chu kí này đến các triều Tống, Nguyên tiếp theo đó vẫn dùng.
+ Thọ Quang Trấn Kí.
Thời điểm. Bắc Tống (960 - 1127).
Chất liệu. Đồng ấn.
Kích thước. 5.4 cm x 4.9 cm, cao 2.8 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn văn khắc Khải thư. Từ thời Ngũ Đại (907 - 960) trở về sau thì đây là một hình thức mới trong việc chế tác Ấn. Bố cục khoảng khoát, trong cái vụng hàm cái khéo. Ấn của thị trấn Thọ Quang.
+ Trương Thị An Đạo.
Thời điểm. Bắc Tống.
Chất liệu. Đồng ấn.
Kích thước. 2.5 cm x 2.5 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn văn khắc Triện thư, nét nhỏ, tròn trĩnh nhưng bút lực mạnh mẽ; bố cục sáng sủa, toát ra 1 vẻ thanh tân, tự nhiên.
Ấn này của Trương Phương Bình, An Đạo là tên Tự.
+ Tùng Tuyết Trai.
Thời điểm. Nguyên triều (1279 - 1368).
Chất liệu. Ngọc ấn.
Kích thước. 4.6 cm x 2.05 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn văn bố cục chặt chẽ và quân xứng, bút thế trôi chảy, sinh động. Lề Ấn và chữ khắc dung hợp nhất thể, đầy vẻ thanh nhã, đẹp đẽ.
Ấn thư phòng của Triệu Mạnh Phủ. Tùng Tuyết là tên Hiệu của ông. Ấn này, đã thuật trước đây 1 đoạn, là loại Ấn gọi là 'Hiên Trai Ấn'.
+ Triệu Thị Thư Ấn.
Chất liệu. Ngọc ấn.
Kích thước. 2 cm x 2 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn của Triệu Mạnh Phủ. Ấn văn Triện thư cực thanh nhã, bố cục hài hòa, cân xứng.
Ấn này và Ấn nói trên, theo truyền thuyết, do chính Triệu Mạnh Phủ khắc - nhưng có người còn ngờ điểm này. Có điều, đối chứng với Thư pháp của Triệu Mạnh Phủ và Chữ khắc trên 2 Ấn này thì thấy phù hợp.
+ Thất Thập Nhị Phong Thâm Xứ.
Thời điểm. Minh triều (1368 - 1644).
Chất liệu. Ngà voi.
Kích thước. 3.1 cm x 3.1 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn này, chung quanh lề và trắc diện đã tàn khuyết! Mé bên phải Ấn, ở khoảng Biên khoản, khắc 2 chữ 'Văn Bành', thể Hành thư. Ấn văn quanh co, nét nhỏ như sợi tơ nhưng Bút lực cứng mạnh và kết cấu cũng khéo léo. 3 chữ 'Thất Thập Nhí chiếm khoảng 1/4 mặt Ấn, tạo cho toàn thể 1 vẻ hài hòa quân xứng! Mép Ấn tuy tàn khuyết nhưng chương pháp vẫn không vì vậy mà rời rạc, vẫn lộ rõ 1 vẻ thanh tân, sinh động.
Cứ như truyền thuyết, Ấn này được phát hiện vào cuối thập niên 1930, trong thời kỳ Trung Quốc kháng chiến chống Nhật.
+ Long Hữu.
Thời điểm. Minh triều.
Chất liệu. Thạch ấn.
Kích thước. 2.2 cm x 2.2 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Chu Giản (? - ?) cuối Minh triều khắc.
Ấn văn Tiểu triện phối trí khít khao một cách tự nhiên. Chữ 'Hữú tuy được khắc nghiêng nhưng do nét chữ hơi cong như vòng cung, hòa điệu với chữ 'Long' ở bên phải, tạo một cảm giác 2 chữ chỉ là 1. Nhìn toàn thể, Ấn có 1 vẻ chất phác, giản dị, không cứng ngắc, câu nệ.
+ Lưỡng Ban Thu Vũ Am.
Thời điểm. Thanh triều (1644 - 1911).
Chất liệu. Thạch ấn.
Kích thước. Ấn hình bầu dục, đường kính: ngang 2.6 cm, dọc 4.6 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn này là Ấn trong thư phòng của Lương Thiệu Nhâm (? - ?), do Hề Cương khắc năm 1790.
Ấn văn Triện thư, các nét đều có hình vòng cung, chương pháp hài hòa.
Chữ 'Thú ở tận cùng bên phải và chữ 'Am' ở tận cùng phía trái giao nhau tại cuối mặt Ấn, như hợp làm một, tạo thành 1 thế đối xứng hài hòa.
+ Chấn Vô Cửu Trai.
Thời điểm. Thanh triều.
Chất liệu. Thạch ấn.
Kích thước. 3.6 cm x 3.6 cm, cao 7 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn.
Ấn phân 3 cột, bên phải chữ Chấn, giữa 2 chữ Vô Cửu, bên trái chữ Trai - do vậy 2 chữ ở 2 bên Phải và Trái được khắc dài ra trải hết mặt Ấn. Ấn văn Triện thư, nét chữ dài, tròn trĩnh, nhìn có 1 vẻ nhẹ nhàng khả ái, nhàn nhã, các đường nét như mây trôi nước chảy.
Quẻ Chấn (Chấn / Chấn), Đại Tượng từ viết:
- 'Tiến Lôi, Chấn, quân tử dĩ khủng cụ tu tỉnh'.
- 'Sấm sét đùng đùng, là tượng của que? Chấn, người quân tử coi đó, sợ hãi, mà tu tỉnh'.
Tu tỉnh cho nên 'không phạm lỗí (vô cửu).
Ấn do Ngô Hi Tái (1799 - 1870) khắc.
+ Giản Viên Trân Tàng.
Thời điểm. Hiện đại.
Chất liệu. Thạch ấn.
Kích thước. 2.4 cm x 2.4 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn, Triện thự
Ấn khắc năm 1910, Đinh Phụ  (? - ?) khắc.
Ấn văn bố cục rời rạc và bình đạm, quán triệt cốt tủy của Triệu Chi Khiêm, nhưng đao pháp còn vết tích Chiết phái.
Khoản đề: 'Thủ pháp tại lục quốc tế.
+ Ngã Chi Vi Ngã Tự Hữu Ngã Tại.
Thời điểm. Hiện đại.
Chất liệu. Thạch ấn.
Kích thước. 2.5 cm x 2.5 cm.
Khắc. Dương văn Chu ấn, Triện thự
Phùng Khang Hầu chế. Phong cách Triện khắc ở đây theo phong cách của Ngô Hi Tái nhưng có một nét biến hóa riêng! Phong cách chế tác của Phùng Khang Hầu có 1 tính cách là khéo léo và chỉnh tề, khác hẳn một vài danh gia sở trường Dương văn Chu ấn hiện nay, và, có thể nói đây là nỗ lực của Phùng Khang Hầu để đạt tới cảnh giới 'Ngã tự hữu Ngã tạí trong nghệ thuật.      
Ấn văn chữ chen chúc nhưng văn tự có tư thế mở rộng, 4 mặt chữ sát mép Ấn bố cục cân xứng và hài hòa.
Ấn này thuộc loại Ấn gọi là 'Nhàn chương', hoặc còn gọi 'Từ Cú ấn', là loại Ấn khắc Thi văn và Thành ngữ, Châm ngôn... Thể loại này khởi từ thời Triệu Tống nhưng truy nguyên sâu xa thì vốn bắt nguồn từ loại Cát ngữ Ấn đời Hán. 
                                                                           &
Triện khắc là 1 tập hợp các nghệ thuật Thi ca, Hội họa và Điêu khắc, chủ yếu là Điêu khắc. 
Triện khắc là nghệ thuật tạo hình - 1 nghệ thuật đòi hỏi Sự khéo tay, và hơn thế nữa, Triện khắc còn đòi hỏi Ấn nhân phải tinh thông Văn tự học, và kể cả Thư pháp học. Cho nên, cũng chẳng la. Triện khắc gia cổ, kim phần lớn đều thuộc giới văn nhân, học giả, tóm lại là, Triện khắc chủ yếu là một Nghệ thuật của giới học thức, những Triện khắc gia khai sáng các lưu phái Triện khắc đã tự thuật trước đây hầu hết đều thuộc giới văn nhân, học giả. 
Cũng như Thư pháp và Hội hoa., Triện khắc là một Nghề, nghĩa là 1 Sinh kế! Tuy nhiên, cũng có một số rất ít Triện khắc gia khắc Ấn, trước hết là để chính mình dùng, sau nữa lại coi đây như là 1 thú tiêu khiển, như trường hợp của Văn Bành, và Văn tự học gia Quế Phức chẳng hạn.
Bộ 'Trung Quốc Triện Khắc Đại Từ Điển' liệt kê tất cả 1,700 bộ 'Ấn Phố, trong đó có khoảng chục bộ đã thất truyền, trong khoảng hơn 1 ngàn năm - từ thời Triệu Tống (960 - 1279) cho đến năm 2002. Và bên cạnh đó là 232 tác phẩm luận bình Ấn chương từ xưa tới nay.

+ Đối với một nghệ thuật tự thời cổ vẫn được coi như là một nghề mọn (tiểu kỹ) mà thu hút được một số lượng lớn tác phẩm nghiên cứu như vậy thì có thể nào gọi là 'tiểu ký?

Là một nghệ thuật vì vậy mà thời đại nào cũng có người sưu tập Ấn chương, trong đó phải nói là không hiếm người đã sưu tập được một lượng đáng kể những Ấn chương các thời, chẳng hạn như Uông Khải Thục (1728 - 1800) đời Thanh xây nhà ở thành Hàng Châu để chứa Sách và tàng trữ Ấn chương sưu tập được. Nơi chứa Sách có tên 'Khai Vạn Lâú chứa vài ngàn Bộ sách, đa số là Trân bản (Bản in quí), chỗ cất giữ Ấn chương có tên là 'Phi Hồng Đường' (Ngỗng trời bay) sưu tập được hơn 10,000 cái Ấn từ các thời Chu (1121 - 256 tr. Cn), Tần (221 - 206 tr. Cn), cho đến Nguyên triều (1279 - 1368)!
                                                                           * 
Triện khắc là một nghề, và là 1 nghề có lẽ còn 'hưng long' hơn cả 2 nghề viết chữ, vẽ tranh vì lẽ các ngành nghề khác ngành nào, nghề nào cũng cần 1 con Dấu, chưa kể là có 1 số hợm hĩnh, và dốt đặc về qui cách Ấn Chương, lại nữa, về Thư pháp thì Chân còn ngu nga ngu ngơ nói chi đến Triện, Lệ, Hành, Thảo, biết đâu mà lần, mà cứ thích làm 1 vài con Dấu, để khoe khoang ta đây văn nhã, như tay bác sĩ - và nhiều kẻ khác nữa, đã đề cập ở đầu Bài này.
Những hạng nói trên thích làm Ấn chương chữ Hán, dầu rằng dốt đặc thứ chữ này - hoặc giả có biết đôi chút đi nữa thì đây cũng là thứ 'chữ lỏng', hoặc còn tệ hơn nữa! Lý do thực dễ hiểu:
Trên con Dấu có khắc 'cái Tá, ta cứ chực dịp là lôi ra đóng loạn lên, đã tốn Ấn sắc lại tốn giấy vô ích. Có biết đâu rằng càng đóng càng lòi ra 'cái Tá dốt nát, hợm hĩnh! Tội nghiệp!


Minh Di.
Viết tại Bất Túc Trưng Thư Trai.
Ất Dậu. Dương nguyệt tiểu. Lập Đông hậu ngũ nhật.  
Duyệt lại và bổ túc 14 / 8 / 2011.
Vu Lan Tân Mão. 14 / 7.


Thư Mục.
(Hán văn).

[1]. Dịch Kinh Vương. Hàn Chú.
Tam Quốc - Ngụy. Vương Bật chú (Lục thập tứ Quái).
Đông Tấn. Hàn Khang Bá chú (Hệ Từ).
Tân Hưng Thư Cục (ĐL)      1961 / Khuyết.
[2]. Xuân Thu Kinh Truyện Tập Giải.
Tây Tấn. Đỗ Dự tập giải.
Thập Tam Kinh Bản.
Thượng Hải Thư Điếm Xuất Bản Xã (TQ)      1997 / Sợ
[3]. Sử Ký.
Tây Hán. Tư Mã Thiên.
Lưu Tống. Bùi Ân tập giải. (Bùi Ân, Ân cũng đọc âm Nhân).
Đường. Tư Mã Trinh sách ẩn.
             Trương Thủ Tiết chính nghĩa.
[4]. Hán Thự
Đông Hán. Ban Cố.
Đường. Nhan Sư Cổ chú.
[5]. Tân Đường Thự
Triệu Tống. Âu Dương Tụ
[6]. Tống Sử.
Nguyên. Đoạt Đoạt.
[7]. Minh Sử.
Thanh. Trương Đình Ngọc.
5 bô. Chính Sử ghi số hạng từ [3] đến [7] trên đây tập trong:
Nhị Thập Ngũ Sử.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1991 / 8.
[8]. Chu Lễ Chú Sớ.
Đông Hán. Trịnh Huyền chú.
Đường. Giả Công Ngạn sớ.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ
[9]. Đường Lục Điển.
Đường. Lý Lâm Phủ.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1992 / Sợ
[10]. Trung Quốc Thông Sử.
Lữ Tư Miễn.
Thượng Hải Ấn Thư Quán (HC)      1982 / Khuyết.
[11]. Lữ Thị Xuân Thu Hiệu Thích.
Trần Kỳ Do hiệu thích.
Học Lâm Xuất Bản Xã (TQ)     1990 / 2.
[12]. Tuân Tử Tập Giải.
Chiến Quốc. Tuân Huống.
Thanh. Vương Tiên Khiêm tập giải.
Thẩm Tiếu Hoàn. Vương Tinh Hiền điểm hiệu.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1996 / 3.
[13]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên (Tăng định Bản).
Tiền Mục.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sợ
[14]. Xuân Thu Vận Đẩu Khụ
[15]. Xuân Thu Hợp Thành Đồ.
2 bô. Vĩ thư ghi số hạng [14] và [15] trên đây tập trong:
Vĩ Thư Tập Thành Bản.
Nhật Bản. An Cư Hương Sơn & Trung Thôn Chương Bát tập lục.
Hà Bắc Nhân Dân Xuất Bản Xã      1994 / Sợ
[16]. Nam Thôn Triệt Canh Lục.
Minh. Đào Tông Nghị
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 3.
[17]. Quảng Dương Tạp Kí.
Thanh. Lưu Hiến Đình.
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 3.
[18]. Dung Nhàn Trai Bút Ký Trích Sao.
Thanh. Trần Kỳ Nguyên.
Thanh Đại Dã Sử Bản (Tập VII).
Ba Thục Thư Xã (TQ)      1988 / 2.
[19]. Hán Ấn Phân Vận Hợp Biên.
Thanh. Viên Nhật Tỉnh (Chính biên).
             Tạ Cảnh Khanh (Tục biên).
Mạnh Chiêu Hồng (Tam biên).
Thượng Hải Thư Điếm (TQ)      1988 / 5.
[20]. Trị Ấn Quản Kiến Lục.
Dân Quốc. Hoàng Cao Niên.
Thiên Tân Thị Cổ Tịch Thư Điếm      1987 / Sợ
[21]. Ấn Chương Khái Thuật.
La Phúc Di & Vương Nhân Thông.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1989 / Trùng ấn.
[22]. La Phúc Di Ấn Tuyển.
La Phúc Di khắc.
Kỷ Hoằng Chương biên.
Văn Vật Xuất Bản Xã (TQ)      1986 / Sợ
[23]. Minh Thanh Ấn Nhân Truyện.
Thanh. Chu Lượng Công.
[24]. Tục Ấn Nhân Truyện.
Thanh. Uông Khải Thục.
2 tác phẩm ghi số hạng [22], [23] trên đây in chung 1 Tập.
Ngoài ra, trong Tập còn có 'Tái Tục Ấn Nhân Tiểu Truyện' của Diệp Diệp Đơn biên thuật vào cuối triều Thanh.
Bác Nhã Trai (HC)      1977 / Khuyết.
[25]. Trung Quốc Triện Khắc Đại Từ Điển.
Hàn Thiên Hành chủ biên.
Thế Kỷ Xuất Bản Tập Đoàn & Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      2003 / Sợ

[26]. Thư Uyển Tinh Hoa.
Triệu Tống. Trần Tư tập.
Tập này gồm có 13 tác phẩm về Thư, Họa của 1 số tác giả 3 triều Tống, Nguyên, Minh. Tên Tập được lấy theo Tựa sách của Trần Tự
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1991 / Sợ
[27]. Họa Thiền Thất Tùy Bút.
Minh. Đổng Kỳ Xương.
Bút Ký Tiểu Thuyết Đại Quan Bản.
Giang Tô Quảng Lăng Cổ Tịch Khắc Ấn Xã      3&4.1984 / Sợ
[28]. Lịch Đại Danh Gia Hành Thư Tự Điển.
Di Tề tuyển biên. Trần Chấn Liêm tự.
Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2002 / 3.
[29]. Trung Quốc Cổ Đại Thư Pháp Sử. (Từ Thượng cổ đến cuối Thanh triều).
Chu Nhân Phụ
Bắc Kinh Đại Học Xuất Bản Xã      1997 / 2.
[30]. Trung Quốc Hội Họa Sử.
Vương Bá Mẫn.
Thượng Hải Nhân Dân Mỹ Thuật Xuất Bản Xã      1983 / 2.
[31]. Trung Quốc Mỹ Thuật Gia Nhân Danh Từ Điển (Tu đính Bản).
Du Kiếm Hoa.
Thượng Hải Nhân Dân Mỹ Thuật Xuất Bản Xã      1996 / 7.
[32]. Mỹ Thuật Đại Từ Điển.
Nghệ Thuật Gia Công Cụ Thư Biên Ủy Hội.
Nghệ Thuật Gia Xuất Bản Xã (HC)      1981 / Sợ
[33]. Cổ Ngoạn Chỉ Nam.
Dân Quốc. Triệu Nhữ Trân.
Bắc Kinh Thị Trung Quốc Thư Điếm      1988 / 3.
[34]. Trung Quốc Danh Thắng Từ Điển.
Trách nhiệm Biên tập: Tiết Quốc Bình. Dương Quan Lâm.
Biên tâp: Tạ Bội Trân. Vương Quốc Dũng. Lưu Đại Lập. Dương Bảo Lâm. Giải Vĩnh Kiện.
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1998 / 2.
[35]. Trung Quốc Lịch Đại Danh Nhân Từ Điển.
Nam Kinh Đại Học Lịch Sử Hệ Biên Tả Tổ.
Giang Tây Nhân Dân Xuất Bản Xã      1982 / Sợ
[36]. Tô Thức Thi Tập Hợp Chú.
Thanh. Phùng Ứng Lựu tập chú.
Hoàng Nhiệm Kha. Chu Hoài Xuân hiệu điểm.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2001 / Sợ
[37]. Kinh Tiến Đông Pha Văn Tập Sự Lược.
Triệu Tống. Tô Thức.
Nam Tống. Lang Việp tuyển chú.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1979 / Sợ
[38]. Bản Thảo Cương Mục.
Minh. Lý Thời Trân.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1982 / Trùng ấn.

[39]. Kinh Truyện Thích Từ.
Thanh. Vương Dẫn Chị
Dân Quốc. Dương Thụ Đạt & Hoàng Khản phê ngữ.
Nhạc Lộc Thư Xã (TQ)      1984 / Sợ
[40]. Kinh Giải Nhập Môn.
Thanh. Giang Phiên.
Thiên Tân Thị Cổ Tịch Thư Điếm      1990 / Sợ
[41]. Cổ Đại Hán Ngữ Hư Từ Loại Giải.
Trần Hà Thôn.
Sơn Tây Giáo Dục Xuất Bản Xã      1992 / Sợ
[42]. Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng.
Đông Hán. Hứa Thận.
Thanh. Quế Phức nghĩa chứng.
Tề Lỗ Thư Xã (TQ)      1987 / Sợ
[43]. Thuyết Văn Giải Tự Tự Giảng Sớ.
Hướng Hạ.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1986 / Trùng ấn.
[44]. Khang Hi Tự Điển.
Thanh. (Thánh tổ) Khang Hi sắc soạn.
Lăng Thiệu Văn đẳng toản tụ
Cao Thụ Phiên trùng tụ
Linh Ký Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (HC)      1981 / Sợ
[45]. Giáp Cốt Văn Tự Thích Lâm.
Vu Tỉnh Ngộ
Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1999 / 4.
[46]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản. 1987 Bản).
Chủ biên. Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.
Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sợ
[47]. Từ Hải (Hợp đính Bản. 1947 Bản).
Chủ biên: Thư Tân Thành. Thẩm Dị Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.
Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / Trùng ấn.
[48]. Từ Hải (Thái đồ Súc ấn Bản - 1999 Bản. Ngũ Quyển Bản).
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã (TQ)      2007 / 6.
[49]. Từ Vị.
Biên tập. Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội.
Chủ biên. Lục Sư Thành.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (ĐL)      Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.

Minh Di

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét