Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Việc sử dụng triện son - Kỳ 5

Thư Tâm Điêu Long.
01 – 57 (61).
(Kỳ 5)
2). Lệ thư.
Dưới triều Tần, nhân ‘quan ngục đa sứ, lại thiếu người ghi chép việc tố tụng cho nên quan chức đã phải sai tội nhân (lệ nhân) phụ việc giấy tờ, sổ sách.
Tội nhân là những kẻ không biết viết, do đó nét chữ cũng biến dạng. Nhưng, so với chữ Đại triện đang sử dụng lúc bấy giờ thì thứ chữ này giản tiện hơn nhiều, bởi vậy, ngay buổi đầu cũng đã có người sử dụng, và một khi đã thông hành thì không thể bỏ được.
Những tội nhân ghi chép việc tố tụng nói trên đây chỉ cần sao viết được ra giấy là đủ, chẳng cần phải viết đẹp! Tuy nhiên, một khi thứ Chữ giản tiện này đã thông hành thì người viết thứ chữ này không những chỉ hạng tội nhân thất học mà bao gồm cả giới học thức, cho nên dần dà Lệ thư đã được cải biến thành một hình thức mĩ thuật hơn.
Về hình thức, Lệ thư là 1 thứ chữ vuông vắn, ngay ngắn, phần lớn gồm những nét thẳng, hiếm có những nét xiên từ trên xuống đổ qua bên trái và qua bên phải. Tới đời Hán thì những nét xiên đã được đưa vào Lệ thư để thành Bát Phân Thự Gọi là ‘Bát Phân’ vì nét xiên trái và xiên phải theo 2 hướng nghịch nhau, như 2 Nét của chữ ‘Bát’ (số 8). Cũng có thuyết nói là chữ Bát ở đây nhằm chỉ độ lớn của chữ, Bát phân tức chữ vuông vức 8 phân. Thuyết này ít ai theo.
3). Chân thự
Còn gọi là Chính thư, tức chữ viết ngay ngắn, đầy đủ nét. Chân thư bắt nguồn từ Lệ thự
Thời Đông Hán (25 – 220), Vương Thứ Trọng nhân thấy Lệ thư ít các nét xiên, nét móc, do đó đã cải biến 1 số các nét thẳng của Lệ thư thành nét xiên để thành thể Chân thư. Nhưng việc này vẫn chưa hoàn chỉnh.
Về nhân vật Vương Thứ Trọng thì cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận, có thuyết cho rằng ông  là người thời Tần Thủy hoàng, có thuyết lại nói là thời Đông Hán Đến triều Ngụy (220 – 265), Tam Quốc (220 – 280) thì Thư pháp gia Chung Dao (151 – 230) với bài ‘Hạ Khắc Tiệp Biểú đã chính thức khai sinh thể Chân thư như chúng ta thấy hiện nay.
Sau cùng, có 1 điểm cũng cần nói thêm ở đây.
Chân thư đôi lúc trong Thư pháp học cũng được gọi là Khải thự
Khải có nghĩa là ‘pháp tắc’, ‘mẫu mực’. Với định nghĩa này tất cả những Thư thể nào theo đúng pháp tắc mẫu mực của Thư thể đó đều có thể được gọi là ‘Khải thứ.
Vì vậy, các thể Triện thư, Lệ thư, Hành thự……., nếu như được viết đúng như qui cách, mẫu mực của từng thể, đều có thể gọi là Khải, như Triện khải, Lệ khải, Hành khải……
4). Hành thự
Chân thư nếu viết hơi tháu thì thành Hành thư. Hành thư đứng giữa Chân thư và Thảo thự
Theo Trương Hoài Hoan (? – ?), Thư pháp gia trứ danh vào khoảng đầu đời Đường thì Hành thư khai sáng từ Lưu Đức Thăng (? – ?) cuối Hán triều:
- ‘Hành thư. Án: – Hành thư gia? Hậu Hán Dĩnh Xuyên Lưu Đức Thăng sở tạo dã, tức Chính thư chi thiểu ngoa, vụ tòng giản dị tương gian lưu hành, cố vị chi Hành thứ.
                                     /  Thư Uyển Tinh Hoa. Qu. VỊ Thư đoán  /.
- ‘Hành thư. Xét: – Hành thư do Lưu Đức Thăng ở Dĩnh Xuyên thời Hậu Hán chế tạo, tức là thể Chính thư cải biến đi đôi chút, chủ yếu nhắm vào sự giản dị của đường nét để (nhờ đó các chữ) theo nhau mà trôi chảy, vì vậy mà gọi là Hành thứ.
Hành ở đây có nghĩa là ‘đí, và đi thì cũng nhiều ‘cách đí cho nên trong Hành thư lại còn 1 số hình thức khác nhau đôi chút:
Chân nhiều hơn Thảo gọi là Hành Khải, hoặc Chân Hành.
Thảo nhiều hơn Chân gọi là Hành Thảo, hoặc Thảo Hành.
Trong lãnh vực Thư pháp, từ Vương Hi Chi đến ngày nay Hành thư vẫn là Thư thể chủ đạo. Nếu luận lịch sử Thư pháp thì từ Triệu Tống trở đi quá nửa đã là lịch sử Hành thư, có thể nói vậy mà không sợ sai lầm! Hành thư vẫn là nguồn hứng khởi của văn nhân, sĩ phu các đời. Nói Thư pháp của nhi. Vương (Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi) là nói tới Hành thư. Có thể nói Bắc Tống tứ gia rồi Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên, Ngô môn Thư phái đời Minh nổi danh cũng nhờ Hành thư. Các Thư pháp gia vừa kể thuộc Thư phái gọi là ‘Thiếp học pháí. Thiếp học phát triển hơn ngàn năm vẫn không suy là nhờ Hành thư, nói cho rõ là nếu không có Hành thư thì không có Thiếp học.
Triện thư, Lệ thư thì cao cổ, Chân thư thì tĩnh lặng, Thảo thư lại quá động – đến cuồng phóng.
Trong khi đó, không có vẻ cao cổ khó vói tới của Triện thư, Lệ thư, lại không có vẻ tĩnh lặng như Chân thư, và cũng động như Thảo thư – Hành thư động nhưng đây là cái động vừa phải. Cao cổ và cuồng phóng đều thái quá, tĩnh lặng lại bất cập! Hành thư, như vậy, không ở bên đây bất cập mà cũng chẳng ở bên kia thái quá, thích hợp tinh thần trung dung của người Trung Hoa. Đây là lí do tại sao người sơ học cũng như các tác gia lại ưa thích sử dụng Hành thư – con số có thể lên tới 80%. (Chú ý: đây chỉ nói về phương diện bản viết tay khi sáng tác, không nói về xuất bản).
5). Thảo thư.
Cũng theo Trương Hoài Hoan:
- ‘Thảo thư. Án: – Thảo thư giả, Hậu Hán trưng sĩ Trương Bá Anh chi sở tạo dá.
                                   /  Thư Uyển Tinh Hoa. Qu. VỊ Thư đoán  /.
- ‘Thảo thư. Xét: -  Thảo thư do trưng sĩ Trương Bá Anh thời Hậu Hán sáng tạó.
(Trưng sĩ là người có tài, không đi thi nhưng được triều đình gọi ra để phong 1 chức gì đó).
Trong đoạn tiếp liền đoạn trên Trương Hoài Hoan dẫn Thái Ung (133 – 192) nói là vào thời Tần chư hầu đánh nhau, gặp trường hợp khẩn cấp, do việc gởi Văn thư viết với các thứ chữ Triện, Lệ lâu lắc cho nên đã tạo ra thứ chữ để viết cho nhanh, tức là Thảo thư hiện nay.
Trương Hoài Hoan đã bác ý kiến của Thái Ung; có điều khẳng định Trương Bá Anh đã sáng tạo ra Thảo thư vẫn chưa chính xác lắm!
Khá chính xác có thể nói là Trương Bá Anh là người đầu tiên đưa ra 1 số những qui tắc cho việc viết Thảo thư. Vì nói chung trong việc viết thì có 1 số trường hợp cần phải viết cho nhanh hay là soạn thảo một vấn đề gì có tính cách khẩn cấp, như trường hợp Thái Ung đã nêu trên.
Đại khái có thể nhận định như vậy.
Thảo thư, gọi nôm na là viết tháu, đầu tiên chỉ là 1 lối viết các tác gia sử dụng để viết Bản nháp cho nhanh, để rồi dần dần thành một Thư thể riêng. Cũng vì thế mà Việt ngữ đã gọi bản viết của 1 tác phẩm còn trong tình trạng cần sửa đổi, hoặc thêm, hoặc bớt, hoặc đã viết xong mà chưa in thành sách là ‘Bản thảó – và tiếng Tháu trong Việt ngữ cũng đã từ tiếng Thảo đọc trại mà ra.
Có thể nói vào buổi đầu thì mỗi người viết chữ Thảo theo một cách riêng, tự mỗi người đặt ra và chỉ mỗi người viết mới đọc được, người khác không sao hiểu được.
Sau đó, khi đã thành một Thư thể thì tuy 1 chữ có thể có nhiều cách viết Thảo nhưng nhìn chung vẫn có 1 số nguyên tắc nhất định, nhờ đó ai cũng có thể học được.
Hơn nữa, danh gia trác tuyệt Thảo thư rồi giới hạn ở một vài Thư pháp gia nào đó, thư pháp của những Thư pháp gia này nghiễm nhiên thành mẫu mực cho những người tập Thảo thư, do đó các thể thức viết chữ Thảo cũng không đến đỗi quá nhiều để việc đọc trở nên quá khó khăn.
Hiện nay, ngoài những Tự điển về Chân thư một số Tự điển Thảo thư đã được xuất bản bên cạnh những bô. Tự điển về các Thư thể khác như Triện thư, Lệ thư, Hành thự…, đồng thời có cả những bô. Tự điển gồm nhiều Thư thể, như Chân, Triện, Lệ, Hành, hoặc Chân, Triện, Lệ, Thảo……
Tóm lại, Thảo thư, nếu cứ mạnh ai nấy viết mạnh ai nấy hiểu theo lối của mình, chẳng tuân theo 1 Số nguyên tắc nhất định thì chắc chắn không thể căn cứ vào đâu để soạn Tự điển – và như vậy Thảo thư rồi không có lý do tồn tại.
3 thể Chân, Hành, Thảo rồi có tương quan, 2 danh xưng Hành thư, Thảo thư đã được đặt căn cứ danh xưng Chân thự
Về 3 thể Chân thư, Hành thư, Thảo thư Tô Đông Pha (1036 – 1101) viết như sau:
- ‘Kim thế xưng thiện Thảo thư giả hoặc bất năng Chân, Hành, thử đại vọng dã!
Chân sinh Hành, Hành sinh Thảo, Chân như lập, Hành như hành, Thảo như Tẩu, vị hữu vị năng hành, lập nhi năng tẩu giả dã!’.
               /  Kinh Tiến Đông Pha Văn Tập Sự Lược. Qu. LX. Thư Đường thị lục gia thư hậu  /.
- ‘Thời bây giờ những kẻ nói mình viết Thảo thư đẹp mà (trong số này) rồi có kẻ lại chẳng khéo Chân thư, Hành thư, nói như vậy là hết sức bậy bạ!
Chân thư sinh ra Hành thư, Hành thư sanh Thảo thư, Chân thư (tư thế chữ) như Đứng, Hành thư (tư thế chữ) như đi, Thảo thư (tư thế chữ) như chạy, chưa hề có chuyện chưa biết đi biết đứng mà có thể chạy được bao giờ!’.
                                                                          *
5 Thư thể Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo tự thuật trên đây là 5 Thư thể chính thức hiện nay.
Nói như trên không có nghĩa là trước khi địa vị của 5 Thư thể này được xác lập Trung Quốc vốn chỉ có mấy Thư thể như Giáp cốt văn, Triện thư, Lệ thư mà thôi.
Theo Vi Chiêu (204 – 273), học giả triều Ngô (223 – 280) Tam Quốc, thì dưới thời Tần vốn đã có 8 Thư thể chính thức là:
Đại triện, Tiểu triện, Khắc phù, Trùng thư, Mô ấn, Thự thư, Thù thư, Lệ thự
4 loại trước là những Thư thể riêng, còn 4 loại sau thực ra không là những Thư thể riêng, mà chỉ là các Thư thể chính (như Triện, Lệ) được dùng trong các phạm vi khác nhau mà thôi.
- Khắc phù là thứ chữ khắc trên các lệnh bài – Trùng thư là thứ chữ viết trên cờ xí, chữ có dạng của thú vật, chim chóc – Mô ấn là Tiểu triện sửa đổi đôi chút, dùng để khắc Ấn – Thự thư là chữ đề trên giấy tờ hành chánh – Thù thư là chữ khắc trên Binh khí (Thù đây là 1 loại binh khí thuộc loại gậy, ở đây chữ Thù phiếm chỉ binh khí nói chung).
(Tham khảo Hán Thự Qu. XXX. Nghệ Văn chí 10. Tiểu học.
Trong mục liệt kê các tác phẩm, luôn cả những bài viết, trong khoa Tiểu học (tức Văn tự học) có thiên ‘Thương Hiệt’, khi chú thích 2 chữ ‘Thương Hiệt’ Vi Chiêu đã kể 8 Thư thể dẫn trên.
Sử gia Trần Thọ (233 – 297) thời Tây Tấn (265 – 317) lúc biên soạn Bộ ‘Tam Quốc Chi vì lý do kiêng húy của Tư Mã Chiêu (211 – 265) cho nên đã hoán dịch tên Vi Chiêu thành Vi Diệu. 2 chữ Chiêu và Diệu đồng nghĩa là Sáng, đây cũng là 1 trong những nguyên tắc tránh tên húy).
Thời gian qua, những Thư thể chẳng được mấy người sử dụng dần dần rồi bị phế bỏ, hoặc không cũng xuống hàng thứ yếu.
Từ khi được hình thành cho tới nay Chân thư là Thư thể được sử dụng nhiều nhất, căn cứ sự kiện thư tịch hồ hết đều được in với Thư thể này, và mặt khác, đây là cửa ngõ dẫn vào Thư pháp, vì lẽ Mỹ thuật của Thư pháp chỉ được thể hiện toàn diện, đầy đủ, qua những Bước đầu tiên của những kỹ thuật gọi là ‘Vĩnh Tự Bát pháp’. Chân thư và Hành thư đều được sử dụng nhiều nhất, có điều 1 bên luận về mặt thực tế, 1 bên luận về cái sinh động của mĩ thuật. Vĩnh Tự Bát Pháp gồm:
1/. Trắc. Tức nét chấm (điểm).
2/. Lặc. Tức nét ngang.
3/. Nỗ. Tức nét sổ (thẳng từ trên xuống).
4/. Thích. Tức nét móc câu.
5/. Sách. Tức nét xiên từ dưới lên.
6/. Lược. Còn gọi là Phiệt, hay Ba, tức nét xiên hướng về mé trái.
7/. Trác. Tức nét xiên ngắn hướng về mé phải.
8/. Trạch. Còn gọi là Nạt, là nét xiên hướng xuống mé phải.
Gọi là ‘Vĩnh tư. Bát pháp’ vì đây là 8 nguyên tắc vận bút dựa theo 8 loại Nét chữ khác nhau thấy trong cấu tạo của chữ Vĩnh (chữ Vĩnh đây có nghĩa là lâu dài).
Về khởi nguyên của ‘Vĩnh tư. Bát pháp’, Trần Tư (? – ?) thời Nam Tống (1127 – 1279)  viết:
- ‘Cấm Kinh vân Bát Pháp khởi ư Lệ tự chi thủy, tư. Thôi, Trương, Chung, Vương truyền thụ. Sở dụng cai ư vạn tự, ‘Mặc đạó chi tối bất khả bất minh dã! Tùy tăng Trí Vĩnh phát kì chỉ xu, thụ ư Ngu Bí giám Thế Nam. Tự tư truyền thụ chương quyết tồn yên’.
                  /  Thư Uyển Tinh Hoa. Qu. II. Thư pháp. Hạ. Vĩnh tư. Bát pháp  /.
- ‘Bộ ‘Cấm Kinh’ nói Bát Pháp khởi đầu từ chữ Lệ và đã được truyền thụ từ các (Thư pháp gia) Thôi (Viên), Trương (Chi), Chung (Dao), Vương (Hi Chi). 8 nguyên tắc nói trên rồi áp dụng bao  quát tất cả mọi chữ, đây là điều mà giới học Thư pháp, hơn điều nào hết, không thể không rõ. Sư Trí Vĩnh ở thời Tùy đã phát huy tông chỉ của những nguyên tắc này truyền thụ cho quan Bí giám Ngu Thế Nam. Từ đây việc truyền thụ mới sáng sủa, mạch lạc, tồn tại (đến nay)’.
                                                                           *
Năm 1949, Cộng sản Trung Quốc lật đô? Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc.
Sau khi nắm được Chính quyền, Cộng sản Trung Quốc đã thực hành việc giản dị hóa chữ viết để dân chúng có thể học Hán tự dễ dàng hơn.
Như đã nói, khi đã có Chân thư thì sau đó hầu hết sách vở đều được in theo Thư thể này cho nên việc giản dị hóa văn tự được áp dụng trên Chân thư. Thứ chữ ‘giản dị hóá này được mệnh danh là ‘Giản thể tứ, và Chân thư trước đó được gọi là ‘Phiền thể tứ.
Nguyên tắc giản dị hóa  ở đây khá nhiều, chỉ kể 1 số như sau:
1). Bỏ bộ phận ngoài của chữ.
Chữ Khai (mở): Bỏ bô. Môn (cửa) bên ngoài đi để chỉ lấy phần trong để thay thế chữ Khai.
Nguyên chữ Khai là 12 nét, giản dị hóa chỉ còn 4 nét.
2). Bỏ bộ phận bên trong của chữ.
+ Chữ Khí (hơi): Bên ngoài là Bộ Khí, bên trong là chữ Mễ (gạo).
Bỏ chữ Mễ để thành chữ Khí (hơi) giản thể.
+ Chữ Quảng (rộng): Gồm bên ngoài là Bộ Nghiễm, bên trong là chữ Hoàng (sắc vàng).
Lược bỏ chữ Hoàng để chỉ lấy Bộ Nghiễm làm chữ Quảng.
Nguyên chữ Quảng là 15 nét bây giờ chỉ còn 3 nét.
3). Bỏ phần trên của chữ.
Chữ Điện (điện): Phần trên là Bộ Vũ (mưa), ở phía dưới là chữ Thân (1 trong 12 Chi) với nét Sổ viết thành nét Móc.
Bỏ đi Bộ Vũ ở trên, giữ lại chữ Thân ở dưới để làm chữ Điện.
4). Bỏ phần bên của chữ, như chữ Sát (giết), bỏ đi Bộ Thù (1 loại binh khí) bên phải.
5). Lấy hình thức cổ của 1 chữ với số nét ít hơn.
Chữ Trần (bụi) : Gồm chữ Lộc (hươu, nai) ở trên, Bộ Thổ (đất) ở dưới, chữ gồm 14 nét.
Chữ Trần thời cổ gồm trên chữ Tiểu (nhỏ), dưới chữ Thổ (đất), tất cả chỉ có 6 nét.
Trong hệ thống ‘Giản thể tứ, chữ Trần 6 nét này được dùng để thay thế chữ Trần 14 nét.
6). Lấy hình thức thông tục của 1 chữ với số nét ít hơn.
+ Chữ Loạn (loạn lạc) có tất cả 13 nét.
Theo lối viết thông tục thời cổ thì Chữ này chỉ có 7 nét, gồm ở bên trái chữ Thiệt (lưỡi), bên phải là Bộ Ất (1 trong Thập thiên can).
+ Chữ Từ (từ ngữ) gồm 19 nét.
Theo lối viết thông tục thời cổ, chữ này mé trái là chữ Thiệt (lưỡi), bên phải Bộ Tân (cay), tất cả là 13 nét.
Hán Tự vào thời ‘Thuyết Văn Giải Tứ có 540 Bộ, đến cuối Minh triều thì giản lược còn 214 Bộ và được áp dụng cho tới khi giản thể tự xuất hiện. Bộ Thủ trong hệ thống chữ giản thể có vẻ như không thống nhất, có sách (ở Lục địa) liệt kê 250 Bộ, có sách 282 Bộ, có sách chỉ liệt kê 227 Bộ.
Có điều, không phải tất cả Chân thư đều bị ‘giản thể hóá, có nhiều chữ tương đối ít nét vẫn còn giữ hình thức cũ – chẳng hạn những chữ: Hóa (biến hóa), Hoa (bông hoa), Mễ (gạo), những chữ Quang (Sáng), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Hòa (lúa), Công (việc), Cổ (xưa, cũ)….., lại có nhiều chữ có nhiều nét đã không bị giản hóa, như: Chữ Nhu (dẵm, đạp) 16 nét, chữ Nãng (xưa) 21 nét, chữ Lâm (mưa dầm dề) 16 nét……
Phải nói là hình thức giản thể đã làm giảm đi khá nhiều nét mỹ thuật của Thư pháp.
Có lẽ vì vậy mà trong khoảng 10 năm trở lại đây Trung Quốc rồi có xu hướng quay lại hình thức nguyên thủy, sách vở xuất bản trong khoảng này ‘phiền thể tứ rồi nhiều hơn ‘giản thể tứ.
Trong khi đó, Đài Loan từ trước tới giờ vẫn cấm ‘giản thể tứ nhưng khoảng một năm trở lại đây thì đã cho phép sử dụng thứ chữ này.
                                                                           *
Văn tư. Thư thể học không là chủ đích của Bài này nói chung và của phần này nói riêng, cho nên tôi chỉ khái thuật 1 vài nét chủ yếu về diễn tiến cũng như 1 số đặc tính của 1 số Thư thể, và cũng vì vậy sau đây tôi cũng chỉ đề cập 1 số nào đó trong các Thư pháp gia tiêu biểu các thời.
I. Hán (206 tr. Cn. – 220).
Thái Ung là Thư pháp gia cuối thời Đông Hán.
Vào năm 175, theo lệnh Hán Linh đế (156 – 189; tại vị: 168 – 189) ông viết Kinh lên Bia cho thợ khắc lại. Bia được dựng ở bên ngoài cổng nhà Thái Học, người tới thưởng thức mỗi ngày tới hơn ngàn chiếc xe, làm cho đường phố kẹt cứng, qua lại không được. Sở trường Triện thư, Lệ thự
II. Tấn (265 – 420).
Nói Thư pháp đời Tấn thì không ai có thể không nhắc tới Vương Hi Chi (303 – 361). Được tôn là Thư thánh, Thư pháp của Vương Hi Chi được Thư pháp gia các thời học theo.
Thư pháp tuyệt diệu nhất, thịnh hành nhất Tấn triều chủ yếu được biểu hiện qua thể Hành thự
Ngày 3 tháng 3 (âm lịch) năm 353, Vương Hi Chi cùng với bà con, bạn bè, và các con ông tất cả 42 người, hội họp ở Lan Đình, huyện Sơn Âm, quận Cối Kệ Và trong dịp này ông đã tả lại cuộc tụ tập hứng thú này qua bài Lan Đình Tập Tự, viết theo thể Hành thư, mà sau này Thư pháp gia các thời đã tôn là ‘Thiên Hạ Đệ Nhất Hành Thứ.
Và cũng cần nói thêm ở đây là Hành thư là Thư thể chủ yếu của triều Đông Tấn (317 – 420).
Và về Chân thư thì bài ‘Nhạc Nghị Luận’ (chân tích đã thất truyền) của Vương Hi Chi trước đây Thư pháp gia Trữ Toại Lương (596 – 658) ở thời Đường nhận định là ‘bút thế tinh diệu, đạt được trọn vẹn pháp tắc của Khải thứ.
Đương thời, Vương Hi Chi cùng mấy con là Vương Ngưng Chi (? – 399), Vương Huy Chi (? – ?), Vương Tháo Chi (321 – 379),Vương Hiến Chi (344 – 386), nhất là Hiến Chi, người nào tiếng tăm cũng rất lớn trong lãnh vực Thư pháp! Và trong giới Thư pháp, khi gọi ‘Nhị Vương’ thì điều này chuyên chỉ 2 cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chị
III. Nam Bắc triều (420 – 589).
(1). Nam triều (Tống, Tề, Lương, Trần) có 4 Thư pháp gia trứ danh:
Tống triều (420 – 479) có Dương Hân (370 – 442) tinh diệu Lệ thư và Hành thư. Dương Hân học trực tiếp với Vương Hiến Chị Về Thư pháp của Dương Hân thì người đương thời có câu:
- ‘Mãi Vương, đắc Dương, bất thất sở vọng’. ['Mua chữ của Vương (Hiến Chi) mà (không được) nhưng lại được (chữ) của Dương (Hân) thì cũng không đến thất vọng'].
Tề triều (479 – 502) có Vương Tăng Kiền (426 – 485) Thư pháp cũng tinh diệu như Hiến Chi, mà Tống Văn đế (407 – 453; tại vị: 424 – 453) còn cho rằng tài hoa và trang nhã lại hơn Hiến Chi.
Lương triều (502 – 557) có Tiêu Tử Vân (486 – 548) sở trường Thảo thư, Hành thư, Tiểu triện.
Trần triều (557 – 589) thì có Sư Trí Vĩnh (? – ?), tục thường gọi là Vĩnh Thiền sư, cháu 7 đời của Vương Hi Chi, thuộc giòng Vương Huy Chị Trí Vĩnh sở trường 2 thể Thảo thư, Lệ thự
Nam triều lưu lại mấy ngàn Tự tích của các Thư pháp gia thì đa số là Tác phẩm của 4 người vừa kể trên. Và chỉ riêng Trí Vĩnh cũng đã viết hơn 800 bản ‘Thiên Tự Văn’, theo thể Chân thảo.
Ngoài ra, còn có Bài ‘Ế Hạc Minh’ khắc trên vách đá tại chân núi tây Tiêu sơn vào năm 514 mà theo truyền thuyết là của Đào Hoằng Cảnh (452 – 536), Y Dược học gia, Thư pháp gia tiếng tăm sống trải 3 triều Tống, Tề, Lương. ‘Ế Hạc Minh’ nghĩa là ‘Bài Minh Chôn Cất Hạc’, nguyên tác khắc theo thể Chân thư, cộng 12 hàng, mỗi hàng khoảng 25 chữ. Sau núi lở, Bài Minh này đã bể thành 5 mảnh, rơi xuống sông! Vào thời Bắc Tống vớt được 1 mảnh, và tới đời Nam Tống sau đó vớt được 4 mảnh còn lại. Toàn ‘Ế Hạc Minh’ hiện chỉ còn 88 chữ, bút pháp cứng mạnh, và trong nét tròn ngầm vẻ sắc nhọn, đây là do 2 thể Triện, Lệ biến hóa mà thành.
Chân thư sắc nhọn, Lệ thư chẳng theo lối thường, cứng mạnh, mà đẹp đẽ, tự thành nhất gia, đây là những nét chính trong Thư pháp của Đào Hoằng Cảnh.
(2). Bắc triều (386 – 581).
Thư tích của Thư pháp gia Bắc triều (386 – 581) hồ như toàn bộ lưu lại trên những tấm bia, trên những Mộ chí, trên những Bức Tượng (Thích Ca, Di Đà, Quán Thế Âm….) ở trên vách đá núi, và trong hầu hết các trường hợp danh tánh của tác gia đã không được lưu lại.
Trong số những mẫu Bia này thì ‘Ngụy Cố Duyện Châu Thích Sử Trịnh Hi Chi Bí, thường được gọi giản lược là ‘Trịnh Văn Công Bí, là tấm bia trứ danh nhất.
Bia này phân 2 tấm Thượng và Hạ. Tấm Thượng đặt tại ghềnh đá núi Thiên Trụ, trong địa phận Cổ Quang Châu (nay là huyện Bình Độ, tỉnh Sơn Đông), chữ khắc tương đối nhỏ. Tấm Hạ đặt ở phía đông nam núi Vân Phong, Dịch huyện, tỉnh Sơn Đông.
Tấm Thượng chữ đã nhỏ lại đã mòn nhiều, đa số chữ khó đọc, tấm Hạ chữ cỡ lớn, thể vuông vức khoảng 2 tấc (20 cm), và hồ như không bị hao mòn là mấy! Cho nên thông hành ngày nay chỉ có bản mô phỏng (thác bản, hay tháp bản) tấm Hạ bi.
Bia này khắc thể Chân thư, do Thư pháp gia Trịnh Đạo Chiêu (? – 515), con út của Trịnh Hi Chi triều Bắc Ngụy (386 – 534), cho khắc để ghi đức độ của cha mình.
Thư pháp gia Thanh triều đã nhận định Tấm (Hạ) Bi này không chỉ là kiệt tác đệ nhất Bắc triều mà từ lúc có Chân thư đến nay rồi chỉ có 1 người mà thôi!
Thư tích của ‘Trịnh Văn Công Bí và của Bài ‘Ế Hạc Minh’, qua sự nhận định của Thư pháp gia cổ kim, là kiệt tác của mọi thời về thể Chân thư.
Trịnh Thuật Tổ (? – ?), con Trịnh Đạo Chiêu, Thư pháp cũng trác tuyệt, kế thừa được gia pháp.
Thư pháp của Trịnh Thuật Tổ rồi không khác cha bao nhiêu, có khác ở chỗ là trình độ thành tựu không bằng cha! Có người đã so sánh 2 cha con Trịnh Đạo Chiêu, Trịnh Thuật Tổ với 2 cha con Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi, điều này chưa hẳn đúng nhưng địa vị trọng yếu trong Thư pháp Bắc triều của 2 cha con Trịnh Đạo Chiêu là điều không có gì phải tranh cãi.
IV. Tùy (589 – 618). Đường (618 – 907). Ngũ Đại (907 – 960).
Thư pháp 3 triều Tùy, Đường, Ngũ Đại có thể phân thành 3 giai đoạn:
(1). Từ triều Tùy đến sơ kỳ Đường triều.
Thời gian trị quốc tuy chỉ có 29 năm ngắn ngủi nhưng thời Tùy lại là một thời kỳ quan yếu trong Thư pháp. Kế thừa phong cách các triều Tây Tấn/ Đông Tấn, Nam Bắc triều Thư pháp Tùy triều đã phát triển thành nhiều sắc thái kì lạ để mở ra một cục diện mới với những điều chỉnh ngả dần theo xu hướng qui phạm hóa Thư pháp dưới Đường triều tiếp theo đó. Trong khoảng giữa 2 triều Tùy / Đường người học tập Thư pháp rất nhiều, nhưng rồi ra chi? Đinh Đạo Hộ (? – ?) là có tiếng  hơn hết. Tác phẩm bất hủ của ông là ‘Khải Pháp Hưng Quốc Tự Bí.
Dưới đời Đường Thư học phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Về mặt chính quyền, triều đình đã lập chức Thư học Bác sĩ ở Quốc Tử Giám:
- ‘Thư học Bác sĩ nhị nhân, túng cửu phẩm hạ.
Thư học Bác sĩ chưởng giáo văn vũ quan bát phẩm dĩ hạ cập thứ nhân tử chi vi sinh giả. Dĩ ‘Thạch Kinh’, ‘Thuyết Văn’, ‘Tự Lâm’ vi chuyên nghiệp, dư thư tự dịch kiêm tập chị ‘Thạch Kinh’ tam thể thư hạn tam niên nghiệp thành, ‘Thuyết Văn’ nhị niên, ‘Tự Lâm’ nhất niên’.
                             /  Đường Lục Điển. Qu. XXI. Quốc Tử Giám  /.
- ‘Thư học Bác sĩ 2 người, ngạch trật dưới phó cửu phẩm.
Thư học Bác sĩ lo việc giảng dạy các quan văn võ từ Bát phẩm trở xuống và các học sinh con cái của thứ dân. Về chuyên nghiệp thì dạy ‘Thạch Kinh’, ‘Thuyết Văn’, và ‘Tự Lâm’, những sách về   Thư pháp ngoài 3 sách đó cũng kiêm tập. 3 Thư thể (chính thức) trên ‘Thạch Kinh’ thời gian học là 3 năm, ‘Thuyết Văn’ học 2 năm, ‘Tự Lâm’ học 1 năm’.
(3 Thư thể chính thức vẫn khắc trên Bia đá là Cổ văn, Triện thư, Lệ thư. Từ Hán triều trở về sau các triều đều có khắc Kinh lên đá để ở nhà Thái học).
Minh Di

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét