Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

SÁCH LƯỢC VÀ Ý ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC (1)

Ph. D. Iris Vinh Hayes

Cuối năm 2004 tôi có đề xuất một dự án chiến lược dưới tựa đề, Lộ Đồ Hình Thành & Kiến Tạo Một Liên Bang Đông Nam Á Châu. Dự án này thực ra là một đối sách dài hạn để chống lại ý đồ của Trung Quốc. Tuy là nó được soạn thảo và trình bày với mục đích chính là để thuyết phục giới chức Hoa Kỳ nhưng nội dung của nó, theo chủ quan của tôi, thì lại càng nên được lưu ý bởi nhân dân và chính quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng trích dẫn một số đoạn trong dự án để mọi người tham cứu. Hy vọng là có sự bổ ích.

Trích Dẫn Nguyên Văn – Đoạn 1  (trang 6-7)

Yếu Lược

Trung Cộng là một thế lực lớn đang đe dọa trực tiếp tới an ninh và quyền lợi của Hoa Kỳ nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á Châu và của cả thế giới nói chung. Cộng vào đó là hiểm họa của những khủng hoảng lớn, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp do Trung Quốc gây ra, đang chực chờ trước mặt. Để duy trì vị thế lãnh đạo, để bảo vệ quyền lợi và an ninh, và để ngăn ngừa những hiểm họa đừng cho trở thành thảm họa đã rồi, Hoa Kỳ và đồng minh không có sự chọn lựa nào hữu hiệu hơn là thực hiện chiến lược bao vây, kềm chế và làm bể Trung Quốc (chiến lược KCBVLBTQ) ra nhiều mảnh.



Trong vòng đai bao vây tiếp cận, một quần thể quốc gia có đủ thực lực để trấn giữ góc Đông Nam Á Châu là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của chiến lược. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại cho thấy, sáu nước đứng riêng lẻ Việt-Miên-Lào-Mã-Thái-Miến (VMLMTM) là những quốc gia nhỏ yếu không đủ sức chống trả chính sách “lũng đoạn chính trị, đánh phá kinh tế, thôn tính văn hóa và lấn chiếm lãnh thổ” của Bắc Kinh lại càng khó cản nổi bước tiến “Hán hóa địa cầu, chiếm lĩnh kinh tế, nhất thống Đại Trung Quốc” của Tàu Cộng. Dầu là sáu quốc gia VMLMTM đứng chung trong tổ chức ASEAN, nhưng hình thái liên minh lỏng lẻo của tổ chức này không bảo đảm có thể giúp đạt tới hiệu quả chiến lược như mong muốn. Đó là chưa nói tới ảnh hưởng của Trung Quốc với tư cách là một chủ nhân ông trong vùng, chưa nói tới ảnh hưởng của Hồi Giáo, và chưa nói đến những động lực riêng tư thúc đẩy mỗi quốc gia đi khác hướng. Thêm vào đó, các thành viên của ASEAN đều tỏ thái độ duy trì nguyên tắc không can thiệp chuyện nội bộ của nhau. Và, trong một mức độ nào đó, ASEAN nghi ngờ thiện chí của Hoa Kỳ lại e ngại làm phật lòng Trung Quốc nếu họ tỏ ra “thân thiện hơn với người ngoài.”Trạng huống này sẽ tạo ra một lỗ hỏng lớn trong chiến lược BVKCLBTQ của Hoa Kỳ và đồng minh. Đặc biệt là khe hở VML, cộng với tình trạng mất quân bình của cán cân quân sự tại vùng ĐNA, sẽ khuyến khích Trung Quốc bành trướng xuống phương nam để kiềm tỏa Malacca Strait, khống chế hành lang vận chuyển Thái Bình Dương, siết cổ Nhật-Hàn-Đài, vói tay lấy Nam Dương và Úc Châu. Một giải pháp tốt nhất là Hoa Kỳ nên tận tình trợ giúp để biến ba quốc gia VML, và sau đó là sáu quốc gia VMLMTM, thành một Liên Bang Đông Nam Á Châu, một quần thể có khả năng khai phóng tiềm năng nhanh chóng để tiến lên hàng ngũ cường quốc thuộc khối dân chủ. Một giải pháp có lợi cho Hoa Kỳ, có lợi cho toàn vùng, có lợi toàn cho thế giới và chắc chắn là có lợi cho sáu quốc gia đối tượng.

Hoa kỳ không thể tiếp tục chính sách “strategic engagement” đã thực hiện trong nhiều năm. Chính sách này chỉ có thể giúp tạo được sức mạnh kinh tế cho Trung Quốc chứ không thể giúp dân chủ hóa được Trung Quốc. Ngược lại, tập đoàn Bắc Kinh còn dùng gậy ông đập lưng ông; tức là dùng tiền (do Hoa Kỳ tạo cơ hội) để mua những quốc gia chung quanh chống lại tiến trình dân chủ hóa; mua sức mạnh ngoại giao để chống lại Hoa Kỳ và đồng minh dân chủ; mua sức mạnh quân sự để thực hiện tham vọng bành trướng; mua lương tâm của cá nhân và tập đoàn để tiếp tục gây tội ác chống nhân loại. Sự thất bại của chính sách này và hậu quả của nó đã quá rõ. Nếu tiếp tục nhân nhượng Bắc Kinh và thiếu thiện chí tích cực giúp đỡ cho những quốc gia trong vùng ĐNA đạt tới tình trạng dân chủ, nhân bản, pháp trị thì chắc chắn không bao lâu nữa Hoa Kỳ sẽ mất đất đứng và e rằng “thành trì dân chủ của thế giới” sẽ không còn đủ sức để che chở cho nhân loại trước những phong ba do Trung Quốc dàn dựng sắp đổ ập xuống.

Văn bản này, Lộ Đồ Hình Thành và Phát Triển Một Liên Bang Đông Nam Á Châu, chỉ nhằm vạch cho thấy bối cảnh chiến lược đang vận hành và những tương quan trong đó rồi đưa ra một giải pháp chiến lược trong giới hạn của vấn đề. Đồng thời văn bản này cũng phác họa một lộ đồ để thực hiện. Và theo ý nghĩ chủ quan của người soạn thảo, hình thành và phát triển một LBĐNAC là một dự án chiến lược khả thi và cần phải thực hiện.

Văn bản này tuy có chạm đến nhưng sẽ không đi sâu vào chiến lược BVKCLBTQ. Nói một cách khác, văn bản này không trình bày chiến lược BVKCLBTQ cũng không trả lời những câu hỏi liên quan đến chiến lược BVKCLBTQ mà chỉ tập trung vào lộ đồ hình thành LBĐNAC, một mảng của chiến lược BVKCLBTQ.

Ngưng Trích Dẫn – Đoạn 1.

(Còn Tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét