Lê
Văn Xương
Kể ra thì khi hai cường quốc đồng
ý mở cuộc họp thượng đỉnh ở đâu đó vào một thời điểm nào đó thì tự nó đã nói
lên sự thật là: “hai phía đang tồn tại một số bất đồng quan trọng nào đó có thể
đẩy đưa cả hai đi vào cuộc đối đầu thật sự mang tính hủy diệt, trong khi cả hai
- vì những toan tính chiến lược riêng tư của mỗi phía - đều không muốn một cuộc
đối đầu như vậy sảy ra”. Như vậy cuộc họp thượng đỉnh là nhằm tháo gỡ một tình
trạng được coi là nguy hiểm trong quan hệ song phương, dĩ nhiên cũng liên quan
đến quan hệ đa phương tùy theo tầm ảnh hưởng của hai quyền lực đó như thế nào đối
với thế giới và tùy thuộc vào mức độ đối đầu giữa hai hay nhiều nước có liên hệ
đến cuộc đối đầu ấy. Địa điểm và thời điểm họp đều là các dấu báo mà một trong
hai bên muốn kín đáo thông báo cho thế giới về tương lai trong quan hệ song hay
đa phương đối với khu vực cụ thể về hàng loạt vấn đề mà hai bên đang đối đầu.
Các cuộc họp thượng đỉnh như vậy khác hẳn với các cuộc họp giữa nguyên thủ các
nước đồng minh chủ yếu mang tính phối hợp chủ trương chính sách đối với một số
vấn đề quốc tế nào đó có liên hệ đến các nước đồng minh với nhau, ngôn ngữ ngoại
giao gọi đó là chuyến viếng thăm làm việc giữa các đồng minh.
Sử gia vòng ngoài thường được mướn
viết sách sử theo đơn đặt hàng, họ có thể được Order cụ thể là cần bẻ cong lịch
sử nhằm phục vụ cho nhu cầu chính trị cụ thể nhất thời nào đó, dĩ nhiên sai lầm
đó sau này sẽ được điều chỉnh lại khi mục tiêu chính trị đã đạt được và lịch sử
chuyển sang một trang mới. Hàng loạt các kiểu ngụy tạo lịch sử được một số nhà
nghiên cứu Mỹ cũng như Phương Tây viết ra nhằm đánh lực hướng dư luận quần
chúng, hoặc mối quan tâm của cả bạn lẫn thù trong thời chiến tranh lạnh - đặc
biệt liên quan đến tình hình tại VN suốt thời gian dài từ năm 1945 đến nay - thực
ra đều thể hiện các cách viết theo lối Otrder như đã dẫn chứng trên. Ngoài ra
còn phải kể đến các tài liệu cũng được coi là sử liệu, được viết bởi một thế lực
chính trị nào đó nhằm biện minh cho các chủ trương chính sách sai lầm mà họ đã
phạm phải, hoặc bởi thế lực thù nghịch nhằm mục tiêu đả kích đối thủ trong cuộc
đối đầu giữa hai phe tại một quốc gia
hay khu vực cụ thể nào đó: lịch sử Giáo
Hội Công Giáo cũng như trong cuộc tranh dành ảnh hưởng với các nhóm Thệ Phản tại
Âu Châu để lại vô số bằng chứng về cách bẻ cong lịch sử như thế, đa số các tài
liệu được các phe nhóm viết ra sau cuộc đảo chánh TT Diệm năm 1963 đều thể hiện
các cách ngụy tạo lịch sử như vậy. Khi đọc các sách sử đó người đọc phải rất cẩn
trọng trong việc thâu thập dữ kiện cũng như đánh giá lịch sử, vì các sử liệu
đưa ra đa số đều mang tính một chiều, chủ quan bóp méo sự thật, chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu nhất thời của nhóm quyền lực thường rất tạm thời đó mà thôi.
Sự kiện nào sảy ra đối với loài
người cũng như tự nhiên đều là lịch sử cả, sử gia suy ngẫm về việc mà con người
đã hành động nhằm đáp ứng với sự tượng lịch sử đó, trong khi nhà chính trị -
thông qua hệ thống những nhà phân tích thuộc tổ chức quyền lực một nước - sẽ
đánh giá là: “ai đứng sau vụ này, ý đồ là gì, ảnh hưởng dây chuyền đối với bạn
lẫn thù ra sao, ta cần làm gì”. Ở chỗ này sử gia đích thực một nước với chiến
lược gia nước đó hợp làm một, vì họ cùng chia xẻ những thông tin tối mật của quốc
gia và thế giới, họ đều là những nhân vật kiệt xuất của nước đó được trang bị
thiên lý nhĩ, thiên lý nhãn là vậy.
Lịch sử thực sự một nước phải do
thế hệ sử gia các đời sau - là những người có cơ hội tĩnh tọa chiêm quan - viết
ra thì các đánh giá đó mới mang tính khách quan, nhưng khi đó sử liệu thực sự
có thể bị thất tán. Do vậy ngay khi các nhà chính trị, tình báo, kinh tế thực
hiện các hành vi mang tính lịch sử - dù trong cơ quan công quyền hay trong phạm
vi tư nhân - thì mọi dữ kiện đều phải được thâu thập, thẩm định đánh giá theo
kiểu phân tich tình báo để lưu trữ trong kho tư liệu quốc gia, vừa để hướng dẫn
các nhà làm chính sách hôm nay để định hình hướng đi lâu dài của đất nước, vừa
mang tính hệ thống hóa kho dữ liệu lịch sử để các đời sau biết các bí mật lịch
sử mà xử dụng. Như vậy mới không bị mất SỬ, tất cả đều cần được bảo lưu để các
đời sau biết rút tỉa ra các bài học lịch sử, thực hiện các thẩm định chiến lược
để ứng dụng, hoặc hoàn thiện các tính toán chiến lược hầu ứng dụng cho tương
lai. Do thế Ban Lãnh Đạo Quốc Gia cũng như Hội Đồng An Ninh Quốc Gia mới là cơ
quan lãnh đạo tối cao của đất nước là vậy.
Nhà nghiên cứu, phân tích các vấn
đề liên quan đến an ninh quốc gia mỗi nước đều là vốn quý của đất nước đó,
chính họ mới là người thực sự đề ra hướng chiến lược lâu dài mà quốc gia đi
theo, đó là con đường duy nhất để tìm hiểu về thế giới đầy phức tạp này, Nghiên
cứu về các cuộc họp thượng đỉnh giữa nguyên thủ các nước là chủ đề cần được
phân tích kỹ lưỡng, việc đó cung cấp cho ta một tầm nhìn về các vấn đề mà các
bên đang đối đầu nhau, khả năng họ có thể dung hòa và tính toán chiến lược tiếp
theo của các phía là gì.
Thực ra vấn đề họp Thượng Đỉnh Mỹ-Hoa
đã được tôi (tác giả bài này) kín đáo nói đến vài ba lần trên diễn đàn cách nay
vài năm, khi bàn về quan hệ quan hệ Mỹ-Hoa thời Hậu Thông Cáo Chung Thượng Hải;
khi T/Q trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tham vọng vượt quy môt kinh
tế Mỹ trong mươi năm tới; mặt khác T/Q đang ra sức xây dựng thế lực các mặt để
đòi được đối xử như thế lực ngang bằng với Mỹ, về lâu dài trở thành thế lực
khuynh loát toàn cầu. Như vậy tương quan Đông/Tây đang thay đổi sâu sắc làm đảo
lộn mọi trật tự đã được hình thành khi Phương Tây xâm lăng Phương Đông đến nay,
do thế mọi động thái của hai bên đều cần được phân tích kỹ lưỡng bởi những
chuyên gia am hiểu thế giới thật sự, chứ không thể chỉ biết nhìn hẹp trong phạm
vi một nước mà có thể hiểu được tình hình.
40 năm qua không phải là thoài kỳ
dài đối với lịch sử, nhưng đủ để đẩy Á Châu TBD vào cuộc đối đầu mới giữa các
nước Á Châu với nhau, cuộc cờ thế giới trong thế kỷ 20 dù sao vẫn là đối đầu
Tây-Tây, thế kỷ 21 này đánh dấu cuộc đối đầu Đông-Đông, đó là thực tế của thế
giới hôm nay. Phương Tây hành xử ra sao là điều cần được xem xét cẩn trọng, việc
này còn tùy thuộc vào chỗ Phương Đông hành xử thế nào trong quan hệ giữa họ với
nhau, việc đó ngay tức khắc ảnh hưởng đối với an ninh toàn cầu. Toàn cảnh đó
giúp ta giải thích về chủ trương đường lối khả dĩ Phương Tây có thể đi theo nhằm
đáp ứng với một Á Châu mới trong một Á Châu cũ mà các mâu thuẫn do lịch sử lâu
đời của vùng này để lại, nhưng chưa bao giờ được giải quyết có hệ thống lớp
lang, như đã từng sảy ra tại Âu Châu trong 200 năm qua.
Bài viết này bao gồm nhiều đánh
giá tình hình với một số dự kiến chưa sảy ra, xin quý bạn đọc đọc và suy ngẫm kỹ
lưỡng và chiêm nghiệm cẩn trọng, vì bao gồm rất nhiều vấn đề quốc tế khác nhau
hầu như không được nói tói trong chỗ công khai.
I
– THÚC ĐẨY CÁCH MẠNG, THÚC ĐẨY TÀN PHÁ, CON ĐƯỜNG CS
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu
trực tiếp giữa LX với Mỹ, Trung Cộng là yếu tố chiến lược làm lệch cán cân quyền
lực toàn cầu, cho nên hai phía Nga-Mỹ cũng có thực hiện ba cuộc họp thượng đỉnh
tiêu biểu dưới thời Chủ Tịch LX: Nikita Khhruschev, thời Leonid Brezhnev và thời
Mikhail Gorbachev, mỗi cuộc họp thượng đỉnh đó đánh dấu từng thời kỳ đối đầu hoặc
xuống thang trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường, nhưng tựu chung nhắm
vào việc cả hai phía đều muốn tránh một cuộc chiến khốc liệt mang tính hủy diệt
có thể sảy ra khi các hệ thống vũ khí nhắm vào nhau lúc nào cũng sẵn sàng khai
hỏa do hiểu lầm hoặc do tai nạn kỹ thuật.
Năm 1972 đã từng sảy ra một sự kiện
suýt làm nổ tung thế giới khi hệ thống radar cảnh báo tầm xa thuộc Lực Lượng Hỏa
Tiễn chiến lược Nga nhận được hàng loạt tín hiệu cho thấy nước Nga đang bị tấn
công toàn diện bằng vũ khí nguyên tử chiến lược ICBM (Intercontinental
Ballistic Missile). Vị Sỹ Quan Nga cấp Đại Tá trực tại trung tâm chỉ huy không
gian Nga đã kịp thời phản ứng khôn ngoan khi Ông không mở khóa an toàn để ra lệnh
tự động trả đũa chiến lược toàn diện nhắm vào các cơ sở vũ khĩ chiến lược của Mỹ.
Sau đó chỉ vài phút ngắn ngủi vị sỹ quan trực Nga thấy là các tín hiệu mà màn ảnh
Radar nhận được chỉ là tín hiệu giả do thiên nhiên gây ra. Hôm đó thế giới trải
qua giây phút kinh hoàng nhất mà người bên ngoài không hề hay biết, việc này chỉ
mới được hé lộ mới đây, 40 năm sau khi sự kiện nguy hiểm chết người này sảy ra.
Mặc dù ta cũng có thể đánh giá việc đó cũng có thể là trò thử nghiệm của tay
chơi nước cờ cao hơn về kỹ thuật nhằm kiểm chứng tính sẵn sàng tác chiến của lực
lượng vũ khí tấn công chiến lược của Nga, nhưng đó là việc khác, ta không bàn ở
đây.
Sự thật chiến lược trong chiến
tranh lạnh Mỹ-Nga nằm ở chiến lược của Mỹ: “liên tục đẩy LX vào con đường chạy
đua vũ trang, để Nga bị chảy máu mà chết khi cuộc đua ngày càng lợi thế về phía
Mỹ”. Như vậy đối với giới lãnh đạo thượng tầng Mỹ thì về mặt chiến lược LX
đương nhiên tan rã trước khi khái niệm về chiến tranh lạnh được các nhà chiến
lược Phương Tây nói tới công khai. Dựa trên thực tế là LX đã bị tàn phá toàn diện
sau khi chủ nghĩa CS được đưa vào nước Nga nông nghiệp và chậm tiến năm 1918 dẫn
đến nạn đói khủng khiếp trong suốt thời gian dài, sau đó lại bị đẩy vào thế chiến
II khiến cho LX lại bị tàn phá thêm một đợt khủng khiếp nữa, cho nên tất cả những
gì mà LX có được sau thế chiến II không thể giúp cho LX đứng vững trong một thế
giới mới khi sức mạnh kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật của Phương Tây đã tiến
quá mau về phía trước (nhìn như thế mới thấy chính trị ở cấp cao vi diệu như thế
nào),
Khi LX bị đẩy vào chiến tranh lạnh
thì thế tất bại của Nga đã được nhìn thấy trước rồi, vấn đề đối với Mỹ là: “làm
thế nào để đẩy LX đến chỗ không bất ngờ tung quân đánh vào Tây Ấu hay Á Châu
theo kiểu được ăn cả ngã về không” ý đồ chiến lược này giúp ta giải thích hàng
loạt nghịch lý chiến lược được dụng trong thời chiến tranh lạnh, các mưu thuật
đó nực cười thay lại liên quan rất nhiều đến cục diện chính trị tại VN. Các nghịch
lý đó được các nhà chiến lược Mỹ đề ra nhằm tạo cho LX một cảm tưởng rằng họ
đang chiến thắng hoặc ít ra cũng đang đạt được các tiến bộ được coi là ngang bằng
với Mỹ trong cuộc đối đầu mà họ không biết được sẽ kết thúc lúc nào và như thế
nào, hiện nay một số bí mật đó đã được phơi bày ra ánh sáng, tiếc thay nhiều
người Việt vẫn chưa hiểu thấu đáo đến nơi đến chốn (câu hỏi được đặt ra là liệu
bài học đó có ứng dụng với Hán Hoa hay không mà thôi).
Biết thẩm định tình hình chiến lược
toàn cầu trong giai đoạn lịch sử kéo dài gần 100 năm qua sẽ giúp ta nhận ra hàng
loạt các sai lầm liên quan đến lịch sử VN thời cận đại, và mở đường để dân ta
biết nhìn thấu sự thật lịch sử nước nhà mà ta đã bị các thế lực lớn cố tình che
dấu trong thời gian 80 năm qua khiến mọi sử gia, chính trị gia người Việt cận đại
đã lâm vào thế bị lầm lạc lịch sử VN một cách sai lạc đến nguy hiểm. Việc này
liên quan đến Phương Pháp Sử, một khi ta chỉ biết nhìn sự thật lịch sử trong phạm
vi hẹp về địa lý cũng như giới hạn thời gian liên quan đến biến cố lịch sử (tức
là chỉ tập chú nhìn cận cảnh) để từ đó suy ra lịch sử theo tầm nhìn rộng; cách
nhìn đó sẽ đưa ta đến hàng loạt các nhận định sai lầm về sử, kết quả là ta sẽ
rơi ngay vào các cuộc tranh luận vô bổ gây thêm chia rẽ. Phương pháp sử đúng đặt
tầm nhìn sử theo nghĩa rộng về quy mô cũng như thời gian (toàn cầu cùng thời
gian hàng nhiều ngàn năm) để trên nền tảng đó ứng dụng vào tầm nhìn theo nghĩa
hẹp thì lịch sử đó mới được coi là gần sự thật lịch sử nhất, khi đó mọi sự tượng
lịch sử được đặt trong thể thống nhất để duyệt xét (theo phương pháp đó, nhà
phân tích chiến lược khó sai lầm được lắm, ở chỗ này sử không khác mấy với khoa
học tự nhiên như toán học chẳng hạn).
Chiến lược toàn cầu được hoạch định
cẩn trọng từ quyền lực trung tâm thông qua quyền lực Mỹ, nước Mỹ ngay từ khi
thành lập đã trở thành quốc gia tiên phong cho sách lược thống nhất toàn nhân
loại vào một mối; cho nên hàng loạt mưu thuật được dàn dựng, của cải vàng bạc
cũng như chất xám từ Âu Châu được chuyển sang Bắc Mỹ, việc này được thực hiện
bí mật ngay từ đầu thế kỷ 20, để sau đó chiến tranh trên toàn lục địa Âu Á
EURASIA được liên tục mở ra cho đến tận ngày nay (của cải vật chất lẫn tinh thần
lại được chuyển về Mỹ); cho nên chiến tranh lạnh chỉ là sự tiếp nối của kế hoạch
tổng thể đó mà thôi (thế chiến, chiến tranh lạnh, chiến tranh chống khủng bố quốc
tế, dẹp chủ nghĩa đế quốc Âu Châu, dẹp chủ nghĩa thực dân Nga, thực dân Tầu, cải
tổ Hồi Giáo, Ấn Giáo, cải tổ toàn cầu về mọi mặt).
Chiến tranh lạnh có mục tiêu cụ
thể là dẹp chủ nghĩa bành trướng Đại Nga, nhưng mục tiêu Nga chỉ là mặt nổi mà
thôi vì Nga trong thực tế đã bị đẩy vào thế tự tan rã khi liên tục bị đẩy vào
chiến tranh, đói khổ, tàn phá. Cuộc chiến cân não diễn ra tại Á Châu nơi người
Mỹ đi một nước cờ ngoạn mục cùng lúc đặt sức nặng lên quân cờ Hoa Lục để làm lệch
cán cân quyền lực khiến LX mất chỗ dựa chiến lược. Hệ lụy tất yếu là Nga phải
tuyên bố từ bỏ con đường đế quốc thực dân, giải tán đế quốc Đại Nga vốn đã là
chiến lược cố hữu của các Tsar Hoàng kể từ khi dòng họ Romanov thống nhất toàn
Nga vào thế kỷ 15. Song song với tiến trình đẩy Nga vào con đường phân rã, Mỹ đồng
thời xây dựng sức mạnh cho Hoa Lục CS cùng lúc nhắm hai mục tiêu: thứ nhất mở rộng
thị trường 1 tỷ người tại Hoa Lục vừa để tiếp thu kỹ thuật sản xuất mà Mỹ thải
ra, đồng thời xây dựng thị trường tiêu thụ Hoa Lục để thị trường này tiêu thụ tối
đa số hàng hóa sản xuất dựa trên kỹ thuật
mới cũng như chiến lược phân công toàn cầu; thứ hai là Hán Hoa khi mạnh về kinh
tế, sẽ mở rộng chủ nghĩa đế quốc, đe dọa lân bang, đẩy Á Châu vào thế đối đầu
giữa Á Châu với nhau; khi đó cả Á Châu sẽ cần đến sự hiện diện của Phương Tây để
giữ ổn định cho toàn vùng, tình hình đang diễn biến như vậy.
Trong toan tính chiến lược này nhất
thời đẩy Hoa Lục trở nên hùng mạnh về kinh tế cũng như quân sự, dựa trên lợi thế
của nước Tầu hải ngoại với nền kinh tế/tài chánh ngầm đã thực sự chi phối toàn
ĐNÁ và có khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu một khi quyền lực
kinh tế/chính trị tại Hoa Lục được Mỹ hỗ trợ, chuyển hóa thành nền kinh tế thị
trường. Thực tế đó khiến bất cứ ai cai trị tại Trung Nam Hải cũng phải toan
tính việc mở rộng vùng ảnh hưởng theo đúng truyền thống Hán Tộc, Tầu bành trướng
đe dọa lân bang thực ra cũng chỉ là bước tiếp nối của chiến lược bình định Đại
Lục Địa Á Châu của quyền lực toàn cầu mà thôi, mà thực ra cũng chỉ là sự lập lại
của lịch sử đông/tây mà thôi, các bài học gần nhất là Đức, Nhật, Nga cũng đều
hành động như thế, Nên ngay khi Mỹ ký kết Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 với Bắc
Kinh thì các bước tiến kế tiếp của chiến lược đã được định rồi, dĩ nhiên là
trong bí mật của quyền lực mà thôi. Nhưng về phương diện lịch sử nhìn qua lăng
kính chiến lược thì người quan sát chuyên nghiệp đã phải nhìn thấu vấn đề trước
khi sự kiện sảy ra, do thế Bắc Kinh cho dù ồn ào cách mấy thì: “phần dành cho
Hán Hoa cũng đã được định đoạt rồi” các diễn biến của tình hình tại Á Châu
trong suốt thế kỷ qua cũng như thế kỷ này thực ra cũng chỉ là các dàn dựng
trong thực tế mà thôi.
Thực ra chủ nghĩa CS do Marx đề
ra chính là hiện thân của chủ nghĩa quốc tế được Cựu Linh Mục Dòng Tên Cổ
Weischaupt cũng là người đã thành lập Hội Kín Illuminatti tại Bavaria đề ra
ngay từ cuối thế kỷ 18: “Illuminatti/Bavaria chủ trương thống nhất nhân loại
thông qua kinh tế thị trường toàn cầu với nền dân chủ toàn cầu, nhiên hậu mới
có thể thống nhất nhân loại về một mối đồng thời chấm dứt chiến tranh giữa người
với người được”. Cho nên căn bản của chủ nghĩa quốc tế chính là khái niệm phi
quốc gia, phi tôn giáo, phi gia đình đều là khái niệm cực đoan mục đích nhằm phế
bỏ các yếu tố nền tảng của hệ thống xã hội cũ - đã dẫn đưa nhân loại đi vào chiến
tranh liên tục mà không có lối thoát - ra khỏi vòng luẩn quẩn của chiến tranh,
tàn phá. Marx được mấy ông cố đạo thuộc Hội Kín Cựu Dòng Tên/Bavaria hướng dẫn
để đề ra chủ nghĩa CS tuyên xưng lý tưởng cao đẹp đã được Illuminatti chủ
trương, nhưng lật ngược khái niệm về quyền tư hữu nên trở thành uy lực của vũ
khí tàn phá mọi xã hội mà chủ nghĩa CS đi qua. Khi Marx đưa ra chủ trương
chuyên chính vô sản, chiếm hữu mọi tư liệu sản xuất và đặt trong tay giai cấp
vô sản toàn nhân loại, thì tự nó chủ trương này đã hướng đến sự tàn phá, vấn đề
giai cấp cũng như quyền sở hữu của cải vật chất cũng như tinh thần của xã hội đến
nay vẫn còn là chủ đề gây tranh luận nhiều nhất.
Khái niệm về giai cấp vô sản toàn
cầu thực ra chỉ là một ý niệm rất trừu tượng không thực khi mỗi con người dù
nhiều hay ít đều thuộc về một dòng tộc nào đó, không thể phủ nhận được; khái niệm
về quốc gia cũng chẳng thể bất biến, tự nó thay đổi cùng với sự thay đổi của
con người (di dân, hiểu biết về khách quan); do thế khái niệm về sở hữu mang
tính toàn xã hội lại càng mơ hồ hơn nữa. Nhưng Marx vẫn cứ đề ra và được thổi
phồng lên thành một cao trào triết học rộng lớn tại Âu Châu trong thế kỷ 19, như
vậy: “chủ nghĩa CS thực ra được dàn dựng để tàn phá mọi cấu tr úc xã hội cổ, vô
luận xã hội ấy đang tiến vào xã hội công nghiệp hóa hay vẫn còn trong dạng xã hội
nông nghiệp, phong kiến phương đông hay phương tây”.
Chính do ý đồ chiến lược đó, nên
chủ nghĩa CS được đưa vào Nga khi thế chiến I đang trên đà kết thúc chính là nhằm
quyết liệt không để cho Tsar Hoàng Nicholas II có được bất cứ tiếng nói nào đối
với bất cứ vấn đề nào của Âu Châu cũng như Á Châu khi thế chiến I kết thúc. Cả
dòng họ Tsar Hoàng bị CS giết sạch chẳng để lại mống nào mà không một nước Tây
Âu nào dám lên tiếng bênh vực cũng đủ cho thấy sức mạnh của quyền lực toàn cầu
vào thời điểm đó như thế nào rồi. Cho nên CS được quyền lực dụng như công cụ
tàn phá, như quỷ dữ Lucifer tự do tàn phá Nga từ 1918 đến 1991, quỷ dữ tàn phá
Tầu từ 1927 đến nay, VN từ 1941 đến lúc này là vậy, khi quỷ dữ chưa xong việc
thì quỷ dữ vẫn còn được quyền lực ngầm ủng hộ bí mật, khái niệm về thiên thần
và ác quỷ cần được chiêm nghiệm như vậy, lịch sử thế giới cần được soi rọi theo
lăng kính đó mới gần với sự thật lịch sử.
Dựa trên khái niệm này, chủ nghĩa
dân tộc vào đầu thế kỷ 20 không có chỗ đứng đối với các nhà khai sáng ra chủ
nghĩa quốc tế, cho nên chủ nghĩa Tam Dân do Tôn Văn đề ra thực ra chỉ được quyền
lực coi là thế lực đối kháng tạm thời với chủ nghĩa CS do Mao lãnh đạo tại Hoa
Lục mà thôi. Thực tế này khiến cho quyền lực toàn cầu cùng lúc dụng được cả Mao
lẫn Tưởng cho mục tiêu chiến lược lâu dài của mình (ở VN sau thế chiến II cũng
tương tự); Cho nên Mao đã đặt tất cả vốn liếng vào chiến lược chiến tranh du
kích tại ĐNÁ ngay từ đầu thập kỳ 1930 khi CS/Tầu mới được thành lập, trong đó nỗ
lực chính của Mao được đặt vào con bài VN được coi là đầu cầu quan trọng nhất
trong toan tính tràn xuống Phương Nam của Mao.
Cuộc cờ rộng lớn kéo dài trên một
thế kỷ tại EURASIA cho thấy ý đồ chiến lược của Nga, Hoa ra sao khi hai thế lực
sừng sỏ tại Á Châu này dụng chủ nghĩa CS như bình phong che dấu mục tiêu bành
trướng của mỗi phía, quyền lực toàn cầu như vậy lúc nào cũng chủ động dàn dựng
các biến cố để buộc các phía phải hành động đúng với truyền thống của mỗi phía
mà thôi. Mỹ chỉ tương kế tựu kế xử dụng chiêu thức chiến tranh/ viện trợ để gây
áp lực/thương thảo với mỗi phía về từng vấn đề liên quan đến đòi hỏi riêng của
mỗi phía để tìm một giải pháp nào đó phù hợp với cuộc cờ chiến lược rộng lớn mà
quyền lực dàn dựng trong bóng tối mà thôi. Chủ trương chiến lược tổng quát có
thể tóm gọn như sau đây: “đẩy một nước hoặc một vùng vào chiến tranh để tàn phá,
hoặc trợ giúp về kinh tế khiến thế lực nọ mạnh lên, thế lực kia yếu đi khiến bất
quân bình sảy ra, để rồi một hình thức chiến tranh mới hoặc đối đầu mới lại xuất
hiện, khi các phía cùng thua trận họ phải chấp nhận giải pháp do quyền lực đề
ra nhằm hướng tới việc thống nhất nhân loại vào một mối”(chủ trương này luôn được
dụng nhiều lần tại cả Âu lẫn Á)..
Kết quả là các bên suy yếu đi bị
đẩy đến chỗ bị buộc phải cải cách để đi vào con đường dân chủ với thị trường tự
do”. Bảo rằng như thế là tàn bạo, nhưng tàn bạo cần thiết để đưa thế giới đến
hòa bình; chủ nghĩa thực dụng nhìn trong tổng thể là vậy, thiên thần với quỷ dữ
là vậy, thiện/ác-động /tĩnh là thế, tóm lại cuộc đời là thế: “phải biết vận dụng
quyền lực để đem lại điều tốt đẹp cho loài người, tự nó điều đó là chính nghĩa
nhân loại vậy”. Mọi tôn giáo khi đề ra công bằng bác ái chỉ là đề ra ước muốn
mà thôi, thực hiện được ước muốn đó dĩ nhiên phải trả bằng máu và nước mắt,
không trải qua con đường khổ nạn đó hôm nay thì nhân loại này sẽ phải trả giá lớn
hơn vào ngày mai, chả có ngoại lệ nào cả.
Ta có thể coi đó là một tiến
trình thúc đẩy cách mạng liên tục, điều mà K. Marx đã đặt ra trong luận văn triết
học của ông, dựa trên đánh giá lịch sử tiến hóa của nhân loại cho thấy: “các cuộc
cách mạng cần được thúc đẩy từ bên ngoài thì cuộc cách mạng đó mới toàn diện và
thúc đẩy tiến bộ (cháy bùng), cách mạng xuất phát từ bên trong (nội tại) thường
không đủ quyết liệt để thúc đẩy xã hội đó tiến nhanh về phía trước (việc này cũng
giống như phương pháp vật lý gọi là cháy ngầm vậy) cho nên chủ nghĩa CS là công
cụ tàn phá, thúc đẩy cải cách triệt để từ bên ngoài nhằm đẩy mọi xã hội phải chấp
nhận cải tổ toàn diện theo chiều hướng thống nhất nhân loại về một mối”.
Tình hình thế giới hiện nay cho
thấy tiến trình cách mạng tàn phá đã sảy ra trên toàn cõi lục địa Á Châu trong
thế kỷ qua và sẽ tiếp tục mở rộng vào vùng Trung Á để dẫn đến tàn phá lớn trong
tương lai không xa tới đây, dĩ nhiên tiến trình tàn phá mỗi nơi khác nhau tùy thuộc
vào đặc trưng văn hóa từng vùng (như Miến Điện và VN khác nhau). Tiến trình
cách mạng/xây dựng đang trong giai đoạn cuối tại duyên hải TBD cũng như vùng Cận
Đông, đang chuyển sâu vào lục địa Á Châu từ hai hướng đông/tây; trung tâm Châu
Á là nơi tồn tại các thế lực được coi là bảo thủ nhất là Hồi Giáo cùng Ấn Giáo,
cả hai thế lực này đều cần thiết phải được thúc đẩy cải cách từ bên ngoài, tự họ
không thể thực hiện được cách mạng xã hội từ bên trong. Chậm tiến cũng là đe dọa
đối với an ninh toàn cầu, các cuộc chiến đã sảy ra trong vùng Trung/Nam Á chỉ
nên coi là các bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng rộng lớn cho toàn vùng mà thôi.
Việc này tất yếu sẽ dẫn đưa cả vùng này vào con đường chiến tranh, tàn phá, chỉ
trên căn bản đó lục địa Á Châu mới hoàn thành được bước đầu quan trọng nhất của
tiến trình cách mạng toàn diện mà thôi.
Do vậy khi nói đến chiến tranh lớn
tại Á Châu, việc phân tích dựa trên tham vọng bành trướng cũng như nhu cầu về
an ninh quốc gia của Hán Hoa chỉ mới là một khía cạnh của vấn đề toàn cầu mà
thôi, vấn đề mấu chốt dẫn đưa lục địa Á Châu vào cuộc chiến lớn nằm ngay trong
các xã hội trong vùng đó khi tự họ không thể thực hiện được cuộc cách mạng xã hội
nhằm sửa đổi vận mệnh của chính họ. Họ có thể phản ứng lại đối với mọi hình thức
can thiệp từ Mỹ hay Phương Tây như vẫn đang sảy ra, nhưng tất cả điều đó đều dẫn
đến chiến tranh lớn trong toàn vùng mà thôi, chả thế lực nào có thể ngăn chặn
được khi mầm cách mạng xã hội đã được cấy vào toàn vùng trên mọi mặt của xã hội
nói chung.
Thực tế đó cho thấy: “khi ta đánh giá tình hình dựa trên các dữ
kiện nhỏ hẹp mang tính hiện tượng thì dự kiến của ta về tương lai thường ít
chính xác vì thường chỉ dựa trên cảm tính; tùy theo tầm nhìn vấn đề trên căn bản
rộng đến đâu sẽ mở rộng tầm nhìn của ta về tương lai xa đến đó và tầm nhìn dựa
trên đánh giá tổng thể về tiến hóa sử của cả nhân loại này sẽ cung hiến cho ta
một tầm nhìn thấu thị về tương lai xa thật xa với độ chính xác rất cao”. Việc
này có thể ví như ta vượt lên cao mà nhìn xuống dưới khi đó ta sẽ hiểu rõ dòng
sông định mệnh của loài người rồi sẽ ra sao trong tương lai đến vài trăm năm ở
phía trước, khi đó thần tướng đích thực của một người nào đó sẽ phát huy tác dụng
ngay cả khi họ không nắm giữ một quyền lực thực sự nào trong xã hội.
2
– THƯỢNG ĐỈNH MỸ-HOA 1972
Thực hiện chủ trương tương kế tựu
kế đối với toan tính rộng lớn của Mao trong toàn cảnh chiến lược thế giới trước
cũng như sau thế chiến II được các nhà chiến lược Anh-Mỹ thực hiện từ rất sớm,
bằng vào hàng loạt mưu thuật tình báo có phối hợp khiến mọi con bài do Mao dàn
dựng đều không bị lật tẩy, thay vào đó lại được các phương tiện truyền thông
Phương Tây cố tình đề cao hết mực ngay từ thập kỳ 1930 khi Mao Tưởng đang tranh
dành quyền lực tại Hoa Lục. Cụ thể là quân cờ quan trọng nhất của Mao chính là
nhân vật được gọi là Hồ Chí Minh, được Mao gài vào lãnh đạo phong trào CS/VN -
sau khi mọi lãnh đạo người Việt tiên khởi tham gia thành lập tổ chức này đã bị
tình báo Hoa Nam MSS trực tiếp hoặc gián tiếp thanh toán - để cuối cùng CS/Tầu
nắm quyền tổ chức cũng như lãnh đạo chánh thức tại Đại Hội Xứ Ủy Nam Kỳ tại Tân
Hương vào tháng 7-1940 (Cờ đỏ sao vàng được đề ra trong Đại Hội này, theo Ông
Trần Trung Đạo),CS Tầu thực sự điều hành phong trào CS/VN và chính phủ Việt
Minh được thành lập tại hang Pắc Bó năm 1941 bởi các tướng lĩnh thuộc cơ quan
tình báo Hoa Nam MSS của CS/Tầu (khoảng 175 người).
Do thế ngay từ thời điểm trước thế
chiến II nổ ra thì các nước cờ trong bàn cờ tại vùng duyên hải Á Châu Lục Địa
đã được hình thành rồi, các diễn biến sau đó như chiến tranh Triều Tiên, chiến
tranh VN hai hiệp, các mưu thuật được thi hành trước hoặc sau 1975 đến nay chỉ
là các diễn biến trong thực tế mà thôi. Nga chỉ là thế lực bình phong mặt ngoài
vì kẻ sắp cờ tại VN là Mao chứ không phải Nga hay Pháp; Mỹ chỉ tương kế tựu kế
thực hiện chiến lược nhằm đưa đẩy tình hình diễn biến theo thực tế của cục diện
toàn vùng để từng bước đưa toàn vùng vào con đường đã định mà thôi, vì lúc đó Mỹ
chưa có mặt chánh thức tại Á Châu TBD.
Trong toàn cảnh đó các cuộc họp
thượng đỉnh Mỹ-LX chỉ là mặt nổi để hai phía có dịp trao đổi với nhau về cách
thức tránh các cuộc tấn công hạch nhân có thể sảy ra vì hiểu lầm hoặc vì tai nạn
do kỹ thuật gây nên, vì một khi lệnh tấn công hoặc trả đũa hạch nhân đã ban ra
thì mọi loại vũ khí ngay tức khắc được phóng đi nhắm vào các mục tiêu đã định
trước chẳng thể kéo lui lại được nữa. LX và Mỹ sau cuộc đối đầu năm 1962 tại
Cuba đã thiết lập đường dây điện thoại nóng là vậy, nhưng cả hai phía vẫn sẵn
sàng lao vào cuộc chạy đua vũ trang, liên tục đối đầu tại bất cứ nơi đâu khi
phía nọ tung đòn đe dọa quyền lợi của phía kia, dựa trên chủ trương chiến lược
căn bản được cả hai phía cùng thi hành là tránh một cuộc chiến nguyên tử toàn
diện có thể dẫn đến hủy diệt cả hai. Cả LX lẫn Mỹ vẫn thường dụng chiến lược
gây áp lực để đòi hỏi nhượng bộ, thí dụ vụ hỏa tiễn Cuba năm 1962 khi LX bố trí
hỏa tiễn tại đó được giải quyết bằng cách tương nhượng với việc Mỹ rút hỏa tiễn
ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ đổi lại LX rút hỏa tiễn khỏi Cuba, nhưng Mỹ không được quyền
lật đổ chế độ Fidel Castro cai trị Cuba từ năm 1959 sau khi CS Cuba lật đổ chế
độ Batista bằng chiến tranh du kích với sự yểm trợ toàn diện của LX; Điều này
giúp giải thích vì sao Mỹ không thể công khai lật đổ chế độ CS tại Cuba, để chế
độ đó tự diễn biến là vậy.
Chiến lược đánh đánh đàm đàm với
các nhượng bộ từng phần của Mỹ tại một số vị trí chiến lược nơi LX tung lực lượng
vào đó, để dụ cho LX hiện diện khắp nơi nhưng không thể kết hợp thành trận tuyến
toàn diện mang tính toàn cầu; trong khi Mỹ tập trung nỗ lực chính vào quân cờ
Hán Hoa. Đòn dụ địch khác là Mỹ cố tình để lộ kỹ thuật vũ khí cho tình báo kỹ
thuật của LX để LX tập trung nỗ lực vào chạy đua vũ trang với Mỹ, hai chiêu đó
kết hợp lại trở thành đòn cực độc nhằm đánh lạc hướng quan tâm chiến lược liên
quan đến an ninh sinh tử của LX, khiến LX không thể tập trung nỗ lực vào bất cứ
mục tiêu chiến lược nào cụ thể, nhất là quân cờ Hán Hoa vốn là mối lo lớn nhất
của Nga (vả lại Nga không đủ sức chơi quân cờ này).
Định nghĩa chiến lược về khái niệm
liên quan đến chiến tranh lạnh cũng là sản phẩm tinh thần của các nhà chiến lược
Mỹ nhằm làm phân hóa hướng tập trung nỗ lực của LX trong việc mưu toan mở một
cuộc tấn công toàn diện vào Tây Âu hoặc Trung Á. Cho nên trong suốt thời kỳ chiến
tranh lạnh, dù Mỹ rất mạnh so với LX nhưng lúc nào cũng cố tình để lộ cho thấy
là: “LX luôn ở trong thế thắng trận”. Về phương diện tâm lý chiến lược chừng
nào LX vẫn nghĩ rằng họ đang thắng trận thì họ sẽ không tung ra cuộc chiến toàn
diện nhắm vào các nơi có quyền lợi của Phương Tây, chiến tranh tâm lý chiến lược
là vậy (các nhóm phản chiến được hình thành là thế), cho nên Mỹ vẫn nói truyện
với LX nhưng các cuộc nói truyện đó ít có thực chất so với cuộc nói truyện với
Hán Hoa.
Trong khi ý đồ chiến lược thực của
Mỹ là nhắm vào nỗ lực chính yếu của cuộc tấn công chiến lược của Mao nhắm vào
ĐNÁ trong đó quân cờ VN được coi là quan trọng nhất, việc này lại liên hệ đến quyền
lợi sinh tử của LX, cho nên trong khi Mỹ tiến hành gây áp lực gián tiếp với Bắc
Kinh qua hàng loạt các đòn phép tại ĐNÁ (chiến tranh VN, quân đội do ông
Suharto lãnh đạo đã giết chết 2 triệu đảng viên CS Indonesia sau đảo chánh quân
sự năm 1965) để buộc Bắc Kinh phải chấp nhận các offer của Mỹ trong mục tiêu
làm vô hiệu hóa lực lượng du kích chiến do Mao xây dựng trong toàn vùng thì Mỹ
lại càng phải bí mật khai thác bất hòa Nga-Hoa. Trong bất cứ tình huống nào, khi
LX còn tồn tại, Mỹ cũng không thể đánh bại CS/Tầu trực tiếp bằng quân sự cho dù
hiểm họa do chủ nghĩa bành trướng Hán gây ra cho các lân bang là hiển nhiên, về
lâu dài toàn vùng sẽ phải trả bằng giá mắc; cho nên ta chứng kiến hàng loạt các
nghịch lý chính trị cũng như chiến lược tại vùng Đông Dương kể từ sau thế chiến
II là vậy; thực tế đó cho thấy chiến lược của Mỹ tại Á Châu ngay từ đầu đã được
hình thành một cách rất cẩn trọng, tuyệt đối không để Mỹ bị lún sâu vào vũng lầy
Á Châu.
Ưu tiên cao nhất của Mỹ trong thời
chiến tranh lạnh khi đánh canh bài Hán Hoa chính là: “bằng mọi giá phải xử dụng mọi chiêu thức nhằm vô hiệu hóa hoạt động
du kích do các đảng CS do Mao tổ chức trong vùng ĐNÁ, để đổi lấy việc Mỹ giao
cho CS Tầu toàn bộ lãnh thổ VN cũng như Đông Dương, trợ giúp Tầu mọi thứ để Tầu
mau chóng trở nên cường thịnh, Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 hình thành là vậy”.
Trao đổi này là đáng giá dựa trên tính
toán là chiến tranh du kích về mặt chiến lược không thể giải quyết được bằng
các hành động nhỏ, chiến lược xử dụng con chủ bài Hoa Lục đòi hỏi Mỹ phải hành
động như vậy, đối với LX phải cho LX thấy họ vô vọng khi muốn giữ yên đế quốc của
họ một khi Bắc Kinh đã chuyển hướng chiến lược.
Cho nên Mỹ tìm cách thuyết phục Tầu
đứng về phía Mỹ trong chiến tranh lạnh, sẵn sàng cho Tầu bất cứ thứ gì Bắc Kinh
đòi hỏi, khi đó khối CS bị mất một mảng quan trọng nhât, khi kinh tế Tầu được Mỹ
bơm tối đa để Hoa Lục mau chóng trở thành cường thịnh, khi đó LX bị lâm vào khủng
hoảng chiến lược nghiêm trọng nhất kể từ khi Cách mạng Vô Sản thành công ở Nga
năm 1918. Một Hán Hoa cường thịnh ngay tức khắc trở thành đe dọa khủng khiếp với
Nga, bức tường Bá Linh bị sụp đổ chỉ còn là thời gian, sau đó mấy năm Tòa Thánh
La Mã nhập cuộc cờ để cả vùng Đông Âu được chuẩn bị cho thời kỳ hậu LX là vậy (giải
quyết chủ nghĩa bành trướng Hán Hoa lại là một chương kế của tiến trình bình định
toàn lục địa EURASIA, như ta đang chứng kiến).
Định hướng chiến lược liên quan đến
đại lục địa EURASIA luôn cho thấy Mỹ không thể trực tiếp can dự vào vùng này,
vì mọi sự can dự trực tiếp của Mỹ đều có nghĩa là chiến tuyến được đem đến ngay
biên thùy của Nga, tức là phá vỡ thế QUÂN BÌNH LỰC LƯỢNG mong manh trong vùng
EURASIA. Sức mạnh của Mỹ là về hàng hải và hàng không, kinh tế, kỹ thuật, nhưng
cao hơn hết chính là lý tưởng lập quốc Mỹ; nếu bất đắc dĩ phải can thiệp quân sự
thì Mỹ cũng chỉ can thiệp đối với vùng duyên hải mà thôi, đi sâu vào lục địa tức
là Mỹ đã dụng thế yếu đụng với thế mạnh của các nước thuộc lục địa. Nhưng lục địa
mới là đầu mối của bất ổn và là nơi vô khối các xã hội thất bại do tình trạng sứ
quân cũng như can thiệp từ bên ngoài gây ra. Thực tế đó khiến Mỹ bị buộc phải
hiện diện tại vùng sâu trong lục địa để ổn định tình hình, nhưng trước tiên và
trên hết lục địa phải trải qua một cuộc tàn phá dữ dội ngay từ bên trong để mở
đầu cho thời kỳ mới khiến cho các dân tộc trong vùng bị đẩy đến chỗ phải chấp
nhận sự hiện diện của các thế lực bên ngoài đến giúp họ xây dựng lại trên đống
tro tàn của chiến tranh.
Thực tế của vùng Trung Á từ sau
thế chiến II đến nay cho thấy Mỹ luôn tránh việc khai triển quân đội trong vùng
này, vì một hành động như vậy có thê khiến Nga hành động quyết liệt vì an ninh
của Nga bị Mỹ đe dọa ở ngay cửa sau của mình; do thế các nhà làm chính sách quốc
tế phải rất cẩn trọng là vậy, xưa cũng thế, nay cũng vậy thôi. Trong thời chiến
tranh lạnh, nguyên tắc đó được các nhà làm chính sách Mỹ tuyệt đối tôn trọng,
như chiến tranh Irak hiệp I năm 1990 là cụ thể, bất ngờ quân Mỹ lui binh khỏi
Irak trở về Kuwait, mãi đén năm 2003 Sadam Hussein mới thực sự bị loại, khi đó
LX đã không còn nữa, nhưng quân Mỹ vẫn rút khỏi vùng này (Syria hiện nay cũng
không mấy khác biệt). Để học hỏi về chiến lược toàn cầu ta cần biết thuyết Địa
Chính Trị để biết cách thức vận dụng các quân cờ trong vùng chiến lược chính yếu
chi phối an ninh toàn cầu hiện nay, thực tế chính là vùng đại lục địa EURASIA
trên biển cũng như đất liền. Từ nhận định chiến lược này nên tôi (tác giả bài
này) mới phát biểu trên diễn đàn nội dung như sau: “việc của Á Châu, Á Châu tự
giải quyết, Mỹ chỉ hỗ trợ khi có yêu cầu chính đáng mà thôi” Thuyết địa chính
trị được ứng dụng tiêu biểu cho vùng đại lục địa EURASIA vốn là nơi phát tích của
các nên văn hóa cổ đại cũng là nguồn gốc của các cuộc thiên di hình thành văn
minh, nếu muốn hiểu thế giới phải hiểu cặn kẽ về EURASIA là thế.
Thực tế này sẽ giúp ta hiểu thấu
căn do tại sao: “Mỹ trở về nhà là vậy” và đối với các nhà hoạch định chính sách
quốc tế, nhất là các chính sách liên hệ đến các kế hoạch quân sự như đem quân
tham gia một cuộc chiến tranh thì mục
tiêu của chiến dịch phải được đề ra rất
cụ thể chứ không thể lờ mờ được, mục tiêu đó được đề ra dựa trên tính toán chiến lược rõ ràng có giới hạn
về không gian cũng như thời gian để quân đội không thể bị đẩy vào thế bị sa lầy
tại chỗ. Trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc năm 1991 mục tiêu của chiến dịch được
Mỹ đề ra rất rõ ràng đẻ Tướng Lĩnh Mỹ biết mà hành động: “Sadam Hussein xâm
lăng Kuwait, liên quân dưới quyền lãnh đạo của Mỹ có nhiệm vụ cụ thể là đuỏi
quân Irak ra khỏi Kuwait mà thôi. Hoàn toàn không có vụ dẹp bỏ chế độ Sadam
Hussein tại Irak cho dù chế độ đó tồi tệ cách mấy cũng mặc, vì dẹp bỏ Sadam
Hussein quá sớm sẽ dẫn đưa quân Mỹ tiếp cận biên thùy Nga đồng thời có thể dẫn
đến đụng độ ngay cả với Iran”
Chiến tranh lạnh tuy là đối đầu Mỹ-LX,
điều đó chỉ là mặt nổi của cuộc đối đầu tại EURASIA mà thôi; cuộc chiến thật sự
chính là bứng tận gốc rễ lực lượng quân sự do Mao cùng đảng CS/Tầu gài vào ĐNÁ,
gọi chung là chiến lược chiến tranh nhân, chiến tranh cách mạng hay chiến lược
lấy nông thôn bao vây thành thị cũng mang cùng ý nghĩa. Suy rộng ra hơn nữa ta
sẽ thấy, mục tiêu của Mao là thực hiện kế sách xâm lăng toàn vùng, trong khi mục
tiêu của Mỹ là đem dân chủ với thị trường tự do vào phần còn lại của thế giới
thì việc đó sẽ đem lại sung mãn cho nhân loại, khi đó đạo quân thứ 5 của Tầu sẽ
bị vô hiệu hóa khi người dân mỗi nước ý thức được quyền lợi chính đáng của nước
họ. Khi Mỹ tham chiến ở VN thì mục tiêu chiến dịch không thể được định nghĩa rõ
ràng, ngoài định hướng tổng quát gọi chung là chiến lược chiến tranh gián chỉ,
hoặc thuyết DOMINO để bảo vệ ĐNÁ khỏi rơi vào tay CS mà thôi, lý thuyết quân sự
hiện đại là vậy, ta cần biết đẻ ứng dụng vào việc nước sau này.
Cho nên ngay từ khi chiến cuộc
Triều Tiên nổ ra thì Mỹ đã bí mật nói truyện với CS/Tầu về cách thức mà Mỹ sẽ
nhượng bộ các đòi hỏi về quyền lợi của Hoa Lục trong cuộc chiến tay ba gồm Mỹ-Hán-LX,
trong cuộc chiến ấy mỗi phía đều theo đuổi mục tiêu riêng của mình. Trong chỗ
riêng tư, Mỹ giải thích thế nào với Nga về cuộc chiến tại VN thông qua các đường
dây tình báo tế nhị là truyện khác, vĩnh viễn là bí mật; nhưng thật rõ ràng là
khi hạm đội Mỹ áp sát duyên hải VN trong cuộc chiến kinh hồn tại VN, thì việc
đó tự nó trở thành mục tiêu chính của chiến tranh lạnh, khiến cả Nga/Tầu đều tập
trung nỗ lực vào cuộc chiến vũ trang tại viễn đông TBD (mặt nổi là giữa Mỹ với
CS/VN là công cụ bình phong do CS/Tầu lập ra và viễn khiển từ sau hậu trường,
hoặc giữa VNCH với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là công cụ do Hà Nội lập ra). Mọi
hoạt động của LX nhằm đáp ứng với cuộc chiến tại VN trong suốt thời gian dài từ
sau thế chiến II cho thấy: LX không mấy am hiểu về quyền lực Tầu trong vùng
ĐNÁ, nhất là tại VN; LX đã bị Mỹ đánh lạc hướng chiến lược trong chiến tranh lạnh
là vậy.
Mỹ tăng quân, gây áp lực tối đa với
Tầu về mọi mặt, nhưng càng gây áp lực mạnh bao nhiêu trên chiến trường thì tại
bàn hội nghị hai bên càng tiến gần đến thỏa hiệp bấy nhiêu. Do vậy dàn dựng thế
nào để khi TT Mỹ Richard Nixon đến Bắc Kinh năm 72 không làm cho LX nổi điên là
cả một toan tính phức tạp của chính trị hiện đại, cũng chỉ bậc thầy về chiến lược
toàn cầu mới làm được mà thôi. Thông cáo chung Thượng Hải đi kèm theo đó là cả
một shopping list rất dài nêu lên các đòi hỏi của Bắc Kinh để CS/Tầu đứng về
phía Mỹ trong chiến tranh lạnh, lúc đó Mỹ rất cần CS/Tầu để đánh bại LX trong
chiến tranh lạnh, thời điểm đó cũng đánh dấu đỉnh cao của quyền lực Hán trên
quy mô toàn cầu (lúc đó Bắc Kinh muốn gì Mỹ cũng cho).
3
– Tương quan Mỹ-Hoa thay đổi trong 40 năm qua như thế nào.
Chủ nghĩa CS là học thuyết dẫn
đưa các nước theo CS vào con đường tự tàn phá, tự hủy từ bên trong, trong khi
con đường xây dựng là dân chủ với thị trường tự do mới là con đường chính có khả
năng dẫn đưa nhân loại vào thời kỳ thống nhất lại không được nói tới trong chỗ
công khai trên bất cứ diễn đàn nào. Thực ra đó là lý tưởng của Illuminatti lúc
đó rất ít người biết mà nếu có nghe phong phanh cũng chẳng ai tin, ngày nay lại
khác, đã đến lúc lý tưởng đó được công khai nói tới.
Như vậy con đường CS hoàn toàn
không giải quyết vấn đề chủ nghĩa quốc gia vốn là đầu mối của tranh dành quyền
lực, luôn dẫn đến chiến tranh; khi hàng loạt vấn đề liên quan đến nhà nước toàn
cầu cũng như quyền sở hữu không hề được cha đẻ ra chủ nghĩa CS nói tới, nội
dung mà cả cái học thuyết đó ôm ấp chỉ tập chú vào thuyết giá trị thặng dự cùng
cách mạng liên tục với các chứng minh rất dài dòng và phức tạp của một người gốc
Do Thái. Nói tới xây dựng ta cần hiểu rằng cần xây dựng kinh tế thị trường tự
do song song với việc xây dựng cấu trúc xã hội (dân chủ) thì tiến trình xây dựng
đó mới bền vững được, cũng như cặp đôi vật chất với tinh thần trong một con người
vậy thôi, chỉ xây dựng kinh tế mà không xây dựng xã hội thì xã hội đó đã tự
mình tạo ra thế bất quân bình, quyền lực ấy trước sau cũng bị tan rã bởi sức mạnh
của nhân dân, lịch sử La Mã, Âu Châu đã chứng minh cụ thể như vậy.
Mỹ-Hoa ký Thông Cáo Chung Thượng
Hải 1972 dựa trên trao đổi cụ thể Mỹ lui binh khỏi vùng ĐNÁ, chấm dứt mọi sự can
thiệp vào tình hình tại Miền Nam VN, VN theo CS chả có vấn đề gì đối với Mỹ, Mỹ
giúp Tầu tối đa để Hoa Lục mau chóng trở thành cường thịnh, Hoa Lục thay thế
Đài Loan trong vai trò Hội Viên Thường Trực Hội Đồng Bảo An LHQ, giải tán khối
Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) thay thế bằng ASEAN, đổi lại CS Tầu đứng trong
hàng ngũ với Mỹ chống lại LX, Mao hoàn toàn chấm dứt yểm trợ cho các phong trào
CS, cũng như chiến tranh du kích trong vùng ĐNÁ. Như vậy cuộc chiến VN thực ra
đã tạo mọi thuận lợi cho khối các nước ĐNÁ cũng như hòa bình thế giới trong lâu
dài, người dân VN bị hy sinh không phải cho quyền lợi của mình, mà cho thế giới.
Đối với Mỹ thì mục tiêu dẹp đạo quân du kích do Mao xây dựng tại ĐNÁ đã đạt được,
các bước kế tiếp nhằm vô hiệu hóa đạo quân thứ 5 của Tầu trên khắp thế giới lại
là việc khác.
3.1
– Kinh Tế Hoa Lục đang rơi vào vòng xoáy nguy hiểm
Hoa Lục trong bất cứ tình huống
nào không thể thực hiện cải cách chính trị được vì cả lãnh thổ Hoa Lục gồm nhiều
sắc dân với các nét văn hóa quá khác biệt, nhiều vùng vẫn chưa được coi là ổn định,
vẫn đang đấu tranh đòi độc lập như vùng Tân Cương, hoặc Tây Tạng, nhiều vùng
khác cũng sẽ nổi lên chống lại Bắc Kinh ngay khi tình hình chin mùi như tại Mãn
Châu, Nội Mông, thậm chí ngay tại các vùng duyên hải trù phú, cho nên xã hội ấy
phải được cai trị độc tài kiểu Hoàng Đế Trung Hoa xưa vậy. Nhưng không cải cách
chính trị thì xã hội ấy cũng sẽ bị tan rã từ bên trong do cách biệt giầu nghèo
ngày càng mở rộng, cho nên Đặng Tiểu Bình đã chọn chủ trương tập trung tối đa
vào cải cách kinh tế với sự trợ giúp toàn diện của Mỹ, như vậy vẫn có cơ may
giúp cho Hoa Lục thoát khỏi các cuộc nổi dậy của các sắc tộc thiểu số, cũng như
áp lực đòi cải cách của nhân dân Hoa Lục.
Chủ trương mèo trắng mèo đen đều
tốt miễn sao bắt được chuột cần được giải thích là: “cần làm giầu trước để mọi
người được giầu có lên, bằng vào lợi ích kinh tế mà người dân Hoa Lục được hưởng
sẽ khiến cho cả khối đông đảo người dân được hưởng lợi ích lớn lao đó phải cấu
kết với nhà nước ở Bắc Kinh để trấn áp bất cứ trào lưu đòi cải cách nào có thể
đe dọa đến sự ổn định của Hoa Lục”. Nhưng khi giầu có lên nước Tầu dường như
đang rơi vào tình trạng sứ quân khi nhiều vùng bị kềm hãm bởi tình trạng vô kỷ
luật cũng như bất lực xuất phát từ giới lãnh đạo tại Bắc Kinh khiến cho cả hệ
thống xã hội mà Bắc Kinh đang cố xây dựng ấy bị lâm vào tình trạng bế tắc toàn
diện về mọi mặt, trí thức Hoa Lục chân chính hiện đang rất ưu tư về tương lai bất
định của Hoa Lục là vậy (xin theo dõi các nhà chống đối chế độ CS cũng đủ thấy).
Cho nên thời gian với giới lãnh đạo
tại Bắc Kinh là yếu tố cực kỳ quan trọng, họ phải hối hả đầu tư tối đa vào mọi
lãnh vực, thi hành mọi chủ trương ăn cắp kỹ thuật toàn cầu trên quy mô lớn và
toàn diện, thực hiện trao đổi thương mại bất chấp quy luật hành xử được thế giới
công nhận, thực hiện xâm lăng hoặc đe dọa xâm lăng mọi lục địa để xâm chiếm thị
trường cùng khai thác tài nguyên, thực hiện chủ trương đầu tư tối đa vào mọi
lãnh vực bất chấp an toàn cho người tiêu dùng hàng hóa do Tầu sản xuất. Các chủ
trương đó có thể được coi là Pre emptive mà Hán Hoa tung ra nhắm vào mọi lục địa
về mọi mặt, Bắc kinh tự biết rằng: “Mỹ không thể để cho Hoa Lục tiếp tục bòn
rút tài nguyên của Mỹ cùng thế giới lâu dài để Hán Hoa xử dụng như công cụ xâm
lăng mềm thế giới” điều này giúp giải thích thái độ điên cuồng của Hoa Lục
trong thời gian mươi năm sau này.
Thực ra vẫn có một kiểu trao đổi
ngầm trong quan hệ quốc tế nhờ vào mạng lưới tình báo của Hoa Lục gài dày đặc
trên khắp thế giới, nhất là tại Mỹ cũng như Âu Châu khiến cho Hán Hoa vẫn nắm
được một số con chủ bài trong tay để khi cần nhượng bộ để xoa dịu chống đối tại
các nước Phương Tây, vụ Hoa Lục bán phá giá tấm năng lượng mặt trời tại Âu Châu
là cụ thể khiến cho EU không thể thi hành được chủ trương chung khi Đức vì quyền
lợi của mình không chấp nhận trả đũa Hoa Lục về thị trường xuất khẩu các bản
năng lượng mặt trời vào Âu Châu.
Nhưng quan trọng nhất chính ở chỗ:
chính quyền trung ương tại Bắc Kinh không kiểm soát được các chính quyền địa
phương, khi bí thư tỉnh ủy địa phương là các ủy viên Bộ Chính Trị có thẩm quyền
cao hơn hẳn các bộ trưởng trong nội các. Mỗi địa phương là một sứ quân đua nhau
đầu tư vào sản xuất, xây dựng các thành phố mới dựa trên nghị quyết của đảng bộ
địa phương để làm bình phong cho việc chiếm hữu đất đai làm giầu cho bản thân
các quan chức chính quyền cùng thân nhân, cũng như thực hiện các dự án đầu tư
ra bên ngoài.Tình trạng vô kỷ luật, rất lộn xộn trong lòng xã hội Hán đang trở
thành vấn nạn lớn ảnh hưởng đến đối nội cũng như đối ngoại của Hán, khiến cho
các chủ trương của Bắc Kinh thường ít đem lại hiệu quả như mong muốn, vụ Bạc Hy
Lai tại trùng Khánh là điển hình.
Sản xuất gia tăng (mỗi tuần một
nhà máy được khánh thành) nhưng thị trường ngày càng thâu hẹp lại do nhu cầu
tiêu thụ của các thị trường chính đang trải qua thời kỳ bất ổn như tại khu vực
EU là cụ thể (thất nghiệp ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha được
biết đã lên đến 28% tổng lực lượng lao động cả nước). Thêm vào đó nhiều nước bắt
đầu cảnh giác đối với làn sóng xâm lăng bằng hàng hóa cũng như con người xuất
phát từ Tầu (tại Brazil nơi quan hệ hai nước nhìn có vẻ tốt đẹp nhưng thực tế
Brazil đang tiến gần tới việc giới hạn các trao đổi thương mại với Tầu trên căn
bản sòng phẳng, tại Congo Châu Phi, Ngân Hàng Trung Ương Hoa Lục phải giảm bớt
các bảo đảm đầu tư của các công ty Tầu tại đó). Thực tế này khiến hàng hóa do Tầu
sản xuất hiện bị tồn kho lên đến mức báo động, hàng hóa để lâu sẽ mất giá khiến
các công ty không thể sinh lời, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quỹ tiền mặt của công
ty và sẽ ảnh hưởng đến kỹ nghệ ngân hàng. Vòng luẩn quẩn do đầu tư quá mức vào
sản xuất khiến sản lượng vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ đang đẩy kinh tế Tầu
vào vòng suy thoái mới, cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng GDP của Tầu một lần nữa được
điều chỉnh lại giảm xuống chỉ còn 7.8% trong năm 2013 và sẽ còn giảm nữa.
Bắc Kinh thực hiện chủ trương
khuyến khích tiêu thụ trong nước bằng cách cấp tín dụng tối đa bằng đồng Yuen,
song song với việc dumping hàng hóa vào bất cứ nơi nào có thể được để các công
ty thâu lại vốn (có nhiều người đại lý cho các công ty Tầu chuyên đi bán phá
giá hàng hóa hoặc thực hiện các vụ mua bán bất chính nhằm tàn phá các nước khiến
người dân bị buộc phải mua hàng do Tầu sản xuất với giá rẻ), thực tế này khiến
tỷ lệ lạm phát gia tăng, lương công nhân gia tăng mạnh lên đến trên 13% năm khiến
khả năng cạnh tranh của Hoa Lục ngày càng giảm sút, hậu quả là các công ty ngoại
quốc đang chuẩn bị rời khỏi Hoa Lục. Thủ Trướng Lý Khắc Cường mới đây kêu gọi
các công ty nước ngoài đừng rời khỏi Hoa Lục, do chủ trương bơm đồng Yuen vào
thị trường quốc nội khiến cả hai công ty thẩm định tín dụng là Fitch cũng như
S&P hạ giảm điểm tín dụng của kinh tế Tầu tính trên đồng Yuen.
Trong khi đó các nền kinh tế khác
cũng phải chật vật lo cứu kinh tế của nước họ bằng nhiều cách khác nhau, tựu
chung bằng chính sách khắc khổ như tại EU (Austerity) hoặc bằng cách chuyển từ
khắc khổ sang chủ trương phá giá đồng Yen như tại Nhật. Thủ Tướng Nhật Shinzo
Abe với thỏa thuận của các cường quốc kinh tế thế giới (dĩ nhiên không có Tầu
trong đó) đã cho thi hành chủ trương phá giá đồng Yen 10% , hiện nay một US
dollar đổi được trên 100 Yen so với trước đây trung bình dưới 90 Yen. Chính
sách kinh tế khắc khổ thực ra chỉ thành công đối với các quy mô kinh tế nhỏ -
nơi mà các yếu tố ảnh hưởng như: tiêu thụ, sản xuất, cũng như ít lệ thuộc vào
thị trường bên ngoài (xuất/nhập khẩu) - do thế chính phủ nước đó có thể giảm
thuế song song với cắt giảm công chi, kết hợp với cắt giảm lãi xuất để khôi phục
lại sản xuất.Tựu chung vẫn là chủ trương bơm tiền vào khu vực tư (bằng cách giảm
thuế) để khuyến khích tư nhân gia tăng tiêu thụ cũng như đầu tư, kinh nghiệm tại
Ireland đã chứng tỏ như vậy.
Chủ trương khắc khổ không bao giờ
thành công đối với khu vực kinh tế lớn nơi mà các yếu tố tác động trở nên quá
phức tạp như khối EU đang trải qua như hiện nay, nhưng Khối EU vẫn cho thi
hành, điều đó càng chứng tỏ rằng đằng sau kế hoạch này đã hàm chứa nhiều toan
tính chính trị, nhằm thúc đẩy từng thành viên của Âu Châu phải cải cách để giảm
thiểu sự lệ thuộc của EU vào nguồn cung cấp hàng giá rẻ của Tầu để tăng khả
năng cạnh tranh của toàn EU, dĩ nhiên qua kế tàn phá kinh tế Âu Châu mà ta đang
chứng kiến còn nhằm xác nhận quyền lãnh đạo thật sự của Đức đối với toàn khối
EU. Đức là nước quyết liệt theo đuổi đường lối này với sự phụ họa của TT Pháp
Hollande cũng như Thủ Tướng Anh Cameron mặc cho sự chống đối của cử tri Pháp, cử
tri Anh đối với đảng cầm quyền, như vậy toan tính đó cũng còn nhắm tới việc:
“không thúc đẩy kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, để gián tiếp tác động đến
kinh tế Hoa Lục.
Bài học về chính sách khắc khổ
(Austerity) đang được EU thi hành rõ ràng đi ngược lại với đường lối kinh tế
kinh điển cận đại được đề ra bởi kinh tế gia người Anh, cũng là đại diện Anh
trong hội nghị Bretton Woods năm 1944 là Sir John M. Keynes khi ông quan sát cuộc
đại khủng hoảng 1929 xuất phát từ Mỹ, khi đó FED cũng như Bộ Ngân Khố Mỹ cho
thi hành chủ trương khắc khổ (Austerity) khiến cho suy thoái lan ra toàn cầu và
tác động rất mạnh đến Âu Châu. Hệ lụy tất yếu là: Hitler nắm quyền lực tại Đức
năm 1933, Nhật thì chính phủ dân sự bị giới lục quân Nhật lật đổ do chủ trương
cắt giảm chi phí quốc phòng với hy vọng trở lại với bảo chứng bằng vàng, kết quả
là xuất khẩu của Nhật giảm 9.7% năm 1930, 9.5% năm 1931, cuối cùng chính phủ
dân sự Nhật tan rã năm 1936 cũng là năm Nhật chấm dứt chính sách kinh tế khắc
khổ, khởi đầu cho chế độ Quân Phiệt Nhật trong thế chiến II.
Cuộc đại khủng hoảng 1929 cùng với
các chính sách có phối hợp về mọi mặt vừa để tàn phá kinh tế toàn cầu đồng thời
qua đó bí mật chuẩn bị cho việc hình thành các liên minh quân sự/chính trị nhằm
đáp ứng với thế chiến II khi Phe Trục (gồm Đức-Ý- Nhật) bị đẩy vào đường cùng bị
buộc phải phát động thế chiến. (xin xem thêm bài viết The Austerity Delusion,
Why Bad Idea Won Over the West của tác giả Mark Blyth, trang 41, Foreign
Affairs số May/June 2013). Bài học này cũng khác hẳn với chính sách kinh tế
Song Hành và Kiệm Ước được ông B/T Trần Kim Ngọc cho thi hành hồi 1970 tại VNCH
khi quân Mỹ bắt đầu rút khỏi VN, chủ trương đó thực ra chỉ nhằm phá giá đồng bạc
VN, bước đầu đẩy xã hội Miền Nam vào con đường phân rã mà thôi, chả có gì mới
qua chủ trương này.
Nghịch lý của cục diện kinh tế thế
giới năm 2008 khi bong bóng địa ốc nổ ra tại Mỹ thực ra có nguồn gốc xuất phát
từ chủ trương quyết khai thác tối đa lợi thế thương mại khi Bắc Kinh cố tình giữ
giá trị đồng Yuen rẻ để cạnh tranh bất chính, chiếm đoạt thị trường toàn cầu.
Chủ trương này cần được đánh giá như đòn xâm lăng bằng kinh tế có bài bản của Bắc
Kinh, kết hợp với chủ trương đầu tư tối đa nhằm mở rộng guồng máy sản xuất tại
Hoa Lục, cũng như đầu tư vào bất cứ lãnh vực nào tại khắp nơi trên thế giới
ngay khi Hán cảm thấy có cơ hội đầu tư với mục đích chiếm đoạt tài nguyên như
bước khởi đầu của công cuộc xâm lăng về chính trị. Thị trường tài chánh/ngân
hàng Mỹ vốn được coi là thị trường béo bở vì rất ít bị giới hạn bởi luật lệ khắt
khe cũng như tâm lý bảo hộ so với nhiều nơi khác, tham vọng của Bắc Kinh là bằng
mọi giá phải xâm nhập vào thị trường tài chánh Mỹ để kiếm lời, cũng như tự khẳng
định đẳng cấp của mình.
Chưa làm được điều đó, Bắc Kinh
cho dù có dự trữ ngoại tệ bao nhiêu cũng cứ phải bị ngồi ở chiếu sau, cho nên
khi Mỹ lún sâu vào hai cuộc chiến tại Afghanistan và Pakistan thì chính phủ
Bush đã phải tung tiền ra để cứu kinh tế Mỹ song song với việc thương thảo với
Bắc Kinh đòi hỏi Hán phải định giá lại đồng Yuen cho phù hợp với kinh tế Hán
Hoa. Thực ra Mỹ chỉ tương kế tựu kế đẩy Tầu vào thị trường địa ốc Mỹ khiến cho
thị trường địa ốc tại Mỹ bị đẩy lên giá quá cao, để dẫn đến vụ nổ bong bóng địa
ốc cuối năm 2008. Biến cố suy thoái này tuy không nặng như đại khủng hoảng
1929, nhưng được coi là rất cần thiết để đẩy Âu Châu vào thế bị buộc phải cải
cách về cấu trúc, trong khi Mỹ phải hoàn thiện hệ thống để sẵn sàng đối đầu với
sự trỗi dậy của Á Châu Lục Địa mà sự kiện Tầu được coi là điển hình khi tiến
trình xây dựng ngày càng đi sâu vào lục địa Á Châu nơi hiện diện của hơn 4 tỷ
người.
Bắc Kinh đã hành động đúng theo
truyền thống Á Châu Lục Địa, không có gì để khẳng định là phần còn lại của Á
Châu sẽ hành động khác đi một khi quyền lực kinh tế được chuyển vào tay họ, cho
nên Phương Tây cùng với Nhật phải thực hiện cải cách để giữ thế quân bình với
khối đa số tại Á Châu (cần lưu ý đến các chính sách liên hệ đến ý đồ chiến lược
này). Cuộc suy thoái năm 2008 còn được coi là đòn gây áp lực với Bắc Kinh khi
nước này đã vượt quá giới hạn được hưởng trợ giúp về đầu tư cùng thị trường (thời
hiệu trung bình là 30 năm, với Nhật và Đức sau thế chiến II chỉ cần 20 năm thì
tiền tệ của họ đã được định giá bởi thị trường, với Tầu nay đã là 40 năm sau
khi Tầu được Mỹ giúp đỡ về mọi mặt, Thời hiệu 40 năm lại đánh dấu thời điểm để
một nước mới nổi đi vào chủ nghĩa đế quốc, Nhật hay Đức đều đã trải qua như vậy
khi xét về lịch sử của hai nước này). Sự kiện Tầu cạnh tranh bất chính đã khiến
cho kinh tế nhiều nước lâm vào thế bất ổn khiến họ phải tung tiền vào thị trường
để cứu nguy kinh tế nước họ trước khi nạn vỡ bong bóng sảy ra tại Mỹ, việc này
khiến cho nợ công tại nhiều nước gia tăng phi mã khiến cho một số nước thuộc khu
vực EU gặp nhiều khó khăn vè công nợ ngập đầu.
Khác với nhiều nước, Mỹ đã âm thầm
chuẩn bị mọi mặt cho sự kiện 2008, một mặt tung thêm tiền vào thị trường bằng đủ
mọi phương cách, cho dù việc này khiến cho nợ công của Mỹ gia tăng mau chóng, mặt
khác thực hiện đầu tư vào chiều sâu kỹ thuật tiên tiến nhất để bảo đảm tính cạnh
tranh trong lâu dài với khu vực sản xuất theo lối dựa chủ yếu vào khối lao động
có kỹ thuật thấp lương hạ (Capital Intensive&Labor Intensive). Mục tiêu
quan trọng nhất đối với Mỹ chính là nhằm lật đổ vị trí công xưởng toàn cầu mà Tầu
đang cố thực hiện bằng cách đầu tư điên dại vào mọi lãnh vực kinh tế bất chấp
cái giá phải trả về lâu dài của xã hội Tầu, các kế hoạch cải tiến toàn bộ kinh
tế Mỹ có thể được coi như một cuộc cách tân kỹ thuật đối với khu vực sản xuất
hàng hóa đã được Mỹ thi hành đồng bộ như đã từng sảy ra sau 1972. Cho nên TT
Obama cách nay vài năm có tuyên bố: “trong dăm năm tới, xuất khẩu của Mỹ sẽ
tăng gấp đôi là vậy”, theo dự kiến thì Mỹ sẽ trở thành quốc gia sản xuất lớn nhất
thế giới cũng chỉ trong dăm năm tới mà thôi, đẩy Hoa Lục xuống vị trí thứ hai.
Mỹ thực hiện kỳ tích này như thế nào vẫn còn là câu hỏi lớn cho đến khi các nhà
máy theo tiêu chuẩn Copy 3D tự động hóa hoàn toàn được xây dựng xong để cung ứng
hàng cho thế giới với giá rất cạnh tranh, vào lúc đó ta chả biết được là liệu
nước Mỹ có cần nguồn hàng nhập cảng nữa hay không.
Cuộc cách mạng sản xuất này chính
là sự kết hợp giữa kỹ thuật digital mà Mỹ dẫn đầu thế giới, đã được thử nghiệm
tại Đức cũng như Nam TT để rút kinh nghiệm, nay Mỹ đem kỹ thuật mới đó vào sản
xuất hàng tiêu dùng, mặc dù họ cũng chỉ chọn lựa một số hàng hóa nào đó mà
thôi. Nhưng việc đó đủ cho thấy thế giới trong tương lai sẽ ra sao, dân số đông
nhưng thiếu kỹ thuật, kỷ luật, trình độ tổ chức cũng như hệ thống xã hội hiện đại
thì dân số đông lại là cản trở nghiêm trọng cho phát triển. Việc này chứng tỏ
cho thấy: “kế hoạch biển người trong kinh tế đang bị đẩy đến con đường phá sản
như thế nào” (chả hiểu Hán Hoa có biết lấy đó mà sợ không, VN rồi sẽ ra sao đối
với cánh cầm quyền rất ít học trong nước).
Chỉ dăm năm tới đây nước Mỹ không
còn lệ thuộc vào nguồn dầu thô của nước ngoài, ngay lúc này Mỹ đã là nước xuất
khẩu sản phẩm dầu hỏa lớn nhất thế giới, quan trọng nhất chính ở chỗ lực lượng
lao động Mỹ đang được chuẩn bị để đáp ứng được với công nghệ mới dựa trên kỹ
thuật Copy 3D cũng như hàng loạt các ngành nghề mới sản sinh do kỹ thuật mới
đem lại. Thực tế đó dẫn đưa nước Mỹ tiến rất xa về phía trước trong khi các nước
khác vẫn còn bị chìm đắm trong kỹ thuật cổ thời, thực tế đó cho thấy: tham vọng
của Bắc Kinh thực ra chỉ là ảo vọng, chẳng bao giờ đạt được như chủ đề trong một
bài viết mới đây được tờ báo lừng danh thế giới là tở Economist nêu lên trong
bài viết về Giấc Mơ Trung Hoa (Chinese Dream). Kinh tế là môn học vừa nghệ thuật
vừa kỹ thuật, được coi là môn học khó ứng dụng nhất so với mọi môn học thuộc
khoa học xã hội, chỉ một sơ xuất rất nhỏ thường xuất phát từ chủ quan phe nhóm,
vì tính tham đã làm cho nhiều tổ chức chính trị bị dẫn lối vào các kế hoạch
không tưởng, khiến cho tài nguyên bị phung phí rồi suy yếu (như đang sảy ra tại
Hoa Lục).
Kinh tế Hoa Lục hiện nay nguy hiểm
hơn hẳn so với những gì được công khai nói tới khi guồng máy sản xuất được đầu
tư quá đáng để làm hàng xuất khẩu, việc này khiến cho họ bị lệ thuộc quá lớn vào thị trường bên
ngoài, điều mà Hoa Lục không thể kiểm soát được toàn diện. Quái lạ thật họ đấu
tranh để dành lại vị thế cường quốc, để rồi lại lệ thuộc vào cường quốc khác về
xuất khẩu cũng như ăn cắp kỹ thuật thì chả biết đến bao giờ họ mới trưởng thành
được; biện minh rằng đó là chủ trương xâm lăng kinh tế của Hán Hoa nhắm vào thế
giới thì việc này Nhật đã thất bại trước khi bị dẫn dụ vào thế chiến II với Mỹ
tại TBD đấy thôi. Nhất là khi các chính sách quốc tế của Hoa Lục cũng chỉ tập
trung vào chủ trương bảo vệ quyền lợi kinh tế, an ninh của Hoa Lục bất chấp quyền
lợi các nước khác, việc này dẫn đến chỗ hàng do Hán sản xuất đang bị tẩy chay tại
nhiều thị trường. Tình hình này đã đẩy kinh tế thế giới lâm vào suy thoái năm
2008 đến nay vẫn chưa ra khỏi khiến cho hàng xuất khẩu của Hán đang suy giảm, hàng
tồn kho gia tăng phi mã, hàng loạt các công ty nước ngoài đang có dự tính rời
khỏi Hoa Lục vì điều kiện làm ăn ở đó không còn thuyết phục nữa. Thực tế này
khiến cho kinh tế Hoa Lục đang rơi vào vòng suy thoái thật sự nguy hiểm, bất cứ
biến cố nào sảy ra trên thế giới này cũng có thể đẩy kinh tế Hoa Lục lâm vào thế
rơi tự do, khi đó mọi công sức mà CS Hán dồn vào đó sẽ tan thành mây khói, đó
là mối lo lớn nhất của giới cầm quyền tại Trung Nam Hải hiện nay.
3.2
– Đe Dọa xử dụng vũ lực, xâm lăng lân bang
Mao tập trung tối đa nỗ lực nhắm
vào ĐNÁ nơi nước Quảng Đông Hải Ngoại được hình thành bởi người Hoa Nam di cư
xuống phương nam từ thời nhà Thanh thay thế nhà Minh bên Tầu năm 1644, năm sau
nhà Thanh tàn sát người Quảng Đông khiến cho người Quảng Đông sống dọc duyên hải
Hoa Lục mở đầu cao trào thiên di xuống phương nam với tham vọng phản Thanh phục
Minh. Họ không thành công trong toan tính phản Thanh, nhưng rất thành công
trong việc xây dựng một nước Hán Hoa Hải Ngoại lấy ĐNÁ làm tâm điểm, cho nên ta
gọi họ là nước Quảng Đông Hải Ngoại cũng không quá ngoa ngôn; sức mạnh kinh tế
của họ gia tăng mau chóng bởi các nhà cầm quyền thực dân Anh, Pháp, Hòa Lan tại
chỗ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm di dân này vì họ phục vụ cho quyền lợi
thương mại của các công ty Phương Tây trong vùng.
Nhưng quan trọng hơn hết ở chỗ khi
các nước trong vùng thực ra thì cũng mới được sắp xếp lại (cụ thể như đế quốc
Khmer bị tan rã sau đó xuất hiện thế lực Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Việt
Nam tràn xuỗng phía nam chiếm Chiêm Thành, Chân lạp nay là miền Trung và miền
Tây) nên cả vùng ĐNÁ bị phân hóa khi sức mạnh của Âu Châu tràn tới, trong khi
đó nhà Thanh trên nguyên tắc vẫn là quốc gia độc lập nên vẫn có đủ sức mạnh để
bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ tại ĐNÁ. Sau 1912 nhà Thanh bị lật đổ, Trung
Hoa lâm vào nội chiến, khiến làn sóng di cư người Hoa đến ĐNÁ càng gia tăng,
khi đó nước Tầu Hải Ngoại lan tràn sang đến mọi Châu Lục. Sức mạnh của Hoa Lục
đương nhiên được mở rộng trên quy mô toàn cầu, vấn đề là ai làm chủ Hoa Lục để
vận dụng sức mạnh hải ngoại đó mà thôi.
Toan tính của Tưởng trong việc
hình thành các đảng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Văn thực không có tính thuyết
phục đối với đa số người bản xứ cũng như Hoa Kiều mới đến định cư trong vùng, họ
là thành phần ít học dễ bị lung lạc bởi các lời tuyên truyền đường mật kết hợp
với đe dọa khủng bố bằng bạo lực nhân danh chủ nghĩa CS Toàn Cầu được lãnh đạo
bởi Quốc Tế III trên nguyên tắc chứ không phải là thế lực thực dân Nga hay Tầu
nào khác. Vấn đề chủ nghĩa thực dân Nga hay Hoa chỉ được nói tới khi chiến
tranh lạnh mở rộng trên quy mô toàn cầu dựa vào lý thuyết về hai khối được Cựu
Thủ Tướng Anh đề ra năm 1947 tại Mỹ mà thôi, nhưng khi đó chiến tranh du kích
đã mở rộng trên quy mô toàn vùng rồi, Phương Tây bị buộc phải đối đầu với cuộc
chiến du kích mà Mao gọi là chiến tranh nhân dân tại khắp ĐNÁ. Cuộc chiến này mới
là chiến tranh thực sự trong chiến tranh lạnh khiến Mỹ phải tham chiến trong một
cuộc chiến mà quân Mỹ cũng như Phương Tây không thể khai thác được lợi thế kỹ
thuật, Mỹ phải dụng rất nhiều ngoại chiêu cùng các nghịch lý chính trị cũng như
quân sự khiến uy tín của Mỹ bị sói mòn nghiêm trọng (nay đã khôi phục lại mạnh
hơn xưa rất nhiều).
Như vậy nhìn vào chiều sâu của cuộc
đối đầu Đông/Tây thì Mao đã biết vận dụng chiến lược chiến tranh nhân dân mà
người Việt rất sở trường để chống lại ưu thế về vũ khí của Phương Tây, người Mỹ
cũng đối lại bằng các đòn chiến tranh sâu rộng kết hợp mọi hình thái chiến
tranh khác nhau khiến cho Mao phải từ bỏ cuộc chiến du kích chống Phương Tây để
đổi lại được trợ giúp để làm giầu. Như vậy khi hai bên họp Thượng Đỉnh tại Thượng
Hải 1972 thì trên bình diện chiến lược: “Hán đã bị Mỹ khuất phục bằng dollar,
thời gian 40 năm qua nên được coi là chuyển tiếp nhằm đẩy Hán đến chỗ phải cải
cách chính trị, chấp nhận thi hành luật pháp thế giới”.
Mao coi VN mới là chiến trường
chính mở đầu cho tham vọng bành trướng xuống Phương Nam trước khi thôn tính các
vùng lãnh thổ khác, việc này gây ra đụng độ với phe Quốc Dân Đảng tại ĐNÁ,
nhưng cuộc đụng độ lớn nhất giữa hai phe Mao-Tưởng sảy ra tại lãnh thổ VN. Năm
1949 khi Tưởng bị đẩy ra Đài Loan thì cục diện chiến tranh VN đã được định rôi:
“Mỹ chỉ cần thuyết phục Mao đứng về phía Mỹ thì chiến tranh lạnh đương nhiên kết
thúc, vì khi đó khối CS LX bị mất một nửa quan trọng nhất, tạo đe dọa ngay
trung khu thần kinh của Nga. Vấn đề là lúc nào, trong điều kiện nào, vì phải kết
hợp vừa vấn đề an ninh toàn Châu Á với việc mở rộng thị trường toàn cầu song
song với tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự chin mùi của các xã hội trong
vùng Đại Lục Địa Á Châu nói chung”. Trong điều kiện đó mục tiêu cụ thể của Mỹ
trong chiến tranh lạnh trên nguyên tắc nhằm đánh bại LX, nhưng mục tiêu cụ thể
chính là đánh tan chiến lược chiến tranh nhân do Mao khởi xướng nhắm vào ĐNÁ,
trong đó VN là chiến trường chính, để qua đó Mỹ xử dụng chiến lược chiến tranh
gián chỉ, trực tiếp đánh CSVN nhưng gián tiếp đánh vào CS/TQ.
Bằng vào chiến lược kết hợp chiến
tranh đe dọa toàn diện đối với Hoa Lục khi trên 500,000 quân Mỹ tập trung đông
đảo tại Miền Nam VN, kết hợp với việc mua chuộc bằng cách dành cho mọi ưu đãi về
thương mại, đầu tư cũng như trợ giúp kỹ thuật kể cả vũ khí, để đẩy Mao đến chỗ
phải chấp nhận điều kiện do Mỹ đưa ra, thực ra điều kiện đó rất lời cho Bắc
Kinh. Cho nên tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Hoa năm 1972 Kissinger đã khẳng định
với Chu Ân Lai là: “VN theo CS chả có vấn đề gì với Mỹ cả”, như thế tất cả những gì quan trọng nhất liên quan
đến thỏa hiệp mật Mỹ-Hoa được che dấu bởi Thông Cáo Chung Thượng Hải cũng chỉ gồm
hai điểm chính: “Mỹ rít khỏi Biển Đông liên quan đến con bài VN, kế đến là cam
kết của Mỹ dành cho Tầu mọi ưu đãi về đầu tư thương mại chuyển giao kỹ thuật để
Mao mau chóng trở thành cường thịnh, đe dọa sự tồn tại của LX”. Như vậy xét
trong tổng thể của chiến lược toàn Á Châu thì Mỹ đã xử dụng chiêu thức tạo dựng
sức mạnh cho Tầu để gây áp lực với LX khiến LX bị buộc phải đối đầu với Tầu khiến
cho cuộc đối đầu Mỹ-LX giảm nhiệt, dẫn đến chỗ thỏa hiệp hạn chế vũ khí tiến
công chiến lược gọi tắt là SALT 2 được Mỹ-Nga ký kết năm 1972 là vậy.
Bắc Kinh cứ tưởng rằng phát biểu
của Kissinger về VN đương nhiên có giá trị vĩnh viễn, nên các giới chức CS/Tầu
luôn tỏ ra rất trịch thượng mỗi khi bàn về vấn đề VN, coi VN chỉ là một tỉnh của
Tầu, đương nhiên Hoàng Sa, Trường Sa cùng 80% vùng biển Đông là lãnh thổ của
Hán (vùng biển Lưỡi Bò hay đường biển 9 đoạn). Chính trong giai đoạn này cách
nay khoảng 15 năm người Việt bắt đầu lên tiếng đòi chủ quyền dân tộc, cũng
trong thời gian đó phía Mỹ cũng bắt đầu tính tới việc kéo cánh người Việt trong
hàng ngũ đảng CSVN ra khỏi vòng ảnh hưởng của Tầu. Phát biểu của Kisinger trong
phiên họp với Chu Ân Lai dẫn đến hệ lụy tất yếu là: Mỹ chấm dứt mọi yểm trợ cho
VNCH khiến CS/Hà Nội được Nga thúc đẩy mau chóng tiến chiếm VNCH, đồng thời
CS/VN đứng trong hàng ngũ với LX thực hiện kế bao vây T/Q từ hướng nam.
Chiến trường ĐNÁ thực ra chả có
chỗ đứng cho LX khi mọi ưu thế đều nằm trong bàn tay Bắc Kinh, LX khi đó bị rơi
vào thế tiến thoái lưỡng nan, bị đẩy đến chỗ bị buộc phải can thiệp sâu vào nhiều
chiến trường khác nhau, điều mà LX không bao giờ sẵn sàng (họ chỉ quen tầm ăn
dâu trên thảo nguyên mà thôi) cho nên LX tan rã là điều không ngạc nhiên đối với
những ai biết quan sát cục diện toàn cầu. Cho nên khi Kissinger tuyên bố với
Chu Ân Lai như trên thì Bắc Kinh cố tình diễn dịch theo nghĩa: “VN thuộc TQ
cũng chả có vấn đề gì với Mỹ”. Sự thực không đơn giản như Bắc Kinh nghĩ, vì bất
cứ thế lực nào thống trị VN thì mọi di chuyển trên vùng biển Đông cũng như Hoa
Đông đều bị thế lực đó khống chế (lịch sử hàng hải trong vùng biển này trong
hơn 300 năm qua đã chứng minh như vậy và mãi mãi sẽ như vậy, đây là vấn đề thuộc
về thuyết Địa Chính Trị).
Do thế khi Tầu tuyên bố chủ quyền
trên vùng biển ĐNÁ thì lời tuyên bố này của Bắc Knh đương nhiên trở thành đe dọa
đối với quyền tự do lưu thông trong vùng biển Đông vốn là hành lang quan trọng
đi vào Ấn Độ Dương, sau đó Bắc Kinh cho nổ tiếp vụ đòi chủ quyền đối với quần đảo
Senkakus do Nhật làm chủ. Việc này khiến cho mâu thuẫn giữa các nước ven biển
thuộc Tây TBD cũng như Ấn Độ Dương với Tầu đột ngột trở nên căng thẳng, đẩy các
phía vào thế phải chuẩn bị cho tình huống được coi là tồi tệ nhất có thể sảy
ra, nhất là khi hải quân Tầu nói chung gồm cả hạm đội xanh lẫn hạm đội trắng (tầu ngư chính) áp sát vùng biển
Đông ngang nhiên bắt nạt VN (quân đội cũng như ngư dân) ngay trên vùng lãnh hải
của VN được LHQ công nhận. Tình hình đó ngay tức khắc dẫn đến chỗ hình thành
hai liên minh chiến lược đối đầu tại Á Châu, trên lục địa cũng như trên biển,
việc duyệt xét các diễn biến trong vùng sẽ chỉ cho ta thấy nhiều điều đáng để học
hỏi.
3.3
Hai Khối tại Á Châu
Càng ngày Tầu càng tỏ ra hung hãn
với các lân bang, coi thường mọi quy luật hành xử quốc tế, tiếp tục xử dụng mọi
lợi thế kinh tế/chính trị/quân sự để hình thành liên minh chính trị/kinh tế do
Bắc Kinh lãnh đạo, để chuẩn bị cho mọi cuộc đối đầu với bất cứ thế lực nào
trong vùng. Rõ ràng là Bắc Kinh muốn lợi dụng cơ hội quân NATO/Mỹ sẽ rút khỏi
Afghanistan trên nguyên tắc trước cuối năm 2014, để hình thành một liên minh
quân sự/kinh tế bao phủ vùng Trung Á đến vùng biển Ấn Độ Dương để uy hiếp Ấn Độ
cũng như củng cố sự hiện diện tại Ấn Độ Dương, do vậy biển Đông trở thành vùng
biển mà Bắc Kinh muốn chiếm bằng mọi giá (Mỹ chỉ để lại mấy căn cứ nhỏ tại đấy,
không phải để tác chiến mà chỉ làm công việc theo dõi tình hình tại chỗ cũng
như phối hợp hòa giải giữa các bộ tộc tại Afghanistan mà thôi, việc này gợi nhớ
lại thời kỳ năm 1990 khi quân LX rút khỏi Afghanistan, sau đó nước này rơi vào
tay Taliban). Liên minh quân sự/chính trị/kinh tế do Bắc Kinh lãnh đạo đã được
hình thành trên mười năm trước khi Hán Hoa xây dựng nhóm các nước được gọi
chung là Hiến Chương Thượng Hải (SCO) có sự tham gia của cả Nga được coi như thế
lực bình phong để Bắc Kinh có điều kiện kín đáo thao túng từ sau hậu trường.
Các nước thuộc Trung Á đã có kinh
nghiệm về thời kỳ LX, họ cũng từng hãnh diện là đã một thời hùng mạnh, tiêu biểu
như đế chế Tamerlane xưa, họ tự hiểu là cuộc cờ SCO chả đem lại lợi ích thiết
thực gì cho họ nếu không coi đó là bình phong che đậy tham vọng chiếm đóng của
đế quốc mới nổi là Hán, cho nên SCO trên lục địa đã không mấy thành công như
Hán mong đợi. Bắc Kinh tự hiểu: Ấn Độ Dương mới là địa bàn quan trọng đối với
an ninh năng lượng của Hán, khi càng ngày kinh tế Hoa Lục càng lệ thuộc vào nguồn
cung cấp dầu khí đến từ Trung Đông-Châu Phi, Châu Phi cùng Khối Hồi Giáo còn là
nơi cung cấp các loại nguyên vật liệu khác cho kinh tế Hoa Lục, đồng thời cũng
là thị trường dễ tính có thể tiêu thụ lượng hàng hóa rất lớn do guồng máy sản
xuất của Hoa Lục sản xuất ra (vài ba tỷ dân chứ đâu ít). Dĩ nhiên các nước xung
quanh Ấn Độ Dương cũng sẽ là nơi các công ty Hoa Lục có ưu tiên đầu tư vào đấy,
để từ đó Hán Hoa tiến tới việc thao túng Địa Trung Hải mở cửa lớn đến Âu Châu
đang vất vả trong việc chuyển hóa sang kiểu xã hội mới đầy bất trắc (Hán gọi
vùng duyên hải Ấn Độ Dương là chuỗi hạt trai là ý ám chỉ một liên minh trên Ấn
Độ Dương là vậy).
Tham vọng hiện đại hóa Hoa Lục về
mọi mặt đòi hỏi Bắc Kinh phải có vị thế được kính trọng tại Ấn Độ Dương, bất chấp
chống đối của Ấn Độ, cho nên Ấn Độ thực sự đang phải đối diện với chiến lược
bao vây do Hán tung ra. Ấn không thể tìm đến Mỹ hay Nga để có đồng minh, vì đối
với các nước thuộc văn minh Kyto Giáo Âu-Mỹ thì: “Đó là việc của Á Châu, Á Châu
tự giải quyết lấy”. Vả lại Mỹ cũng đang thực hiện chủ trương trở về nhà chỉ giữ
lại một số căn cứ tiền tiêu để đề phòng bất trắc mà thôi, cho nên Ấn Độ phải tự
lo lấy vấn đề an ninh của mình, quan hệ giữa Ấn với Mỹ hay Âu Châu được đặt
trên căn bản thương mại sòng phẳng để tính toán sao cho không gây ra căng thẳng
với Tầu.
Chiến lược xoáy trục về Á Châu
TBD của Mỹ dựa trên việc tái bố trí lực lượng Mỹ trên dãy hải đảo Mariana từ bắc
xuống nam trên TBD ở phía đông Phi Luật Tân, kết hợp với căn cứ Darwin của Úc
và Mỹ có mục đích kiểm soát vùng nam Đại Tây Dương, căn cứ Diego Garcia trên Ấn
Độ Dương kết hợp với Hạm Đội 5 tại vịnh Ả Rập. Lực Lượng Mỹ có nhiệm vụ ngăn chặn
chiến tranh trong vùng giữa các thế lực thù nghịch tại Châu Phi, vịnh Ả Rập
cũng như an ninh trên Ấn Độ Dương cũng như TBD.
Nhật, Tầu đối đầu tại vùng biển
Hoa Đông rộng lớn hơn những gì được nói tới liên quan đến dãy đảo Senkakus, vì
tham vọng của Hán đòi chủ quyền đối với dãy hải đảo Ryukyu nơi có căn cứ hải-không
quân Mỹ Okinawa. Khi Mỹ-Hoa ký thông cáo chung Thượng Hải 1972 thì tương quan
chiến lược tại Á Châu bắt đầu trở nên bất quân bình nghiêm trọng, đối đầu Nga-Mỹ
trở nên ít quan trọng hơn so với vị thế đang lên của Hán Hoa để đến giới hạn
nào đó trở thành đối đầu Hoa, Nhật vì quyền lợi sinh tử của cả hai tại Viễn
Đông. Việc này đã được chứng nghiệm vào năm 1894 khi nhà Thanh can thiệp vào vấn
đề Triều Tiên, ngay sau đó dẫn đến việc hải quân Nhật đánh phủ đầu hạm đội nhà
Thanh ngay trên vùng biển Hoa Bắc, để mở đầu cho chủ nghĩa đế quốc Nhật tại Á
Châu, sau đó dẫn đến thế chiến II.
Hán Hoa càng mạnh thì cuộc đối đầu
Nhật-Hoa càng gia tăng cường độ, nên đã từ lâu sau 1972 phong trào đòi tái vũ
trang đã hồi sinh tại Nhật, nhưng chính giới Nhật thấy là chưa đúng lúc, họ chỉ
âm thầm chuẩn bị những gì có thể chuẩn bị được miễn sao không làm mất lòng Bắc
Kinh. Khi Bắc Kinh gia tăng đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển Đông thì phía Nhật
tự biết là thời cơ đang đến gần, trước sau gì Bắc kinh cũng gây sự với Nhật
trên vùng biển Hoa Đông. Mỹ tuy đóng quân tại Okinawa và có hiệp ước an ninh với
Nhật ký kết hồi 1950 nay vẫn còn nguyên hiệu lực, nhưng hiệu lực đối với cuộc
chiến tranh lạnh giữa Mỹ với LX khi Nhật bị tấn công bởi bất cứ thế lực CS nào
trong thời chiến tranh lạnh mà thôi. Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật 1950 không thể
đương nhiên mở rộng một khi Tầu trực tiếp tấn công Nhật, thậm chí ngay cả nếu
Nga tấn công Nhật vào thời điểm này thì việc ứng dụng hiệp ước này cần được duyệt
xét lại toàn diện. Nếu Hành Pháp Mỹ đủ mạnh với Quốc Hội Mỹ thì mọi can thiệp của
quân Mỹ nhằm bảo vệ Nhật vẫn có thể bị Quốc Hội Mỹ dị nghị, thậm chí khi đó thẩm
quyền của TT Mỹ có thể bị giới hạn rất nhiều vì thiếu căn bản pháp lý cho phép
TT Mỹ hành động đơn phương đem quân Mỹ vào chiến tranh, trừ khi quân Mỹ bị trực
tiếp tấn công hoặc quyền lợi sinh tử của Mỹ bị đe dọa thật sự.
Trong mọi tình huống đều bất lợi
cho Nhật, ngay cả khi quân Mỹ được Quốc Hội Mỹ chuẩn thuận tham chiến thì mọi sự
cũng đã quá trễ, vì cuộc chiến hiện nay nhiều khi chỉ sảy ra trong vài giờ ngắn
ngủi mà thôi, nhiều khi chả có dấu hiệu chiến tranh nhưng mức tàn phá là kinh
khủng, khi đó thiệt hại lớn vẫn do Nhật hứng chịu (như Cyber War, hay tấn công
hạch nhân, hoặc bằng vũ khí Tesla Electromagnetic Pulse). Nên Nhật phải chủ động
lo cho chính mình bằng con đường tái vũ trang tối đa, sẵn sàng tung tiền của sức
mạnh kỹ thuật cũng như kỹ thuật chiến tranh viện trợ hào phóng cho bất cứ nước
nào có thể đóng góp vào việc hình thành trận doanh bao vây Tầu trên biển cũng
như trên đất liền. Nhật viện trợ tầu tuần duyên loại mới cho Phi là vậy, Nhật
cũng đang tìm cách tiếp cận VN để bán tầu tuần cho VN để VN đủ sức đối đầu với
hạm đội trắng của Hán Hoa, nhưng quan trọng nhất là con chủ bài Ấn Độ, nước
trên 1 tỷ dân ở phía tây Hy Mã Lạp Sơn là thế lực lớn chi phối an ninh vùng
Trung Á cũng như Ấn Độ Dương.
Liên minh chính trị/quân sự/kinh
tế Nhật-Ấn được hình thành là tất yếu nhằm đối đầu với chủ nghĩa bành trướng Hán
Tộc, như vậy cục diện Á Châu TBD hiện nay khác nhiều với thời kỳ hơn trăm năm
trước. Khi đó đối đầu chính yếu sảy ra trong vùng Đông Bắc Á nơi ba thế lực được
hình thành hoặc dàn dựng để kềm chế lẫn nhau trên vùng biển Đông Bắc Á là Nga,
Nhật và nhà Thanh, trong chiến tranh lạnh thế đối đầu trở thành LX, Mỹ và CS Tầu
nhưng trên nguyên tắc là giữa hai khối LX với Mỹ mà thôi. Ngày nay yếu tố Nga
được coi như yếu tố giữ quân bình trong khi cục diện toàn Á Châu TBD trở thành
cuộc đối đầu giữa hai liên minh đang hình thành trong thực tế, đó là: “liên
minh Nhật-Ấn với sự tham gia của các nước dân chủ thuộc duyên hải TBD cũng như Ấn
Độ Dương thực hiện tuyến bao vây và đối đầu với liên minh do Tầu đang xây dựng
gồm Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Maldive, có thể bao gồm cả Iran được coi
là yếu tố vòng ngoài nhưng liên kết chặt chẽ với Tầu”.
Quyền lợi kinh tế cũng như an
ninh của hai khối tại Á Châu này đan sen kẽ vào nhau, như tại ĐNÁ chẳng hạn, Tầu
muốn vây Ấn trên bộ cũng như trên biển, trong khi Ấn lại liên kết với Nhật để
thực hiện vòng vây rộng hơn bao vây lại Tầu trênTBD cũng như Ấn Độ Dương, xem
thế đủ biết là: “Á Châu TBD chưa thể yên được”. Xem xét diễn biến nêu trên, mới
thấy tính toán chiến lược tạm thời trao đổi VN để đổi lại Mao từ bỏ chiến tranh
du kích tại ĐNÁ vi diệu đến như thế nào, nếu lúc này ĐNÁ vẫn còn mầm mống của
chiến tranh du kích thì liên minh Nhật-Ấn sẽ bị mất rất nhiều tác dụng, cả hai
chỉ còn con đường xếp giáp quy hàng Tầu mà thôi (cả hai nên cám ơn VNCH).
Hải quân và Hải Giám Tầu càng thực
hiện chiến dịch xâm chiếm biển Đông bao nhiêu, các giới chức Tầu càng lên tiếng
đe dọa xử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp đảo Senkakus bao nhiêu thì Nhật, Ấn
càng liên minh chặt chẽ với nhau bấy nhiêu, Thủ Tướng Ấn Singh đến thăm Nhật
trong khi hải quân Ấn cử đoàn chiến hạm gồm 4 chiếc đến thăm vùng biển Đông (hiện
đang thăm VN). Trong cuộc hội đàm an ninh quan trọng Nhật-Ấn tại Tokyo, Thủ Tướng
Nhật Shinzo Abe tuyên bố: “Ấn Độ ở Phương Tây, Nhật ở Phương Đông phải gánh vác
trách nhiệm quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình Châu Á”; Thủ Tướng Ấn nói:
“Nhật và Ấn là đối tác tự nhiên và không thể thiếu trong các nỗ lực mang lại
hòa bình, ổn định trong tương lai, hợp tác và thịnh vượng cho khu vực Châu
Á-TBD và Ấn Độ Dương”. Trong một phát biểu khác TT Nhật nói: “Nhật muốn xác nhận
lại rằng các quốc gia Ấn Độ Dương và TBD là cộng đồng các nước ven biển dân chủ.
Điều đó hiển nhiên chỉ ra rằng không bao gồm Trung Quốc, đây là một bước tiến
quan trọng và thông minh của Ấn Độ, tôi nghĩ rằng: Bắc Kinh có lý do để lo lắng”
Tin mới nhất cho hat hải quân Ấn cũng bắt đầu tập trận với hải quân Úc.
3-4
Lập Trường của Âu-Mỹ đối với cục diện Á Châu
Giải thích việc này thực ra liên
quan đến hai cuộc chiến tại Afghanistan và Irak dưới thời Ông Bush mà nhiều người
thường hay lên tiếng chê trách, hai cuộc chiến ấy đã khiến Mỹ chi tiêu trên 1
trillion dollar và đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái kéo dài đến nay, nhưng cũng mở
ra một cuộc cách mạng về kỹ thuật chiến tranh khiến Mỹ vượt xa các đối thủ truyền
thống, kể cả Âu Châu. Phải nói rõ rằng hai cuộc chiến đó là cần thiết vì nếu
không quyết liệt ngăn chặn kịp thời thì khủng hoảng toàn diện sẽ nổ ra trên
toàn cõi lục địa Á Châu TBD và Ấn Độ Dương, khiến cho tình hình dễ dàng đi đến
chỗ không còn kiểm soát được nữa, khi ấy đối đầu tại Á Châu sẽ nổ ra sớm đén
vài mươi năm. Nếu tình hình sảy ra như vậy quân Mỹ cùng NATO bị buộc phải lâm
chiến trong một cuộc chiến cực kỳ nguy hiểm trên chiến trường rộng lớn nằm sâu trong
lục địa Châu Á - vốn là thế mạnh của quốc gia đông dân quen với thảo nguyên -
trong khi thế mạnh của Mỹ là kỹ thuật cũng như hàng hải.
Vả lại chiến trường rộng lớn
EURASIA với các khác biệt sâu rộng về văn hóa cùng chủng tộc đòi hỏi cách tiếp
cận kiểu khác chứ không phải là đem quân Mỹ trực tiếp tham gia một cuộc chiến lớn
trên chiến trường bao phủ toàn lục địa Á Châu trong điều kiện quân cũng như dân
Mỹ chưa được chuẩn bị đúng mực, khối đồng minh chưa trải qua thử thách cần thiết.
Trong tình hình đó chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể dẫn đưa thế giới vào chiến
tranh cực lớn kiểu Apocalypse khiến cho mọi thành quả mà loài người đạt được có
thể bị hủy diệt mau chóng, do thế chiến tranh là chọn lựa tồi tệ nhất, chỉ khi
nào không thể ngăn chặn được nữa thì mới để cho chiến tranh sảy ra, nhưng phải là
kiểu chiến tranh trong tầm kiểm soát được về quy mô, khu vực cũng như thời
gian. Chiến tranh theo nghĩa hiện đại còn đặt căn bản cho công cuộc xây dựng lại
xã hội về mọi mặt thì kiểu chiến tranh như vậy mới có ý nghĩa và chính nghĩa
theo nhãn quan của chiến lược toàn cầu hiện đại, nếu một cuộc chiến chỉ nhằm
tàn phá thì đó là cuộc chiến vô nghĩa được thi hành bởi các thế lực độc tài như
lịch sử nhân loại đông/tây đã từng diễn biến như vậy.
Kiểm điểm lại lịch sử thế giới
trong gần 300 năm qua cho thấy các cuộc chiến được dàn dựng và cho sảy ra theo
những chu kỳ nhất định (chiến chiến-hòa hòa) khiến cho nhiều người vì không hiểu
thấu đáo lịch sử dễ đi đến nhận định là Phương Tây hiếu chiến, chỉ quen lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh, nhưng thực tế một khi biết nhìn trong tổng thể ta thấy
ngay là: “tiến trình hợp nhất, xây dựng sau mỗi cuộc chiến là rất bền vững và
thống nhất”. Dựa trên nhận định đó để đánh giá về thế giới sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc, sau đó dẫn đến việc Hán Hoa mở rộng tham vọng thôn tính toàn cầu
khiến cho toàn lục địa EURASIA lâm vào thế bất ổn.
Thực tế tại Á Châu với hàng loạt
các bất trắc do Hán gây ra trong cuối thế kỷ 20 khi Hán quyết mở rộng vùng
không gian sinh tồn trên vùng Trung Á -
nơi mà các cường quốc Phương Tây đã từng thất bại ở đấy - như vậy Hán muốn
dụng thế mạnh độc quyền của mình tại Trung Á, để buộc bất cứ thế lực phương Tây
nào can dự vào vùng này kể cả Nga hay Mỹ đều bị dụ vào trận đồ: “ lấy thế yếu của
Phương Tây chống lại thế mạnh của Hán”. Điều này khiến cho Mỹ phải tính toán
cách thức đáp ứng hữu hiệu nhất với tình hình, dựa trên nhận định là: “nhà chiến
lược khôn ngoan không bao giờ để cho đối phương xử dụng thế mạnh của họ để đánh
lại thế yếu của ta” cho nên sau coup 9-11 là cả một sự chọn lựa chiến lược sâu
rộng nói lên sức mạnh tinh thần của phía Mỹ (Âu Châu kính trọng Mỹ là rất đúng).
Như vậy cuộc chiến Afghanistan có
mục tiêu rõ ràng là ngăn chặn không để chiến tranh lan rộng khắp Á Châu, nên
khi lật đổ Taliban, Sađam Hussein ông Bush tuyên bố: “nhiệm vụ hoàn tất là vậy”
hoàn tất mà Ông Bush nói tới chính là: “Mỹ đã hoàn tất việc mở ra một cuộc chiến
nhỏ để ngăn chặn một cuộc chiến lớn trên quy mô toàn vùng có thể sảy ra không
đúng lúc vượt ngoài tầm kiểm soát”. Theo dự tính quân NATO sẽ hoàn toàn chấm dứt
vai trò tác chiến ở đấy trước cuối năm 2014, sau đó quân Mỹ-Đức cùng với Ý sẽ
tiếp tục ở lại trên 9 căn cứ nhỏ để làm chỗ dựa cũng như giữ thế hòa giải giữa
các phía tại Afghanistan; Nhưng cũng cần hiểu là: nhiệm vụ của họ cũng là để
theo dõi mọi diễn biến trong vùng để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể sảy
ra tại trung tâm của lục địa Á Châu vào một thời điểm nào đó. Như vậy cuộc đối
đầu sắp tới có lẽ cũng chỉ giới hạn xung quanh tiểu lục địa Ấn Hồi mà thôi,
trên biển cũng như trên đất liền, mặc dù có liên hệ đến Iran trong một chừng mực
nào đó, nhưng cuộc chiến không thể vượt ra ngoài vùng Nam Á. Chủ trương căn bản
của Mỹ cũng như EU trong tình hình này vẫn là đứng ngoài chờ xem các thế lực lớn
tại Á Châu sẽ làm gì, trong khi họ vẫn dồn nỗ lực đề phòng chiến tranh song
song với việc vẫn dồn tối đa nỗ lực ngoại giao để đưa các bên vào bàn hội nghị.
Tập trận liên tục giữa Mỹ với với
nhiều phía trong vài năm qua cùng lúc nhắm hai mục tiêu: vừa để hoàn thiện công
cuộc phòng thủ của đồng minh, vừa đối thoại với đối thủ để ngăn chặn chiến
tranh có thể sảy ra vì hiểu lầm nhau. Do thế Mỹ mời hải quân Hán tham gia tập
trận chung với nhiều nước được gọi là RIMPAC, diễn ra xung quanh vùng Hawai mùa
xuân 2014, chủ trương đó cho thấy Mỹ không muốn chiến tranh nổ ra trên TBD vì
các hiểu lầm hoặc do tai nạn, Mỹ cũng thương thảo với Hán nhằm mở rộng các cuộc
tiếp xúc giữa quân đội hai nước cũng nằm trong mục tiêu chung này.
Chủ trương này của Mỹ mới hôm
30/5 đã được hai nhà phân tích bảo thủ Mỹ là Gordon G. Chang và Cựu Tư Lệnh TBD
là cựu Đô Đốc James A. Lyon Jr cùng lên tiếng cảnh báo trên tờ L/A Times với dẫn
chứng là: Bắc Kinh đã bố trí hỏa tiễn hai tầng DF21D tại duyên hải nhắm đánh hạm
đội Mỹ, khi nổ trên không trung các thanh kim loại sắc sẽ bắn trùng HKMH hoạt động
trên vùng TBD, cả hai vị này đều cho rằng: TQ lên kế hoạch thống lĩnh vùng biển
xung quanh, cuối cùng mở rộng sang toàn vùng Châu Á TBD thì đường lối của TT
Obama đối với Bắc Kinh là sai lầm nghiêm trọng.
Nhưng cũng cần lưu ý là quân Mỹ tập
trận liên tục với Nam TT, Nhật Bản, cùng vài nước khác tại ĐNÁ trên quy mô nhỏ
chủ yếu cấp cứu khi có thiên tai, nhưng Mỹ chưa trực tiếp tập trận với Ấn Độ một
cách công khai. Thực tế này đủ cho thấy tính tế nhị trong quan hệ Mỹ-Ấn có liên
hệ đến Bắc Kinh, nói chung khác nhiều với quan hệ Nhật-Ấn ngày càng trở thành
liên minh toàn diện nhằm hình thành vòng cung bao vây Hán Hoa trên biển, Bắc
kinh biết rằng chiến lược vành cung hạt trai hoặc được gọi bằng tên chánh thức
bởi giới chức quân sự Hán là Tuyến Hải Đảo (1 và 2), được khai triển bởi khái
niệm quân sự là A2-AD (Anti Acces-Area Denial) đang bị thử thách bởi liên minh Ấn-Nhật
là vậy, chuyến thăm Ấn mới đây của Thủ Tướng Lý Khắc Cường chả đem lại thành quả
gì đáng nói ngoài việc hai phía cố giữ hòa khí bề ngoài nhưng sẵn sàng diệt
nhau ngay khi nào có thể.
Xét theo tổng thể của cục diện
toàn cầu hiện nay thì thế của Mỹ đang trở nên ngày càng mạnh, bỏ xa bất cứ đối
thủ chiến lược nào trong bất cứ lãnh vực nào, vì cũng chỉ còn hơn năm nữa quân
NATO sẽ chấm dứt hoàn toàn vai trò chiến đấu tại Afghanistan để rút về lập tuyến
phòng vệ trên biển TBD lấy tuyến Bắc/Nam dãy hải đảo Mariana làm trục chính, tại
đó quân Mỹ có khả năng tung ra các đòn trả đũa hoặc gián chỉ hoặc ngăn chặn chiến
sự sảy ra trên vùng duyên hải cũng như can thiệp sâu vào nội địa EURASIA. Như vậy
khi Mỹ hoàn tất việc tái bố trí lực lượng Mỹ trên phạm vi Á Châu TBD (Pivot to
Asia) thì lực lượng hùng mạnh ấy tạo thành vòng cung rộng lớn hơn bao vây toàn
cõi Á Châu Lục Địa, kết hợp với NATO
trên vùng Bắc Phi/Địa Trung Hải. Trong cuộc cờ lớn này vai trò của Nga
đang là câu hỏi đối với nhiều nhà quan sát chiến lược (cũng có vài option về
Nga được nói tới). Thực tế này khiến Mỹ quyết chẳng can thiệp vào bất cứ điểm
nóng nào tại bất cứ nơi đâu, nhất là tại Á Châu. EU tuy chưa hoàn tất công cuộc
cải cách hệ thống như Mỹ, nhưng một EU đang từ từ hồi sinh (sẽ giảm bớt chủ
trương khắc khổ) càng khiến cho EU cũng như NATO thi hành đường lối không can
thiệp, nhiệm vụ của họ là bảo đảm tuyến bao vây Á Châu Lục Địa tại Nam Đại Tây
Dương, Địa Trung Hải, Bắc Phi Hồi Giáo đồng thời nối kết với Mỹ tại TBD cũng
như Ấn Độ Dương.
Trong tình huống như vậy, Bắc
Kinh đang phải đối đầu với nhiều khó khăn xem ra khó lòng giải quyết được:
1-
về
kinh tế đang xuất hiện hàng loạt dấu hiệu rất xấu trong điều kiện Bắc Kinh
không dám tung tiền vào thị trường để khuyến khích tiêu thụ trong nước như họ
đã từng làm hồi đầu năm 2009 (Bắc Kinh tung 630 tỷ dollar cứu nguy kinh tế khi
thị trường địa ốc Mỹ say ra cuối năm 2008). Về chính trị liên minh quân sự Nhật-Ấn
hình thành sẽ trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với an ninh của Tầu, trong
khi thái độ của Nga cùng các nước Trung Á vẫn không có gì minh bạch, họ sẽ tung
lực lương chống lại Hán ngay khi nào tương quan thay đổi.
2-
nội
tình nước Hán từ bao đời nay vẫn không bao giờ ổn định, Hán tuy chiếm đoạt lãnh
thổ rộng lớn nhưng thực sự thất bại trong việc thống nhất lòng dân của khối người
tự nhận là Chinese, cái khối đó cũng sẵn sàng nổi lên tìm cách tách khỏi quyền
lực từ Bắc Kinh, thất bại về kinh tế sẽ dẫn đến đổ vỡ xã hội đó là mối lo chính
của Trung Nam Hải hiện nay.
3-
Hán
không thể thi hành được bất cứ cam kết nào đến nơi đến chốn vì xã hội Hán thực
ra là xã hội sứ quân chồng chất lên nhau, nhóm nào cũng có quyền hành động ở quốc
nội cũng như quốc ngoại. Xã hội ấy trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế thì dễ
nhưng khi nó bị phân rã thì ảnh hưởng đối với lân bang cũng để lại nhiều di lụy.
Đau nhất là các khó khăn đó tự
mình Bắc Kinh không thể giải quyết được, Mỹ là siêu cường duy nhất có thể giúp
Hán vượt qua khó khăn này, nhưng Mỹ bây giờ đâu phải là Mỹ của thời chiến tranh
VN. Khi Mỹ cùng NATO thực hiện xong công cuộc tái bố trí quân Mỹ trên biển, bỏ
mặc Á Châu cho người Á Châu tự giải quyết, Mỹ chỉ giữ thế trọng tài giúp phân xử
tranh chấp trong vùng mà thôi. Mỹ trở về nhà lo việc của Mỹ cùng Âu Châu (TPP
và TIPP Xuyên TBD và Xuyên Đại Tây Dương), như vậy thái độ hiếu chiến của Bắc Kinh
tự nhiên trở thành hàng động của kẻ cướp nhân danh nước lớn, điều mà quyền lực
toàn cầu đã kiên quyết dẹp tan trong hơn trăm năm qua và đã đạt được các thành
tích đáng ngoạn mục.
Bây giờ mục tiêu đó đang xoáy vào
Á Châu trong tiến trình chót của kế sách bình định toàn cầu, việc này giúp ta giải
thích thỏa đáng về định hướng chiến lược đã được tôi (tác giả bài này) phát biểu
đã lâu: “vùng nào đã xây dựng thì không bị tàn phá vì chiến tranh” khái niệm đó
có nghĩa là: “mặc cho Tầu ồn ào, Mỹ vẫn kiên định trong việc thuyết phục các
bên tham gia đối thoại nhằm tìm một giải pháp cho các vùng biển đang trong vòng
tranh chấp dựa vào luật LHQ về Biển UNCLOS, theo đó quyền tự do lưu thông trên
các vùng biển quốc tế là luật quốc tế không nước nào có quyền ngăn cản vì bất cứ
lý do gì”.
Họp Thượng Đỉnh Mỹ-Hoa là nhu cầu
cấp bách nhằm tìm giải pháp cho vùng biển Đông nơi Hán tuyên bố chủ quyền 80%
diện tích mặt biển, nhưng rộng hơn là tái lập quyền tự do lưu thông trên biển
nói chung. Bắc Kinh đòi được quyền tự do hoạt động trên mọi vùng biển quốc tế,
có nghĩa là hải quân Hán sẽ không thể bị bất cứ cản trở nào của bất cứ nước nào
ngay cả trên các lối thoát ra đại dương hiện do Nhật/Mỹ kiểm soát tại dãy hải đảo
Ryukyu mà Hán cũng coi là lãnh thổ của Hán. Trước mắt đòi hỏi của Hán nhắm ngay
vào Ấn Độ Dương nơi mà Hán tự coi là có quyền lợi sinh tử ở đó, cũng là nơi mà
giới chức Hán gọi là chuỗi ngọc trai, ý muốn nói tới vùng này chuyên sản xuất
đá quý cùng ngọc trai trong thời cổ đại, nhưng cũng muốn ám chỉ các cảng ven bờ
Ấn Độ Dương mà Hán đang ra sức xây dựng làm nơi tiếp vận cho hạm đội Hán lưu
thông trên biển trong khi lực lượng hải không quân Hán chưa thể hiện đại hóa kịp
thời. Giả sử nay Hán đòi được Biển Đông thì mai mốt Hán đòi vùng biển khác, đó
là mối lo cho thế giới nói chung, cho nên Hán mới thật sự là mối lo cho loài
người (Hán cũng đã từng nói họ làm chủ Châu Mỹ vì người Hán đã đến đó đầu tiên,
xin xem bài viết của Trì Hạo Điền năm 2005).
Nhưng với phần còn lại của thế giới
thì đòi hỏi của Hán là đe dọa đối với an ninh toàn cầu, cụ thể khi Hán muốn một
mình làm chủ Biển Đông thì điều đó thể hiện chủ nghĩa đế quốc kiểu Hán, ngay tức
khắc có liên quan đến vai trò của các nước nắm giữ vị trí then chốt trong vùng biển
từ Đông Bắc Á xuống ĐNÁ (cụ thể là bán đảo Triều Tiên, VN, Phi). Do thế an ninh
của Nhật cùng Ấn Độ là hai nước cùng thuộc Á Châu/ven biển sẽ bị Hán trực tiếp
đe dọa, cả hai đang được nói tới sẽ trở thành Hội Viên Thường Trực Hội Đồng Bảo
An LHQ, bằng mọi giá Hán quyết liệt phủ quyết một nghị quyết như vậy, có thể vừa
để đặt điều kiện với cả Nhật lẫn Ấn Độ để Hán chấp nhận chính là: việc Nhật-Ấn phải xác nhận quyền thống lĩnh
toàn Á Châu của Hán. Nếu việc đó sảy ra thì ngay tức khắc Nhật-Ấn sẽ trở thành
phiên thuộc của Hán, khi đó các nước khác chỉ còn con đường triều cống cho Bắc
Kinh như kiểu Trung Quốc xưa đời nhà Chu mà thôi; Nhật -Ấn liên minh là tất yếu.
Nếu cả hai nước lớn tại Á Châu muốn tự khẳng định mình thì đây là cơ hội, và là
cơ hội ngàn năm nếu không họ sẽ bị đẩy xuống thành quốc gia hạng hai hạng ba
trong bảng xếp hang toàn cầu.
Nhật lắm của nhiều tiền, có kỹ
thuật cao và là đồng minh thân cận của Mỹ tại Á Châu quyết làm ăn lớn, họ cho
thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để trao đổi chính sách toàn cầu với các đồng
minh, guồng máy chiến tranh bắt đầu khởi động lại sau thời gian dài nằm im dưới
ô dù của Mỹ. Chính sách ngoại giao can dự tích cực vào mọi nơi nhằm cản chân
Hán đang được thúc đẩy mạnh mẽ, đó cũng chính là động lực giúp kinh tế Nhật hồi
sinh kể từ khi suy thoái lớn bắt đầu cách nay trên 20 năm khiến kinh tế Nhật bị
trì trệ lâu dài. Châu Phi là biên cương mới đối với Nhật, tại hội nghị phát triển
Châu Phi gồm 50 nguyên thủ quốc gia Châu Phi họp tại Tokyo, thủ Tướng Nhật
trong diễn văn khai mạc cam kết đầu tư vào Châu Phi 32 tỷ dollar trong 5 năm tới.
Với Miến Điện, VN, Phi Luật Tân chắc chắn Nhật sẽ dồn tối đa nỗ lực đầu tư trợ
giúp để củng cố đồng minh, kể cả các ưu đãi thương mại cũng cần được tính tới
(tin mới nhất tăng trưởng GDP của Phi lần đầu tiên vượt qua Tầu).
Á Châu như vậy đang hình thành
hai khối đối đầu nhau, một bên là Hán cùng vài nước mà Hán xử dụng lợi thế
thương mại để viện trợ mua chuộc, bên kia là Liên Minh Nhật-Ấn kết hợp sức mạnh
trên biển nhằm ngăn chặn nỗ lực bành trướng của Hán. Cuộc đối đầu đó sâu rộng
hơn hẳn so với các cuộc đối đầu sảy ra trước đây tại Á Châu, vì lập trường quyết
không dung hòa của Hán đối với các yêu sách mà Hán đã đặt ra như điều kiện tiên
quyết. Phương Tây, đặc biệt là Mỹ không thể can thiệp để ngăn chặn chiến tranh,
vì ngay khi đó họ có thể bị lôi cuốn vào cơn cuồng phong tại Châu Á. Khi thực
hiện chủ trương Pivot to Asia, Mỹ hy vọng có thể xử dụng sức mạnh của mình để
ngăn ngừa chiến tranh, nhưng được bao lâu khi Bắc Kinh một mực tăng cường quân
lực sẵn sàng đối đầu với Mỹ trên mọi hướng, mặt khác khi kinh tế Hán cũng đang
được điều chỉnh lại để dân Hán quen với tình trạng tăng trưởng trung bình, tuy
vậy kinh tế Hán ngày càng mạnh và ngày càng ít lệ thuộc vào kinh tế Mỹ hơn; khi
đó mọi tiếng nói của Mỹ sẽ trở thành vô nghĩa, lúc đó Hán mới thực sự nói không
với Mỹ.
4
– THƯỢNG ĐỈNH MỸ-HOA 2013
Trên nguyên tắc khi họp thượng đỉnh
thì nguyên thủ hai nước chỉ bàn về nhiều vấn đề song phương: như vụ tin tặc do
chính phủ cùng quân đội Hán nhắm vào các cơ quan nhạy bén của Mỹ, cả hai phía
tránh hiểu lầm có thể dẫn đến đụng độ giữa quân đội hai nước, vấn đề thặng dư
thương mại của Bắc kinh với Mỹ, cùng một số vấn đề khác mà hai phía đang bất đồng
cần giải quyết. Nếu vì các vấn đề như vậy trong quan hệ song phương thì nguyên
thủ hai nước không cần gặp gỡ mất thời giờ, vì đó là các vấn đề thuộc phạm vi kỹ
thuật do các Bộ sắp xếp. Như vậy cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Hoa nhằm giải quyết vấn
đề gì trong quan hệ hai nước, đối với phía Mỹ thì khi họ thi hành chủ trương trở
về nhà theo quan điểm chiến lược tổng quát, nhưng đối với quân đội Mỹ thì chủ
trương xoáy trục về Á Châu thực ra nhằm tái phối trí quân Mỹ tại các căn cứ
trên biển nằm ngoài các vùng tranh chấp tại Á Châu trên biển cũng như trên bộ.
Như vậy quân Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ đồng minh của Mỹ trong vùng nhưng không đẩy
quân Mỹ đến quá gần vùng tranh chấp có thể đẩy quân Mỹ vào chiến tranh tại Á
Châu, điều lệ quy định để quân Mỹ tham chiến bảo vệ đồng minh như thế nào là việc
khác, ta không biết để bàn luận. Như thế hoàn toàn không có vụ phía Mỹ yêu cầu
sắp xếp cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Hoa năm nay, cuộc họp này thực tế do yêu cầu của
Bắc Kinh là chính.
Kể từ khi hai bên họp thượng đỉnh
năm 1972 đến nay, sức mạnh của Bắc Kinh tuy vẫn gia tăng đều đặn trong hơn 30
năm liền, nhưng trong mấy năm qua các khó khăn bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ
nét hơn khiến cho âu lo về tương lai bất định đang làm sói mòn niềm tin của giới
lãnh đạo Hoa Lục (dân thường chưa biết đâu, nên vẫn lạc quan). Từ năm 2008 đến
nay họ đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, kết quả là kinh tế đang tuột dốc,
niềm tin nơi giới kinh doanh nước ngoài đang giảm xuống đến mức báo động. Nhiều
công ty đã một thời rất kiếm lời tại Hoa Lục nay đang trên đường rút lui khỏi
thị trường này, các cuộc biểu tình chống Nhật mới đây khiến các công ty nước ngoài
trở nên rất dè dặt đối với mọi dự án đầu tư vào Hoa Lục, khi khả năng cạnh
tranh của họ tại Hoa Lục ngày càng bị yếu đi đến đỗi tiền lời biến mất khi giá
lao động cùng nhiều chi phí khác gia tăng phi mã.Nguy nhất là người tiêu thụ khắp
thế giới đang trên đà tẩy chay hàng sản xuất tại Hoa Lục, trong khi Bắc Kinh đã
đầu tư quá nhiều vào sản xuất, khi hàng hóa không thể tiêu thụ được thì ảnh hưởng
thật kinh khủng liên hệ đến mọi ngành.
Nguy hiểm nhất chính là hệ thống ấy
hoàn toàn không có khả năng tự điều chỉnh để đứng vững trên đôi chân của mình,
trong khi chính quyền không tự tin vào bất cứ giải pháp nào có thể cứu nguy được
kinh tế Hoa Lục, vì họ không thể cứ tung tiền vào lỗ hổng do nạn sứ quân gây
ra. Nạn sứ quân ngang/dọc trên cả nước mới là mối hiểm nguy lớn nhất mà Hoa Lục
đang phải đối diện, tình trạng này xuất phát từ cạnh tranh giữa nhiều quyền lực
địa phương cấu kết với quyền lực tại Bắc Kinh. Các quyền lực ấy lan tỏa từ
trong nước ra ngoại quốc, đan chéo vào nhau khiến cho không quyền lực nào có thể
định được hướng đi đúng đắn cho Trung Quốc, tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi
ngược là rất phổ biến tại Hoa Lục, tất cả đều làm xấu đi hình ảnh một nước được
gọi là Trung Quốc trước dư luận thế giới (chả nên mong TQ tự cải cách chính trị).
Kể ra chủ trương lấy sức mạnh
quân sự cũng như lối chơi xấu bất chấp quy tắc ứng xử văn minh để đe dọa các nước
nhỏ được coi là bạn hàng và đồng minh của Mỹ tại Á Châu, chiếm biển Đông để biến
thành ao hồ của mình, T/Q đe dọa xâm chiếm Ấn Độ Dương, tất cả nhằm gây áp lực
với Mỹ đòi hỏi Mỹ phải nhượng bộ bằng cách sắp xếp với các nước khác về quyền lợi
của Bắc kinh thì việc đó càng cho thấy Bắc Kinh coi thường luật pháp quốc tế
như thế nào rồi. Thực tế đó có lẽ là lý do chính khiến Tập Cẩm Bình mau chóng nắm
toàn quyền cả ba chức vụ cao nhất thuộc hệ thống quyền lực tại Bắc Kinh, sau đó
sắp xếp gấp rút cuộc họp thượng đỉnh với Mỹ, trong điều kiện có vẻ như Agenda
chả bao gồm vấn đề lớn đáng cho cuộc họp thượng đỉnh giữa nguyên thủ hai nước lớn
nhất nhì thế giới.
Chính giới Mỹ cũng như giới truyền
thông Mỹ kín đáo để lộ cho biết: “Mỹ cố tình coi thường cuộc họp này, làm mất
thời giờ của phía Mỹ”, cụ thể là bà Michelle Obama đã không có mặt để tiếp đón
bà vợ của Tập Cẩm Bình theo tập quán ngoại giao mà phía Tầu coi là rất quan trọng.
Trước cuộc họp vài ngày truyền thông Mỹ cho nổ vụ nghe lén điện thoại của NSA
khiến mọi phương tiện truyền thông đều tập trung vào đấy, cuộc họp tay đôi bị
lu mờ hoàn toàn, các phương tiện truyền thông thế giới hầu như không nói gì nhiều
về cuộc họp này. Nhưng với Bắc Kinh thì cuộc họp tay đôi này được coi là cực kỳ
quan trọng để guồng máy tuyên truyền của CS Tầu đề cao lãnh tụ Tập Cẩm Bình
cũng như mở ra hào quang cho 40 năm tới nhằm che khuất các khó khăn mà Hoa Lục
đang phải đối diện.
Đến lúc này cũng chả thấy dư âm của
cuộc họp báo chung hoặc thông cáo chung ngoài tin tức nói rằng Tập Cẩm Bình nêu
ra ba vấn đề liên hệ đến quan hệ Mỹ-Hoa cho tương lai, đó là:
1-
thứ
nhất hai bên cần quan hệ thế nào,
2-
thứ
hai Mỹ Hoa nên thúc đẩy hợp tác để hai bên cùng thắng,
3-
thứ
ba là Mỹ Hoa cần hợp tác để thúc đẩy hòa bình thế giới
Qua ba vấn đề mà Tập nêu lên cho
thấy, Bắc Kinh muốn chia đôi thế giới với Mỹ, Hán Hoa tự coi là ngang bằng vai
vế với Mỹ về quyền lực chứ không chịu ngồi ở chiếu sau. Vì quan hệ thế nào giữa
hai nước lệ thuộc vào cách mà Bắc Kinh giải quyết các vấn đề thế giới ra sao,
qua ba vấn đề nêu lên thật rõ ràng là phía T/Q muốn đạt được một cam kết trong
đường dài với Mỹ chứ không phải chỉ là các liên hệ song phương theo kiểu đơn
thuần. Kể cũng lạ, Bắc Kinh không chấp nhận cải tổ hệ thống, không giải quyết
các tồn đọng do phía Mỹ nêu ra như bán phá giá hàng, ăn cắp sở hữu trí tuệ,
không mở cửa thị trường đúng nghĩa, xâm nhập hệ thống điện toán tế nhị nhằm ăn
cắp kỹ thuật quốc phòng kể cả hệ thống chỉ huy kiểm soát của quân đội Mỹ, tiếp
tục chủ trương xâm lăng uy hiếp đe dọa lân bang cũng như đồng minh của Mỹ,
trong khi đó lại đặt ra vấn đề quan hệ song phương trong lâu dài thì việc này
cũng chỉ Bắc Kinh mới dám làm mà thôi. Vì ai cũng biết rằng tương quan đôi bên
thay đổi liên tục, tùy theo tương quan đó mà mỗi bên hành xử theo đúng quyền lợi
của mình, nếu bị buộc phải đi vào chiến tranh giữa đôi bên thì cũng sẵn sàng đi
vào chiến tranh, lịch sử đông/tây cổ kim vẫn như thế.
Nếu Tập muốn qua cuộc gặp này để
nói truyện với quyền lực chóp bu của Mỹ thì lại càng lạ, vì các quyền lực tại Mỹ
là ai chả ai biết, TT Mỹ cũng chỉ có nhiệm kỳ nhất định và càng không phải là
quyền lực cao nhất trong hệ thống quyền lực Mỹ. Cuộc gặp này cho thấy Bắc kinh
đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan như thế nào, dĩ nhiên đối với phía Mỹ:
hãy cứ tháo gỡ từng uẩn khúc đang làm tình hình Á Châu xấu đi nhanh chóng liên
quan đến biển Đông, Bắc TT, những vấn đề nào chưa giải quyết được thì các phía
liên hệ sẽ tìm cách tháo gỡ sau. Dĩ nhiên trong quan hệ quốc tế, mọi bất đồng cần
được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, vấn đề gây bất ổn nhiều nhất hiện
nay là việc Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu hết diện tích biển Đông bất chấp luật
biển đã được LHQ thông qua, qua đó Bắc Kinh cũng đe dọa chủ quyền của các nước
ven biển, chủ quyền đó được UNCLOS quy định rõ ràng, Bắc Kinh đang phá họa luật
pháp thế giới được đa số các nước tôn trọng.
Ông Peter Dutton Giám Đốc Viện
Nghiên Cứu Hàng Hải Trung Quốc tại Học Viện Hải Quân Mỹ, trong cuộc hội thảo tại
viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS tại Wasshington DC phát biểu là: “TQ đã
không thông qua đầy đủ các quy định của UNCLOS. Bà Bonnie Glaser cố vấn của
CSIS về Á Châu cho rằng: “các quốc gia nên đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án
quốc tế”, Ông Antonio Carpio chuyên gia Luật Pháp cho rằng: “TQ tuyên bố chủ
quyền Biển Đông biến hiển Đông thành ao hồ của TQ, việc đó cho phép TQ xâm phạm
những gì thuộc về các quốc gia ven biển biển Đông có chủ quyền và là thách thức
đối với UNCLOS, việc làm của TQ sẽ xóa sạch những tiến bộ của Luật Biển”. Các
nhận định thực tế đó liệu có thể được suy diễn là: “TQ độc chiếm Biển Đông
không tuân thủ luật pháp quốc tế, vậy hãy cứ để cho họ chôn chân ở biển Đông,
vây hãm không cho đi ra ngòa biển Đông xem sao, luật chơi là vậy.
Tôn trọng quyền tự do lưu thông
trên biển Đông theo đúng UNCLOS là một trong nhiều chủ đề mà Mỹ đã trao đổi với
Bắc Kinh trong thời gian qua, Bắc kinh có tôn trọng luật chơi đó thì Tầu bè của
Bắc Kinh mới có cơ hội tiếp cận các vùng biển khác, cho nên Bắc kinh sẽ phải
cân nhắc nhiều chọn lựa thế nào cho phù hợp với điều kiện của Bắc Kinh hôm nay,
phân tích thêm về cách thức khả dĩ Bắc Kinh phải chọn lựa sẽ cho ta một tầm
nhìn về cục diện trong vùng duyên hải Tây TBD.
Quan sát cách mà Bắc Kinh hành xử
đối với các vấn đề quốc tế cho thấy họ là người làm chính trị thực dụng kiểu Mỹ,
nhưng lỳ đòn đến độ sống sượng bất chấp dư luận quốc tế. Chơi với họ phải biết
họ nghĩ gì và hành động ra sao bằng cách dựa vào tình trạng của xã hội Hán Hoa
để phân tích đánh giá về ý định thực của họ, để biết khi nào và trong điều kiện
nào thì họ sẽ nhượng bộ. Trong toàn cảnh của thế giới hôm nay, Bắc Kinh cũng chỉ
mới nổi lên được vài mươi năm thì làm sao họ dám gây chiến với các lân bang. Họ
làm vậy cũng chỉ nhằm đặt điều kiện thương thuyết đấy thôi, cái khác là thay vì
thương thuyết với từng đối tác, họ tính kế chơi trội bằng cách nói truyện tay
đôi với Mỹ để Mỹ sắp xếp với các phía, trong các vấn đề đang làm cả vùng duyên
hải Tây TBD lên cơn sốt trong thời gian qua, ta cần kể đến hai vấn đề chính là
Bắc TT và vấn đề VN.
Đối với Mỹ cũng như các nước dân
chủ ven biển Tây TBD thì chiến tranh hoặc đe dọa chiến tranh đều là chọn lựa rất
tồi, mọi phía đều thất bại và sự tệ hại nhất sẽ sảy ra với Hoa Lục, thế giới
hôm nay không ai chấp nhận phương cách giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Khi
Mỹ chuyển trục về Á Châu vừa nhằm đặt lực lượng Mỹ tránh xa khu vực được coi là
bất ổn chính trị có thể dẫn đến đụng độ vũ trang giữa các thế lực trong vùng,
nhưng mặt khác cũng để lộ cho toàn vùng thấy quan điểm của Mỹ cụ thể là: “Mỹ đứng
ngoài các tranh chấp đất đai giữa các nước Á Châu với nhau, Mỹ sẵn sàng đứng
làm trung gian thương thảo nhằm tìm một giải pháp mà các phía chấp nhận được dựa
trên luật biển được LHQ thông qua UNCLOS, theo đó quyền tự do lưu thông trên biển
không thể bị bất cứ phía nào tự tiện áp đặt ý muốn của mình trên luật của LHQ”.
Do thế Mỹ đã đóng vai trò trung gian hòa giải từ khá lâu (khoảng 15 năm trước
đây), khởi đầu từ vụ nguyên tử của Bắc TT, cho đến vụ tranh chấp biển Đông cũng
như biển Hoa Đông, dù sao các vụ đó cũng chỉ là mặt nổi của tảng băng ngầm phía
dưới mà thôi.
Vấn đề cốt lõi chính là quyền lợi
của Bắc Kinh đối với vùng biển Đông Trung Hoa cũng như vùng biển ĐNÁ, và xa hơn
nữa là quyền được có một lối thoát ra mọi đại dương mà không bị khống chế bởi bất
cứ thế lực nào. Bắc Kinh muốn được kính trọng phù hợp với sức mạnh cơ bắp của
mình, nên họ đã tập trung tối đa xây dựng lực lượng quân sự mau chóng, thi hành
chính sách ngoại giao năng nổ (aggressive) để hỗ trợ cho mục tiêu xâm lăng ngầm
mọi châu lục, chủ trương viện trợ, đầu tư bằng tiền bạc, hàng hóa để xâm nhập mọi
thị trường. Do thế vấn đề nguyên tử của Bắc TT cứ on/off hoài là vậy, chính yếu
là cuộc nói truyện giữa Mỹ với Bắc Kinh về tương lai quan hệ Mỹ-Hoa; cuộc nói
truyện này được thử nghiệm qua con bài Miến Điện, nhưng cao điểm chính là vấn đề
biển Đông Nam Á, khi nói đến biển Đông vấn đề VN nổi lên hàng đầu là thế (trên
diễn đàn đã từ lâu tôi gọi là Hậu Thông Cáo Chung Thượng Hải là vậy trong 3 điều
mà Tập nói với Obama cũng nêu lên vấn đề quan hệ Mỹ-Hoa trong lâu dài sẽ như thế
nào đều xác nhận những gì tôi đã phát biểu đã lâu trước đây mà thôi).
4 -1 Bán
Đảo Triều Tiên
Triều Tiên nằm giữa ba thế lực lớn
là Nga-Hoa-Nhật, đã là đầu cầu ai cũng muốn chiếm để đe dọa thôn tính hoặc đặt
điều kiện thương thảo với nước khác về quyền lợi của mình, ngày nay khác thế kỷ
19 ở chỗ Nam TT đã được kỹ nghệ hóa toàn diện, cũng lắm của nhiều tiền, biết ý
thức sâu sắc về an ninh quốc gia của họ và là chỗ dựa cho Bắc TT là quốc gia độc
tài chỉ làm ăn với Tầu mà thôi, nhưng tình báo cũng như kinh tế Tầu không có vị
trí thống lĩnh như tại VN. Nên Bắc TT dễ phát triển một khi cơ hội cho phép người
dân cả hai miền cùng nhau xây dựng đất nước, để Bắc TT đói khổ là mối đe dọa đối
với an ninh toàn Á Châu, cũng là vấn đề thuộc về đạo đức nữa. Như mới đây Kim
Jong Un đã cố tình thị uy cho thấy như vậy, họ Kim không đến đỗi ngớ ngẩn như
nhiều người nghĩ, Kim Jong Un làm vậy là để gián tiếp báo cho các bên biết là:
chỉ một mình Kim cũng có thể khơi mào chiến tranh lớn tại Á Châu TBD, khi đó khối
anh chết.
Chủ đề này thực ra có lẽ đã được
Mỹ-Hoa-Nga thảo luân kín đáo trong thời gian qua, có thể qua sắp xếp của Ông
Richarson là Cựu Đại Sứ Mỹ tại LHQ dưới thời Bill Clinton là người đã đến Bắc
TT nhiều lần, phía Tầu cũng thấy rằng mở rộng thị trường Triều tiên là có lợi
cho kinh tế Tầu nên Bắc Kinh cũng dễ dàng chấp nhận dung hòa với đề nghị của
phía Mỹ vốn được coi là cường quốc được các bên tin cậy. Do thế các nơi đành phải
nhượng bộ Kim dựa trên căn bản chia phần hùn sao đó để các phía chấp nhận được
với điều kiện bán đảo TT phải mạnh, với sự bảo chứng của Mỹ đối với cả Nga, Tầu,
Nhật để bán đảo này không đứng về phía nào để đe dọa an ninh của nước khác. Nhận
định này được chứng minh mới đây khi Nhật cùng hợp tác với Nga khai thác dầu
khí trên vùng biển Okhotsk tiếp giáp với Alaska, hai bên tạm gác qua một bên
tranh chấp về bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kurile đã bị Nga chiếm đóng hồi thế
chiến II, Nhật cũng đã thỏa thuận với Đài Loan về quota đánh bắt cá trên vùng
biển Senkakus đang trong vòng tranh chấp với cả Đài Loan lẫn Bắc Kinh.
Tranh chấp Nhật/Nga, Nhật/Đài
Loan về quyền lợi vùng biển thuộc lãnh hải mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền
trên vùng biển Okhotsk hoặc Senkakus cho thấy các phía đã đồng ý về phương thức
giải quyết tranh chấp bằng tương nhượng quyền lợi qua thương thảo chứ không phải
bằng đe dọa xử vũ lực để áp đặt một giải pháp. Trung Quốc không thể tự quyền áp
đặt giải pháp của riêng mình cho cuộc tranh chấp với Nhật về vùng biển Hoa
Đông, cũng như vùng biển ĐNÁ được, họ làm già cũng chỉ để gây áp lực đòi chiếm
phần lớn hơn đối với vùng biển tranh chấp về lãnh hải mà thôi.
Thượng đỉnh Mỹ/Hoa nhìn bề ngoài
có vẻ như được khẩn cấp sắp xếp theo yêu cầu của Bắc Kinh nhưng nhìn trong chiều
sâu chính là cách để Tập Cẩm Bình tìm đến Mỹ để yêu cầu Mỹ giúp tìm một lối
thoát cho bế tắc nghiêm trọng mà Hoa Lục đang phải đối diện liên quan đến đối nội,
đối ngoại cũng như kinh tế (và dĩ nhiên Mỹ đã xử dụng các bế tắc trong lòng xã
hội Hán cũng như tại hải ngoại để gây sức ép lên Bắc Kinh). Các bế tắc đó do Bắc
Kinh tự gây ra cho mình khi quyết không nghe theo khuyến cáo của IMF cũng như
World Bank - cách nay khoảng 7 năm - về chủ trương đầu tư thái quá vào sản xuất
mà không chịu mở rộng tiêu thụ quốc nội khiến cho kinh tế Hoa Lục lâm vào thế bất
quân bình nghiêm trọng giữa sản xuất/tiêu thụ.
Chủ Tịch IMF đã nhiều lần lên tiếng
cảnh báo về hậu quả này đối với thế giới cũng như với ban lãnh đạo Bắc Kinh là:
kinh tế Hoa Lục chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng. Các đáp ứng của Mỹ-Âu-Nhật dẫn
đưa thế giới vào suy thoái do nạn vỡ bong bóng địa ốc hồi cuối năm 2008 thực ra
cũng chỉ là đòn tạm thời nhằm tránh một cuộc đại suy thoái kép kiểu 1929 mà
thôi (kinh tế Tầu cùng một lúc suy thoái với kinh tế Mỹ). Cho nên ngay từ nhiệm
kỳ hai của Ông Bush các cuộc thương thảo giữa Tầu và Mỹ về nhiều vấn đề thế giới
đã được đẩy mạnh rồi, Nội Các Obama chỉ tiếp nối để dẫn đến cuộc họp thượng đỉnh
Mỹ-Hoa mà ta đang chứng kiến hôm nay mà thôi. Vấn đề tin tặc thực ra cũng chỉ
là truyện nhỏ đối với cả hai phía và vẫn còn tiếp tục theo cách khác như tập
quán quốc tế trong quan hệ đối ngoại đã chỉ ra như vậy, đây lại là đòn phép
khác trong cuộc cờ đầy phức tạp hiện nay mà ta nên biết.
Vụ Cố Vấn An Ninh Quốc-Gia bên cạnh
ông Obbama bất ngờ từ chức sau khi thượng đỉnh Mỹ-Hoa kết thúc cho thấy: về
nguyên tắc các sắp xếp tại vùng duyên hải phía tây TBD giữa Mỹ được coi như đại
diện cho các nước ven lục địa với Tầu đã được giải quyết một bước căn bản, chức
vụ này được thay thế bởi bà Suzan Rice Đại Sứ Mỹ tại LHQ. Tin mới nhất từ
Bangkok cho hay mười nước ASEAN cùng Tầu bắt đầu họp tại Bangkok Thái Lan để
tìm một thỏa hiệp về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông, có nhiều lý do để tin rằng
căn bản của vấn đề biển đông đã được Mỹ-Hoa đồng ý trên nguyên tắc, việc thảo
luận ở Bankok chỉ là chánh thức hóa thỏa thuận Mỹ-Hoa mà thôi. Nhưng cần lưu ý
là mâu thuẫn lớn tại Á Châu Lục Địa lại là chủ đề khác quá rộng lớn, cũng như
an ninh Hoa-Nhật và Hoa Ấn không nằm trong thỏa hiệp này nếu có, ta gọi đó là Hậu
Thông Cáo Chung Thượng Hải là dựa trên ý đó.
4
-2 Vấn đề VN
Nhức nhối nhất vẫn là vấn đề VN
nơi Bắc Kinh đã đầu tư nhiều vào đấy trong chiến tranh và đã lấy lời gấp nhiều
lần trong hòa bình giả tạo trong 38 năm qua rồi, do thế liệu Bắc Kinh có chịu
nhả con mồi béo bở này ra hay không. Điều đó là một toan tính đau đầu đối với
nhiều người Việt vẫn còn nặng lòng với đất nước, đối với người Mỹ chả có vấn đề
gì vì mọi sự đã được an bài rồi, bài học Miến Điện với nhượng bộ của Bắc Kinh để
cho Miến Điện đi vào cải cách thật sự là bài học đáng để ta chiêm nghiệm. Về
quyền tự do lưu thông trên biển Đông bị chi phối bởi vấn đề: “VN nằm dưới sự khống
chế của Tầu như hiện nay thì vùng biển Đông sẽ chẳng bao giờ yên được”.
Khi đó chiến tranh lớn tất yếu sẽ
sảy ra, vì mọi phía có quyền lợi sinh tử ở đó sẽ tung lực lượng đập tan hạm đội
xanh/trắng của Tầu, khi đó mọi dự án của Tầu nhắm vào Ấn Độ Dương sẽ thành mây
khói. Bắc kinh rất cần thời gian để củng có sức mạnh hàng hải, khi chưa đủ mạnh
Hán Hoa không thể thực hiện chiến tranh trên vùng lãnh thổ rộng trải dài từ Hoa
Đông đến tận vịnh Ả Rập trên Ấn Độ Dương được, cho nên Bắc Kinh tất yếu cũng sẽ
phải tương nhượng về biển Đông, cụ thể là vấn đề VN. Vì thực ra trong tổng thể
Mỹ vẫn dành cho Hán không gian đủ rộng để Hán hoạt động, miễn sao Hán biết tôn
trọng luật chơi quốc tế về quyền tự do lưu thông trên biển, còn các tranh chấp
giữa Hán với lân bang xa gần là việc riêng của Hán.
Công cuộc đổi mới, mở cửa tiếp nhận
đầu tư ở VN khởi đầu từ 1990 đến nay nhắm mục tiêu khác nhau tùy mỗi phía liên
hệ đến vấn đề VN. Với Tầu thì khi VN mở cửa là cơ hội để Tầu trực tiếp thực hiện
mưu đồ xâm lăng VN về kinh tế, chính trị cũng như quân sự (Đặng gọi đó là bài học
thứ hai dành cho VN, tiếc thay đám lãnh đạo CS/Hà Nội ngu ngơ không biết việc
này để đến nay đã bị Tầu xâm lăng toàn diện VN), qua đó Tầu thâu lại vốn liếng
rất nhiều lần so với chi phí mà Mao cùng tình báo Hoa Nam MSS đã bỏ ra từ năm
1930 trong hai cuộc chiến trước đây. Với Mỹ thì VN mở cửa sẽ mở mắt cho cánh CS
người Việt biết ý thức về chủ quyền của nước Việt, trong thời gian dài đã qua tất
cả các cấp đảng viên CS đó đều chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của Tầu mà thôi.
Như thế với Mỹ thì khuyến khích CSVN mở cửa đón nhận đầu tư chính là nhằm xây dựng
khối đảng viên CS người Việt thật sự trong hàng ngũ CSVN để nhóm đó được đào tạo
để thi hành các chủ trương được hoạch định từ trung tâm quyền lực (hiện nay ta
đang chứng kiến thực tế như vậy).
Thời cơ chin mùi khi tình hình
trong vùng thay đổi khiến cho Hán bị buộc phải tương nhượng về một giải pháp
cho vấn đề VN, việc sửa đổi hiến pháp 1992 thực ra chỉ là biểu hiện bề ngoài mà
thôi, vấn đề cốt lõi là: “tiến trình làm suy yếu quyền lực của đảng CS trong
khi gia tăng quyền lực của khối toàn dân VN thật sự”. Góp ý sửa đổi hiến pháp
1992 của Hội Đồng Giám Mục VN đã tập trung vào chủ điểm là: “quyền lực xuất
phát từ con người, để phục vụ con người, quyền lực chính trị nào cũng phải được
nhân dân trao cho một cách công chính thì quyền lực chính trị đó mới có tính
chính danh để cai trị và mọi tư tưởng ngoại lai đi ngược lại với truyền thống
VN đều bị đào thải bởi lịch sử” lần đầu tiên kể từ năm 1945 đến nay, HĐGMVN mới
chánh thức lên tiếng về vấn đề chính trị, thực ra bản lên tiếng đó cũng chính
là bản án đối với chế độ cầm quyền ở VN hiện nay.
Có quá nhiều lý do để tin rằng Mỹ-Hoa
đã đạt được thỏa thuận về vấn đề VN, nhưng việc dân chủ hóa VN trong thực tế phức
tạp hơn hẳn so với vấn đề Miến Điện hoặc ngay cả Bắc TT, vì tình báo Tầu đã được
cài dày đặc bên trong hầu như mọi tổ chức của VN ở trong cũng như ngoài nước
(xin cứ xem cách mà nhiều người Việt vẫn một mực xuyên tạc sự thật lịch sử liên
hệ đến vụ đảo chánh năm 1963 là đủ thấy tình báo văn hóa của MSS đã kín đáo dàn
dựng cuộc tranh cãi này để làm suy yếu nội lực dân tộc VN ra sao). Kế hoạch sửa
đổi hiến pháp 1992 được Hà Nội tung ra chủ yếu cũng chỉ mang tính thăm dò, bắn
tiếng cho dân VN biết về khả năng có thể có cải cách mang tính hệ thống đối với
đảng cầm quyền ở VN mà thôi, nhưng cải cách tới đâu và như thế nào vẫn là câu hỏi
còn nhiều ẩn số.
Dĩ nhiên đối với những nhà chính
trị chuyên nghiệp, khi họ thương thảo về một thỏa hiệp nào đó thì chi tiết để
thi hành trong thực tế cũng phải được các bên thông qua để bảo đảm rằng tinh thần
tổng quát của thỏa hiệp được thi hành toàn diện, cho nên tình trạng không rõ
ràng hiện nay ở VN cần phải chấm dứt dựa trên căn bản: “Tầu phải chấm dứt hẳn việc thao túng tình hình ở VN để phục vụ cho quyền
lợi của Tầu, nếu VN bị Tầu thao túng và làm chủ theo kiểu thực dân như đang sảy
ra thì quyền tự do lưu thông của các nước khác trong vùng Biển Đông ngay tức khắc
bị Tầu đe dọa. Như vậy thay đổi chính trị ở VN là điều kiện tiên quyết trong bất
cứ thỏa thuận nào liên quan đến biển Đông, nhưng VN sẽ không trở thành thế lực
đe dọa an ninh của Tầu, các cải cách chính trị ở VN cần được thực hiện dựa trên
nguyên tắc trên và phải được các phía liên quan cùng giám sát thi hành trọn vẹn.
Quan điểm của VN là không tham
gia bất cứ liên minh nào để đe dọa T/Q mới đây được Tướng Nguyễn Chí Vịnh công
khai nêu lên khi trả lời nhiều tờ báo của Hoa Lục, lời tuyên bố đó báo hiệu cho
thấy một giải pháp trên nguyên tắc đã được các bên liên quan thỏa thuận (vấn đề
này cũng đã được tôi nói trên diễn đàn nhiều lần trước đây).
Giải thích việc này như thế nào
khi lần đầu tiên trong lịch sử của đảng CS tại cuộc họp Trung Ương Đảng kỳ 7 vừa
qua để bầu bổ sung hai chức vụ tại Bộ Chính Trị, ứng viên do tổng bí thư đề cử
đã bị bác, hội nghị chuẩn thuận hai người được TT Dũng đề cử một trong hai người
là Nguyễn Thiện Nhân là người đã du học Mỹ về nước. Trớ trêu là khi hội nghị
chưa kết thúc thì TT Dũng lại lên đường đi Nga, Nguyễn Thiện Nhân ngay sau hội
nghị vội vã đi Tầu, thực tế đó cho thấy Dũng gấp rút đi Nga là để tìm bảo chứng
cho con đường cải cách ở VN sau khi Dũng đã được Tony Blair Cựu Thủ Tướng Anh đến
mach bảo cho biết tình hình sẽ diễn biến cụ thể như thế nào và Dũng cần làm gì.
Phía Đảng còn chịu thất bại lớn khi nhân vật Nguyễn Bá Thanh được điều động từ
Đà Nẵng về Hà Nội nắm giữ chức vụ tương đương với Trưởng Ban An Ninh Nội Chính
trước đây, nhưng cuối cùng cũng bị gạt ra khỏi quyền lực.
Các việc đó đều cho thấy chiều hướng
cải cách trong thực tế khi quyền lực được tập trung vào một người là TT Dũng,
cũng là người được thế giới chọn để ủng hộ trong nhiệm vụ thi hành cải cách
chính trị ở VN (nhìn như vậy để biết là quyền lực họ cũng tuân thủ theo tập
quán chính trị ở VN là Sai-Gòn và Hà Nội mới là trung tâm quyền lực của VN). Thủ
Tướng Dũng trong diễn văn khai mạc hội nghị Shangri La tại Singapore hôm 30
tháng 5 lần đầu tiên nói rõ quan điểm của VN về các vấn đề trong vùng có liên
quan đến T/Q. Ông đã lấy vị thế nước nhỏ nói truyện đạo đức với nước lớn là TQ,
việc này cũng đủ đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với lịch sử VN cận đại.
Cuộc cải cách như vậy tại VN vào
lúc này liệu có sảy ra như tại LX hay Đông Âu trước đây hay không vẫn còn là thắc
mắc lớn, nếu một tình huống như vậy sảy ra thì vấn đề sửa đổi hiến pháp 1992 trở
nên vô nghĩa. Cho dù thế giới thỏa thuận gì đi nữa thì lúc này vẫn là cơ hội
cho VN sau biết bao hy sinh mất mát, chính yếu vẫn là trách nhiệm của người Việt
trong cuộc đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của dân tộc. Đảng cầm quyền vẫn
là đảng có quá trìnhđàn áp dân tộc từ lâu, họ học được từ LX cũng như Tầu Cộng
về phương cách đàn áp chuyên nghiệp, chuyên chính vô sản là chỗ dựa giải thích
cho hành vi cướp bóc công khai của họ đối với sinh lực của dân tộc, cái đảng ấy
còn đó thì tai họa chỉ gia tăng chứ không thể thuyên giảm. Con đường duy nhất đối
với người dân Việt là: “nhân dân cả nước cần sẵn lòng kết đoàn cùng đứng lên một
lòng đấu tranh giật sập cơ chế cầm quyền đó” Xin đừng bao giờ hy vọng hão huyền
là cái đảng ấy sẽ dễ dàng theo khuyến cáo của quốc tế, tự thực hiện các cải
cách chính trị và xã hôi. Vì thực ra rất hiếm xã hội có thể tự thực hiện các
cách tân tự bên trong, các chế độ độc tài chị chịu nhượng bộ khi nhân dân cùng
chung sức đứng lên đấu tranh đòi lại quyền được sống cho ra người của mình mà
thôi, cho nên các hình thức đấu tranh của toàn dân trong nước nhiều khả năng sẽ
mở rộng trong tương lai tới đây vì thời cơ đang đến.
5
– Giấc Mơ Trung Hoa
Báo chí quốc tế trong tháng qua
đã nói nhiều về Giấc Mơ Trung Hoa, chủ đề này đã được Đại Tá Liu, Giảng Viên tại
Viện Quốc Phòng Trung Hoa cách nay dăm năm đưa ra trong cuốn sách bán chạy nhất
của ông nhan đề China Dream: Great Power Thinking and Strategic Positioning of
China in the Post-America Age. Cuốn sách mang luận điệu hiếu chiến được nhiều
người Hoa đọc, được coi như tuyên cáo về một nước Trung Hoa mới nhưng không được
Hồ Cẩm Đào đề cao, phải chờ đến triều đại Tập Cẩm Bình thì giấc mơ Trung Hoa mới
trở thành khẩu hiệu chính trị chánh thức của nước Trung Hoa CS. Vấn đề được đặt
ra là: liệu Hoa Lục có thực hiện được giấc mơ vĩ đại đó đến đâu là câu hỏi được
nhiều người quan tâm.
Lấy lịch sử mà xét khi nói đến giấc
mơ Trung Hoa, về phương diện chính trị điều đó bao hàm mấy ý chính sau đây: “họ
đạt được vị thế hùng mạnh có khả năng chi phối toàn cầu trong lâu dài và họ có
khả năng áp đặt hướng đi cho thế giới”. Lấy lịch sử Phương Tây mà xét - vì việc
này chưa hề sảy ra đối với lịch sử Phương Đông vì Phương Đông chưa trải nghiệm
các hình thức xã hội từ thấp lên cao như Phương Tây đã trải qua - thì bài học
Anh và Mỹ đáng để ta xem xét nhất, vì lịch sử hai nước đó đã được chứng nghiệm
chứ không phải chỉ là ước mơ suông như với Hán Hoa hiện nay.
Với Anh thể chế Commonwealth được
Oliver Cromwell thành lập năm 1653 là đáng để thế giới bái phục, vì vào thời đó
các nơi tại Âu Châu vẫn chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng xã hội nhằm
tìm cách kết hợp các vùng có văn hóa khác nhau thành một nước thống nhất có chủ
quyền, đế chế Anh tồn tại lâu dài, nước Anh ngày nay vẫn là nước rất hiện đại
so với thế giới là vậy. Bài học tại Pháp với Hồng Y Richelieu năm 1626 cũng như
Cộng Hòa Pháp sau Cách Mạng 1789 cũng thất bại trong việc tìm một cấu trúc xã hội
phù hợp. VN thời Nguyễn Gia Long hoàn toàn thất bại khi ba Miền Bắc-Trung-Nam
trở nên quá khác biệt, nhưng vua Gia Long không biết tìm ra cách để cai trị cả
nước.
Với Mỹ khi lập quốc họ xây dựng
ngay nền tảng của xã hội công nghiệp trong khi cả thế giới vẫn chưa thoát khỏi
tình trạng xã hội nông nghiệp, Mỹ là nước duy nhất có thể tự hào là: tự mình có
thể thực hiện được cuộc cách mạng liên tục nhằm hoàn thiện xã hội Mỹ, Mỹ lãnh đạo
thế giới về lâu về dài quả rất đúng. Nước mỹ không già nua nên chả có vấn đề Mỹ
bị Hán đẩy lùi về phía sau, vấn đề là Mỹ đi vào không gian thế nào và chia xẻ
quyền lực toàn cầu cho các nước khác ra sao mà thôi.
Nước Hán nói về giấc mơ thì điều
đó cũng khá giống với thời vua Càn Long nhà Thanh năm 1793 đã trả lại chiếc đồng
hồ cho sứ giả Anh Quốc và nói: “quý quốc chả có gì để trao đổi với chúng tôi,
cái gì nước tôi cũng sản xuất được cả” Sứ giả Anh ra về nhưng 30 năm sau Anh Quốc
đem hạm đội đến áp sát cửa khẩu nhà Thanh đòi mở cửa nhập thuốc phiện sản xuất
từ Afghanistan.
Ngày nay Hán Hoa có gì, kinh tế
hoàn toàn lệ thuộc vào xuất khẩu vào Mỹ, Mỹ chỉ cảm cúm chút xíu là Tầu lo ăn
ngủ chẳng yên, EU lại đang hoạnh họe đòi mở chiến tranh thương mại với Hán, thực
hiện chủ trương bảo hộ mậu dịch hoặc ít nhất cũng trên căn bản một đổi một song
phẳng, EU đâu còn chọn lựa nào khác khi tỷ lệ thất nghiệp trong khối EU gia
tăng mạnh mẽ nhất là các nước Nam Âu. Mối lo lớn nhất đối với bất cứ ai cầm quyền
ở Bắc Kinh chính là về kinh tế, tự họ không thể giải quyết được bế tắc này, khi
đó mọi loại vũ khí sẽ trở nên vô dụng khi Tầu loạn từ bên trong loạn ra, lịch sử
Hán Hoa vĩnh viễn như vậy chừng nào cả lục địa đó chưa tìm được một cấu trúc xã
hội cho riêng họ. Hán Hoa tan rã là tất yếu không thể cưỡng lại được.
Tờ báo Les Echo của Pháp mới đây
cho ta vài chỉ dấu về vấn đề kinh tế Hoa Lục: “kinh tế Tầu đang co cụm trong
khi Bắc Kinh không thể tung tiền để khuyến khích tiêu thụ (cũng là đầu tư) như
họ đã làm hồi 2009 khi ngân hàng trung ương Tầu tung 630 tỷ dollar vào thị trường,
hàng tồn kho gia tăng phi mã, hàng loạt các nhà máy đóng cửa, ảnh hưởng đến thị
trường chứng khoán thế giới (Dow xuống dưới 14,000 đã lên lại hôm nay nhờ báo
cáo thị trường nhân dụng Mỹ có cải thiện, Nikkei mất 7.3% chỉ trong vài ngày) sản
xuất công nghiệp trong tháng 5 được coi là tệ nhất trong 7 tháng qua, kinh tế Tầu
đang đuối sức thật sự, Thủ Tướng Lý Khắc Cường đã khuên các công ty không nên rời
khỏi Tầu. Thăm dò của Liên Hiệp Âu Châu cho thấy, niềm tin của giới đầu tư vào
Trung Quốc đang giảm sút nghiêm trọng nhất kể từ khi Trung Quốc mở cửa thị trường,
64% người được hỏi cho hay lợi nhuận giảm 73% vào năm 2012 so với năm trước, tỷ
lệ lạc quan trong giới đầu tư giảm từ 34% xuống còn 29% so với năm trước, Hồ Cẩm
Đào đã để lại cho Tập Cẩm Bình một di sản thật tồi.
Đối ngoại thì các con cọp nhỏ
trong vùng đang ra sức trang bị nhằm đối đầu với Tầu, quân đội Tầu chưa hề trải
qua kinh nghiệm về đụng độ trên quy mô lớn phối hợp quân binh chủng. Cái đảng
CS Tầu ấy cũng chỉ quen với lề thói đi chiếm hữu nước khác băng di dân theo kiểu
chiến lược biển người, trong khi chính nội bộ nước Tầu thì nát bét, chả hiểu Bắc
Kinh lấy thế giá gì để thực hiện ước mơ thay thế Mỹ thống trị toàn cầu. Một Hoa
Lục mới hôm nào đây còn đói khát, nay đòi thống lĩnh thiên hạ thì kể cũng lạ, Tập
Cẩm Bình khi đề cao giấc mơ Trung Hoa, dĩ nhiên bao gồm luôn cả giấc mơ của người
Trung Hoa là được sống sung túc, mục tiêu này thực ra do Mỹ cùng các đồng minh
của Mỹ ban phát cho Trung Hoa trong tiến trình mở rộng thị trường toàn cầu.
Ngay cả như vậy thì giấc mơ của người Trung Hoa cũng chỉ đạt được một phần nào
đó mà thôi, nhưng chỉ dựa vào đó để thực hiện ước mơ Trung Hoa vĩ đại thay thế
Mỹ thống lĩnh thế giới thì quả thực viển vông, không tưởng.
Phương Tây cùng thế giới vẫn giữ
yên lặng khi Đại Tá Liu viết cuốn sách đầy trịch thượng đó, cho đến khi mục
tiêu đó trở thành chánh thức của Hoa Lục khi Tập Cẩm Bình lên thay thế Hồ Cẩm
Đào, khi đó các nhà phân tích thế giới mới nhập cuộc trùng với lúc Bắc Kinh
đang phải đối diện với hàng loạt khó khăn khó lòng giải quyết thỏa đáng. Hầu hết
các nhà phân tích Phương Tây đều đồng loạt chế diễu tham vọng được lãnh đạo đảng
CS Trung Quốc đề ra, như tờ Economist số May 4th-10th
2013. Như kinh nghiệm về Trung Quốc đã chỉ ra, khi Trung Quốc cổ vũ cho mục
tiêu lớn, xâm lăng lân bang, cũng chính là lúc Trung Quốc tan rã, cuộc cờ này
đã gài nhau từ quá lâu rồi, muốn gỡ cũng không được nữa, các khó khăn trầm kha
bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn báo hiệu buổi suy tàn của Hán Hoa.
Thay
lời kết
Trong tình thế bế tắc đang ngày
càng lộ ra rõ hơn (trong một ngày hai máy bay vận tải do Tầu sản xuất bị gãy
làm đôi tại Indonesia và Miến Điện, hình ảnh huy hoàng về kỹ thuật Trung Quốc
thực sự đã chết đối với thị trường thế giới, chắn chắn sẽ còn nhiều vụ nữa sắp
sảy ra ở đâu đó đối với nền công nghiệp còn non trẻ của Tầu. Bất ổn xã hội đang
gia tăng từng ngày khó lòng dập tắt được khi kinh tế Hoa Lục đang đi vào vòng
xoáy nguy hiểm, trong khi đối đầu với Nhật, Ấn gia tăng khiến không thể có bất
cứ giải pháp xuống thang nào giữa hai khối quyền lực tại Á Châu. Tập Cẩm Bình
tìm đến Mỹ để mong tìm một giải pháp dung hòa tạm thời theo kiểu nào đó, nhưng
thực tế của tình hình cho thấy, Mỹ ở trong vị thế không thể đại diện cho quyền
lợi của Nhật cùng Ấn khi trao đổi với Bắc Kinh về các vấn đề liên quan đến toàn
vùng.
Tập Cẩm Bình có thể cũng chỉ hy vọng
là qua cuộc họp thượng đỉnh này để củng cố quan hệ song phương Mỹ-Hoa để làm chỗ
dựa, để Bắc Kinh yên lòng với Mỹ để Tập thực hiện các đường lối nhằm theo đuổi
đường lối tại Á Châu trong đó liên quan trực tiếp đến liên minh Nhật-Ấn đang trên đường hình thành,
như vậy bất cứ thỏa thuận nào giữa đôi bên thì việc đó vẫn không giải quyết tận
gốc rễ cuộc đối đầu giữa các thế lực lớn tại Á Châu với nhau, đó là việc của Á
Châu, Á Châu tự giải quyết, như vậy cuộc chạy đua vũ trang cứ tiếp tục trên quy
mô ngày càng dữ dội hơn. Liệu ta có thể coi đó là cách chia quyền lực các khối
đối đầu để Bắc Kinh rảnh tay giải quyết vấn đề của chính họ cũng như đối với
các vấn đề quốc tế hay không, lui một bước để tiến vài bước có lẽ là chủ trương
mà T/Q đang thi hành, như vậy Bắc Kinh phải tìm cách vô hiệu hóa một số nước nhỏ
trong vùng, lời tuyên bố của VN qua Tướng Vịnh đáng để ta quan tâm.
Thôi cứ nói huỵch toẹt ra là như
thế này: Tầu muốn hòa với Nga, với Mỹ để rảnh tay giải quyết vấn đề đối nội
cũng như vấn đề đối đầu giữa Hán với Nhật và giữa Hán với Ấn, Tập Cẩm Bình ngay
sau khi nhân chức vội vã đi Nga, sau đó gấp rút sắp xếp thượng đỉnh với Mỹ là vậy.
Qua cuộc họp thượng đỉnh, Tầu với Mỹ cùng chấp nhận dung hòa đối với các bất đồng
giữa hai bên, nhưng các dung hòa đó chỉ tạm thời mang tính chiến thuật, hoàn
toàn không thể giải quyết được tranh chấp giữa các nước lớn tại Á Châu với
nhau, Á Châu loạn lớn là chẳng thể tránh được.
Tuy vậy đối với người Việt, lúc
nào cũng cần cảnh giác về Hán Hoa, xin đừng bao giờ để dân tộc rơi vào tình trạng
như đã sảy ra trong thế kỷ qua, nếu suy ngẫm kỹ lưỡng ta sẽ thấy, kẻ thù phương
bắc luôn rình mò lợi dụng mọi cơ hội thôn tính ta. Ta cần cảnh giác ngay cả khi
ra giao thương với họ, vì dù sao tiến triển của tình hình mà ta dự kiến cũng chỉ
mới là bước khởi đầu của tiến trình dài hơn mà thôi, các bước tiến kế tiếp cũng
phức tạp không kém. Cần lưu ý quý bạn là tình hình rồi ra ngày càng trở nên phức
tạp, xin hãy cẩn trọng theo sát tình hình thế giới để biết cụ thể những gì sẽ sảy
ra cho thế giới và đất nước.
Xin đa tạ quý bạn đọc
Lê Văn Xương
San Jose June, 6th, 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét